Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
cuiyang07  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
Hôm nay, nhiều người ở các nơi trong cả nước chắc chắn sẽ cùng nghe một câu: “Phút mặc niệm bắt đầu!”, để tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc nhân Ngày Thương binh liệt sĩ 27-7. Đó cũng là khẩu lệnh mà chúng ta cũng vẫn thường nghe trong nhiều dịp khác nữa. Vậy bạn thường nghĩ gì trong mỗi lần im lặng, cúi đầu 60 giây tưởng niệm ấy?

Tổ quốc mình vốn phải trải qua nhiều cuộc triền miền chinh chiến với bao loại kẻ thù để bảo vệ cho đất nước tồn tại, phát triển đến ngày nay. Trong suốt chiều dài lịch sử ấy của dân tộc, trải từ thuở "Các vua Hùng đã có công dựng nước", qua bao triều đại tiếp nối gầy dựng, hưng - vong, kể từ thời An Dương Vương xây thành Cổ Loa cho tới các cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc năm 1979, đến từng ngày từng giờ bảo vệ Tổ quốc hôm nay, có biết bao anh hùng, liệt sĩ, người có công đã ngã xuống, hy sinh vì Tổ quốc thân yêu của chúng ta.

Lịch sử nước nhà đã ghi lại rất nhiều trận đánh, những chiến thắng vang dội trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi của nhiều triều đại trước đây. Nhưng tôi không thấy sách sử nào có thể lưu lại được đầy đủ con số hy sinh cùng danh tính tất cả người lính, người có công đã ngã xuống trong các cuộc chiến giữ nước, mở mang bờ cõi ấy dưới các triều đại phong kiến trước đây, trừ những vị vua quan lãnh đạo, cầm quân, đứng đầu hay một số ít người có chiến công nổi bật trong các trận chiến...

Dù chính sử không thể nào thống kê cho hết, khắc ghi đầy đủ nhưng chắc chắn chúng ta đều hiểu được, trải từ buổi đầu dựng nước, qua bao cuộc nổi dậy, kháng chiến từ các thời Lý Bí, Phùng Hưng, Bà Trưng, Bà Triệu, dưới các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn... cùng các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc và bảo vệ biên giới Tây Nam, thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả giúp bạn giải phóng đất nước Campuchia... cho đến hôm nay, thì số anh hùng, liệt sĩ, những người đã ngã xuống cho non sông đất nước của dân tộc được vẹn toàn, rộng mở như ngày nay là trùng trùng, lớp lớp... Mỗi năm thì chỉ có 365 ngày, nên tôi nghĩ, ngoài một ngày tưởng niệm chung - Ngày Thương binh, liệt sĩ theo qui định của nhà nước, nếu như (hay ước gì...) thống kê được đầy đủ số lượng cùng ngày ngã xuống, hy sinh của tất cả người lính, anh hùng, liệt sĩ dưới từng triều đại, trong từng cuộc chiến... thì có lẽ mỗi ngày trong năm đối với Tổ quốc và dân tộc Việt Nam chúng ta cũng đều sẽ là ngày để tưởng niệm hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn, hàng trăm vạn... anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc.


Đoàn viên thanh niên thắp nến tưởng niệm các liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 dịp kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ vừa qua. Ảnh: TTXVN.
Chính vì vậy, kể từ khi hiểu về lịch sử của dân tộc mình, mỗi lần mặc niệm, trong tôi thường nghĩ, nhớ đến rất nhiều hình ảnh, con người chứ không còn chỉ biết im lặng, cúi đầu theo khẩu lệnh của người điều khiển, chỉ huy. Trong mỗi lần ấy, có khi tôi nghĩ về Ngô Quyền, Hai Bà Trưng, Bà Triệu; có khi tôi nhớ đến Lý Thường Kiệt cùng bao người lính đã ngã xuống dưới thời "phá Tống" để giữ cho "Nam quốc sơn hà Nam đế cư...". Hoặc tôi lại nghĩ đến vua tôi nhà Trần, đến Trần Hưng Đạo với Hịch tướng sĩ văn: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa được xẻ thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù..."; nhớ đến "Sát Thát", nhớ Trần Quốc Toản, nhớ Trần Bình Trọng nhất quyết không hàng giặc với câu nói lưu truyền:"Sống thì Ta làm dân nước Việt, chết Ta đành làm quỉ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc", nhớ đến biết bao quân dân ngã xuống trong các trận chiến Bạch Đằng và bao trận khác, để lịch sử khắc ghi những chiến công vang dội của vua quan nhà Trần.

Có những lần mặc niệm, tôi lại nhớ đến "mười năm nằm gai nếm mật" kháng chiến chống giặc Minh dưới thời Lê Lợi - Nguyễn Trãi, nghĩ đến "Lê Lai cứu chúa" cùng bao người lính đã hi sinh trong mỗi trận công phá, vây thành... cho tới ngày "Đại cáo bình Ngô" đuổi hết giặc Minh để "Lê Lợi vi vương, Nguyễn Trãi vi thần", lập nên một triều đại truyền ngôi cai trị đất nước, con dân đến mấy trăm năm. Có khi mặc niệm, tôi nhớ đến Quang Trung - "Mà nay áo vải cờ đào/Ra tay cứu nước, xiết bao công trình", nhớ gò Đống Đa vùi thây quân giặc và nhớ đến bao người lính ngã xuống trong các cuộc "hành quân thần tốc", "đại phá quân Thanh"... Nhưng tôi thường nhớ, nghĩ nhiều nhất là về những anh hùng, liệt sĩ đã được ghi danh và cả bao người chưa được ghi danh, chưa tìm được hài cốt, đã hi sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước để thống nhất giang sơn hoặc đã anh dũng hy sinh trong các cuộc chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa - Trường Sa, trong các cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc chống quân xâm lược vẫn còn chưa xa...

Dù chính sử không thể nào thống kê được hết, khắc ghi công, danh đầy đủ của tất cả anh hùng, liệt sĩ bao đời như vừa đã kể, song việc tưởng niệm vẫn luôn luôn hiện hữu trong lòng mẹ, cha, ông, bà thân bằng quyến thuộc, qua những dịp lễ hội, giỗ chạp, kỷ niệm với mỗi gia đình, dòng họ, làng quê... Đó chính là sự tưởng niệm lâu bền trong lòng dân đối với những người đã hy sinh vì Tổ quốc.

Còn bạn, bạn nghĩ gì trong mỗi phút mặc niệm hôm nay?
Theo :TRÚC NAM SƠN
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 1 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
Phuc An trên 26-07-2020(UTC) ngày
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.