Thông báo

Icon
Error

2 Trang<12
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
hieuthaychua  
#21 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Hôm bữa giờ mình lười quá. Thấy các sư huynh tỷ chăm chỉ hành trình mình cảm thấy áy náy và xấu hổ quá. vì thế, tôi nay mình quyết tâm hành trì. Mặc dù mình hiểu tu là làm cho bản thân mình an lạc giảm nghiệp tích đức nhưng chắc do nghiệp nặng quá nên lười không chịu tu cho đàng hoàng. Hôm nay mình hành trình có ấn chứng mới mình hát ngân nga những tiếng gì lạ hoắc, cầm lá linh phù hôn lên nó rồi đưa lên trán và dùng nó vuốt mặt mình. Mình cảm nhận được lá linh rất là quý nên chư vị mới dạy mình làm như vậy.
hieuthaychua  
#22 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Chiều tối hôm chủ nhật vừa rồi bà xã bệnh khó thở, nhức đầu, mệt mỏi, tay chân lạnh ngắt. Gọi điện cho mình từ Bình Dương chạy về Sài Gòn vì bà xã ở nhà một mình sợ lỡ có chuyện gì xảy ra...Mình chạy về SG trên đường chạy về thì trì ngũ bộ chú và ghé qua tiệm thuốc Tây mua Panadol Extra cho bà xã. Sau khi làm nhiều cách massage ấn huyệt trên đầu, xoa bóp chân tay, uống thuốc nhưng không có kết quả gì bà xã cứ luôn miệng kêu mệt. Mình nhớ đến lời sư phụ Thanh Hùng mình quán chữ lam và trì chú úm lam vào ly nước thần lực chuyển cho mình vẽ bùa xung quanh ly nước. Sau đó cho vợ mình uống thì ngủ ngon đến sáng, sáng dậy mình biểu nghỉ làm buổi sáng cho khỏe lại nhưng cũng cứ đi làm rồi còn bắt mình trả bài nữa chứ. Mình nghỉ có thể trùng hợp do uống thuốc cũng có thể do năng lực của ly nước được trì chú nhưng dù sao mình vẫn tin vào phép tu Mật tông tin vào con đường mình đã chọn.
hieuthaychua  
#23 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
hôm nay ngày 3-3-2012 mình và 5 bạn đạo khác được thầy Thanh Hùng trao cho linh phù và thần chú uế tích kim cang. Ấn chứng là trong người mình rất muốn múa võ nhưng vì phòng thờ chật quá nên mình không múa được nhưng vừa có một chút khoảng trống là mình múa võ trong khi mắt mình đang nhắm cũng may là không trúng ai cả và mình quỳ từ từ tiến lên nhận linh phù uế tích kim cang. Sau khi thầy Thanh Hùng trao cho thần chú mình ôm linh phù vào ngực xoa đều quanh ngực rồi xoa xung quanh mặt hít thật chặt linh phù vào mặt.
Mình cảm ơn thầy Thanh Hùng trao thần chú cho mình nhưng mình cảm thấy xâu hổ quá vì mình nghĩ mình chưa đủ tư cách để nhận vì mình lười hành trì lắm. Mình sẽ cố gắng tinh tấn hơn trong việc tu tấp.
Nam mô thất câu chi phật Mẫu Chuẩn Đề.
Nam mô uế tích kim cang bồ tát.
Con xin thành tâm xám hối.
hieuthaychua  
#24 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Mỗi khi hành trì em quán chữ Lam thì chữ Lam vẫn chưa phát sáng như theo lời dạy của sư phụ Thanh Hùng. Khi nhập chữ Lam vào người thì thấy hiện tượng rùng mình, cơ thể gân cốt uốn éo có cảm giác như là lạnh. Khi quán chữ Lam lên phía góc tường bên phải bàn thờ chữ lam em quán vẫn chưa phát sáng nhưng thấy có ngọn lửa bao quanh chữ lam thổi qua người em và có cảm giác thổi qua một vùng rất lớn nơi em sinh sống, thổi xuống địa ngục nơi ngã quỷ súc sinh đang sinh sống, hai tay em quạt ngọn lửa bay đi khắp nơi.
Xin huynh tỷ nào có kinh nghiệm chỉ giúp giùm em hiện tượng trên và làm cách nào để quán chữ lam phát sáng.
hieuthaychua  
#25 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Sáng nay ngủ lại mơ thấy mình đi điểm đạo nữa. Nhưng hình như chưa hữu duyên hay sao mình đang tiếp cận 2 đối tượng: 1. bà xã mình mình dụ hoài mà không chịu 2) Ông anh quen làm phụ hồ tu tịnh độ tông. Cả 2 vẫn chưa có duyên tu mật tông. Hôm bữa giờ từ khi nhận linh phù uế tích kim cang đến nay là 1 tuần, ngày nào mình cũng hành trì, đối với mình đây là một thành công lớn vì ít khi mình chịu hành trì liên tục như thế, việc hành trì thường ngắt quảng do lười và cũng do một số điều kiện khách quan.
hieuthaychua  
#26 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Tối hôm nay mình hành trì ngón tay ấn vào giữa trán thât lâu. Sau đó mình niệm chu thì thấy có khung cảnh lờ mờ luc có luc không xuất hiện. Vì thế, mình mới tắt điện phòng thờ đệ tâp trung hơn và hình ảnh xuất hiện càng nhiều: cảnh làng quê, nhà cữa, đường phố...
hieuthaychua  
#27 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Toi nay minh rat vui vi da điểm đạo cho bà xa thanh cong. Trong luc ba xa niem "um lam" thi minh cung thanh tam quy xin chu vi to thay, chu vi do, troi phat phu hô cho ba xa mình nhân đưoc ấn chung. Thần luc gia trì mình le lay rất nhieu, kiet ấn, mua. Môt luc sau không thấy bà xa có ấn chung mình mới bắt chước anh TNCS phát nguyen con nguyen kiep này và muôn kiep sau nguyen tu theo pháp môn mât tong. nguyen tu day đen cuôi đời điểm đạo hơn 5000 nguoi.
Môt luc sau thây giong niem cua bà xa lac hẳn đi: giong âm vang hơn, chu um và chu lam không thành lời ro rang.
Sau đó 2 tay mình đưa thẳng len trời vô tay thât to môt luc lâu hình nhu chu vi báo hieu rằng đa thành công.
Luc này bà xa niem giong càng âm vang hơn và thỉnh thoảng nói nhieu tieng la, bà xa không đieu khien đưoc lưoi mac du cố gắng đieu khien nhung luoi van thut vô, 2 tay chắp áp sát mieng muon đẩy ra mà không đưoc.
Môt Luc sau, mình dung than luc đung dây, bà xa niem them 1 luc, mình bảo lay Phât.
B?n Ngã  
#28 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Originally Posted by: hieuthaychua Go to Quoted Post
Toi nay minh rat vui vi da điểm đạo cho bà xa thanh cong. Trong luc ba xa niem "um lam" thi minh cung thanh tam quy xin chu vi to thay, chu vi do, troi phat phu hô cho ba xa mình nhân đưoc ấn chung. Thần luc gia trì mình le lay rất nhieu, kiet ấn, mua. Môt luc sau không thấy bà xa có ấn chung mình mới bắt chước anh TNCS phát nguyen con nguyen kiep này và muôn kiep sau nguyen tu theo pháp môn mât tong. nguyen tu day đen cuôi đời điểm đạo hơn 5000 nguoi.
Môt luc sau thây giong niem cua bà xa lac hẳn đi: giong âm vang hơn, chu um và chu lam không thành lời ro rang.
Sau đó 2 tay mình đưa thẳng len trời vô tay thât to môt luc lâu hình nhu chu vi báo hieu rằng đa thành công.
Luc này bà xa niem giong càng âm vang hơn và thỉnh thoảng nói nhieu tieng la, bà xa không đieu khien đưoc lưoi mac du cố gắng đieu khien nhung luoi van thut vô, 2 tay chắp áp sát mieng muon đẩy ra mà không đưoc.
Môt Luc sau, mình dung than luc đung dây, bà xa niem them 1 luc, mình bảo lay Phât.


Xin chúc mừng 2 vợ chồng huynh nha. Nhưng mà huynh "huynh nguyện từ đây đến cuối đời điểm đạo hơn 5000 người" liệu có liều quá không? Huynh năm nay khoảng 30t đến cuối đời khoảng 80t có nghĩa là tuổi đạo của huynh khoảng 50 năm, vậy mỗi năm huynh phải điểm đạo cho 100 người, suy ra cứ khoảng 3 ngày huynh phải điểm đạo cho 1 người. Thử thách gian nan lắm đó, cố gắng lên nha huynh.
hieuthaychua  
#29 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Originally Posted by: Bản Ngã Go to Quoted Post
Xin chúc mừng 2 vợ chồng huynh nha. Nhưng mà huynh "huynh nguyện từ đây đến cuối đời điểm đạo hơn 5000 người" liệu có liều quá không? Huynh năm nay khoảng 30t đến cuối đời khoảng 80t có nghĩa là tuổi đạo của huynh khoảng 50 năm, vậy mỗi năm huynh phải điểm đạo cho 100 người, suy ra cứ khoảng 3 ngày huynh phải điểm đạo cho 1 người. Thử thách gian nan lắm đó, cố gắng lên nha huynh.

Thanks, moi viec tuy duyen
hieuthaychua  
#30 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Con xin thành tâm đảnh le chư vi Tổ Thầy Mât Tông!
Con xin thành tâm đảnh le sư phu Thanh Hung!
Tối hôm trươc con có điểm đạo cho môt anh, anh ta rất thành tâm là môt ngươi tin tương vào trời phât, ngươi con hiếu nghia nhưng ko hiểu vì sao ko có ấn chưng. Con mới goi cho sư phu nhờ trơ giup nhưng ko lien lac đươc. Vì the, con hen a ta khi nào sư phu len SG thì nhờ sư phu điểm đạo. Khi đó con luôn khấn nguyện xin chư vi đô giải thích vì sao a ta ko có ấn chưng?
Sáng hôm nay khoảng 5 h sáng con sắp tỉnh giấc vì con đa tỉnh dây đi WC, rồi vào nằm thêm môt lát nưa, 2 mắt thì nhắm nhưng vân cảm nhân đươc moi vât xung quanh.
Trong giấc mơ con mơ thấy ba con là môt chua đất cua môt bô lac lớn, con là con gái cua ong. Bô lac bấy giờ rất là lôn xôn chia 5 xe 7 toán quan môi vi tu trương đeu nắm quan đôi riêng và sắp xảy ra chien tranh do mau thuân nôi bô.
Thê là ba con hop tất cả các vi tu trương lai và con nói gì đó (trong đó có dung tri huê, muu meo) mà moi ngươi lai giải giáp vu khí làm hòa với nhau, và moi ngươi vui ve vào lớp tu hoc. Nhưng trong lớp hoc lai có 1 vi ấm ưc gây su the là ba con và con cung moi ngươi trong lớp hoc khuyện anh ta, a ta vui ve tu hoc trở lai. bô lac moi ngươi ai cung song hòa bình vui ve tu hoc trở lai.
Con mới ngac nhien hoi chư vi con đa nói nhung gi ma moi ngươi tu bỏ chien tranh mà tu hoc vây? Thì chư vi ấn tâm giải thích rằng: "Sở di moi ngươi tu bỏ chien tranh mà tu hoc là vì ho tin tương ở con và bi con thuyêt phuc chư ko phải ho tin vào trời phât. Ho tin ở con vì trươc tien con phải là môt ngươi có nhân cách lớn đươc moi ngươi yeu thương ne phuc va thu 2 con phải là môt 1 ngươi có trí huê làm đươc nhiệu việc y nghia . Trong viêc truyen đao cung vây ho se ko tin vào trời phât nêu nhu ho ko tin con. Con phải trui ren đao đuc đe làm gương".
Con cảm ơn chu vi nhieu đa day cho con bài hoc tu vô hình. Cảm ơn su phu đa trao pháp quy mât tông đe con tu hoc đe con ko mai trôi lăn trong dòng vô minh tham, sân, si, nga man, chap nhut...
hieuthaychua  
#31 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Theo ngu ý của mình một cư sĩ tại gia tu sao đảm bảo tinh tấn trên đường tu, tu theo chính pháp từ bi hỷ xả, không tham sân si... nhưng cũng phải trôi lăn trên dòng đời mưu sinh với biết bao công việc, với biết bao mối quan hệ, biết bao tranh nhiệm: làm con, làm cha, làm chồng, làm anh, làm bằng hữu... Vì thế theo mình các cư sĩ tại gia con đường tu hành và học đạo của họ là khó khăn gấp đôi so với các vị tăng ni trong chùa bởi vì phần đời của họ không là đối trọng với phần đạo. Cư sĩ thì phải luôn cân bằng giữa đời và đạo không nên thiên lệch một bên nào sẽ không tốt. Các bạn nghĩ sao khi mình cứ thành tâm niệm chú niệm phật trong khi đó vợ mình hay chồng mình mưu sinh kiếm sống ngoài xã hội, cha mẹ mình đau bệnh bỏ bê không chăm sóc, con cái mình nheo nhóc đòi sữa...
Mình có ông cậu bà con xa không hiểu vì lý do gì lại xuất gia đi tu trong khi đó bỏ vợ, mẹ già 90 tuổi bơ vơ. Tết mình về ngoại Phù Cát - Bình Định mừng tuổi bà, bà lú lẩn rồi không nhận ra ai, nhưng lúc nào cũng khóc cũng thương xót con trai kể chuyện ông cậu bỏ vợ bỏ con đi tu. Còn những người bà con thì độc miệng "Ông đó mà tu cái gì, mượn đạo tạo đời". Vì thế ở đời sống đã khó mà tu lại càng khó hơn.
Con riêng mình đến với đạo vì cuộc đời khổ cực quá gặp nhiều chuyện bất trắc: Mở công ty kinh doanh thì công ty làm ăn thua lỗ chuẩn bị giải thể, gia đình thì trục trặc chia rẻ, chì chiết nhau từ những chuyện rất nhỏ mà mình nghĩ mọi người chỉ cần mở rộng tấm lòng yêu thương với nhau thì mọi việc không có gì và không có ai là đau khổ cả; bạn bè anh em thì lợi dụng phản trắc...Mình mới bắt đầu tìm hiểu về đạo phật nhưng ko tìm ra phương pháp tu nào phù hợp nhất cho mình "Chủ yếu là tu tâm chứ ko nặng về hình thức như phải đi chùa ăn chay cúng kiếng...." bởi vì mình ko có nhiều thời gian, lười biếng, và xuề xòa không chú trọng về hình thức lắm. Sau khi mình tìm hiểu và gửi những thắc mắc lên diễn đàn tâm mật và đã được can huynh tỷ chia sẻ giải đáp thắc mắc mình mới thấy pháp tu mật tông là phù hợp với mình nhất.
Nhưng sau khi nhận pháp thì mình cũng lười hành trì lắm vì công việc, vì lười, vì cảm thấy mình không xứng đáng tu học, có lỗi với chư vị, có lỗi với trời phật, thấy mình có lỗi với gia đình, có lỗi với vợ con vì làm ăn thất bại, có lỗi với cha mẹ anh em vợ con vì xung đột trong gia đình mà mình không giải quyết được.
Sau khi mình giải thể công ty mình đang nghĩ mình ko biết tương lai mình sẽ làm gì cả. Trước khi mình mở công ty mình đã làm qua khoảng 10 vị trí, các ngành nghề khác nhau các chức vị khác nhau. ở vị trí nào mình cũng cảm thấy chán vì chịu không nổi sự đấu đá, thủ đoạn mưu hại nhau mà mình không thể làm được như họ làm đơn giản vì lương tâm mình ko cho phép. Đi xem 2,3 thầy tử vi thì các thầy đều nói số con lận đận 15 năm trời từ năm 22 đến nằm 36 tuổi, số luôn bị tiểu nhân hãm hại, phản trắc, trong khoảng thời gian 22 -36 tuổi nên đi làm thuê vì càng làm ăn lớn thì càng thất bại lơn, tuổi hợp với ngành nghề liên quan đến mộc. Vì thế, sau khi mình giải thể công ty mình chẳng biết mình thích làm cái gì cả mặc dù mình có 2 bằng Đại Học 1 kỹ thuật 1 kinh tế từng làm nhiều cho tập đoàn hay công ty lớn như Vinashin, Ptrolimex, PetroVietNam... Mình nghĩ bây giờ đã lớn tuổi rồi 1982 mình cần phải xác định một con đường đi phù hợp với mình nhất dù có cực khổ cách mấy cũng ráng vượt qua.
Khoảng 2 -3 tháng nay mình lại nghĩ thích nghề đông y trị bệnh có thể vừa trị bệnh vừa điểm đạo cho người bệnh biết đến trời phật thánh thần mà tu học; mình sẽ kiếm ông thầy nào đó thật giỏi đến học nghề ban ngày, ban đêm học trung cấp đông y. Nhưng ngặt nỗi mình chuyển qua nghề này thì mọi việc bắt đầu từ con số ko như một sinh mới tốt nghiệp cấp 3 ra học nghề vậy. Thế là một số bài toán hiện lên trong đầu mình cần phải giải quyết:
1) Làm gì kiếm tiền trong 5 năm học nghê đây? (tiền chi phí đi học, chi phí trang trải cuộc sống gia đình)
2) Làm sao thuyết phục bà xã, gia đình cha mẹ đồng ý đây. Sợ họ nghĩ rằng dở hơi cám lợn 2 bằng đại học không đi xin việc mà đi học nghề đông y
3) Biết thầy nào đông y giỏi mà học đây? Sau khi tìm được người thầy giỏi rồi liệu người ta có tâm huyết truyền nghề cho mình ko? Bởi vì thời nay kiếm thầy giỏi mà tâm huyết khó lắm.
4) Sắp sếp thời gian như thế nào cho gia đình, đi học nghề đông y, tối đi hoc trường lớp chính quy, việc tu học như thế nào?
Ah có 1 chi tiết mình quên kể. Số là cách đây 1 tháng 2 vợ chồng vào quán cafe võng uống cho mát. Có một ông thầy bói tới xem bói cho 2 vợ chồng nhìn ông ta tướng dữ lắm, 70 tuổi nhưng khỏe lắm tướng mạo phương phi, da vẻ hồng hào, đường gân rắn chắc, giọng nói có lực, tay đeo chuỗi hạt và ổng nói ông cũng tu phật, ông đọc bài kệ phật mẫu chuẩn đề, ổng nói ổng được phật bà quan âm hộ mạng, trong khi xem bói thường khuyên nhủ 2 vợ chồng nên ăn chay, niệm phật đi chùa làm việc thiện...Nhưng điều mình thấy mất vui vì sau khi xem xong ổng đòi tiền xem, tiền ko nhiều nhưng mà mình thấy nó sao sao? Âu cũng là cuộc sống mà con người con sống thì cơm áo gạo tiền cuộc sống mưu sinh vẫn còn bám theo khó thoát khỏi .
về cơ bản ổng xem giống như các thầy khác nhưng có một chi tiết là ổng nói đáng chú ý năm 33 tuổi sẽ gặp nạn, nhưng qua khỏi, bàn tay mình là bàn tay phật bà quan âm mai mốt sẽ là thầy pháp, thầy thuốc trị bệnh, thầy trị bệnh tà. Em mới hỏi chọc lại ổng phải mấy ông thầy pháp chuyên đi bắt ma bắt quỷ không? Ổng nói mày là thầy pháp nhưng trời phật độ không giống như mấy ông thầy pháp kia. Thế là mình hỏi làm mấy nghề đó thì kiếm tiền đâu mà sống vậy bác? Mình chủ yếu làm công đức ai đâu mà nhận tiền làm sao mà giàu nổi? Ổng trả lời: Mày ko nhận nhưng người ta cũng ép mày nhận.

Nói tóm lại là mình đang rối không biết lựa chọn con đường nào hợp lý cho mình.
Mong các huynh tỷ cho mình vài lời khuyên.
hieuthaychua  
#32 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Kể từ khi nhận thần chú uế tích kim cang. Mình cũng ít khi trì niệm, nhưng mỗi lần trì niệm mình thấy được oai lực của thần chú này rất là mạnh mẽ. Trong người luôn có thần lực mạnh để xuất võ hay múa gần giống như điệu múa mà huynh đức ý múa. Và mình thích trì niệm 2 thần chú này kết hợp vì những âm vần trong thần chú này như " hốt lốt", ma ha bát ra, ngân na ngái, vẫn tráp vẫn...vĩ hiệt vĩ..., và minh chứng là sau một hồi mình niệm ngũ bộ chú thì tự động chuyển sang trì niệm thần chú này, khi nào rãnh là mình tự động mình niệm thần chú này
Nhưng không cảm thấy trong người nóng như sư phụ chia sẻ trên diễn đàn cũng như các đạo hữu khác khi trì chú này.
Việc công năng chữa bệnh của thần chú này như sư phụ chia sẻ trên diễn đàn là có thật. Số là 2, 3 ngày nay mình suy nghĩ rất nhiều về chuyện đời đạo mình tâm sự trên bài viết trên, công việc...làm mình ê ẩm cả đầu óc, cơ thể mệt mỏi. Nhưng khi kêt hợp trì niệm hai thần chú này thì chư vị chỉ cho mình ấn các huyệt đạo trên cơ thể massage đầu, vai lưng... khoảng 15 phút sau là cơ thể sảng khoái tiêu tan mệt mỏi như lấy lại được năng lượng tươi mát từ thiên nhiên.
Cảm ơn sư phụ Thanh Hùng
Cảm ơn chư vị độ.
Cảm ơn tổ Thầy mật Tông.
hieuthaychua  
#33 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Hôm thứ 7 vừa rồi Hieuthaychua và tamsuhocdao được thầy cho nhận lá linh phù thna62 võ. Mặc dù khi mới được điểm đạo mình được chư vị dạy cho thần võ như mình có chia sẻ ở các bài trước nhưng mình vẫn luôn mong muốn đến một ngày nào đó sẽ chính thức được nhận lá linh phù thần võ để được chư vị dạy bảo chu đáo hơn.
Sau khi được thầy hướng dẫn lễ lạy thì mình bắt đầu chuyển động đánh quyền, quyền mình đánh ra rất mạnh và dứt khoát, mình đạp chân xuống nền gác nhà huynh Đức Ý cái rầm may nếu là sàn gỗ chắc không có tiền đền cho huynh ducy rồi. Sau khi biểu diễn thần võ thì bắt đầu tiến lên nhận lá linh phù Thần Võ.
Sau đó thầy hướng dẫn niệm chú mình là múa thêm một bài quyền ngắn nữa nhưng có lực rất mạnh còn bạn Tâm Sư Học Đạo múa thái cực quyền rất đẹp như Trương Tam Phong vậy đó.
Sau đó mình được thầy đặt cho pháp danh là Pháp Chiếu. Mai mốt mình lên diễn đàn với Pháp Danh là Pháp Chiếu đó cũng là Hieuthaychua vậy đó.
thienduyen88  
#34 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
chúc các huynh tinh tấn nhé ^^
hieuthaychua  
#35 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Khi chúng ta nhận thức được trên thế gian này, nhân loại và các loài chúng sinh khác đều chịu quá nhiều đau khổ, việc tối thiểu mà ta có thể làm được khi còn sống là góp phần vào việc làm giảm bớt nỗi khổ đau ở chung quanh ta.
Có nhiều người phục vụ nhân loại bằng nhiều cách tuyệt vời. Họ đã và đang góp phần thiện nguyện cung cấp dịch vụ an sinh xã hội, trợ giúp người bệnh, người tàn tật, người nghèo đói, người già, người sắp chết và những người đang lâm cảnh khó khăn. Tất cả những bậc khai sáng tôn giáo đều dạy các tín đồ phải làm việc từ thiện.
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốt và giữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả - làm tốt thì được tốt và làm xấu thì bị xấu. Do đó, chúng ta luôn luôn cố gắng tu tập làm điều thiện lành, tránh các điều bất thiện như sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu hoặc dùng các chất say.
Chúng ta tu tập để đạt tới mức độ mình làm việc thiện là vì đó là việc thiện, chứ không phải vì sợ bị đọa xuống địa ngục hoặc vì muốn được ân thưởng về sau. Chúng ta làm tốt vì ta vui thích làm tốt, và tự nhiên ta có khuynh hướng làm tốt. Nói cách khác, chúng ta không còn biết làm gì hơn là làm thiện, làm tốt. Thiện và ta là một.
Đức Phật dạy hàng đệ tử phải có lòng từ thiện và quan tâm đến người khác. Khi dạy về lòng bố thí, Ngài nói bất cứ một nỗ lực nhỏ nào cũng quý. Ngay cả ném vụn bánh mì xuống nước để cho cá ăn cũng được Đức Phật khen ngợi.
Một lần nọ, khi vài Tỳ-khưu không chăm sóc một vị Tỳ-khưu đang bị bệnh kiết lỵ, Đức Phật đã tự tay tắm rửa cho vị Tỳ-khưu đó và khiển trách các vị kia, nói rằng: "Ai chăm sóc người bệnh, người ấy chăm sóc Như Lai" (Mahavagga VIII 26.1-8).
Đức Phật khuyến khích các bậc vua chúa nên cai trị xứ sở với lòng từ ái. Ngài khuyên họ nên diệt trừ nạn nghèo đói, vì đó là nguyên nhân sinh ra trộm cướp và các tội ác khác. Vốn là một người yêu chuộng hòa bình, Đức Phật đã từng đứng ra can gián khi hai bộ tộc có ý định gây chiến chỉ vì tranh giành một khúc sông.
Đức Phật hỏi: "Cái gì quan trọng hơn - nước sông hay máu người đổ xuống vì chiến tranh?".
Hai bộ tộc nhận ra sự phi lý của cuộc tranh chấp và quyết định rút quân, không đánh nhau nữa.
Một trong những vị vua nhân từ nhất, chịu ảnh hưởng giáo pháp của Đức Phật, là vua A Dục, trị vì Ấn độ vào thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, khoảng 200 năm sau khi Đức Phật nhập diệt. Nổi tiếng về lòng nhân đạo, vua A Dục còn có lòng rộng rãi từ tâm đến cả loài thú. Ngài gửi các y sĩ đến chữa bệnh cho cả người lẫn thú. Ngài xây nhà nghỉ cho khách lữ hành, và dưỡng đường cho người nghèo và người bệnh.
Mặc dù là một Phật tử thuần thành, vua A Dục cũng cho phép dân chúng được tin theo bất cứ đạo giáo nào và hỗ trợ sự sinh hoạt của mọi giáo phái. Vua A Dục xem vai trò của mình là một người lãnh đạo nhân từ, lúc nào cũng mong người dân được thịnh vượng và hạnh phúc.
Chúng ta cũng vậy, nếu chúng ta theo lời Phật dạy, ta sẽ có những hành động tương tự như vua A Dục để làm giảm thiểu sự đau khổ, mở rộng hòa bình và hạnh phúc. Chính Đức Phật là một tấm gương tốt đẹp nhất để chúng ta noi theo, vì Ngài đã dành trọn cuộc đời của mình để dạy cho mọi người thấy được con đường thoát khổ.
Ngài không những chỉ muốn làm giảm khổ mà Ngài còn chỉ dạy con đường đưa đến diệt khổ một cách rốt ráo. Sau khi chứng ngộ, Ngài dùng trọn 45 năm còn lại của đời mình để dạy chúng ta cách thức diệt khổ. Ngài dạy con đường tỉnh giác.
Đức Phật nhận ra rằng chỉ bằng cách tu tập thật rốt ráo thì người ta mới có thể diệt khổ. Mặc dù việc săn sóc người đau ốm, chữa lành bệnh tật, cung cấp thực phẩm và giúp đỡ vật chất cho người bần hàn là một phần của việc cứu khổ, nhưng đó chỉ là chữa những triệu chứng.
Đức Phật muốn tìm một sự chữa trị dứt hoàn toàn cơn bệnh khổ. Do đó, Ngài suy nghiệm toàn bộ vấn đề sinh và tử. Để giải quyết vấn đề ở tận gốc rễ của nó, Ngài thấy chúng ta cần phải hay đổi tâm thức một cách rốt ráo. Sự đau khổ chủ yếu là do nơi tâm. Khi một người bị đau đớn về thể xác, người đó thường phản ứng bằng sự buồn rầu, sợ hãi và chán nản. Nhưng Đức Phật nói nếu là một người biết hành thiền thì người đó có thể chịu đuợc cơn đau thể xác mà không bị đau về tinh thần. "Thân có đau, nhưng đừng để tâm đau theo", Ngài dạy như thế.
Nói cách khác, người ấy không phản ứng với cơn đau bằng sự buồn rầu, lo âu, chán nản, oán ghét, sân hận, v.v. Ngược lại, người ấy phản ứng với một tâm an định và bình thản. Người ấy vẫn vui vẻ và còn có thể an ủi khuyến khích những người khác nữa.
Vấn đề chủ yếu là do ở Tâm. Nếu chúng ta loại trừ được tham, sân, si ra khỏi tâm thức mình, chúng ta có thể hoàn toàn chế ngự và tiêu diệt được sự khổ não về tinh thần, như băn khoăn và lo lắng, sầu não và than van. Ta phải thừa nhận rằng đau đớn thể chất là điều không thể tránh khỏi khi ta còn hiện hữu với cái thân xác này. Tất cả chúng ta đều biết sự thật là không ai có thể thoát khỏi già lão, bệnh hoạn, tử vong. Nhưng Đức Phật nói một khi tâm chúng ta được thanh tịnh, không còn mọi bợn nhơ của tham, sân, si, thì cơn đau thể xác không còn làm ta sợ hãi nữa. Không gì lay chuyển ta được nữa. Không gì làm ta tức bực được nữa, dù đó là cơn đau đớn kịch liệt của những loại bệnh nan y.
Tâm ta có thể vẫn giữ điềm nhiên. Vì vậy, có lần ngài Anuruddha (A-nậu-lâu-đà), một vị đại đệ tử của Đức Phật, được hỏi là làm sao ngài có thể giữ sự an nhiên khi bị bệnh nặng, ngài trả lời rằng đó là vì ngài đã làm chủ được tâm của mình qua việc hành thiền giác niệm do Đức Phật dạy.
Ngoài ra, Đức Phật cũng dạy là nếu người nào đã đạt đến mức độ diệt được tham, sân, si, thì sẽ không còn phải tái sinh nữa. Khi người ấy chết, đó là kiếp cuối của bậc thánh A-la-hán. Người ấy đã đạt đến trạng thái Niết Bàn an lạc, vô sinh. Vì không còn tái sinh, người ấy không còn phải trải qua cảnh lão, bệnh, tử. Đức Phật nói, đó mới là diệt khổ.
Giảm thiểu phiền khổ
Trên con đường nỗ lực tinh tấn chấm dứt hoàn toàn sự khổ, chúng ta nên giúp cứu khổ bằng mọi cách trong khả năng của mình. Thế gian này không thiếu gì những cảnh khổ ải. Con người gánh chịu khổ não qua nhiều cách khác nhau.
Khi đọc tin tức trên báo chí, ta thấy cái khổ ở mọi nơi. Người ta cãi nhau, đánh nhau, giết nhau, cướp bóc, dối trá, lừa đảo, và gây khổ cho nhau bằng đủ mọi cách. Chúng ta làm khổ cho nhau, do sự mê muội của chúng ta. Ngoài ra, còn biết bao thiên tai, tai nạn, rủi ro, đói khát, bệnh tật. Và cảnh lão, bệnh, tử luôn luôn theo sát chúng ta từng bước.
Thực thế, thế gian này tràn đầy khổ ải. Tại sao chúng ta lại đổ thêm khổ ải vào đó? Tại sao chúng ta không chịu dấn thân, giúp làm giảm bớt khổ ải? Ngay cả nếu không làm được nhiều, chúng ta cũng có thể làm được chút ít. Mọi nỗ lực, dù lớn dù nhỏ, đều tốt cả. Như là có người đã nói: "Không có sự sai lầm nào lớn hơn sự sai lầm là mình không chịu làm gì cả bởi vì nghĩ rằng mình chỉ có thể làm được quá ít".
Mỗi chúng ta đều có thể làm được một chút ít gì đó, tùy theo hoàn cảnh và khả năng của mình. Trước hết, chúng ta có thể bắt đầu bằng cách ăn ở, cư xử tử tế hơn. Chúng ta có thể kiểm soát cơn giận của chúng ta. Mỗi khi giận dữ, chúng ta gây khổ não cho chính mình và người khác. Nhưng nếu chúng ta kiểm soát được sự giận dữ và nuôi dưỡng lòng bao dung và nhẫn nại, tình thương và từ tâm, chúng ta trở thành những người tử tế hơn, và điều đó sẽ giúp mang niềm vui và hạnh phúc đến cho người khác.
Nói cách khác, chúng ta bắt đầu bằng cách thanh tịnh tâm, trừ khử mầm mống bất thiện và tiêu cực của tham, sân, si. Dựa vào khả năng kiểm soát được các trạng thái bất thiện này, chúng ta phát triển tình thương và tâm từ. Chúng ta trở nên tử tế hơn trong quan hệ với những người chung quanh. Chúng ta nói chuyện một cách thương yêu và dịu dàng hơn, và tránh những lời cộc cằn lỗ mãng, châm biếm mỉa mai. Chúng ta trở nên quan tâm nhiều hơn về sự an vui của người khác.
Nếu chỉ biết lo cho chính quyền lợi của mình thì chúng ta sẽ không thể mở rộng lòng thương yêu. Muốn có tình thương yêu, chúng ta phải biết quan tâm đến người khác, chứ không phải chỉ riêng có bản thân mình. Vì vậy, chúng ta phải tự hỏi, mình có thương yêu đủ chưa? Mình có quan tâm đủ chưa? Nếu chưa, thì chúng ta chưa thể làm gì để giảm bớt sự khổ. Bởi chính từ tình thương yêu thật sự mà chúng ta mới có những hành động cụ thể.
Mỗi người chúng ta đóng góp theo cách riêng của mình, theo bất cứ cách thức nào mà mình biết. Chẳng hạn, chúng ta có thể đóng góp bằng cách chia sẻ kiến thức về Phật Pháp mà mình biết, cho dù sự hiểu biết của mình còn rất hạn chế. Ta có thể khuyến khích mọi người hành thiền và hướng dẫn họ chút ít trên đường tu học. Ta có thể kêu gọi mọi người thương yêu, quan tâm đến nhau hơn, tử tế và kiên nhẫn với nhau hơn, v.v.
Dĩ nhiên chúng ta không hoàn toàn, và có những lúc, chúng ta không làm tròn vai trò của mình. Có câu tục ngữ nói rất đúng, rằng: "Nói thì dễ, nhưng làm được lời mình nói thì rất khó". Vì vậy, ta cũng nên là người đầu tiên đứng ra nhìn nhận những nhược điểm của mình và chấp nhận sửa sai. Chúng ta thường có tác ý tốt và không có ý định hại ai. Nhưng do sự sơ hở, kiêu căng, thiếu hiểu biết, thiếu nhẫn nại, thiếu bao dung, v.v., chúng ta có thể làm khổ phiền người khác, cho dù chúng ta có ý định tốt.
Nhưng một người có tâm hồn cao thượng sẽ thông cảm và tha thứ cho ta. Khả năng tha thứ là một đức tính tuyệt vời, vì vậy mới có câu: "Lầm lỗi là người, tha thứ là thánh".
Bạn cứ sẵn sàng cống hiến, đóng góp, bố thí, và chỉ có bạn mới biết cách nào mình có thể đóng góp hay nhất, tốt nhất. Mỗi người chúng ta đều có sở trường, tài nghệ và năng khiếu khác nhau. Điều kiện và hoàn cảnh mỗi người một khác, cho nên chúng ta đóng góp theo cách thức riêng của mình, tùy theo điều kiện và căn duyên của mình.
Điều quan trọng là ta có cố gắng, ta làm theo khả năng của mình. Bất cứ một đóng góp nhỏ nhặt nào cũng tốt, và sau một thời gian thì ta sẽ nhận ra rằng mình đã làm được khá nhiều việc. Và đó là dịp để ta hoan hỉ. Dĩ nhiên điều đó không có nghĩa là ta nên ngừng nghỉ trên sự hoan hỉ đó. Còn rất nhiều việc phải làm, cho nên ta phải tiếp tục nỗ lực, tiếp tục tinh tấn thêm.
Thương yêu là thông cảm
Muốn chết lành, chúng ta phải sống tốt. Nếu đã sống tốt thì chúng ta có thể chết lành, không hối tiếc. Chúng ta ra đi bình an, hài lòng rằng mình đã làm tất cả những gì mình có thể làm được, rằng trong đời mình đã chia sẻ sự cảm thông và hạnh phúc, rằng mình đã sống theo những nguyên tắc của mình dựa trên tình yêu thương của tâm từ.
Thương yêu là thông cảm. Tình thương yêu không phán xét hay lên án. Tình thương yêu lắng nghe và thông hiểu. Tình thương yêu quan tâm và có thiện cảm. Tình thương yêu chấp nhận và tha thứ. Tình thương yêu không có ranh giới. Tình thương yêu không phân biệt, không nói: Tôi theo Nam tông, anh theo Bắc tông hoặc Mật tông. Tình thương yêu không nói: Tôi theo Phật giáo còn anh theo Thiên chúa giáo, Hồi giáo, hoặc Ấn độ giáo. Hoặc tôi là người Hoa, chị là người Mã lai, ông kia là người Ấn, bà nọ là người Âu. Hoặc tôi là người Đông phương, còn anh là người Tây phương; hoặc tôi là người Mã lai, anh là người Nhật, chị là người Mỹ, người Miến, người Thái, v.v.
Tình thương yêu vượt qua mọi rào cản. Tình thương yêu thấy và cảm nhận được chúng ta đều cùng một giống, đó là nhân loại. Nước mắt chúng ta đều như nhau, chúng đều mặn, và máu chúng ta đều đỏ. Khi đã có tình thương yêu và từ tâm, chúng ta có thể thông cảm với người khác. Chúng ta thấy rằng mình cùng đi trên một con thuyền trong cơn sóng gió biển cả cuộc đời. Chúng ta là bạn khổ đồng hành trong biển trầm luân, cái vòng sinh tử luân hồi trong cõi Ta-bà. Chúng ta là anh chị em lẫn nhau qua nhiều đời, nhiều kiếp.
Một khi chúng ta đã thấy và cảm nhận điều này, mọi rào cản về chủng tộc, tôn giáo, văn hóa, phong tục tập quán, v.v. sẽ sụp đổ. Chúng ta mở rộng cánh tay với trái tim yêu thương thuần tịnh. Chúng ta hiểu và cảm nhận được cái khổ của người khác. Tâm từ bao trùm thân ta. Trong lời nói hoặc hành động của chúng ta, người khác cảm nhận được tình thương yêu và tâm từ này. Nó làm an dịu và chữa lành khổ ải của mọi người. Nó góp phần vào nền hòa bình và sự cảm thông trên thế giới.
Chuyện con bọ cạp
Tình thương yêu đi đôi với tâm từ. Khi có được một trái tim thương yêu, tâm từ sẽ nổi lên dễ dàng trong ta. Mỗi lần thấy một người chịu khổ, ta tự cảm thấy mình cần phải làm điều gì đó để giúp giảm sự khổ cho người ấy. Tâm từ tạo ra một đức tính muốn loại trừ hết mọi sự khổ. Chúng ta có thể nhận ra ngay điều đó, khi ta có hành động tức thời để chấm dứt hoặc giảm bớt nỗi khổ của một người nào.
Câu chuyện sau đây sẽ giúp hiểu rõ hơn: Một người nọ thấy con bọ cạp sắp chết đuối trong một vũng nước. Tự nhiên muốn cứu giúp nó, ông ta nhanh nhẹn đưa tay ra vớt con bọ cạp khỏi vũng nước, đặt nó xuống chỗ khô ráo. Con bọ cạp liền chích ông ta. Vì muốn qua đường, nó đi tiếp và lại lọt vào vũng nước. Thấy nó sắp chết đuối, người đàn ông vớt nó lên lần thứ hai và lại bị nó chích nữa.
Một người khác bên đường thấy vậy bèn nói: "Tại sao ông dại quá vậy? Bây giờ ông bị chích chẳng những một lần mà đến hai lần! Thật là điên rồ khi phải cứu vớt một con bọ cạp!"
Người đàn ông trả lời: "Thưa ông, tôi không thể không làm được. Ông thấy không, bản tính của con bọ cạp là chích. Còn bản tính của tôi là cứu. Tôi không thể làm gì khác hơn là cứu con bọ cạp."
Người đàn ông nọ có lẽ nên dùng trí khôn và lấy một que cây để vớt con bọ cạp. Nhưng có thể ông ta nghĩ rằng mình có thể vớt nó bằng tay với một cách nào đó để khỏi bị chích. Hoặc ông ta có thể nghĩ rằng một con bọ cạp trong cơn hoạn nạn như vậy sẽ không chích mình.
Trong bất cứ trường hợp nào, bài học của câu chuyện này là phản ứng tức thời của người đàn ông muốn cứu một sinh mạng khác, dù đó chỉ là một loại côn trùng. Nó cũng cho thấy người này có tâm từ cao quý đến độ cho dù mình chỉ nhận sự vô ơn của người mình giúp, điều đó cũng không sao. Đức tính của ông ta là lòng giúp đỡ, và nếu phải giúp nữa thì ông cũng làm. Ông ta không biết ghi giữ trong lòng một sự cay đắng thù hận nào.
Do đó, lòng từ ái là ngôn ngữ của con tim. Khi có được tình thương yêu và lòng từ ái thúc đẩy, chúng ta sẵn sàng giúp đỡ người khác, bất kể màu da, tôn giáo, quốc tịch. Khi đã có từ tâm thì việc xác định màu da, tín ngưỡng v.v. trở thành thứ yếu, không còn quan trọng nữa.
Nếu cố gắng nuôi dưỡng loại tình thương yêu và từ tâm như vậy, khi đến lúc chết, chúng ta sẽ ra đi một cách bình an, thanh thản. Ngay cả nếu chưa thành công một trăm phần trăm trong nỗ lực thương yêu toàn hảo, chúng ta vẫn có thể vui sướng và hài lòng là mình đã cố gắng hết sức. Và chắc chắn là chúng ta đã thành công trong một mức độ nào đó.
Ngũ giới
Nếu chúng ta đã cố gắng nuôi dưỡng loại tình thương yêu như vậy, thì việc giữ năm giới sẽ không phải là quá khó. Khi giữ trọn vẹn năm giới này - không sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu hoặc dùng các chất say - ta mang hạnh phúc và sự an toàn đến người khác. Bằng cách nào? Là vì không ai phải lo sợ về chúng ta. Họ không phải sợ hãi, e ngại; trái lại, họ cảm thấy rất an toàn và thoải mái khi gần gũi chúng ta. Họ cảm thấy an tâm là chúng ta không làm hại họ, cướp của, hoặc lừa dối họ. Chúng ta không dan díu với vợ hay chồng của họ. Chúng ta không nói dối với họ.
Hơn nữa, nếu chúng ta không uống rượu, họ không phải lo lắng về chuyện con cái họ có thể bắt chước thói uống rượu của chúng ta. Họ cảm thấy có thể tin tưởng chúng ta vì chúng ta không uống rượu say sưa. Chúng ta sùng đạo và thực hành con đường thiện lành, ngay thẳng. Chúng ta là những người vô hại. Người nào còn ham muốn thú vui với cảm giác mạnh có thể nghĩ rằng chúng ta có một cuộc đời nhàm chán, và chúng ta là người điên rồ, ngu dại. Nhưng điều đó không quan trọng. Chúng ta vui vẻ chấp nhận con người của mình. Và người nào có sự hiểu biết minh triết sẽ ngợi khen chúng ta.
Vậy thì việc chúng ta giữ năm giới là điều tốt. Hơn nữa, ta còn thực hành lòng bố thí rộng rãi và tử tế. Ta quan tâm và chia sẻ những gì chúng ta có thể cung hiến. Ta cố gắng tăng trưởng sự giác niệm mà Đức Phật đã dạy, tinh tấn sống một cuộc đời trong tỉnh giác. Ta hành thiền để hiểu rõ hơn về bản chất của sự hiện hữu, về những đặc tính vô thường, khổ và vô ngã của đời sống. Cho nên, khi đã làm hết mọi việc đó - trong đạo Phật gọi là bố thí, trì giới, tham thiền, khi đã sống một cuộc đời tốt đẹp, ta còn gì để sợ khi chết? Ta còn gì để ân hận?
***
Chính vì vậy, muốn có một cái chết tốt thì phải có một cuộc sống tốt. Và khi đã sống đẹp, ta có thể chết đẹp. Ta ra đi bình an, hài lòng rằng mình đã làm tất cả những gì mình có thể làm được. Chúng ta có thể còn phạm vài lỗi lầm trong cuộc sống. Nhưng có mấy ai sống mà không phạm lỗi lầm? Là phàm nhân chưa giác ngộ, ta có thể đã làm một số việc sai quấy. Điều đó dễ hiểu, vì không ai hoàn toàn cả.
Nhưng điều quan trọng là một khi nhận ra những sai lầm đó, ta bắt đầu vun trồng tình thương yêu và từ tâm, bắt đầu gìn giữ giới hạnh và thanh lọc tâm thức của mình. Ta vui sướng vì mình còn có đủ thì giờ và cơ duyên để chuyển sang con đường đúng đắn của Chánh Pháp, đưa đến giải thoát tối hậu.
Như người ta thường nói: "Thà trễ còn hơn không". Chúng ta có thể đến nơi đó có phần chậm trễ hơn nhiều người khác, nhưng ít ra, ta vẫn có thể tiến đến đó được.
Bình Anson trích dịch
hieuthaychua  
#36 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
"Thông thường khi có sự tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra, chúng ta hay có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác. Theo thầy Thích Trí Siêu trong Dòng đời vô tận thì có ba trường hợp sau đây: 1. Người chưa biết đạo thì luôn cho mình đúng và người kia lỗi trăm phần trăm. 2. Người bắt đầu học đạo, biết tu thì thấy cả hai bên đều có lỗi, năm mươi-năm mươi. 3. Người hiểu đạo thì thấy mình lỗi một trăm phần trăm."
Nam mô a di đà Phật!
Con xin thành tâm sám hối!
hieuthaychua  
#37 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Bệnh nặng nhất của chúng sinh là chấp ngã và ngã kiến. Ai cũng cho mình là phải, đúng. Nhờ hiểu Tánh không nên chúng ta biết cái đúng của mình chỉ là tương đối, ở khía cạnh nào đó, chứ không tuyệt đối. Từ đó chúng ta bớt cố chấp và mở lòng đón nghe cái đúng của người khác.
Nam mô a di đà Phật!
Con xin thành tâm sám hối!
hieuthaychua  
#38 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
"Thực tế cho thấy, chính đức Phật cũng được gọi là bậc “Tỉnh Thức”, vì Ngài đã thức dậy từ giấc ngủ của “vô minh”. Điều này nói lên rằng, Tánh không là giáo lý mà chỉ có bậc thượng căn, thượng trí mới có thể thực hành để chuyền hóa tâm thức và hành xử trong cuộc sống một cách có hiệu quả khi gặp chướng duyên. Nhờ đó, hành giả có tầm nhìn xa hơn, khoáng đạt hơn và càng tự tin hơn, vì nhận biết được tất cả vạn pháp là không, là giả hợp, khi nhân duyên hợp thì sanh, khi nhân duyên tan thì diệt, rốt cùng đều trở về Tánh không."
Nam mô a di đà Phật
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (31)
2 Trang<12
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.