Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
PHẨM 43
Chánh văn:
Chân Bất Lập, Vong Bổn Không, Hữu Vô Cấu Khiển Bất Không Không. Nhị Thập Không Môn Nguyên Bất Trước, Nhất Tánh Như Lai Thể Tự Đồng.
Dịch:
Chân Chẳng Lập, Vong Vốn Không, Có Không Đến Bặt Chẳng Không Không. Hai Chục Cửa Không Nguyên Chẳng Dính, Một Tánh Như Lai Thể Tự Đồng.
Ở đây sư nói đến chân và vọng. Ngài bảo rằng không có vọng chân gì. Vọng chân là do tâm sinh ra mà thôi. Tâm sinh các pháp đều sinh, tâm diệt các pháp đều diệt. Bản chân tâm nó hằng có, không cần phải bỏ vọng mới thấy chân. Khi khởi tâm bỏ tức ngay nơi đó tâm đã sinh rồi, tự ngay nơi đó tâm ta đã đem cái chân thành vọng, không cần phải sinh một pháp nào trong đó cả. Khi tâm ta khởi bỏ cũng tức ngay đó tâm ta đã sinh. Ngay nơi đây chúng ta hãy tự tỉnh giác quán soi nó. Bản chất của tâm vọng nó không có thật thể của nó, nó do nhiều duyên biến hiện giả hợp lên, nó như cái bóng nếu tâm ta không khởi thì không có nó. Nếu tâm không khởi thì đâu cần phải bỏ cái gì trong đó. Cho đến cái không cũng không có nữa, vắng lặng không chỗ tâm bám víu vào để sinh. Ngay đây rất nhận nại mỉm cười, đứng có chỗ nơi đây...
Chân Chẳng Lập Vong Vốn Không Có Không Đều Bặt Chẳng Không Không,
Tiếp đến Ngài nói đến 20 cửa không.
Hai Chục Cửa Không Nguyên Chẳng Dính, Một Tánh Như Lai Thể Tự Đồng.
Hai chục cửa không này nó đều nằm trên lý duyên hợp cả - căn, trần, thức do 3 cái này duyên hợp với nhau tạo thành. Dừng 3 cái này lại thì tất cả đều thể không, nhưng luôn cả cái không, cái dừng đó cũng đều vắng bặt, thì 20 cái không kia đã đồng thể như lai tạng.
Ở bài viết này cũng mượn văn tự ngữ ngôn để thể hiện lên 20 cái không.
1. Nội không: Nội không này do 6 căn không có thực thể của nó, nó cũng do sự huân tập tàng chứa lại rồi khi căn ấy những hình ảnh những pháp tàng ấy duyên lại với trần cảnh thành ra có, nhưng thật thể là sự duyên hợp giả có cho nên gọi là không. 6 cửa; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp như 6 con khỉ, 6 con khỉ này kêu khọt, khọt, khọt...con khỉ trong không kêu thì tự nhiên dừng, biết duyên hợp giả tướng là đủ, không cần phải đoạn diệt có không nơi đó. 2. Ngoại không: Là cái không ở bên ngoài 6 trần, 6 trần này cũng là duyên hợp cả. Không có tự tánh nhất định cũng là không, căn không động đối với 6 trần thì cái không bên ngoài thể hiện. 3. Nội ngoại không: Ở đây chúng ta nhìn lại, tỉnh giác một lần nữa để thấy sự giả hợp của lục trần, lục căn. Khi thấy 6 trần bên ngoài giả hợp không có thực thể tức không. Bên trong cũng do tàng chứa những duyên, những pháp không thật thể cũng do giả hợp thì 2 cái ngoài và trong đều không nơi đây. 4. Không không: Khi 6 trần là không, căn là không, 6 thức ngưng phân biệt, vì sự phân biệt ấy cũng là trên nền tảng duyên hợp huân tập lẫn nhau cả. Cho nên ngay đây người hành giả cũng đừng đắn đo đến những cái không đó, không cần phải biết không nơi đây để không cũng không. 5. Đại không: Đại là lớn, cái không lớn mà cái không nào là lớn. Khi nói đến đại lớn hay hoặc nhỏ nó đều nằm ở sắc không. Cho nên đại không tức là không gian; Đông, Tây, Nam, Bắc, 10 phương đều không. Người hành giả tu hành cũng phải biết cái không đó cũng là không thực thể, nó được hình thành lớn nhỏ, cũng do dự huân tập ý niệm trong tâm thức chúng ta. Khi tâm chúng ta đã khởi niệm phân biệt có, không, lớn, nhỏ thì ngay nơi đó thế giới, sự giới hạn sẽ hình thành, hình thành ý niệm ta, rồi người, nước này, quốc độ nọ, đông, tây, nam, bắc, tây nam, đông nam...trên dưới. Khi con người đã tự vọng niệm phân biệt kia rồi, thì bị trói buộc trong giới hạn. Khi chúng ta tỉnh giác nhìn thấy nó rồi, quốc độ, sông, núi, con người, tất cả đều duyên hợp cả, thì sẽ thành cái đại không. Mà khi đã thành ý niệm đại không của không gian kia rồi, thì cái không ấy cũng là sự duyên hợp giả cả, không tướng. 6. Thắng nghĩa không: Thường khi tu hành trên lý, thấy tất cả là duyên hợp giả có không, rồi bỏ luôn cả cái không đó, nhưng tâm ta hay tưởng đến cái niết bàn chân lý thắng nghĩa không kia. Trong cái không đó, vọng thành đối đãi chấp vàp đó cho là Niết bàn hay là chân lý cứu cảnh. Mặc dù nó thể hiện như vậy, nhưng cũng nằm trên sự đối đãi vi tế trong tâm ta, hãy thản nhiên đừng chấp dính vào đó nữa. 7. Hữu vi không: Tất cả những pháp trên chúng ta đều thấy nó là duyên hợp không rồi, thì tất cả pháp có động niệm, hay bình thường, không hình tướng, dục, sắc, vô sắc cũng đều không dính chấp vào đó. 8. Vô vi không: Pháp vô vi từ hữu vi mà hình thành, cho nên hữu vi không thì vô vi cũng không , tất cả đều theo hệ Bát nhã cả. 9. Tất cánh không: Cái không cao tột, cứu cánh của không, nếu còn một chút gì phân biệt vi tế, thì cũng đều mắc kẹt nơi đây. Vì tất cả đều không hết, để cuối cùng chấp cái không tột bậc, nếu có tột bậc thì có thấp có đối đãi, cũng nằm trong ý tưởng, cũng không dính vào nơi đây. 10. Vô tế không: Cái không này vượt tất cả thời gian, không gian, ý niệm cũng đều cho là không cả. Vì còn một chút đối đãi là đều không được. Trong cái không vô tế đó cũng không dính vào cái không này. Khi hành thiền sẽ thấy nó, nó sâu thẳm nhưng cũng còn có ý niệm, mà hệ Bát nhã là sạch hết, đến không còn Bát nhã nữa. 11. Tán không: Các pháp duyên hợp rồi tán ra chia chẽ ra, duyên hợp theo từng ý niệm, từng pháp. Nên khi tu cũng không bám vào một pháp, một ý niệm nào cả. Vì tất cả sẽ phân tán, không thể nắm bắt giữ được. 12. Vô biến dị không: Khi nhìn thấy các pháp là biến đổi, rồi chấp có cái không biến đổi. Nhưng khi có ý niệm đó tất duyên theo đó. Nếu đã duyên thì còn đối đãi, sự thật không có cái gì biến đổi, và biến đổi cả 2 cái đó đều không dính vào. 13. Bản tánh không: Khi tu có nhiều hành giả chấp vào sự vật của nó có bản tánh, ý niệm có bản tánh. Nhưng thực tế không có gì là nhất định cả. Vì nếu nứoc lửa có bản tánh nòng và lạnh ướt, nhưng với một người đi vào thiền định tu học, thì nước kia không nhấn chìm được, lửa kia không đốt cháy được. Vì không có họ và ý niệm cũng không, thì đối với những hành giả như vậy thì bản tánh của nước lửa đều khong. 14. Tự tướng không: Tự tướng tức là tướng có riêng từng pháp ý niệm riêng. Như tạm lập ra tự tướng thanh tịnh, chỉ giả lập thôi chứ tướng nào thanh tịnh. Đã có tướng có ý niệm, thì không có thanh tịnh, hãy nhẹ nhàng ngay đây xả luôn tự tướng không. 15. Cộng tướng không: Cộng tướng duyên hợp tất cả là có nhiều tướng cộng lại để hình thành, như nhà cửa, cái bàn con người...Nhưng khi bỏ, phân ra từng tướng, thì không có cái tướng nhà, con người, cái bàn ở đó...Cho nên cộng tướng cũng không dính vào. 16. Nhất thiết pháp không: Vạn pháp đều duyên hợp, cho nên gọi là không, do nhân duyên, duyên hợp mà hình thành. Cho nên không thực thể của nó, cho nên nó không, mà không có cái biết đó nữa 17. Bất khả đắc không: Không còn một ý niệm, sự rung động gợn lên của tâm, về cái không đắc ấy.
18. Vô tánh không: Khi nhìn thấy các pháp là duyên hợp giả có không, rồi thì ngay nơi đó cũng không chấp cái ý niệm không đó. Nếu dính vào ý niệm không đó thì cái không tánh đó liền biến thành tánh ngay. Ngay đây thuộc về tưởng. Ngay nơi đây biết như trên liền có thể hiện Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, lấy thần chú này để dần dần nhoá đi tưởng biết tự thể nhập. 19. Tự tánh không: Khi chúng ta buông tất cả pháp để về với tự tánh. Ngay nơi đó thấy tự tánh, biết đó là tự tánh thì không phải tự tánh, tinh thần của Bát nhã là xả bỏ tất cả sạch sẽ. Nhưng ở những pháp tu chúng ta vừa nhìn thấy qua bài viết trên làm sao để quét sạch. Đó mới là việc lớn. Ngay đây rất khó, ở pháp tu Mật chú Chuẩn đề, khi thể hiện đến ngay Bát nhã, nhưng không thể dùng pháp nào, mà cũng không thể không dùng pháp nào để vào, tất cả đều là ý niệm tàng trong tâm ta. Ngay đây người tu mật chú Chuẩn Đề dùng bài ca. Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, như đứa trẻ thơ hồn nhiên hát trong an lạc. Để cuối cùng đứa bé đó thảnh thơi trong vô thức ngủ, miệng nở nụ cười. 20. Vô tánh tự tánh không: Nhưng trong vô thức nụ cười đó, đứa trẻ ngay nơi đó không có mình nơi đó, không có ý niệm. Thì tự tánh vô tánh cũng không ý nghĩa gì, nhưng thật lạ đứa trẻ đó vẫn nụ cười an lạc.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm Bát Nhã Ba La Mật Đa Thời, Chiếu Kiến Ngũ Uẩn Giai Không ...
PHẨM 44
Chánh văn:
Tâm Thị Căn, Pháp Thị Trần, Lưỡng Chủng Do Như Cảnh Thương Ngân. Ngân Cấu Tân Trừ Quang Thỉ Hiện Tâm Pháp Song Vong Tánh Tức Chân
Dịch:
Tâm Là Căn, Pháp Ấy Trần Cả Hai Như Vết Đóng Trên Gương. Vết Nhưo Trừ Sạch Ánh Sáng Hiện Tâm Pháp Cùng Quên Tánh Tức Chân.
Ở đây sư Huyền Giác nói tâm là căn, pháp là trần. Mà tâm là sao? Đức Lục tổ Hụê Năng định nghĩa tâm: “ Có cả thảy sự vật là tâm, ly cả thảy sự việc là tánh”. Có cả thảy sự vật là vì mượn nói cái tâm hay sinh ra cả thảy pháp, pháp nào, niệm nào cũng từ tâm ấy sinh. Mà pháp nào là trần là tất cả sự duyên, ý niệm, sự vật. Tâm ấy sinh ra là do sự vật pháp, cho nên Ngài gọi là pháp trần. Khi ta đã tỉnh giác nhìn thấy như vậy rồi thì hãy quán soi từng sự vật, pháp, ý niệm. Tất cả chúng cũng chỉ là duyên hợp mà có thôi. Do nhiều thứ hợp thành một huyễn tướng, nó không có thật thể, cho nên gọi là không. Từ các tướng chúng là duyên hợp, cho nên cũng chỉ là pháp tạm bợ không thật có, do những sự vọng tưởng không thật mà thành hình, nên ngài Huyền Giác gọi là :
Cả Hai Như Vết Đóng Trên Gương Vết Nhơ Trừ Sạch Ánh Sáng Hiện, Tâm Pháp Cùng Quên Tánh Tức Chân.
Do sự duyên hợp vọng tưởng giả có nên cũng là những vết nhơ trên gương, Ngài vì cái tánh thanh tịnh của mình như thể của gương. Mà thể của gương thì không phải những hình ảnh dài, ngắn, đen, đỏ...trên gương mà cũng không phải là cái gương. Nó không hình tướng gì cả, nhưng nó chuyên chở ở trên những hình ảnh vạn pháp, ý niệm trên gương. Từ đó nếu làm mất tất những hình ảnh trên gương, thì thể của gương sẽ sáng ra. Cái tâm tánh của con người cũng vậy, cái hình ảnh, ý niệm, vạn pháp thấy có đến đi, có người có ta là do sự phân biệt vọng niệm. Chứ thật thể ý niệm, bản thể vi diệu sáng toả, thì không một vật dính trên đó. Mặc dù không hình tướng, nhưng nó che chở chuyên chở vạn vật, vạn pháp. Cũng như hư không rộng lớn trên. Vạn sự vạn vật ý niệm rất nhiều vô số kể, nhưng đâu có che bít được hư không. Nó không có hình tướng, nhưng khi mỗi niệm lặng mất, thì hư không hiển bày. Rồi bỏ hư không kia ra nữa, thì lý hư không hiển bày. Bỏ luôn lý hư không đó nữa, bỏ luôn cái tánh bỏ đó nữa, thì ai ở đó để bỏ và nhận hư không kia.
Hiểu như vậy để bỏ nhoà cái hiểu biết đó. Hãy an lạc Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.
Liệu hạt sương có cảm thấy hay kinh nghiệm sự sống động nào đó bên trong không, khi lần đầu tiên nó tan vào trong đại Dương?
PHẨM 45
Chánh văn:
Ta Mạt Pháp, Ác Thời Thế Chúng Sinh Phước Bạc Nan Điều Chế Khứ Thánh Viễn Hề Tà Kiến Thâm Ma Cường Pháp Nhược Đa Oán Hại, Văn Kiến Như Lai Đốn Giáo Môn, Hận Bất Diệt Trừ Như Ngoã Toái.
Dịch:
Ôi! Mạt Pháp, Đời Ác Trược, Chúng Sinh Phước Mỏng Khó Điều Phục. Các Thánh Xa Chứ Tà Kiến Sâu, Ma Mạnh Pháp Yếu Nhiều Thù Ghét, Nghe Môn Đốn Giáo Của Như Lai, Hận Chẳng Diệt Tan Như Ngói Nát.
Bài này đức Huyền Giác nói lên thời nay người tu hành phước mỏng, sống theo tình thức nhiều, nhiều ngã chấp, pháp chấp. Mỗi người, mỗi nơi ai cũng cho mình la hay là giỏi, tranh chấp nhau đủ điều, suy toán đủ điều tâm luôn vọng động. Nếu ngay nơi tâm mình còn hơn thua, thì đâu phải là chánh pháp trong đó.
Ngay bài này, cũng mong rằng, những người tu phật chúng ta, hãy cùng tỉnh giác lại, để quay trở lại với tự tánh thanh tịnh của mình. Tự tánh đó không bao giờ mất cũng chưa từng có, cho nên nó không có mạt pháp bao giờ. Mạt pháp hay suy đồi phật pháp là do chúng ta chạy theo bên ngoài sự vọng tưởng, cứ mãi chạy theo hư danh, giả tướng. Hôm nay cho rằng mình là đấng này, ông kia...Họ quên rằng, khi có tướng danh nó sẽ hoại đi, nó không có thường trụ chân thật được. Bời vì danh tướng kia cũng do nhiều người đặt để cấu tạo nên từ hình danh sắc tướng rồi cùng đặt cho nó là này kia. Nó chỉ là giả hợp không thật thể. Nhưng ở ngay đây chúng ta cho nó là thật thể, dùng mọi điều, mọi mưu lược vọng tưởng để xây dựng nó, có được nó rồi cũng trong chốc lát, cũng biến mất để tiếp tục nhường chỗ cho sự vọng tưởng trùng trùng duyên khởi lên nhau. Bỗng chốc đi ta đã già, bệnh rồi chết. Cái chết trong đau đớn, điên loạn đó là cái quả do chúng ta tạo. Còn mạnh còn sáng suốt gieo cái nhân, gây những thọ cảm xúc đủ mọi khía cạnh. Khi gần chết tứ đại phân tranh cũng những thọ cảm xúc tưởng kia trở lại hoành hành thân ta. Ngày xưa đạt thành có vui có thọ cảm, khi mất cũng có thọ cảm. Những tướng thọ cảm đó chúng cũng không khác , nhưng do sự phân biệt giả định của chúng ta mà ra, thành ra khổ; sắc, thọ, tưởng, hành, thức ngũ uẩn xí thạnh khổ.Mỗi cái đó nó cứ tăng lên nhiều, cứ đòi hỏi mãi, mà cứ đáp ứng chạy theo nó mãi thì biết đời nào mới tự do, tự tại.
Ngay đời này chúng ta thường tu trên hình danh sắc tướng, nghe nhiều người thầy giảng dạy, khi nghe người này dạy tâm tự vọng, tưởng tượng lên cái đó là lý không, lý tánh chớ thật tế chúng ta chưa có tỉnh giác tự tu để tỉnh ngộ cái đó. Tự tánh thanh tịnh đã có sẵn đừng lấy cái này bỏ cái kia. Những tri thức trong đầu chúng ta đều là hình danh sắc tướng cả. Nhưng mỗi mỗi niệm loé lên thường được cái biết đó nó chuyên chở. Ta cũng như hư không có sẵn, vạn vật cứ biến chuyển. Vạn vật biến chuyển, nhưng tánh hư không ấy vẫn hằng có.
Ở đây lý luận này rất nhiều người nói, nhiều người hiểu. Ở đây ngay bài này chúng ta nói có cái thực tế của tánh không đó. Có nghĩa là. Khi thấy biết rõ nó rồi, cái biết rõ đó ở đâu cũng có cả, ở niệm đau khổ cũng có, ở niệm sung sướng an lạc cũng có nó đều đồng. Nó không có sở một thời gian nào, không gian nào cả. Vì chỗ nào cũng có cái đó, thì không bị ngăn ngại.
Chúng ta thấy như vậy rồi, biết lý nó như vậy, nhưng rất khhó hoà tan nó. Nhiều khi do sự tưởng cảm lý đó mà hiện thành ý niệm chứng có trong tâm ta. Tự thấy cảm chứng được nó. Nếu chúng ta cảm chứng nó như vậy, thì chỉ là cái bóng lý tánh đó thôi. Ngay đây đừng suy tính già cả - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm
Cư Sĩ Thanh Hùng Pháp Hiệu Chánh TríSửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 03:04:25(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |