Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
thichdao  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Chào các anh chị đồng tu
Tôi rất hoan hỉ và cảm kích trước tấm lòng nhiệt huyết hoằng dương Phật Pháp của các anh chị. Bản thân tôi đang cố gắng tu học theo các pháp môn nhà Phật và cũng mong mình tu hành chính đạo.
Từ khi sinh hoạt trên diễn đàn, đây là lần đầu tiên tôi viết bài chỉ mong được chỉ bảo thêm trên bước đường tu học để tránh sự ngộ nhận bản thân hay sự nghi ngại trong tâm nên muốn có vài câu thắc mắc mong được chia sẻ .
Tôi vốn tu theo dòng Đức Liên Hoa Sinh, hành trì theo Nhất Tự Đỉnh Luân Vương và Lục Tự Đại Minh. Đã nhận lễ quán đảnh và hành pháp hai năm nay,ngoài ra tôi thường tụng chú Đại Bi nữa.Thời gian sau này tôi kết hợp trì chú Chuẩn Đề...
Tôi có vài điều muốn hỏi các anh chị như sau
1) Về nghi quỹ của các pháp môn cũng gần như nhau nên tôi kết hợp trì chú Chuẩn Đề cùng có được không?
2) Pháp tu của tôi không có nói gì về lá Thiên Thơ vậy tôi có cần hay bắt buộc phải có không?
3)Tôi nghe và được nghe kể về nhiều trường hợp khi nhập đàn họ nhìn thấy Phật, Hộ Pháp, Tiên , Thánh, Vong....nhưng tôi chưa bao giờ " thấy" cái gì trong khi vào đàn cả như vậy do đâu?
_ Tại tôi tu chưa đúng?
_ Tại tôi kém giác quan?
_Tại tôi "tỉnh"quá? Hay tại làm sao ???
Tôi hỏi mấy người đàn anh cũng tu pháp Chuẩn Đề xem họ có nhin thấy cái gì không thì họ nói "chả nhìn thấy bao giờ" vậy là lại khó cho tôi rồi vì thế thì tôi biết hỏi ai. Mà họ tu hành lâu rồi giờ còn chữa được bệnh hoặc tìm được cả mộ .
Tôi thì không ham được như họ nhưng cũng thật là thắc mắc khi thấy mình tu gì mà sao không nhìn thấy như mọi người.
4) Tôi thấy có người khi hồi hướng thì đọc hết từng tên tuổi của từng người trong nhà họ hàng cô bác.... đọc rõ tên như vậy có cần không ?
Tôi thì thường đọc là " nguyện hồi hướng công đức này cho cửu huyền thất tổ, cha mẹ , anh chị em, chồng con bà con hai họ thân tâm thường an lạc ... như vậy đã đủ chưa?
5) Có người vào đàn pháp là dâng tiền mặt, tôi thì không cúng dường tiền bao giờ như vậy thì có được không?

Có mấy điều thắc mắc như vậy rất mong các anh chị chia sẻ với tôi.
Chúc các anh chị sức khỏe
trân trọng .
cuiyang07  
#2 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
[SIZE="3"][COLOR="#2f4f4f"]
Phật pháp không của riêng ai nếu chúng sinh phát tâm trì tụng thì tuỳ cơ duyên mà theo trong 8400 pháp môn mà Đức Phật đã chỉ bày. Bạn nói hiện đang tu theo dòng Đức Liên Hoa Sinh, hành trì theo Nhất Tự Đỉnh Luân Vương và Lục Tự Đại Minh và kèm cả chú Đại Bi. Theo thiển ý riêng của Cuiyang những phương tiện hiện tại bạn đang thọ trì, đã có sự thành tựu sở đạt tức thấy mình tinh tấn tiến bộ hơn ngày xưa rất nhiều về tính cách như không còn vọng động nhiều trong tham, sân, si, tầm từ mở, thấy được lý nhân duyên nghiệp quả làm chủ mình dẫn dắt mình trong luân hồi sinh tử, ngồi trì tụng không bị vọng niệm lôi kéo dẫn dắt …đưa bạn quay trở về được bản tâm thanh tịnh, an định, thì cứ nên tiếp tục trì tụng cái hiện có không nên lan man quá nhiều pháp môn. Khi bạn nhất tâm thì một chú thông vạn chú sẽ thông .

1. Vì bạn không chuyên nhất một pháp tu Chuẩn Đề như Tâm mật chúng tôi như nghĩ quĩ và phương pháp tu tập . Nên việc bạn kết hợp nghi quĩ khác cùng với Chú Chuẩn Đề cũng không có sao.
2. Vì bạn không chuyên nhất pháp tu Chuẩn Đề như Tâm Mật nên lá Thiên Thơ hay những linh phù khác không phải là sự bắt buộc với bạn
3. Ví dụ Khi vào đàn Pháp, như cầu siêu, cầu an hay một đàn pháp nào đó có một số hành giả nhìn thấy, Phật, Bồ Tát, Hộ Pháp, Tiên …nghe được tiếng nhạc trời, chuông mõ, tiệng tụng niệm, ngửi được những mùi thơm của cỏ cây hoa lá. hoặc ngay cả khi hành trì cũng thấy được những điều như thế. Tất cả những điều này ở một khía cạnh nào đó đã thể hiện được một phần trong kinh tuyên thuyết là sự minh chứng tiếp dẫn của phật, Bồ Tát, hộ pháp một minh chứng của sự sở cầu tất ứng đối với người hành giả đầy đủ tín, nguyện , hạnh. Bạn thắc mắc tại sao không thấy có những ấn chứng thị hiện như vậy? có phải vì

- Tại tôi tu chưa đúng? Nếu bạn nói bạn tu chưa đúng, vậy bạn hãy quay lại tìm xem cái chưa đúng của bạn ở chỗ nào?.
- Tại tôi kém giác quan? Cái giác quan mà bạn muốn nhắc đến là cái giác quan nào. Mắt, tai , mũi, lưỡi, thân . Hay về ngũ thông
- Tại tôi tỉnh quá, hay tại làm sao? Bạn nói bạn tỉnh quá cái tỉnh này là tỉnh ở phần ý hay phần tâm bản thể của bạn.

Mục đích của việc tu tập của bạn là gì? cầu mong tu tập sửa đổi thân tâm, tìm sự an lạc ngay trong cuộc sống này? Hay mục đích tu của bạn là chạy đôn chạy đáo giống kiểu cõng Phật đi tìm Phật, tìm mong cầu thần thông, ấn chứng để đi làm những việc thấy vong linh, tìm mộ … Một vấn đề được đặt ra, khi có thần thông ví dụ thiễn nhãn, thiên nhĩ bạn sẽ sử dụng thần thông đó vào việc gì ? Khi tâm bạn còn đầy những tham sân si …thì những thần thông đó là những chướng ngại trên đường tu tập, nó nuôi dưỡng phát khởi thêm những chủng nghiệp xấu và tiếp tục níu giữ bạn trong lục đạo


Tự bản thân mỗi người chúng ta đều đầy đủ tam minh lục thông, đều mang chủng tử Phật giống Phật .Nhưng vì vô minh cũng những tập nghiệp xấu lôi kéo dẫn dắt mà chúng ta đi trong lục đạo luân hồi, những bản thể sẵn có bị che mờ. Bạn muôn khai sáng được những bản thể sẵn có trong con người bạn. Thì ngay lúc này đây phải từng bước tu tập, buông bỏ những tập nghiệp xấu, cố gắng thực hành theo lời phật dậy …một ngày nào đó thì tự bản thể đó sẽ sáng mà bạn không cần phải tìm cầu nơi đâu. bạn sẽ dùng thần thông du hý trong mọi sinh hoạt của cuộc sống. Bạn ăn cơm biết mình đang ăn cơm, bạn uống nước biêt mình đang uống nước, tiếng chim ca, tiếng suối reo. bạn thấy biết rõ điều đó. Đó chính là sự du hý thần thông của bậc giác ngộ.

4. Tuỳ theo ý tâm thức của mỗi cá nhân mà sự hồi hướng phải cụ thể rành rẽ. Như của bạn cũng được , còn tôi thì rất ngắn gọn. đoạn hồi hướng cho gia tiên. Con nguyện xin hồi hướng công đức này đến cửu huyền thất tổ dòng họ …hoặc tên cụ thể của một chân linh nào đó mình muốn dành trọn sự hồi hướng . đặng nhiều phước báu sớm siêu sanh tịnh độ.

5. Trong đàn pháp sự cúng dường tiền mặt có hay không, điều này cũng tuỳ hỷ ở cái tâm của mỗi cá nhân. Với tôi thì tôi cho đó là sự cúng dường Tam Bảo, góp công sức làm lợi ích cho Phật Pháp vì những số tiền cúng dường đó nếu được cúng đúng chỗ, sử dụng đúng mục đích là dành cho Phật Pháp, cho chúng sanh thì chúng ta sẽ nhận được rất nhiều phước báu lợi lạc trong việc cúng dường đó, và ta dùng công đức cúng dường đó để hồi hướng cho gia tiên cũng rất tốt.


Đôi điều chia sẻ những thắc mắc của bạn.
[/COLOR][/SIZE]
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thichdao  
#3 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Cảm ơn bạn Cuiyang07 đã chia sẻ với tôi.
Vì tôi gõ máy tính mổ cò nên tôi viết bài rất chậm và thường ngắn gọn, mong các bạn hiểu ý bỏ lời hoặc chưa rõ ý thì cứ phản hồi lại nhé.
Thực ra tôi có duyên với Phật Pháp gần 20 năm nay cũng chỉ mong cầu một điều duy nhất là thân tâm an lạc ở đời hiện tại không mong cầu thần thông hay ấn chứng...
Tôi nhận thấy mình còn phải cố gắng rất nhiều trên con đường tu học để sửa mình, đem lại hạnh phúc cho những người xung quanh mình hay mình có duyên gặp gỡ họ.
Hàng ngày tôi đều cố gắng tự đặt mình vào hoàn cảnh từng sự việc cụ thể đã gặp để suy nghĩ xem nên làm thế nào cho đúng và ngày hôm nay mình có làm sai điều gì không.
Nhờ sự gia hộ của Tam Bảo mà tôi có được một cuộc sống tương đối an lành và hài lòng về những cái mình đang có .
Tôi thường nghĩ " tính cách tạo ra số phận" nên thường dạy bảo các con mình tu tâm sửa tính hầu mong một cuộc sống an nhiên tự tại.
Trên bước đường tu học đòi hỏi mình phải thường xuyên tu sửa bản thân, chuyên cần học hỏi cũng cần cả sự sáng suốt phân biệt nên nhiều khi chỉ sợ mình đi lầm đường
Thấy người tu tập mà thành" thần thông" lại hỏi do họ đốn ngộ hay do mình u mê, do họ hoang tưởng hay do mình ''tỉnh"...Vì là thời gian này tôi nghe nhiều người nói họ thấy thế này hay thế kia, họ thành thế này hay thế nọ... Thật giả thế nào chưa dám kết luận lại trách mình đã chấp !
Mấy năm gần đây, tôi rất vui mừng vì Mật giáo " hiển lộ" , nhiều bạn trẻ sớm gặp cơ duyên tu học Phật Pháp. Tuy nhiên cũng đáng lo ngại khi nhiều bạn mê lầm mà đi vào con đường u mê, mê tín đôi khi hoang tưởng .
Vậy cho nên tôi rất mừng khi gặp trang nhà, được gieo duyên tu học cùng các bạn, có mấy điều còn đang thắc mắc đem ra hỏi mong các bạn cứ nhiệt tình chia sẻ để trên con đường tu học tôi hoặc một số bạn mới tu tránh được mê chấp .
Trân trọng
abusacrap  
#4 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Tu chính là tu tâm. Pháp dù có khác nhau nhưng mục đích vẫn giống, đó là tâm an lạc, tự tại. Muốn đi đúng đường phải có cùng mục đích như vậy, khẻo chấp vào pháp rồi biến phương tiện thành mục đích, chấp càng thêm chấp. Muốn có cùng mục đích thì phải hiểu và cảm nhận được tại sao và cần thiết của tâm an lạc. Đau khổ, phiền não là bồ đề là vậy.
ThanhHung  
#5 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
ĐỐI THOẠI CHÂN NHƯ – THIỀN QUÁN TRONG MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ


Hôm nay, tạm mượn những thắc mắc của Đạo Hữu Thích Đạo xin chia sẻ cùng các bạn.

Câu hỏi của Thích Đạo: “Về nghi quỹ của các pháp môn cũng gần như nhau nên tôi kết hợp trì chú Chuẩn Đề cùng có được không?”.

Theo những phương pháp tu của bạn, bạn kết hợp với Mật chú Chuẩn đề là rất tốt. Qua câu hỏi này, tôi xin có vài ý trao đổi với Đạo hữu Thích Đạo:

“ Đạo hữu đã thọ pháp Quán đảnh rồi nhưng nếu đạo hữu trong bước đường tới, trong phương pháp tu hành sẽ kết hợp với Thần chú Chuẩn Đề thì bạn nên nhờ một người nào tu theo Mật chú Chuẩn đề đi trước để nhận quán đảnh lại và sẽ được trao linh phù. Thì ngay lúc đó, bạn sẽ thấy được những điều linh hiển qua Phép quán đảnh, điểm đạo, trao linh phù.

Mỗi đàn pháp, mỗi phương pháp tu học, mỗi vị thầy, mỗi vị hướng dẫn xem bề ngoài nó rất giống nhau hay có những pháp bạn thấy rất đơn giản nhưng bên trong nó hàm chứa những năng lực huyền diệu khác nhau. Đạo pháp bề ngoài ta không thể phân định được. Và Đạo không phải là một bài học kiến thức được sắp xếp, xếp đặt có hệ thống nhất định. Đạo nó nằm trong cái vô tướng, chân ngã.

Một loạt, một chuỗi câu hỏi: Tại tôi Tu chưa đúng? Tại tôi kém giác quan? Tại tôi “Tinh” quá? Hay tại làm sao?

Tại bạn có nhiều cái “Tôi” quá. Những ý niệm đó đều nằm ngay chỗ đó. Các pháp bạn tu cũng để chỉ vì nói lên cái “Tôi” đó. Cái “Tôi” đó nó đã ngự trị trong bạn hết rồi thì những cái an lạc, hạnh phúc ….Những cái huyền diệu không còn chỗ vào đó nữa bạn ơi!

Mong bạn hãy nhẹ nhàng, thoải mái trì niệm Thần chú, đừng khởi lên những niệm tưởng thấy này, thấy kia. Đó là cái “Muốn” đồng nghĩa với cái “Dục”, cái “Tham”. Tham, sân, si là ba cái độc che mờ đi cái bản tánh. Hôm nay, mình khởi sự tu hành mà mình cứ muốn mãi. Khi muốn ham cầu không được thì buồn, hờn, tủi. Những nổi lòng này, nó đều là sức nóng của Lửa cả. Nó sẽ đốt mọi công Đức, đốt mọi sự thoiả mái, an lành. Trong nội thức đã có lửa đó rồi thì sự chuyên sâu trì niệm không có đi vào chiều sâu của Định, Tuệ. Lòng không lắng, không tỉnh giác thì huyền năng, năng lực không có. Hư không nhưng nó Diệu hữu.

Người hành giả khi tu niệm, cái năng lực vô vi phát ra đầu tiên là nền tảng, là sự Định tĩnh, an lành, thoải mái. Được như vậy, tức là các bạn đang gần Phật, gần Pháp vì Phật không có tướng, không Pháp, không chấp. Tất cả tướng, pháp đều là Duyên hợp cả. Chúng ta cứ niệm tụng, nghe rõ âm thanh, tay kiết ấn, ý quán tưởng theo những linh phù hoặc Chín Chữ Thánh Phạn Chuẩn Đề. Đó là Tam mật gia trì. Miệng niệm Thần chú nó sẽ làm cho khẩu nghiệp thanh tịnh, tay kiết ấn sẽ làm cho “Thân nghiệp” thanh tịnh, ý quán tưởng linh phù Chính chữ phạn sẽ làm cho “Ý nghiệp” thanh tịnh. Miệng niệm Thần chú hằng ngày, hằng giờ như vậy thì không thể nào mở miệng ra mắng chửi, trù rủa, dùng những lời nói xâm hại người sẽ giữ được giới “Không vọng ngữ, không nói thêu dệt” và thân nghiệp thanh tịnh. Do hằng ngày tay kiết ấn, đã kiết ấn thanh tịnh như vậy thì ta không dùng tay đánh đập chúng sanh, không dùng tay làm chuyện vô đạo, tà dâm, trộm cướp. Kiết ấn như vậy ta không thể giết hại người, vật sẽ giữ được giới sát. Ý nghiệp Thanh tịnh hằng ngày ta không buông lung, hằng ngày ta trì niệm, quán tưởng linh phù Chín chữ phạn thì không sanh ra những ý niệm xấu, loạn tưởng, điên đảo, hại người, hại vật, tá dâm, trộm cướp.

Qua sự cầu nguyện, điểm đạo chia sẻ cho bạn đạo như vậy, ta không truyền giới nhưng trong sự Mật trì đó mỗi hành giả đều được giữ giới miên mật..

Từ sự trì Mật giới trên, từ từ hành giả sẽ đi vào sự định. Vì sự chuyên sâu tu hành trên mà lần lần tâm sáng lên, quán soi mọi sự, mọi việc nắm rõ, nhận rõ được lý nhân duyên, nhân quả, nhân được các pháp đều là do sự duyên hợp, giả hợp. Từ đó, người hành giả họ sẽ phát khởi tâm từ bi. Khi tâm từ bi phát khởi lên, mọi người coi nhau như anh em ruột thịt một nhà, cùng chia sẻ những lợi lạc, hòa đồng với nhau tu. Đó là Tăng. Ý nghĩa của Tăng là lợi hòa đồng tu, chia sẻ lợi lạc, giúp đỡ nhau tu học.

Như vậy, trong sự tu Mật chú Chuẩn đề ta cũng có Tam bảo trong pháp tu. Phật Bảo ở đây ta sẽ thấy người hành giả họ chuyên tu, trì niệm Thần chú Chuẩn đề trong từng giác niệm. Đến Ngũ Uẩn Sắc, thọ, tưởng, hành, thức khi những uẩn này phát sinh, thể hiện lên cũng đều thấy trong từng sát na đều là “úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Như vậy, đối với người hành giả tu Mật chú Chuẩn Đề trên, họ không có uẩn làm hại họ. Cũng không có Ngũ uẩn giai không, không có cả một giác niệm nào cả. Vì khi Ngũ uẩn giả hợp trên, thể hiện lên Thần chú Chuẩn đề thì đã có vô lượng, vô biên mỗi giác niệm đều “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”.

Như vậy, thì ngay đây cũng không có ta đang niệm, không có người, không vật, không pháp. Không ta, không người, không pháp thì cũng không có sự phân biệt nào cả, không có vướng mắc. Cái biết của Trí bát nhã ngay đây được thể hiện. Hiện tượng không buông xả nhưng hoàn toàn không dính mắc, không ta nhưng có một cái chơn ngã, cái biết đó. Như vậy, nghĩa của Niết bàn là Thường, lạc, ngã, tịnh. Không ta, không người, không vật, không pháp đó mới gọi là Thường, đó mới gọi là Tịnh vì không vướng mắc cho nên lạc. Vì có cái biết chơn không dính mắc vào đâu, vào ta, vào người, vào pháp cho nên gọi là Chơn ngã. Bốn cái này Thường, lạc, ngã tịnh nó nói lên Phật Bảo.

Như vậy, Pháp tu Chuẩn đề Mật chú sẽ có Tam Bảo: Phật, pháp, tăng, có ba giới Định huệ rõ ràng.

Pháp tu thật đơn giản, chỉ có chín chữ phạn và đàn pháp chỉ có một kinh đàn. Một kính đàn thấy đơn sơ nhưng nó hội tụ, thể hiện chư Phật ba đời, chư vị hộ pháp, chư Thiên, bồ tát ở trong kính đàn đó. Tu ở những pháp môn khác đời hỏi ta phải có Chùa, có đàn pháp hữu hình, nhiều nghi tiết, qui phạm rất phức tạp. Trong cuộc sống bây giờ, ta nên tìm những sự tu tập cho đơn giản, thoải mái, nhẹ nhàng để cho việc tu hành của mình được trôi chảy lâu dài. Và pháp tu Mật chú chuẩn đề chỉ có Chín Chữ Phạn cũng rất thích hợp cho từng lớp, từng trình độ của mỗii cá nhân con người, Chỉ đọc qua một lần thôi thì ta đã nhớ rõ, người không biết chữ vẫn tu học được, người nghèo vẫn tu học được, người giàu vẫn tu được. Người làm việc công chức hãng xưởng, bến xe, bến tàuy hễ cứ rãnh công việc là ta quán tưởng trước mắt mình có một kính đàn, miệng niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” Pháp tu Mật chú Chuẩn đề cũng không cần có nhà thờ, chùa, trụ sở gì cả, không cần phải được sự hổ trợ của tông phái hay thế lực nào cả. Chúng ta là những người công dân của một Nước thì hãy tự giữ mình, giữ đúng pháp luật, luật lệ của Đất Nước, không vi phạm pháp luật qui định. Đó là sự yêu cầu đầu tiên của một người tu. Ta giữ được như vậy tức ta đã giữ giới luật. Đã có giới luật như vậy, đã có sự nghiệp bình an sinh sống vui vẻ trong Xã hội rồi thì ta cứ một mạch đi đứng, nằm ngồi khi rãnh niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”.

Khi đã có cuộc sống an bình trong Xã hội, không vi phạm pháp luật ta cứ tu, không phân biệt người ăn chay, ăn mặn gì cả. Cứ sống hòa đồng vui vẻ với Xã hội mà tu niệm. Vì Đức Phật bảo rằng người tu theo Pháp Chuẩn đề còn trong Ngũ dục vẫn thành tựu. Như vậy, đây là một pháp tu thật vi diệu, rộng lớn.

Đó là cuộc sống hữu hình. Còn về mặt Tâm thức, Thần chú Chuẩn đề có một năng lực rất lớn. Năng lực đó sẽ giúp cho từng cá nhân tự giải nghiệp của mình, tự tu, tự cầu nguyện, xây dựng hạnh phúc danh nghiệp, ấm no. Năng lức đó, tiêu trừ được tật bệnh, tiêu trừ được những ác mộng, điên đảo trong tâm thức, khiến cho người tu Mật Pháp Chuẩn đề tinh thần khinh an, thoải mái, sống rất lạc quan.

Thần chú Chuẩn đề nó vượt ra ngoài mọi Tôn giáo vì nó thuộc về Pháp tánh chơn thật vi diệu. Và nó cũng ở trong mọi tôn giáo vì nó tổng nhiếp tất cả những Chú lực (Năm bộ Thần Chú lớn, nhỏ - Năm bộ Thần chú lớn có năm bộ Thần chú nhỏ trong mỗi bộ). Và Thần chú Chuẩn đề thể hiện được thường, lạc, ngã, tịnh, thể hiện được Niết bàn chơn Tánh.



Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 14/07/2014 lúc 11:06:13(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 1 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 14-07-2014(UTC) ngày
TamSuHocDao  
#6 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Originally Posted by: Thich Nguyen Phuoc Go to Quoted Post
Thichdao đã được chính sư phụ Thanh Hùng Khai thị rồi. Bác hãy liên lạc với sư phụ ngay để nhận pháp tu đi. Số điện thoại của sư phụ nè: 0944.18.32.82.

Không biết su phu Thanh Hung o dau vay??
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.