Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
THIỀN QUÁN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ QUA BÁT NHÃ TÂM KINH - PHẦN 3
Kinh Bát Nhã Tâm Kinh là một bộ kinh gút gọn lại những tư tưởng, những giáo pháp Đại Thừa, tối thượng thừa của Phật. Bộ kinh này nói lên tánh chơn thật của vạn vật, vạn pháp, nói lên chân pháp tánh không. Mà đã nói Chân pháp tánh không thì hoàn toàn không có một vật, không có một pháp nào cả. Tâm kinh này, nó dẫn chúng ta vào sự liễu ngộ, chiếu kiến ngũ uẩn, thấy các tướng đều duyên hợp, giả có, không có thực tướng của nó. Đó là Tánh không của Bát Nhã.
Để quán soi, chiếu kiến liễu ngộ Tánh không kia, kinh văn nói: “ Xá lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Vô sắc, thanh, hương, vi, xúc, pháp. Vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc, vô vô minh tận. Nãi chí vô lão tử diệt”.
Nghĩa: “ Xá lợi Tử! Tướng không của các pháp không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt. Cho nên trong tướng không không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức. Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới, không có vô minh cũng không có hết vô minh. Cho đến không có già chết, không có khổ, tập, diệt đạo, không có trí huệ cũng không có chứng đắc”.
Như vậy, quán soi các pháp tướng chỉ do sự giả hợp mà thành. Cho nên, gọi là không tướng. Cái tướng không ở đây nó không có một pháp, một tướng nào trong đó cả. Nếu có pháp, có tướng thì nó sẽ bị sanh diệt, gải hợp. Khi duyên đủ nó liền có, hết duyên thì nó hết. Như vậy, chúng ta thấy trong cái không đó tức là “Hư Không”. Mà “Hư không” thì thuộc sắc tướng sanh diệt. Thí như, chúng ta dùng con mắt để nhìn vào cái bàn, cái bình bông thì ta sẽ thấy nó sanh diệt, tăng giảm khi duyên đến như đất, nước, gió, lửa, trí thức của con người rồi do người thợ làm đến ngày công thời, thời gian và nó hình thành nên Cái bình hoa. Khi Cái bình hoa đó nó hết duyên thì nó sẽ bị bể. Sự bể ra đó, do người, thời gian, trí thức, thương ghét, ham muốn hoặc không tham, không muốn tự nó rơi bể đi. Thì cái “Tướng Bình Bông “ đó, lúc còn đủ duyên hình thành bình bông thì nó được chứa đựng trong hư không, không gian. Ta nói nó “Có trong hư không”. Đến khi hết duyên thì trong hư không không có bình bông nữa. Hay chúng ta đi ngang qua một xí nghiệp sản xuất nước mắm thì ta nghe ngửi thấy mùi hôi. Còn khi đi ngang qua một xí nghiệp sản xuất nước hoa thì chúng ta nghe ngửi thấy mùi thơm của hương hoa. Như vậy, hư không nó có mất, tăng, giảm đều cũng nằm trên luật duyên hợp hư giả cả.
Như vậy, Khi quán xét chư duyên, các pháp, vạn vật, vạn pháp thì “Các Pháp” đều “Không tướng” như trên. Không tướng ở đây là sự vật do duyên hợp mà không. Khi nhìn thấy như vậy thì ta sẽ nhận ra, chiếu kiến ra cái Tánh không của các pháp, vạn pháp, vạn vật bất tăng, bất giảm.
Ở ngay đây, ta thấy cái bình bông được hình thành, “Sinh” và khi nó bể, “Diệt”. Và cũng thấy ở hư không ấy, lúc thì “Thơm”, lúc thì “Hôi”, có nhơ, có sạch. Hư không thấy nó trống không nhưng nó có nhơ, có sạch, có tăng, có giảm. Vì hư không kia nó cũng là “Sắc”. Còn hư không không sinh, không diệt, không sạch, không nhơ là nó đến “Chân Không” của vạn vật, vạn pháp. Nó không có mất đi. Nó cũng không có sự có. Nó không có mất đi và có thì nó không có một pháp gì cả, văn tự cũng không. Ngay đây, ta thấy Tánh của các pháp không sanh, không diệt, không tăng, không giảm, không nhơ, không sạch. Chủng tử nhơ sạch, tăng giảm, sanh diệt đều do duyên hợp cả.
Và để tiếp quán soi sự vật, vạn pháp: “Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức. Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc, vô vô minh tận. Nãi chí vô lão tử diệt”.
Ở đây, tại sao nói về tánh không? Vì đối với Ngã chấp mà mượn danh tự gọi là Tánh không chứ thật tế không có tánh không, cũng không có ngã chấp gì cả thì nó mới hiện thực, hiện hữu thành “Chân không”. Ta sẽ quán soi từng cái một!
“Tánh chân không” không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Những chi tiết trên ở Xã hội con người đều có đủ tại sao nói là không? Có những người họ đặt câu hỏi như vậy. Do họ đặt câu hỏi trên quan niệm ý thức hệ hiện hữu và một phần họ chưa hiểu về tánh không của Phật giáo. Ở tâm kinh này, Đức Phật nói “Tánh không” của sự vật là do sự vật duyên hợp giả có. Ý niệm này nói qua rất nhiều lần nên không nói thêm ở đây. Mắt, tai, mũi, lưỡi….. Nó đều có nhưng nó giả có, do sự duyên hợp đất, nước, gió, lửa, các pháp mà thành, không có thật thể của nó. Nếu có thật thể của nó thì tự nó có chứ không nhờ các duyên khác hợp lại mà có. Nếu nhờ các duyên khác hợp lại mà có thì chỉ là giả có thôi, vài ba chục năm rồi cũng mất, cao lắm là một trăm năm hay một trăm mấy mươi năm thôi cũng hư hoại. Nhưng trong quá trình dẫn đến hư hoại đó, hằng ngày, hằng giờ, nó đều chuyển biến sanh diệt của những tế bào, nguyên tử, nguyên tố hình thành nên sanh, lão, bệnh, tử. Bệnh cũng do duyên hợp, tăng giảm. Duyên lạnh nhiều thì lạnh tăng, nóng ít hay ngược lại gọi là “bệnh”. Trong cái duyên lạnh, nóng đó có vô số quá trình chuyển biến các chất, nguyên tố, nguyên tử, tế bào. Nó trùng trùng duyên khởi lên chúng, thấy nó tăng giảm rõ ràng. Nhưng nó chỉ là những sự duyên hợp cả. Nên từ đó, Đức Phật đã nhìn thấy nó bảo rằng trong cái “tánh chân không” của vạn pháp không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch. Sự bệnh hoạn, nhơ sạch trong bệnh cũng do duyên hợp mà có. Cho nên, chân không không có nhơ, có sạch. Và trong cuộc sống, trong sanh, lão, bệnh, tử luôn xảy ra những cảm thọ nóng, lạnh, ái, luyến, thương, ghét, vui, buồn. Những cái đó cũng do sự duyên hợp mà có thôi chứ thật tế “tánh chân không” không có sắc, thọ. Như vậy, sự tưởng tượng quay về quá khứ, hiện tại, vị lai tạo dựng thành nhà cửa, thành quách, đồ vật. Tưởng tượng đến cảnh vui, buồn, thương, hận, ghét, bỏ cũng là một sự duyên hợp nhiều yếu tố hình thành. Và do tưởng đó những ý niệm sinh diệt liên tục, những sự phân biệt vô bờ bến. Mỗi yếu tố, sự kiện tâm thức hiện tại, quá khứ, vị lai đều do duyên hợp cả. Mà chúng sanh chấp vào đó cho là thật nên phải trầm luân trong khổ não luân hồi, sanh tử.
Những căn chứa nhóm, nhãn căn chứa nhóm vô lượng, vô biên hình sắc, hư không, vạn sự, vạn vật. Khi khởi lên “Thấy” sắc, thấy vạn sự, vạn vật, ngay đó nhãn thức, sự huân tập có sẵn trong nhãn thức bắt đầu phân biệt. Nó chuyển biến theo Nhãn căn, sắc trần, nhãn thức – nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Cũng vậy, lục căn tiếp lục trần hình thành lục thức thành mười tám giới. Mười tám cái ngăn che, giới hạn lại làm cho chúng ta không phát khởi được, không thoát ly được, không giải thoát được. Chúng ta thấy một chuỗi sinh diệt rất ghê sợ nhưng chìa khóa của nó nằm ngay trong “Tâm Kinh Bát Nhã” là “Tánh Không Trí Huệ”. Đức Phật đã quán soi, nhìn thấy mười tám giới kia là tánh không chân thật.
Bây giờ,chúng ta hãy đem mười hai nhân duyên ra để quán soi: “Vô Minh” duyên “Hành”, “Hành” duyên “Thức”, “Thức” duyên “Danh sắc”, “Danh sắc” duyên “Lục nhập”, “Lục nhập” duyên “Xúc”, “Xúc” duyên “Thọ”, “Thọ” duyên “Ái”, “Ái” duyên “Thủ”, “Thủ” duyên “Hữu”, “Hữu” duyên “Sanh”, “Sanh” duyên “Lão tử”.
Từ sự “vô minh”, u tối đó, Tâm ta luôn loạn tưởng ý niệm sanh diệt luôn. Và từ những sự suy nghĩ cộng với những chủng tử trong tàng thức – thức thứ tám cùng ngã chấp – thức thứ 7 mà tạo ra vô số hiểu biết, phân biệt. Đem những hiểu biết, phân biệt để phân tích, phân biệt danh sắc, vạn vật, vạn pháp. Lục trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà tạo ra xúc cảm, thọ ái luyến. Những cảnh yêu ghét, sự kiện thương yêu, chấp có, không “Hữu” sanh diệt liên tục. Từ chấp có hữu nên chấp có sanh già bệnh chết.
Như vậy, mười hai nhân duyên theo chiều lưu chuyển. Còn theo chiều hoàn diệt thì không có vô minh. Vô minh diệt thì hành diệt, thức diệt đến sanh, lão, bệnh, tử đều diệt. Vòng lưu chuyển, hoàn diệt cũng do sự duyên hợp giả có mà thôi.
Tánh không không có vô minh nên cũng không hết vô minh. Trong mười hai nhân duyên là một chuỗi trầm luân. Hết mười hai nhân duyên (Nhìn thấy duyên hợp) thì hết trầm luân.
Mười hai nhân duyên là một chuỗi trầm luân cũng không phải là trầm luân. Vì trong Tánh không không có tướng, không pháp, không phải sự vật thì làm gì có sanh diệt và hết sanh diệt. Không già chết không phải hết già chết (Không sanh tử cũng không phải sanh tử). Vì tánh không không có tướng người, vật. Không phải mười hai nhân duyên trầm luân, cũng không phải mười hai nhân duyên giải thoát. Vì tánh không không có vô minh cùng giải thoát. Không khổ, tập, diệt, đạo là không có tứ đế: khổ, tập, diệt, đạo. Vì sao? Vì khổ cũng do sự duyên hợp. Các cảnh thọ, cảm, ái luyến, được, thành, bại, thiện ác. Nó do một chuỗi duyên hợp không thật tánh. Cho nên, khổ chỉ là sự duyên hợp giả có mà thôi.
Còn xét về nguyên nhân gây ra khổ đau cũng vậy. Do ta chấp ngả thật có, ta không biết ta là do duyên hợp giả có, chấp pháp thật, có sanh ra tham, sân, si mà hình thành. Nên tập khí nó cũng do duyên hợp, giả có.
Đến sự diệt! Ngày xưa, khi Đức Phật thành đạo rồi, Ngài quán soi căn duyên của chúng sanh quá mong manh, sâu dầy, giáo pháp giải thoát thì mầu nhiệm. Ngài định nhập vào niết bàn. Nhưng lúc đó, chư thiên cung thỉnh, thỉnh cầu ngài mở lòng từ bi ban giáo pháp rải khắp, cứu độ chúng sanh. Vì lòng từ bi vô hạn, ngài chấp nhận lời thỉnh cầu ấy, tùy thuận theo căn cơ của chúng sinh mà lập thành Pháp “Tứ diệu đế” – khổ, tập, diệt, đạo, tạm phân ra tiểu thừa và đại thừa nhằm mục đích đưa dẫn chúng sanh thể nhập vào Phật Thừa, trao giáo pháp “Tứ Diệu Đế” nầy lại cho anh em “Kiều Trần Như”.
Cho nên, “Diệt” cũng chỉ là tạm mượn cũng là duyên hợp thôi. Cho đến Đạo đế, Đức Phật hành đạo hoằng hóa bốn mươi chín năm. Cuối cùng ngài nói: “Trong 49 năm qua, ta không nói một lời nào”. Nói như vậy để đưa chúng sanh vào con đường Phật đạo. Nói như vậy, cũng nhằm nói cũng không có “Tứ Diệu Đế” – “Không khổ, tập, diệt, đạo”.
Để thể hiện qua Bát nhã Tâm kinh, người hành giả Mật chú chuẩn đề họ luôn huân tập tu niệm theo từng giác niệm, niệm tưởng, cảm xúc, thọ cảm. Trong mọi hành trạng tâm thức họ đều là: “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Làm sao tu trì, làm sao như hư không trong tâm thức. Có nghĩa là hư không ta thấy mênh mông kia không hình sắc, không mùi nhưng nó chuyên chở, chứa nhóm vạn sự, vạn vật, vạn pháp. Hư không đó, nó có sự tăng giảm, nhơ sạch là do con người vô minh không nhìn thấy được tướng duyên hợp của nó. Người hành giả Mật tông chuẩn đề thấy tướng duyên hợp đó họ bình thản với những sự việc, vạn sự, những ý niệm trong tâm họ. Họ chỉ nghe trong những sự vật cũng ý niệm đó nổi lên trong sự không đó. Mỗi mỗi cái, mỗi mỗi ý niệm đều mang “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Nghe thấy biết được như vậy là lúc đó người hành giả hoàn toàn không chấp chặc vào một hiện vật, một ý niệm nào cả. Cho nên, mới được nghe thấy vậy. Họ cứ nghe, nghe như vậy mãi. Trong lúc nghe đó, có những cảm xúc nóng lạnh của cơ thể (Xúc cảm) “Thọ” họ cũng nghe Thần chú. Rồi trong sự sống khi họ tưởng cũng nghe Thần chú. Cho đến hành, những niệm đến sinh diệt, phân biệt cũng nghe “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Nghe nói như vậy thấy thật khó và có người bảo “Như vậy rồi làm sao làm ăn, giao thiệp sống trong cộng đồng?”.Nhưng khi nói chuyện, giao thiệp với mọi người mà “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” trong tâm ta tự nó vang lên đó là do sự huân tập lâu ngày thể nhập vào tâm. Đức Lục tổ Huệ năng có định nghĩa Tâm: “Có cả thảy các sự vật là Tâm”, “Ly cả thảy sự vật là Tánh”. Tâm là như thế thì có cả thảy sự vật đều niệm chú Chuẩn đề thì ta sẽ làm chủ được vạn vật, vạn niệm. Khi giao thiệp, làm ăn, làm việc vẫn tu, thần chú thể hiện lên giúp cho ta tĩnh tâm, an tịnh, bình tĩnh nhìn thấy sự kiện rõ ràng. Nếu chúng ta không huân tập Thần chú chuyên sâu hay không huân tập thì khi nói chuyện, giao tiếp làm việc thì tâm thức ta luôn luôn trong tình trạng phân biệt, động liên tục, làm cho tinh thần không định, tâm không sáng suốt thì công việc làm bất ổn.
Ngay chỗ đó, thay gì niệm tưởng loạn động lên trong đầu ta nhưng nay ta tu, ta huân tập thì Thần chú “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” thể hiện lên. Tức là vạn niệm đều có thấy Thần chú Chuẩn đề. Thì ta nói trong hư không có tăng, có giảm trên kia những sự tăng giảm đều là Thần chú Chuẩn đề cả, với Sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng là Thần chú Chuẩn đề. Lục căn tiếp với lục trần tiếp với Lục thức đều như “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Vậy Thần chú Chuẩn đề cũng do ở tất cả vạn niệm, vạn duyên, vạn pháp thì là chân ngôn – chân không. Vì tất cả Thánh vạn pháp đều là không. Cho nên, chỉ có một không. Một không ở đây sẽ bằng chân ngôn Thần chú Chuẩn đề, vì thần chú Chuẩn đề trong vạn niệm, vạn vật, vạn pháp đều thần chú.
Người hành giả tu niệm ở đây cũng không có sự chấp là ta đang tu, hoàn toàn vô ngã. Vì nếu chấp vào một sự việc nào thì trong vạn niệm, vạn pháp không thể hiện được Thần chú ở đó. Đã là vô ngã thì đâu có Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, không có nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, không có mười hai duyên trầm luân trên kia, cho đến không có sanh lão, bệnh, tử.
Cư Sĩ Thanh Hùng Pháp Hiệu Chánh TríSửa bởi quản trị viên 26/06/2014 lúc 10:27:56(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |