Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
Tieuhoathuong  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
UserPostedImage HỎI: Công đức là gì? Tại sao chỉ ngồi tụng niệm hay nghe kinh Phật không thôi mà có công đức để hồi hướng cho tất cả chúng sanh? Tôi chưa hiểu điều này, rất mong quý Báo giải đáp để mỗi khi phát nguyện hồi hướng công đức thấy tự tin hơn.

ĐÁP:

Theo Từ điển Phật học Huệ Quang (tập I, tr.752), công đức nghĩa là công năng phước đức có được do làm các hạnh lành. Công là công năng làm tăng trưởng phước lợi, đức là đức độ của người tu các hạnh lành, nên gọi là công đức. Mặt khác, dứt sạch mọi điều ác gọi là công, điều thiện tràn đầy gọi là đức. Ngoài ra, đức còn có nghĩa là được, do công tu mà được nên gọi là công đức.

Như vậy, khi chúng ta làm những điều tốt lành phát xuất từ thiện tâm, sẽ phát sinh công đức. Công đức, gượng nói một cách dễ hiểu như là một dạng năng lượng phát sinh trong khi thực hành những điều thiện, tu tập, tạo phước. Năng lượng này nếu đủ mạnh sẽ chuyển hóa những hoàn cảnh bất an, khổ đau để hình thành nên một thực tại tốt đẹp hơn. Đồng thời, người tu tạo công đức có thể gữi năng lượng bình an và phước đức đó đến với những người khác. Hồi hướng công đức chính là gữi hay hướng những công đức mình tạo ra đến người khác, mong cho người nhận được tốt lành.

Những thiện pháp như tụng kinh, niệm Phật hay nghe pháp v.v… đều có công đức và có thể hồi hướng công đức ấy đến mọi người. Đạo Phật khuyến hóa con người làm điều phước thiện, một mặt để vun bồi công đức, phước báo cho chính mình trong hiện tại và tương lai, mặt khác có thể đem công đức hồi hướng cho thân nhân và hết thảy chúng sanh. Đối tượng được hồi hướng càng vô biên thì công đức ấy càng vô lượng. Cho nên, hồi hướng công đức là một thiện tâm, thiện nguyện rất quan trọng mà một Phật tử cần thực hiện liên tục cho đến ngày công viên quả mãn.

Tuy nhiên, về một phương diện khác, công đức có nghĩa là trí huệ thanh tịnh. Sách Cảnh đức truyền đăng lục ghi: “Lương Vũ Đế hỏi Tổ Bồ-đề-đạt-ma: Từ trước đến nay trẫm đã cất chùa, chép kinh, độ Tăng không kể xiết, có công đức gì chăng? Tổ đáp: Chẳng có công đức gì cả”. Công đức được Tổ sư nói đến ở đây không phải là phước đức hữu lậu thuộc về nhân quả thế gian mà chính là trí huệ, chân tâm, thể tánh thanh tịnh nhiệm mầu vốn siêu xuất thế gian. Công đức hiểu theo nghĩa này không phải là công đức mà hàng ngày chúng ta thường làm các điều lành để hồi hướng cho thân nhân và chúng sanh.

Theo: GNO
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.