Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ThanhHung  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
HIẾU CẢNH LẠC QUỐC




Vạn pháp duy tâm. Vạn vật duy thức!

Tất cả các pháp đều từ tâm của ta sinh ra, thánh phàm cũng từ tâm này mà thôi không ngoài cái tâm của ta, ngọc công đi tìm cầu ở đâu.

Vạn pháp, thánh phàm, trời phật ảnh hiện ra từng ngày, từng giờ, từng phút. Thế mà ta cứ chạy theo những cái hư dối, duyên hợp, chấp vào nó rồi nãy sinh ra ngã chấp. Chấp có ta, có người rồi thế giới hình thành bao điều vô lượng, vô biên làm cho ta càng đi, càng mờ mịt trong cõi nhân gian này.

Trong cái chạy theo đó, ta đã tự làm mất đi cái gốc nhân bản của lòng người. Có đôi khi quên mình hiện đang là một con người được cha mẹ sinh ra. Máu huyết cùng tinh thần người cha và người mẹ ấy đã hằng ngày, hàng đêm truyền trao cho ta. Người cha, người mẹ ấy đã ấy đã đắp bồi qua từng hơi thở, qua từng giọt nước, mớm cơm, đút cháo cho ta. Một quá trình uốn nắn, tạo tác trong tâm của người cha, người mẹ. Hình hài hôm nay của chúng ta được bù đắp bằng những cảm giác đau thương, mang nặng đẻ đau. Đau thương nó biến thành những mũi dao đâm vào tâm can của người cha, người mẹ khi thấy con mình đang đau vì bệnh tật. Những làn da của ta hôm nay được tưới mát cũng do những giọt nước mắt đã từng chảy lên, đã nuôi nấn nó trong suốt bao nhiêu năm. Mười sáu, mười tám năm được ôm ấp giữ gìn bên tình yêu thương của cha mẹ. Rồi đến chừng ấy, 18 năm, 18 tuổi, người con đã thành nhân. B8at1 đầu đem tâm huyết, tâm thần của cha mẹ hấp thu cộng với sự hấp thu trí thức của nhà trường, xã hội đã xây dựng cho con người đó “Thành nhân”, thành một con người biết yêu thương cha mẹ, yêu thương làng quê, yêu thương Dân tộc của mình. Và bay xa hơn nữa đã biết thương yêu Nhân loại.

Đó là một chuỗi hình thành một con người chính thống. Có đủ nhân nghĩa, lễ, trí, tín, đủ đạo đức. Có phải đây là một bức tranh trong những bức tranh mà trong cuộc đời ta đang đi và đang gặp. Bức tranh đẹp! Nhưng bên cạnh đó lại có nhan nhãn chuyện xung quanh ta những bức tranh đối lại. Cuộc đời này, nếu đã đẹp thì bên cạnh đó có những cái đang xấu. Hai cái này luôn đối nghịch với nhau.

Tôi là một lương y, hằng ngày tiếp xúc với rất nhiều người bệnh. Tiếp xúc với cái khổ trong tứ khổ Sanh – Lão – Bệnh – Tử. Có những người con họ rất tận tụy dìu dắt cha mẹ từng bước, từng động tác nhẹ nhàng. Miệng họ luôn buông ra những lời êm dịu, âm hưởng rất hòa nhã. Rồi có những người con dìu dắt cho qua loa để thể hiện cho mình là đang thực hiện chữa Hiếu. Từ cái giả danh đó nó làm cho tâm tư nguyện vọng người con đó xáo trộn, khí huyết, tâm thần bất ổn gây ra những hành động mạnh bạo. Từ chỗ khí huyết xáo trộn, tâm thần bất ổn mà ý niệm cứ ráng chịu đựng. Cuối cùng phải phát ra những lời nói khó nghe, cọc cằn, giận hờn. Đó là những hình ảnh trong phòng thuốc của tôi.

Còn nếu ở nhà thì có những người mẹ bị con bỏ đói. Một bà cụ lúc còn trẻ phải trồng lát rồi dệt chiếu đi bán. Suốt ngày, suốt năm, năm nọ qua năm kia đem tiền về cho con mua sắm đất đai, xây dựng nhà cửa cho con trồng trọt sinh sống. Đến bây giờ bà cụ 80 mấy tuổi, không còn làm được nữa thì con dối xử thật tàn tệ. Khi đói, khi no vì sáng con phải đi làm sớm. Vợ chồng con cái đều đi, không nấu cơm sáng cho bà già ăn. Bà cụ bệnh đau nhức, không đi được. Thuốc thì được mua bảo hiểm đến trạm y tế nhận lấy về uống. MỖi lần uống mười mấy hai mươi viên. Cơm thì ăn ngày có một bữa. Những bữa khác ăn bánh mì, cơm nếp, cháo bịch. Ăn như vậy mà uống thuốc thì lượng thuốc quá nhiều làm cho bao tử nóng đau, sót ruột. Tối không ngủ được bà ta kêu cháu nội bẻ cho vài trái dừa để uống nước cho mát nhưng cũng không được. Vì dừa quá mắc chỉ để bán dừa khô. Cứ như vậy bệnh tình càng ngày càng nặng. Rồi bà ta hết đi được. Sáu đứa con không ai chịu nuôi cả. Thật là buồn! Cuối cùng, số phận bà cụ phải chịu đau đớn và nằm một chỗ, cộng với sự đói khát. Gia đình đâu phải là nghèo đâu các bạn! Họ có vườn, có đất, nhà cửa đủ cả.

Tất cả các hạh, hiếu hạnh là đứng đầu cả. Cuộc sống thực hiện chữ hiếu và không thực hiện chữ hiếu thấy rất đơn giản. Nhưng chúng ta hãy đi sâu vào nội thức của hai vấn đề trên xem sao.

Cũng như mình trích hai hình ảnh vừa qua. Trong việc đưa cha mẹ đến điều trị bệnh tại phòng thuốc của tôi thì các bạn thấy rất rõ cái đạo lý nó nằm ở bên trong những chi tiết hành động, thực hiện chữ hiếu và bất hiều trên.

Hình ảnh thứ nhất người con dẫn người cha, mẹ đến điều trị được thể hiện qua Giới – Định – Huệ của Nhà Phật thật rõ ràng. Người con đó đã thấm nhuần Đạo lý làm người Hiếu tử, hết lòng chăm sóc cha mẹ. Vì người con đó đã thấu hiểu con người được hình thành nên tâm thức có đạo đức phải có Nhân – Nghĩa – Lễ - Trí – Tín. Cha mẹ mình đã bỏ đi biết bao nhiêu công sức khó nhọc, hy sinh hết mình, luôn cả bỏ quên cả sự sống, tính mệnh của mình để lo cho ta khôn lớn như ngày nay. Nếu không có lòng nhân đó thì sao làm được như thế. Rồi nuôi con lớn phải tạo mọi điều kiện giúp đỡ con ăn học, dạy những điều hay lẻ tốt, cũng như cha mẹ trước đã dạy cho mình, uốn nắn xây dựng thành một con người tốt. Cái chữ nhân, chữ nghĩa nó được tiếp nối từng thế hệ từ ông cha đến ta. Từ những suy tư, thấu hiểu đạo lý đó người con luôn đặt trọn niềm tín tâm, tin tưởng vào sự uốn nắn, nuôi dạy của cha mẹ để làm nền tản xây dựng cuộc sống sau này. Tứ đó, người con hiếu đạo luôn luôn xem cha mẹ mình là cao quý, hết lòng thủ lễ. Từ những cái hấp thụ từ nhỏ đến lớn, người con hiếu đạo đó đã có sẵn trong lòng mình một cái căn bản trí huệ vô giá. Nó hình thành bằng giới.

Từ sự hiểu biết, trì giữ những đạo lý trên tức là giới. Người con hiếu tự nhiên khi tạo tác mọi chi tiết quan hệ đến cha mẹ khẩu nghiệp luôn luôn từ hòa, nhã nhặn. Tay chân, thân nghiệp tự nhiên nhẹ nhàng, êm dịu. Những động tác xoa bóp êm dịu cho cha mẹ mình. Và từ những đạo lý đó, người con hiếu luôn luôn có những ý nghiệp thanh tịnh từ, hòa hỉ xã.

Giữa dòng đời này, người mà đạt được hiếu đạo thì xã hội sẽ thật tốt. Vì ta biết thương yêu cha mẹ ta. Tức là ta biết thương yên những công sức của cha mẹ ta để lại, những thành tựu vật chất, những thành tựu tinh thần, trí huệ. Thấy những tấm gương sáng như vậy thì ta sẽ yêu thương được đất đai, xóm ấp của ta, cây đa, đình làng, giếng nước. Nếu có một thế lực nào xâm hại đến những hình ảnh đó liệu những người con hiếu đạo đó họ có ngồi yên để cho người khác xâm lăng không? Không bao giờ! Họ phải đứng dậy để bảo vệ thành quả, tư tưởng của ông cha họ. Bảo vệ cây đa, đình làng chứ. Tinh thần bất khuất cũng nằm ở sự hiếu tử đó.

Còn nói về tâm linh, người con hiếu đạo đó họ đã đạt được xóa dần tam độc tham, sân, si để bước vào con đường Giới – Định – Huệ.

Qua bài viết này, tôi xin kể lại một cảnh giới đã qua tâm thức tôi.

Một hôm, vào buổi tối, trong hành trì quán chữ lam tự. Dần dần tâm đi vào chỗ không gian sáng diệu, êm ả, mát khỏe. Tâm thức tôi đi đến một cảnh mờ sáng như sương. Những bức sáng như sương đỏ sáng tỏa, bao một vùng của một ngọn núi. Lúc đó, từ nội thức tôi nghe biết là cảnh giới này nằm trên cạnh của một ngọn núi gọi là Thiết Vi. Tất cả những cung cõi luôn cả cõi Trời đa số nằm trên ngọn Thiết vi sơn này.

Khi đến cảnh giới này, những bức sáng như sương tuyết đó nó là đất, là chất cứng để nâng đỡ những lâu đài, thành quách, cảnh trí nơi đâu. Thật là ngộ! Ở những cảnh giới này mà tâm tôi đi qua. Khi đến một cung cõi nào đó đều có những cổng để đi vào cung cõi đó (ở những mộng tưởng thấy của nhiều hành giả cũng đều thấy có những cảnh mà đình làng, xóm ấp, đất nước của chúng ta cũng đều có những cổng làng, tỉnh thành khác nhau).

Khi đi vào cổng này, tôi thấy những người đến đón tôi sao lại mặc những trang phục rách. Mỗi miếng vá may lại của những chiếc áo kia đều đủ màu. Khi nhìn lên trang phục ta thấy như những tấm vải bông. Nhưng thực tế đó là những miếng vải khác được chấp vá lại. Sắc thái của họ thật trang nhã. Họ trao cho tôi cũng một bộ trang phục trên. Tôi nhìn thấy sao lại đưa mình bộ áo rách kia vậy. Vừa nghĩ như thế một vị cấm áo ấy dũ văng ra chiếc áo được bung ra mùi hương thơm thật vi diệu. Những đường chỉ chấp vá, những miếng vải trên bắt đấu thắp sáng. Những sợi chỉ chuyển động làm chiếc áo căng ra như cánh diều. Chư vị mời tôi lên chiếc áo đó thì khi tôi lên, chiếc áo ấy lại bay lên. Những ngọn gió hương ngan ngát bay đập vào chiếc áo ấy thành những bản nhạc thật nhẹ nhàng, thoải mái đưa tôi qua nhiều dòng suối, ánh sáng đủ màu. Những người đang ngâm mình tắm ở phía dưới suối đó cũng đều mặc áo rách. Thấy tôi, họ nhìn chăm chăm.

Vào những cảnh trên một vị cùng đi với tôi, ông nói: “Đây là những con người ở trần gian họ đã thực hành được sự hiếu hạnh. Sau khi chết họ được thoát sanh về đây. Đây là cõi nước gọi là Hiếu Cảnh Lạc Quốc dành cho những con người con hiếu đạo ở Trần gian về đây tu học sinh sống. Ở Trần gian, họ chịu cực khổ áo rách, cây lá che thân.. Mặc dù, đói rét đó mà họ hết lòng phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi già đau yếu. Thực hành đạo hiếu bằng tâm từ hòa nhã không còn lửa sân hận. Không có lửa sân hận không còn si mê vào tấm thân của mình. Xem cái thân mình nhẹ nhàng , quên ăn, quên trang điểm xác thân. Bỏ những giờ, thời gian lo cho cha, cho mẹ miếng ăn, miếng mặc. Thì khi họ chết được thoát sanh về đây. Những chiếc áo rách kia thành những chiếc áo bào. Họ dung những chiếc áo rách đó để làm nhiều chuyện ở đây như đi tới, đi lui. Di chuyển những mảnh vải kia nó sẽ thành những cái nhà, những thưở ruộng vườn, đất báu. Những mảnh vải vá đủ màu kia nó phát lên những ánh sáng đủ màu, cùng những đường chỉ kia phát sang lên hư không tạo thành những ngôi bảo đài tốt đẹp, đủ màu. Chiếc áo ấy nó sẽ có đủ tất cả đất đai, nhà cửa, cung điện. Những con người đến đây thân được tạo bởi ánh sang. Những ánh sáng ở đây năng lực trược hơn ở cảnh giới A Di Đà Phật. Những người dân trên Quốc độ này sự sinh hoạt theo ý niệm của họ. Cũng ăn, cũng mặc nhưng không có làm lụng cực khổ và những món ăn chỉ do sự tưởng tượng của mình. Nghĩa là ăn bằng tưởng thức. Họ tưởng tượng thức ăn trái cây hay bất cứ những cái gì đều được hiện ra. Ở cõi này nó cũng nằm trong phân nữa của cõi dục và một phần của Sắc giới.

Phía trước kia đang là những hình ảnh của những người con đang thực hiện hạnh hiếu đạo. Những bước chân của người con hiếu đạo đang dìu dắt cha mẹ ở đây được thể hiện qua những điệu múa, vũ, những lời yêu thương, trìu mến của con cùng cha mẹ hợp lại tạo thành những điệu hát vi vu lan tỏa khắp nơi. Thật là tuyệt đẹp. Có hang ngàn bức tranh, điệu múa cùng vô số âm hưởng tạo nên những bài hát, điệu múa, những tiếng gậy chống của người cha mẹ già kia thành những nốt nhịp rất hay.

Tôi mãi đi cùng chư vị đó có rất nhiều cảnh rất hay. Ở đây, cũng có những ngôi tháp chùa. Những người con hiếu đạo đó dung tâm tưởng của mình tưởng tượng lên những món ăn, vật thực cúng dường chư phật. Những món ăn trái cây có những mùi thơm khác nhau, quyện cùng những tâm thức ở trong tâm miệng những người hiếu từ kia bay khắp nơi thành một mùi thơm vi diệu khó tả. Những ánh sáng, hương thơm hòa quyện vào nhau tạo thành những đáo hoa ánh sáng đủ màu, đủ hương thơm. Liền đó có những hóa phật, bồ tát, chư thiên ảnh hiện lên. Một cảnh giới thật đẹp. Khi đến nơi đây, những dòng niệm tưởng Thần chú Chuẩn đề lại vang lên từ từ càng lớn lên làm cho tôi tỉnh lại. Một buổi hành trì thật hay!

Đây là những cảnh mà trong quá trình tu học của tôi nó có hiện thực đối với những người thích dòng tư tưởng trên. Và nó không phù hợp với những người không thích hợp với tư tưởng trên “Linh tại ngã, bất linh tại ngã”.

Và hôm nay, viết bài này tôi cũng nói rằng vạn pháp đều hư dối. Do sự tạo tác, vọng tưởng, bát giác, vô minh mà ảnh hiện. Nên những cảnh giới cõi nước mặc dù là huyễn, mặc dù không thật, không tướng nhưng bên trong có cái gọi là “Diệu Hữu”. Hôm nay, nhân dịp mùa vu lan, tạm mượn cảnh huyễn để độ huyễn. Cuối cùng, chỉ để cho vui.

Mùa vu lan đến! Thành tâm hồi hướng những công đức tu hành của mình về cho tất cả pháp giới chúng sanh đồng sanh tịnh độ.

Thành tâm hồi hướng công đức nầy đến tất cả vong linh, chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, những cô hồn các đảng được siêu thăng Tịnh độ.

Thành tâm hồi hướng công đức tu hành này về với cửu huyền thất tổ, gia tiên của từng thành viên Tâm Mật được đồng sanh Tịnh độ.

Cũng trong bài này, mong kêu gọi từng thành viên của Diễn đàn Tâm Mật vào ngày rằm 15 – 7 – 2011, lúc 11h am, mỗi thành viên chúng ta nên tụng chú hồi hướng về cho những vong linh, anh linh, chiến sẽ trận vong, đồng bào tử nạn, cùng cô hồn chết đầu ngành, cuối bể, không nơi nương tựa được siêu thăng Tịnh độ.

Đây cũng là một việc làm thật thiết thực. Trước nhất là mình làm cho tự tâm mình an lạc, tự tin. Thứ hai mình sẽ tạo nên niềm vui nho nhỏ trong tâm ta là ta đang làm được một điều nhỏ để bù đắp lại ơn sanh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, cửu huyền thất tổ.

Rất mong từng thành viên chúng ta ủng hộ.

Nam mô Thất câu chi Phật Mẫu Chuẩn Đề.

Nam mô A Di Đà Phật.

Nam mô Đại hiếu mục kiền liên Bồ tát.


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 24/06/2014 lúc 09:36:44(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 5 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 14-07-2014(UTC) ngày, Huyentrang89 trên 04-06-2017(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Tịnh trên 26-06-2020(UTC) ngày, lientrung trên 17-02-2021(UTC) ngày, HueVong trên 26-01-2023(UTC) ngày
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.