Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
lanh tranh  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Nhân bài cầu siêu cho các chiến sĩ tử trận của Mật Trí, Lanh tranh xin được chúc mừng Mật Trí đã hoàn thành một tâm nguyện, một pháp sự cho gia đình với nhiều sự thị hiện siêu hình minh chứng. Sau là, Lanh tranh tôi xin bày tỏ một số suy nghĩ quanh pháp đàn này.

Từ một người như bao người khác khi chưa biết đến Phật pháp nói chung, cụ thể hơn là Mật chú Chuẩn đề, Mật Trí như từng nói là hay đi coi bói, xem thầy (tham cầu cho cá nhân và lệ thuộc vào người khác) để rồi đang dần ngày một tự tin vững bước đi trên đôi chân của chính mình dưới ánh sáng soi đường của Đức bổn tôn Chuẩn đề. Bằng sự tinh tấn trong tu học, quán chiếu trong từng phút giây, ngày ngày thực hành âm thầm Bát nhã tâm kinh ba la mật, không chỉ có một Mật Trí mà đang có rất nhiều đạo hữu khác đang tìm thấy sự hạnh phúc, an lạc. Họ là ai? Tôi biết, đó là bạn, là tôi, không xuất hiện ồn ào nhưng hàng ngày vẫn dõi theo Tâm mật, vẫn chờ đón sự hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm thực chứng từ sư huynh Thanh Hùng để học hỏi. Học sao cho ta dần vứt bỏ đi những ngã chấp, tham sân si, những ảo tưởng hay định kiến về chính mình và mọi vật xung quanh. Việc học đó quả thật không đơn giản chút nào khi mà chúng ta còn đang rất nhiều thứ ràng buộc xung quanh dễ khiến ta quên hoặc xao nhãng. Nhưng tôi tin rằng, khi chúng ta đã có 1 phương pháp đơn giản, gần gũi, dễ áp dụng cho cuộc sống hàng ngày mà sư huynh TH đã hướng dẫn thì bạn và tôi sẽ dần dần gột rửa đi lớp bụi vô minh đang che lấp viên ngọc trong mỗi chúng ta. Quá trình nhanh hay chậm đó sẽ tùy thuộc vào sự tinh tấn, nhẫn nhục trong tu học của mỗi người.

Bạn thấy đó, một minh chứng rất sống động cho quá trình tu học trên, Mật Trí với một hạnh nguyện đầy đủ bi, trí, dũng của nhà Phật đã tự đứng lên làm đàn pháp trước là cho người thân, gia đình sau là những chúng sinh cùng khổ khác được siêu thăng tịnh độ. Để làm được pháp đàn thành công, đòi hỏi người chủ lễ phải có một công đức tu tập tích lũy hàng ngày, giữ gìn giới hạnh trước khi tác pháp cộng với tâm thanh tịnh, không dính dáng tới tham lợi thì sẽ nhận được sự gia hộ rất lớn của Chư vị hộ pháp.

Nhân tiện xin liên hệ đến một trào lưu mới gần đây là có một số thầy pháp đang mượn danh nghĩa Phật pháp để làm cầu siêu kiếm tiền. Trong 1 xã hội đang quay cuồng với đồng tiền, sự giả dối đan xen với sự u mê, ham cầu danh lợi thì đó là cơ hội béo bở cho những vị thầy pháp kia tung hoành. Đánh vào sự tín ngưỡng cúng bái cộng với những ngây thơ, ảo tưởng của mọi người, thầy pháp kia đang lợi dụng chúng ta để mưu cầu cho mục đích cá nhân của mình, không gì khác ngoài danh tiếng và tư lợi cá nhân. Bạn hãy thử hỏi xem, những vị thầy pháp đó công đức tu tập, tích lũy hàng ngày được bao nhiêu mà đem đi xài hết đám này đến đám khác để làm pháp, cầu siêu cho người ta, đó còn chưa kể đến sự giữ giới thanh tịnh. Một đặc điểm rất dễ nhận thấy ở những thầy pháp này, đó là khi người ta tu tập chưa chứng trải gì nhiều (tu thì ít, lăng nhăng lít nhít thì nhiều) thì lẽ dĩ nhiên họ sẽ phải mượn sự giảo hoạt khua môi múa mép của mình để che lấp đi những điểm yếu cá nhân và lợi dụng lòng tin, sự không hiểu biết của người khác để lôi kéo, hành sự. Một người tu đích thực sẽ không bao giờ có khả năng lôi kéo người khác bằng những mỹ từ sáo rỗng mà thay vào đó là sự khiêm tốn, thận trọng trong từng lời ăn tiếng nói và hành động của mình. Một pháp đàn thực sự không vì tư lợi cá nhân thì sẽ có những ấn chứng siêu hình để minh chứng cho những người xung quanh được biết (như của Mật Trí) chứ không thể xong pháp đàn rồi tất cả đứng lên ra về, cả chủ lễ lẫn người tham gia không biết có thành công hay không và cứ thế tự huyễn hoặc nhau hoặc lại gọi hồn nhập xác để xác minh. Nhà Phật đâu có làm thế, nếu thành công sẽ có người tai nghe thấy tiếng chuông, mõ, mắt thấy linh ảnh của Chư Phật, Bồ Tát, v.v... Còn mượn hồn ông nọ bà kia nhập xác để xác minh thì đâu có khách quan, liệu có ai đủ năng lực thấy hồn kia là thánh, cô hay chỉ là một vong linh vất vưởng/âm binh của thầy và những việc làm đó chỉ là biến tướng của những ý niệm mê mờ, vọng tưởng.

Đó là chưa kể, để theo một pháp đàn của những thầy pháp như vậy rất tốn kém, thử hỏi những người nghèo có tâm muốn giúp đỡ cho ông bà, tổ tiên thì có theo nổi không. Có lẽ là không vì giờ là thời buổi giá cả leo thang, ít thì phải cỡ 20 triệu đồng 1 đám đó; tiền thầy bỏ túi, gia chủ và những người bị lôi kéo khác thì vẫn cười cười nói nói tin vào ông thầy. Một pháp đàn cầu siêu theo đúng tinh thần Phật giáo sẽ rất đơn giản, thuận tiện và trang nghiêm, chỉ có linh phù, nhang bông, lễ quả, xôi cháo chứ đâu có cầu kì phải có lễ này lễ kia, vàng mã đốt tràn lan.

Qua bài viết của Mật Trí, Lanh tranh tôi xin bày tỏ đôi lời về việc tu tập và thế sự xung quanh để chúng ta cùng chia sẻ, đóng góp những ý kiến xây dựng một định hướng đúng đắn về con đường tu tập, hành đạo để từ Tâm mật sẽ ngày một lan tỏa đi những người con của Phật chính nghĩa thắp sáng ngọn vô tận đăng.

Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm.
Lanh tranh.
phaolon  
#2 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
phaolon

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
cảm ơn lanhtranh rất sâu sắc và ý nghĩa cho những người còn hoài niệm về phật pháp và sự ngã mạn
Tieuhoathuong  
#3 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Phật pháp chỉ cho chúng ta thấy điều bình dị chân thật ngay trong mỗi con người, ngay trong cuộc sống. Nhưng chúng ta vì những thói quen tập nghiệp bao đời huân tập, yêu ghét, phải quấy, có không, chấp người chấp ta…những thói quen, tập nghiệp này từ mỗi cá nhân rồi hoà chung với tập khí của cộng đồng xã hội. Nếu không tu tập, không sửa đổi tâm tính thì đại đa số chúng ta sẽ hoà chung vào cái tập khí đó để rồi mãi mê mờ trong cái ta người sân si …dính mắc, ngụp lặn trong luân hồi sinh tử không có đường thoát.

Bài của lanhtranh đã lan man, tản mạn hiện trạng rất thật được phơi bày trong tình hình hiện nay. Vì phơi bày chỉ cho cái thật nằm trong cái giả danh tạm bợ họ tạo dựng nên thành ra ở khía cạnh nào đó tieuhoahuong cũng giật mình nhìn lại bản thân. Mình đang sống với chính mình hay cũng chỉ là cái thây mà sống vì tham danh lợi, tạo dựng danh tiếng với suy nghĩ rất bồ tát ảo tưởng về bản thân chân mệnh cứu nhân độ thế cứu giúp chúng sinh mà quên đi con đường phật pháp mình đang đi. Nghĩ đi nghĩ lại bản thân ngay cái tập khí nhỏ còn chưa bỏ được vậy mà cũng đã từng huyênh hoang tự đắc tôi đắc đạo để loè thiên hạ, để có người tiền hô hậu ủng theo sau. Nghĩ lại mà thấy xấu hổ thay cho con người mình.

Lanhtranh đúng là bài thuốc đắng cho tiêuhoahuong, âu cũng là cái duyên để ta nhìn nhận lại chính mình, nhìn lại con đường mình đang đi và đứng ở đâu.

[FONT=&quot]Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Ba Ha. Bộ Lâm.[/FONT]
hoatnaovien  
#4 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
[FONT=&quot]Hahaa, bài viết của Lanh tranh rất hay, khối kẻ đọc xong phải giật mình. Bạn nói rất đúng cho thực trạng hiện nay của xã hội nói chung và một số thầy pháp đang mượn danh Phật pháp nói riêng. Vậy những người ngây thơ, ảo tưởng chạy theo thầy là ai vậy? Ồ, không khó nhận ra cho những ai có tâm cầu học đạo đích thực và luôn nhận biết rõ mình là ai, mình đang tu để làm gì. Nhưng sẽ là không đơn giản cho những người đang tu mà vẫn còn ôm ấp nhiều mộng tưởng về sứ mệnh của bản thân, vai trò hóa độ chúng sinh, cứu nhân độ thế. Khi ta còn những ngã mạn kiểu như: tuổi đạo gần bằng tuổi đời hay nhắc đến thần chú nào là biết hết, hoặc như tâm tôi đã xả bỏ hết, không còn vướng mắc chi, giờ chỉ còn tình yêu thương bao la... thì sẽ còn rất lâu nữa họ mới ngộ ra được những điều đơn giản mà vi diệu của Phật pháp. Nói vậy không phải tôi phủ nhận rằng ta tu tập thì chỉ biết mỗi tu mà không cứu độ chúng sinh. Tôi thì mới tu, cũng không biết năng lực của các bạn đến đâu nhưng tôi hiểu rằng thân xác này còn nặng chược lắm, phước mỏng, đức ít nên không dám ôm mộng chi nhiều. Nếu sau này có tiến bộ, tôi sẽ cố gắng học tập noi theo Mật Trí, tự mình làm cho gia đình mình trước và tùy theo cái duyên nó đến. Càng tinh tấn đi sâu vào Phật pháp, ta mới cảm nhận nó ở rất sâu trong nội tâm mình chứ đâu có khơi khơi, khoe mẽ ra bên ngoài cho người ta thấy mình là người như thế nào. Hãy tu cho bản thân trước đi, biết dừng trụ một chỗ rồi cái duyên nó sẽ tự đến với ta, đừng để ta chạy theo những lôi kéo bên ngoài bởi những tư tưởng vọng động.[/FONT]
NHAT TAM  
#5 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
EM LÀ THÀNH VIÊN MỚI CỦA DIỄN ĐÀN , LỜI ĐẦU TIÊN EM GỬI LỜI CHÀO ĐẾN CÁC ANH CHỊ TRONG DIỄN ĐÀN ...EM CÓ ĐỌC BÀI VIẾT TRÊN VÀ RẤT TÂM ĐẮC VỚI NỘI DUNG CỦA BÀI VIẾT .VÀ MỘT THỰC TRẠNG HIỆN NAY , RẤT NHIỀU CÁC THẦY DỰA VÀO THẦN THÁNH , VÀ PHẬT PHÁP ĐỂ LỢI DỤNG LÒNG TÍN TÂM CỦA NHIỀU NGƯỜI VỚI MỤC ĐÍCH KIẾM TIỀN CHO CÁ NHÂN MÌNH ...EM CÓ ĐƯỢC ĐỌC MỘT BÀI VIẾT CỦA MỘT BẠN BÊN TRANG THẾ GIỚI VÔ HÌNH , VÀ CÁ NHÂN EM THẤY BÀI VIẾT NÀY RẤT HAY VÀ Ý NGHĨA EM XIN TRÍCH LẠI NỘI DUNG CỦA BÀI VIẾT ĐỂ MỌI NGƯỜI ĐỌC

Ai ơi , làm thầy thì bạc phước .
các cụ nhà ta có câu nghề nào thì nghiệp đó . nghề nào cũng vậy , cái nghề vồn là một phương tiện một cách thức dùng để mưu sinh cuộc sống . tức là dùng để kiếm tiền , kiếm miếng cơm . và trong cái lúc vất vả xoay sở với cái nghề của mình , mỗi cái hành động mà chúng ta tạo tác ra đều tạo nên nghiệp . đó có thể là những nghiệp bất thiện hoặc những nghiệp thiện lành , nhưng đều được gọi chung là tạo nghiệp .
Và cái ‘’ nghề làm thầy tâm linh ‘’ mà tôi muốn nói tới đây cũng không phải là ngoại lệ . mà có lẽ theo tôi thấy chắc trên đời này có lẽ chẳng có cái nghề nào dễ dàng tác động làm thay đổi âm đức nhanh và mạnh như cái nghề thầy tâm linh này .
Thật mau chóng để bồi đắp thêm âm công cho bản thân , gia đình , dòng tộc và cũng thật mau lẹ khi để hủy hoại âm công mà ta hay tổ tiên ta đã dày công vun đắp bấy lâu nay .
Người đời hay nói : tích củi 3 năm chỉ đủ thiêu có một giờ .
Tôi thấy câu nói này sao mà chí lí thế . và thấy nó càng đúng trong trường hợp ,mà tôi đang nói tới đây .
Âm đức vốn là một từ ngữ khá trừu tượng nên cái việc để mà đem nó lên bàn cân mà tính toán cộng trừ xem lỗ lãi hao hút bao nhiêu sau mỗi tác vụ là không thể . tất cả đều rất trừu tượng , cơ trời hiện nay chỉ cho phép phổ biến khái niệm và qui tắc hành xử xung quanh nó ra thôi . còn việc tin hay không là tùy vào chúng sanh .
Có bạn trẻ tâm sự với tôi rằng : giờ chúng đang là học sinh , sinh viên …thì bị ‘’ các ngài ‘’ hành ,bắt phải ra trình đồng mở phủ , làm việc âm .
Và chúng hỏi , bây giờ chúng phải làm sao ?
Kèm theo câu hỏi đại loại như trên thì sẽ là những tâm trạng cũng rất khác nhau của nhiều đứa .
Có đứa thì cảm xúc vui mừng , sướng , kèm theo chút lo lắng sợ hãi .
Có đứa thì vừa buồn , vừa sợ , vừa lo lắng .
Tại sao có đứa lại vừa vui vừa sướng , vừa lo lắng ?
Chúng vui sướng vì chúng nghe người ta nói , chúng kiếp trước là những thiên binh thiên tướng , là con nhà thánh , là con nhà trời , kiếp này chúng hạ phàm để cứu thế , sau này chúng được ăn lộc thánh nên có cuộc sống no đủ sung sướng khỏi phải lo chi hết cả , cứ thế nằm duỗi mà ăn chờ người mang tiền đến . thế đấy , nhưng bọn này nó cũng hơi lo chút chút , chúng lo vì không biết cách làm sao để khui cái lộc thánh này ra cho đúng cách .
Tại sao có đứa buồn , sợ , lo lắng ?
Chúng buồn vì đường học của chúng dở dang , chúng sẽ phải làm cái việc khiến cho người chúng nửa âm nửa dương chẳng giống ai , rồi thì chúng thấy cuộc đời số phận của đa số những kẻ thầy bà khi về già đều không được yên ổn nên chúng sợ , chúng lo ..hay cũng bởi một vài lí do nào nữa mà chắc đấy là chuyện của riêng ai nên tôi cũng chẳng thể thống kê hết .
Tôi đã từng gặp một số bạn khi mới ra làm việc âm , trong khi gia đình rất khó khăn , cơm không có mà ăn , áo không có mà mặc nhưng vẫn phải uống nước lã cầm hơi để làm việc âm giúp đời . có hỏi họ họ sẽ nói rằng : tại các ngài cấm không cho lấy tiền , nếu mà dám lấy dù chỉ một đồng thì âm sẽ hành cho chết .
Nghe nói ban đầu thì có vẻ khó tin , nhiều người sẽ bảo , chỉ có thằng hâm mới chê tiền , chắc gã này lại hâm hâm dở dở chứ âm nào âm bắt . hi . đúng là chỉ ở trong chăn mới biết chăn có rận . cái vụ âm cấm , âm phạt này là hoàn toàn có thật đấy các bạn ạ , ở trong cái hoàn cảnh uống nước cầm hơi vác tù và hàng tổng này chắc chả có ai dở hơi mà lại đi chê tiền đâu , nhưng cứ bị vài lần dở sống dở chết vì bị âm hành đi chắc hẳn thà bị mang tiếng là hâm hâm, nghèo còn sĩ chứ chẳng mấy ai dám làm liều nữa …..
Cũng chẳng rõ ngày đầu sao mà cái cách hành xử của những người âm này có vẻ rất nghiêm minh là thế , thế rồi 5, , 3 năm sau …bắt đầu thế này ..thế khác …cũng chẳng thể hiểu hết được lí do vì sao lại như vậy ? đúng là cuộc đời mà // luôn luôn là những câu hỏi : vì sao lại thế ? tại vì sao lại thế ?
Có kì , tôi được nghe thế này : con ơi , đừng có dại mà lấy tiền của người . cái tiền này nó tính : một đồng tiền là một đồng phúc đức đấy . bạc lắm , không lấy được đâu .
Đến đây tôi nghĩ , thử hỏi , mà phải nói đa số bây giờ là thế , những người làm ‘’ thầy tâm linh ‘’ đồng bóng tứ phủ ngoài bắc này khi họ nổi đồng rồi thì tất cả những công việc làm ăn của họ lâu nay dù có hay không cũng sẽ bị ngưng hết , gọi nôm na là một lòng một dạ phụng sự tiên chúa . rồi thì kéo theo đó là một tốp những con người phục vụ đồng ông , đồng bà , rồi thì con cái nữa chứ ,tiền ăn tiền học của chúng biết lấy đâu ra đây.
Bao nhiêu là trang trải , nợ cũ nợ mới có cả .
Đúng là một tình thế tiến thoái lưỡng nan . lấy tiền của người cũng khổ mà không lấy cũng khổ . chả biết làm sao cho đúng ?
Tôi biết có một ông anh , ông này đối với các mẹ các bà cũng thuộc hàng được van lạy nhiều đấy . nhớ ngày nào ông ta mới bắt tay vào việc học đạo rồi sau nữa gọi là tác pháp , ông ta làm cái lễ cầu siêu cho người ta hết có 3tr , tiền này chủ yếu được chi vào để mua sắm vàng mã cúng cho vong , chứ thực ra chắc ông ta cũng chỉ bỏ túi được ít đồng thôi .
Ấy vậy mà thoắt cái , mới đây thôi này , gọi là mới được 3 năm kỉ niệm cái ngày ông bắt đầu : thề nguyện cứu độ chúng sanh . tôi mới nghe được cái tin giật mình rằng : ông ta lấy catse vụ cầu siêu này là 20tr , bốc bát hương thầy lấy có 5tr .
Một số anh chị em có hỏi ông ta , ông ta vịn lí do là : để lấy tiền trang trại cho chi phí gia đình và tụi nhỏ . /
Cô bạn tui chép miệng : tính sơ qua 1 ngày thầy làm 1 vụ , tháng thầy làm lấy khoảng hơn chục vụ …chắc đà này thầy mua biệt thự tây hồ sớm quá đi thôi ….
Chậc …chậc .. đúng là …….tại giá vàng cả .
Thế đấy /
Mấy anh em bạn trẻ nghe chuyện liền bảo rằng : để xem rồi nó ra sao /
Chắc cũng chả được lâu đâu .
Ý thức được cái giá của cái đồng tiền trong nghề này nên mỗi lần nghe tâm sự của các bạn trẻ như vậy , tôi cứ hay khuyên rằng : ở đời vốn dĩ nợ là phải trả thôi , rất công bằng , nhưng trả ra sao để mà bản thân ta vừa phải trả hết nợ mà còn phải hoàn thành cho trọn cái nghĩa vụ một người chồng , một người cha , một người mẹ tốt , phải làm sao để vẫn có thể lo cho chúng con một cuộc sống hạnh phúc và no đủ như bao gia đình bao đứa trẻ khác . đó không phải là một sự suy tư khi phải ngửa tay nhận tiền cúng kiếng của thiên hạ để mai mua cho nhỏ con cái xe đạp , đó không phải là sự ngửa tay nhận tiền cúng kiếng của con nhang để mai mốt có đủ tiền sắm cho nhỏ con cái xe máy .
Những nhu cầu bức thiết trong đời sống đòi hỏi phải sử dụng đồng tiền luôn khiến ta phải suy nghĩ trăn trở rất lớn ? một sự đấu tranh tư tưởng rất lớn / nhận hay không nhận / lấy hay không lấy /
Rồi thì lần 1 , lần 2 ,,,,,dần dà đồng tiền ấy , với sức mạnh ghê gớm , nó sẽ cuốn ta vào 1 cái guồng do nó tạo nên , mộng tưởng điên đảo – đảo điên hết tất cả .
Thật may mắn khi chúng ta những con người trẻ được biết đến đạo pháp sớm , và cũng thật may mắn khi chúng ta được biết đến món nợ của bản thân sớm .
Nợ có rất nhiều cách để trả , thật may mắn hơn biết bao nhiêu người khi chúng ta là nhưng con người tri thức , được cha mẹ sinh dưỡng trọn lành cho đến ngày hôm nay . vậy tại sao chúng ta không biết tận dụng nó .
Chúng ta nhất quyết không thể bị cuốn vào những trò mê tín dị đoan , những con đường lầm lạc đen tối được .
Tôi vẫn tâm niệm với các bạn trẻ rằng : nếu có thể thì hãy cố gắng cố gắng hết mình đi , học hành chăm chỉ , sám hối lạy cha lạy mẹ để mà cha mẹ đề tâm khai sáng , mà tiếp tục học cho lên , để rồi sau này ta phải sống được chính bằng cái nghề mình được học ấy , phải kiếm được miếng cơm từ chính cái nghề đấy , còn nếu phải trả nợ đời bằng việc phải ngồi mà mách bảo điều lành dữ cho người trần thì hãy coi đó là việc ta phải làm để trả nợ , và cố mà trả cho xong ở kiếp này . chứ đừng nên trông chờ và nói chính xác hơn là không được phép nghĩ đến cái ngày ngồi soi quẻ mà phán này phán nọ để nhận tiền của người ta .
Nhiều bạn vẫn nghĩ , ta ngồi ta soi quẻ lành dữ cho người trần gian , giúp họ tránh được tai họa là ta đang tạo phước đức lớn , là ta cũng trả nợ , nhưng thực sự đâu có hoàn toàn là phải như thế , ở đời, gieo nhân nào gặp quả đấy , kiếp này họ phải gánh chịu cái tai họa ấy cũng bởi do cái nhân bất thiện mà họ đã gieo ở kiếp trước .
Nay ta , ta tưởng ta là ai , ta là bồ tát , ta là thiên binh thiên tướng nhà trời xuống để mách nước cho họ ‘’ lách luật nhân quả ‘’ ư ? không thể / tránh trời sao khỏi nắng . họ tránh được họa ngày hôm nay nhưng họa ngày mai họ đâu có thể tránh mãi được , vì đó vốn là cái của họ , nay họ phải nhận về vì lúc trước đã cho đi cơ mà .
Còn ta , ta đừng tưởng thế mà oai , mà phúc đức đâu , tội làm lộ thiên cơ nặng lắm , không gánh nổi dâu . người khôn thì chỉ cho họ cách họ tự nhận về cái họ đã cho đi một cách hoàn hảo , tốt đẹp . nhược bằng kẻ dại lại hám lợi thì tự rước họa vào cho mình thôi . nên mà làm thầy không khéo thì bạc lắm . bạc lắm ai ơi /
Mô phật !
Nam mô a di đà phật !
Nam mô tam tòa thánh mẫu , tứ phủ vạn linh
Viết xong ngày 30-10-2011 nhân mừng tiệc quan Hoàng Mười .
Kính chúc tất thảy chúng sinh an cư lạc đạo .
haiha232  
#6 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
haiha232

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 67 lần
Được cảm ơn: 452 lần trong 68 bài viết
Cám ơn Nhất Tâm đã đăng lại, bài này tôi cũng có đọc rồi. Cái ông thầy đòi 20 triệu đó tôi cũng biết tên, tuổi. Đắt quá, không biết đắt có xắt ra miếng được không nhưng mà vẫn đắt! Đấy là chưa kể tiền "góp công đức" của anh em khác vào đã tính gộp vào đó chưa. Gì chứ, làm cái nghề thầy này mà tiền nong mập mờ, không rõ ràng thì sau này lãnh đủ.
lanh tranh  
#7 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Từ ngày Tâm mật xuất hiện đã có không ít sóng gió nổi lên, người đến kẻ đi, người thì vẫn ở lại sinh hoạt (viết bài hoặc chỉ làm quan sát viên). Tôi tự hỏi điều gì đọng lại trong chúng ta sau mỗi sự việc đó!? Chả có gì hết, tất cả như cơn gió thoảng. Nhưng không hoàn toàn như vậy, tưởng chừng như mọi thứ qua đi thì nó cũng không còn mà nó đã ẩn sâu trong tàng thức, cái biết của mỗi người. Cái biết đó ở mỗi người là không giống nhau và ở những cấp độ khác nhau.

Sao lại có sự khác nhau ở đây và khác như thế nào?

Khác là do quá trình huân tập, tư tưởng, ngã chấp, định kiến của mỗi người là khác nhau. Có những người dành thời gian huân tập hàng ngày, hàng năm rất lâu nhưng chưa chắc đã giác ngộ và nắm bắt được con đường mình đang đi nên vẫn đi loanh quanh, luẩn quẩn. Có những người mãi khư khư ôm lấy tư tưởng của người khác và cho rằng nó đúng (hình thành định kiến) để rao giảng cho những người đi sau, kiểu như: “Bồ tát có 32 hóa thân, lúc thì từ bi, lúc thì dữ dội, lúc thì hóa thành kẻ ăn chơi vào sòng bạc khuyên nhủ, hóa độ chúng sinh, v.v…” thì làm sao thoát ra nổi cái tư tưởng đó để đi lên được. Cho dù anh có lấp liếm rằng anh đang nói với người sơ cơ mới học đạo thì phải nói dễ hiểu nhưng bản thân tư tưởng của anh nó chỉ dừng trụ được tại đó nên mới chỉ có thể nói như vậy và nó đâu có chỉ rõ cho người ta con đường phải đi là gì. Rồi có những con người thuộc làu kinh sách, nói đến đâu dẫn chứng đến đó, ham mê diễn giải kinh sách cho người ta hiểu và rất tự hào, hạnh phúc khi có người để mình nói chuyện, để phô ra cái ta biết. Nhưng hỡi ôi, tham chấp nó đã bám vào anh từ rất lâu rồi mà anh không biết để gỡ ra. Những điều anh nói cũng chỉ là sự vay mượn, sáo rỗng, đâu phải từ quá trình huân tập hàng ngày nó bộc phát ra mà có. Rồi có người suốt ngày chạy lăng xăng hết chỗ này đến chỗ khác để “rút ruột rút gan” giảng giải kinh pháp, các điều răn của Phật với một vọng tưởng “kiếp này xuống trần là để thuyết pháp, hóa độ chúng sanh”. Nếu gặp được người đối đáp cùng thì sung sướng hoan hỷ, còn không thì thấy bức bí, không ai hiểu được mình. Những tham chấp, vọng tưởng đó rất dễ bị sa lầy, rồi dần dần nó định hình dần trong những người đó những tư tưởng, định kiến ăn sâu. Rồi có một nhóm người này nọ, mang tiếng là tu tập nhưng lâu rồi vẫn đang đứng ở ngã 3 đường đón chờ “nào mình cùng lên xe buýt”. Bữa nay, có xe buýt số 1 chở đi thăm mấy bác bên ngoại cảm, cảm xạ học. Bữa mai, có chuyến xe số 2 cho ghé chơi mấy anh chị tướng số, phong thủy cho xôm, cho đỡ nhàm. Ngày kia thì có xe thuê riêng chở đi làm cầu siêu, cầu hồn, mời các anh chị đi cùng lấy thêm kinh nghiệm. Hôm nào, mệt chán không thích đi nữa thì mình cùng đọc cho nhau nghe những chuyện cửa số tâm hồn cho thư thái. Thật tội cho những người đó khi tâm vẫn còn chứa đựng sự hiếu kỳ kiểu con trẻ và đây là thành phần dễ bị lôi kéo nhất.

Nếu ai đó đọc được đến đây mà tâm không động, mà vẫn vang lên “Úm chiết lệ, chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” thì tôi xin cúi đầu cảm tạ. Những điều tôi nói không phải để mỉa mai, chọc ngoáy ai cả mà muốn chia sẻ những điều mắt thấy tai nghe cho những người mới sau này nếu có đọc được thì cũng tránh đi nhầm bước. Và bản thân tôi cũng đang sợ rằng nếu tôi cứ bám chấp những điều ở trên thì nó cũng sẽ thành định kiến nên mượn để nói ra và gắng vứt bỏ đi để chỉ còn ta với “Úm chiết lệ, chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”.
Linh Chi?u  
#8 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
[SIZE="3"]Vì đang trong thời kỳ mạt pháp, tranh tối tranh sáng chúng sinh vì vô minh sâu dày khó nhận biết, phân định chánh tà nên dễ bị các Thầy bà lừa mị bằng những chiêu trò nhân danh một tôn giáo nào đó, nhân danh phật pháp, hay cụ thể hơn nhân danh một pháp môn nào đó đang trong thời kỳ mới nổi để ăn theo. Linh Chiếu tôi thấy đây là đề tài nên đưa ra rộng đường dư luận đàm luận, kẻ trí thì thấy đường quang mà đi, kẻ ngu vì mê chấp cứ lao đầu vào, âu cũng là cái duyên nghiệp. Đức Phật đã từng nói " Hữu duyên mà hóa độ ". Vậy Linh Chiếu tôi góp chung cái sự đàm luận bằng 1 bài từ Phatgiaovietnam net:

THẦY CÚNG LÊN NGÔI, PHƯƠNG TIỆN ĐỘ SANH BỊ LỢI DỤNG ĐỂ KIẾM TIỀN

Thích Minh Hạnh

Trong Phật giáo không có thầy cúng, nhưng do trong quá trình du nhập vào một vùng mới, vì tính dung hoà và giản dị, Phật giáo đã chấp nhận những hình thức cúng bái ngẫu tượng và phong tục thờ cúng địa phương, vì thế những loại hình cúng bái do nhu cầu xã hội bắt đầu bén rễ.
Thầy cúng mượn nhiều hình thức để thu hút sự chú ý và mở rộng dịch vụ tín ngưỡng thờ cúng và phương thức sinh nhai của mình một cách hiệu quả hơn, nên đã bỏ quên và bất chấp sự suy thoái đạo đức và tinh thần xuất gia giải thoát của một tu sĩ. Trong đó có nhiều hạng thầy cúng mang hình thức một tín ngưỡng địa phưong, hay của một tôn giáo khác, trong đó điển hình là của Phật giáo và Đạo giáo.

Trong nhiều thời kì đen tối của Phật giáo thì cũng do thầy cúng gây ra, khi họ đã đưa hình thức cúng vái vào công việc tâm linh để vận hành thế giới của họ thì sự đảo lộn xã hội là một điều chắc chắn, đạo đức cũng từ đó suy đồi, vì bản thân của sự cúng vái không giải quyết một sự thật nào cả, mặt dù có khi được xem là một hình thức nghi lễ tôn giáo hay an ủi người sống, tất cả điều bị lầm lẫn, lầm lẫn ở đây là vô tình đẩy xã hội rơi vào tay của tà giáo. Mà như chúng ta biết, ngày xưa khi xã hộị và trật tự xã hội bị rơi vào tà giáo thì kết quả xã hội ấy đầy thảm hại, mà con người trong xã hội ấy muốn vựt dậy cũng khó.

Hiện nay, thầy cúng hầu hết họ đều tập trung ở đô thị mà chẳng thèm đến vùng nông thôn nghèo khó, vì ở đó không có ai mời cúng. Đồng thời khi xã hội được bày biện bởi sự cúng cấp thì cũng sinh ra nhu cầu của nó, vì thế xã hội cũng chỉ cần thầy cúng là đủ. Vì vậy vai trò của chánh giáo dễ bị đánh tráo, hiểu nhầm và dễ bị kẻ lợi dụng gây tai hại cho xã hội và cho Phật giáo. Hãy nhìn vào Phật giáo Hàn quốc là một ví dụ điển hình, Phật giáo chính thống không đủ sức mạnh để đẩy lùi lực lượng thầy cúng ở đây, đã có gia đình và mọc rễ trong cảnh chùa chiền.

Hơn thế nữa, hầu hết những chức sắc tôn giáo đều do họ nắm giữ, bởi những lí do rất đơn giản mà xã hội đã tạo nên, đó là giàu có về tiền bạc, sở hữu về vật chất, truyền bá mê tín và những trang phục đắt tiền. Ngoài ra cũng hơn 90% chùa chiền đều do họ nắm giữ cương vị trú trì, để dễ dàng hoạt động phục vụ tín ngưỡng cúng vái.

Ở trong chùa, một tu sĩ mới nhập môn cần phải trải qua các thời kì đi cúng, đến nỗi không cần học cũng biết nghề, vì sự lập đi lập lại quá nhiều, đến nỗi không còn thời gian để tu học và thực hành. Rồi từ đó họ nghĩ rằng đi cúng cũng là một cách hành trì. Thật nguy hại hết sức.

Thế rồi Giáo hội khi cần đến cơ sở hạ tầng để phục vụ cho giáo dục thì hỡi ôi không còn cơ sở nữa, mà muốn có cơ sở mới thì không đơn giản tí nào. Một cơ sở Giáo hội do bởi một lí do khách quan tạo thành một ngôi chùa, thì từ đó không còn cơ hội để trở lại mục đích ban đầu mà trở thành một trung tâm phục vụ việc cúng vái, chánh điện làm nơi thờ các loại hình tín ngưỡng dân gian, nhà linh nhà cốt ngênh ngang, suốt ngày pháp hội, chẳng thấy một từ giáo lí, mặt dù đọc trong bài cúng thì ngôn từ bằng chữ tàu dù có ngụ ý Phật pháp cũng chỉ là bài ca bài thán sơ sài.

Lại nữa, khi xã hội được vận hành bởi mục đích vật chất thì sức mạnh của nó là tiền bạc, những thứ này vốn tự con người tạo ra chứ không có tội gì cả, là phương tiện trao đổi, thể hiện tính văn minh của con người, thế nhưng nếu không biết cách sử dụng vật chất và tiền bạc, con người sẽ trở thành kẻ nô lệ. Trong bất cứ môi trường nào, kể cả trong tôn giáo, khi thầy cúng đã nắm toàn bộ cơ sở vật chất, có sức mạnh về tiền bạc, có chức có quyền thì dĩ nhiên sự điều hành của họ cũng theo thiên hướng cúng tế.

Một thực tế cho thấy, hầu hết các lễ hội trong Phật giáo đều một hình thức như nhau, thí dụ, một hội thảo khoa học cho Phật giáo hình thức chẳng khác mấy một đám tang của tu sĩ, hoặc một buổi lễ hội tín ngưỡng cũng chẳng khác mấy một lễ chẫn tế. Nội dung không có gì nêu bật ý nghĩa của tổ chức, ngược lại vai trò của “thầy cúng lên ngôi”. Vì trong chương trình của những buổi lễ này toàn là nghi với lễ, đón với rước, lọng che kèn trống om xòm. Mở đầu cho một buổi lễ như vậy bằng một lễ “hưng tác thượng đại tràng phan”, thì thật còn gì là một buổi hội thảo khoa học. Kết thúc chương trình là “đăng đàn chẩn tế”. Thử hỏi có ai đặt vấn đề này với Giáo hội với các chức sắc mà đã được gọi là “tôn sư”, nhưng thực tế họ là những “pháp sư” cúng dạo.

Một sự thật cay đắng là khi đi tham dự lễ thì cho dù là vị đó ở địa vị nào cũng phải đến tham dự, hoặc bằng phương tiện tự túc, hoặc tập trung để cùng đi bằng phương tiện số đông, thế nhưng thầy cúng thì Giáo hội phải đón rước bằng xe hơi, đến từng chùa, lo tiếp đón long trọng. Chờ cho những bậc thầy cúng này xong phần tiếp đón, vớ tất giày hia, mũ mão đường bệ, y áo gấm lụa, thừ thừ theo kèn trống rinh rang “quang lâm” thì cũng đã quá trưa, vừa mất thời gian, vừa tốn kém, vừa không có lợi gì cho việc tu tập giải thoát.

Trong thực tế, khi phát tâm xuất gia người tu sĩ Phật giáo mong muốn có được một cơ hội học hỏi và tu học cho mục đích giải thoát, thế nhưng do nhu cầu xã hội và hình thức cúng vái đã biến chuyển phẩm chất của họ, rồi họ bỏ học sang đi cúng, thấy lợi trước mắt chứ không thấy được giá trị của con đường giải thoát mà Đức Phật đã dạy. Có lúc không cần tu học mà bước vào con đường đi cúng lấy tiền, có lúc bỏ học để đi cúng, hoặc chuyển hẳn sang nghề đi cúng, nhưng họ không hề hay biết, hoặc không may mắn vào xuất gia với thấy cúng hoặc trong chùa chuyên đi cúng, vì vậy mục đích của họ dần dần bị biến tướng và quên hẳn lí tưởng giải thoát. Nhưng tệ hại nhất là hình thành một ý thức hệ đi cúng, có vai vế và có địa vị trong giáo hội tại địa phương. Đây là một trong những tai hại của Phật giáo, thậm chí làm cho vai trò tôn quí của sự giải thoát bị lu mờ, Phật giáo lâm vào cảnh thế tục hoá.

Sự lạm dụng hình thức cũng như các hoạt động của thầy cúng đã đi đến sự xáo trộn trật tự trong Phật giáo. Việc đi cúng được họ gọi là làm Phật sự hay Pháp sự, đi cúng được cho là phương pháp hành, rồi từ đó chê bai hiềm khích tu sĩ biết học, biết tu và biết cố gắng bằng những ngôn từ miệt thị như “tiến sĩ” không bằng “tiến linh”, “đi tu không bằng đi cúng”… Còn trao đổi và nói chuyện thì ngôn ngữ của họ khỏi phải bàn…

Về từ ngữ “thầy cúng”, Tự Điển Việt Nam của soạn giả Lê Ngọc Trụ giải thích là “tiếng gọi một cách mỉa mai những thầy chùa chuyên làm đám ăn tiền chứ không thiết gì đến kinh kệ, giáo lý nhà Phật”. Hiện nay thì số thầy cúng chiếm được chùa, cuộc sống hưởng thụ vật chất, trong lúc đó tu sĩ quan tâm đến đạo Pháp thì bị chèn ép, lại thiếu cơ sở để làm Phật sự. Thời gian dành cho việc tụng đọc kinh điển Phât giáo của những thầy cúng rất ít, họ toàn lợi dụng kinh điển của Đức Phật là “Phật sự siêu độ người chết”, cho rằng đây là Phật sự. Cho nên vừa nghe nói đến tiếng “Phật sự” là rất dễ sinh ra hiểu lầm. Những việc siêu độ vong linh này ở trong Phật giáo xuất hiện rất trễ ..., rất trễ, thời xưa ở Ấn Ðộ chẳng có, sau khi truyền đến Trung quốc, lúc ban đầu cũng chẳng có,, nhưng sau đó do ảnh hưởng Lão giáo mà phát triển và thịnh hành, rồi lan rộng sang Việt Nam.

Chúng ta cần nhận định rõ vấn đề này, bởi vì đây là một vai trò của Phật giáo, quyết không để mê tín tràn lan, vừa hại cho đạo mà cũng vừa ai cho đời. Một tu sĩ Phật giáo đã cạo bỏ râu tóc, mình mặc áo cà sa, là quyết định cuộc đời vì mục đích giải thoát và cứu độ chúng sinh, chứ không có hình thức mang hia đội mão, áo cà sa hoại sắc thô bố chứ không phải gấm tía hài son. Đừng ham danh lợi mà phải mượn nón này mũ nọ, hài son y tía, mà thu hút hoặc tô thêm uy nghi. Đức Phật dạy uy nghi có được là nhờ vào sự giữ gìn Giới luật, đức hạnh là nhờ vào sự trang nghiêm của hành vi đạo đức, chứ không có cái gì tô vẽ nên được.

Thiết nghĩ, Phật giáo vốn chẳng có những việc như thế, nhưng vì Đạo Phật là đạo từ bi, mà phương tiện để độ chúng sanh từ mê sang ngộ, mà Phật giáo từ buổi đầu đã chấp nhận những hình thức tín ngưỡng dân gian địa phương mà truyền bá chánh Pháp. Nhờ những hoạt động uyển chuyển như vậy mà Phật giáo dần dần dạy cho người dân biết được nhân quả, làm lành tránh dữ, ngõ hầu đem lại cuộc sống an lạc hạnh phúc cho người dân. Do đó, dù đạo Phật không chủ trương cúng bái, cầu xin, nhưng khi tới đại phương nào thì cũng tùy thuận chúng sinh mà làm lễ bái cho dân chúng, rồi sẽ nhân đó mà giảng giáo lý nhà Phật, rất minh bạch rõ ràng, rồi còn chỉ cho họ con đường đi đến giác ngộ giải thoát, và chứng đắt đồng với quả vị của Đức Phật.

Nhận thấy đây là một vấn đề cần phải được xem xét, đề nghị Giáo hội cần phải rõ ràng trong vấn đề tu sĩ và thầy cúng, chớ có lẫn lộn mà hại cho Phật giáo. Việc nghi lễ cũng là việc cần làm tuy nhiêm đừng để bị lạm dụng không những tai hại cho Phật giáo mà xã hội cũng bị ảnh hưởng lây. Cần phải đặt vai trò giáo dục Phật giáo và đào tạo Tăng tài, nâng cao vai trò ý thức việc đi cúng hoặc cấp phát chứng chỉ mới được đi cúng. Những cơ sở xưa là cơ sở của Giáo hội mà nay do các thầy cúng trú trì thì phải cần cử tu sĩ đến thay đổi hoặc làm các cơ sở phục vụ cho mục đích số đông. Việc làm cần thiết hơn nữa là cải cách nghi lễ, những yếu tố có thiên hướng đi xa với ý nghĩa thực tế thì bỏ, đưa các hình thức cầu nguyện đúng đắn.
[/SIZE]
M?t l?nh  
#9 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
[SIZE="4"][COLOR="#8b0000"]Mà kể cũng lạ cái si của chúng sinh quả là vô vàn muôn hình vạn trạng. Ai cũng từng ao ước được sở hữu những bộ cánh hàng hiệu GC, DG, LV..., giống như Cô Lý Nhã Kỹ diễn viên gì đó, tự hào khoe sở hữu bộ cánh mấy chục ngàn đô, độc nhất cuôi cùng của nhà thiết kế nồi tiếng nào đó . Nhưng phần đông đại đa số chúng ta đâu có nhiều tiền để mà thực hiện ước mơ giản dị đó, nên thay vì hàng thật ta mua hàng nhái cũng là những thương hiệu đó, để thấy cái Tôi có giá trị, có cái mẽ ngoài đẹp, để lòe những kẻ mê thích ham hình danh sắc tướng, mà thực chất chẳng hiểu tẹo nào về nó.

Liên tưởng đến các thầy bà hiện nay. Nắm bắt được tâm lý chúng của xã hội là mê muội không hiểu về tâm linh. Thay vì xây dựng những đẳng cấp thật sự như GC, DG , LV... về đạo hạnh, về năng lực về trí huệ , các Thầy bà dùng chiêu trò đánh thẳng vào cái lỗ tai, một trong 5 căn gốc của vô minh luân hồi sinh tử, là ưa nịnh bợ, ưa những lời nói ngọt, đánh thẳng vào cái si, cái tham nếu không làm gia đình bà sẽ bị thế này, thế kia, bà mất mạng, gia đình tan nát, không thăng quan tiến chức được, Còn nếu bà nghe lời thầy thì gia đình hạnh phúc, ông thì thăng quan, bà thì thăng chức, cuối đời gia đình giàu có ăn không hết của …Tiếp đến nữa hét với cái giá hàng hiệu để thể hiện đẳng cấp, để lòe thiên hạ. Tôi đắt như vậy là để nói cho bàn dân thiên hạ biết cái đẳng cấp của Thầy, cái năng lực tu hành của Thầy, tôi phải đắc đạo lắm thì mới dám hét giá như vậy. Mà kể cũng lạ dân chúng lại thích và tung hô cái chiêu trò này. Thế nó mới thể hiện là gia đình tôi bề thế, tôi mới đích thị là người con Phật tín phật, tôi mới là người tinh tấn thức thời. Chẳng nói đâu xa Tôi cũng là một kẻ xuýt chết với chiêu mị lỗ tai của mấy Thấy bà, vì lúc đó họ chỉ cho Tôi thấy mình thức thời tân tiến hơn rất nhiều kẻ ngu .

Các bạn thấy không Phật Pháp rất chân thật ,chỉ thẳng cho chúng ta thấy sự giàu nghèo sướng khổ, viên mãn …tất cả được chi phối bởi chính chúng ta luân hồi nhân quả, gieo nhân nào gặp quả đó. Không có thầy bà nào đủ quyền năng ban phát cho bạn sự giàu sự nghèo chức tước danh vọng…Ngay như Đức Phật là đấng toàn giác ngài cũng chỉ là bậc đạo sư chỉ đường dẫn lối cho chúng ta thấy con đường sáng giải thoát mà đi, chứ ngài đâu có xen vào nhân quả của ai để mà ban phát phước họa. Còn nếu nhân danh vị thần thánh nào đó để mà ban phước giáng họa cho dân chúng, thì ngay những vị thần thánh đó cũng chịu sự chi phối bởi nhân quả, bởi họ cũng đã phạm luật thiên và bản thân những vị thần thánh đó cũng cầu tu học để giải thoát.

Những tranh luận sôi nổi này nói lên hiện trạng chung rất phổ biến hiện nay nhất là ở thành phố vì thành phố mới là đất để họ dụng võ, người thành phố mới có nhiều tiền trưng dụng để thể hiện đẳng cấp, điều đáng mừng hay lo cho nền phật giáo nước nhà đây khi ngay chính những con người tu hành nhân danh phật pháp còn tham chấp còn cù cặn trong thân khẩu ý?!

Đọc đến đấy chúng ta thấy đúng lẽ thật thì sẽ thấy là bình thường còn ai động lòng chắc ẩn bảo nói xằng nói xiên nói tới mình thì quả thật phải đáng xem lại!

Tôi cũng phải xem lại xem mình đã trình bày hết được cái hiện trạng chung này chưa ? Nếu chưa thì sẽ phải cố gắng đi sâu đi sát hơn nữa để có cái nhìn cụ thể hơn.

Kính mong sự hoan hỷ từ các đạo hữu
[/COLOR][/SIZE]
hoatnaovien  
#10 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
20 triệu đã nhằm nhò gì! Ai mà nhẹ dạ cả tin gặp mấy ông thày đó thì vào tròng của thầy ngay. Trước thì lấy chiêu bài chỉ dạy tu theo Phật, sau là nắm bắt tâm lý đối phương mà thày sẽ giới thiệu, dẫn dắt tới 1 cô đồng, thày pháp khác để soi căn quả, xem số. Đã tới đó rồi thì 10 người hết 9 là đều năm nay gặp vận hạn hoặc anh/chị có căn quả phải ra trình đồng, mở phủ không thì cuộc đời sẽ long đong, vất vả. Mấy vụ đó đắt hơn cầu siêu nhiều, nghe đâu trước chỉ có 35 triệu, giờ trượt giá lên 50 triệu rồi. Làm được 1 vụ là lời nhiều rồi nghe, ai mà dắt mối tới cho cô đồng là được chia hoa hồng đó.
Không Chi?u  
#11 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Từ một người như bao người khác khi chưa biết đến Phật pháp nói chung, cụ thể hơn là Mật chú Chuẩn đề, KHÔNG CHIẾU hay đi coi bói, và có theo một thầy pháp ,và có thấy thầy nói trước có tu MẬT TÔNG.Thời gian KHÔNG CHIẾU theo thầy này cũng khá lâu 10 năm nếu mọi chuyện vẫn êm đẹp thì chắc KHÔNG CHIẾU chưa thể biết tới NGÔI NHÀ TÂM MẬT này.và chuyện gì tới cũng sẽ tới.sau chuyện gia đình của người THẦY tan vỡ.Không chiếu kg muốn nói sâu vào chuyện của gia đình họ, mà KHÔNG CHIẾU chỉ muốn nói tới chuyện các thầy dẫn ĐẠO cho chúng ta cùng tu tập như vậy có đúng kg,Nhân tiện thầy xem số ,vận hạn cho các phật tử và mượn danh nghĩa Phật pháp để làm lễ cắt giải hạn. Trong 1 xã hội đang quay cuồng với đồng tiền, sự giả dối đan xen với sự u mê, cuồng tin ham cầu danh lợi thì đó là cơ hội béo bở cho vị thầy pháp kia tung hoành. Đánh vào tâm lí sự tín ngưỡng cúng bái cộng với những ngây thơ, ảo tưởng của mọi người, thầy pháp kia đang lợi dụng chúng ta để mưu cầu cho mục đích cá nhân của mình, không gì khác ngoài danh tiếng và tư lợi cá nhân. đó còn chưa kể đến sự giữ giới thanh tịnh.nếu người tới xem vận hạn nếu ng xem là nam thì thầy nói một hồi và sau bảo về suy nghĩ kĩ đi có gì lên anh làm cho,còn phụ nữ lên thầy bảo phúc nhà họ kém nếu muốn yên thì phải giải?????điều này chỉ có mình Thầy có phúc dày mới làm nổi"'............"nếu không nhẹ thì gia đình tan vỡ nặng thì tới tính mạng. Một điểm rất dễ nhận thấy ở pháp này, đó là khi người ta đã sợ thì lẽ dĩ nhiên thầy sẽ phải mượn sự giảo hoạt khua môi múa mép của mình để che lấp đi những điểm yếu cá nhân và lợi dụng lòng tin, sự không hiểu biết của người khác để lôi kéo, hành sự. Theo Không chiếu người có tâm ĐỨC đích thực sẽ không bao giờ có khả năng lôi kéo người khác bằng những mỹ từ sáo rỗng mà thay vào đó là sự khiêm tốn, thận trọng trong từng lời ăn tiếng nói và hành động của mình. Đó là chưa kể, để theo lễ thầy pháp như vậy rất tốn kém, thử hỏi những người nghèo mà theo lời thầy là căn quả, hoặc hạn nặng có tâm muốn thầy giúp đỡ cho thì có theo nổi không. Có lẽ là không vì giờ là thời buổi giá cả leo thang, ít thì phải cỡ vài triệu triệu đồng 1 đám đó; tiền thầy bỏ túi, gia chủ và những người bị lôi kéo khác thì vẫn phải cố cười nhưng xen vào đó là một khoản nợ lớn vì tin vào ông thầy. Một pháp đàn theo đúng tinh thần Phật giáo sẽ rất đơn giản, thuận tiện và trang nghiêm, nhang bông, lễ quả, xôi cháo chứ đâu có cầu kì phải có lễ này lễ kia, vàng mã đốt tràn lan,và nếu thầy phán là thầy đươc báo phải sửa lễ như vậy.khi nghe thầy nói vậy nếu là bạn có dám cãi lại lời thầy phán hay kg? đây là chuyện có thật 100%


Không chiếu.cũng nhờ được âm phúc gia tiên đã cho không chiếu rời bỏ k theo thầy này nữa.các đạo hữu có biết không thời gian mà không chiếu theo thầy nếu ai mà biết không chiếu cách đây 3 năm về trước thì k thể hình dung nổi không chiếu là người bình thường hay khùng điên?và chính người đã tác duyên cho Không Chiếu là người bạn thân của KHONG CHIẾU từ hồi 2đứa học cùng trường mầm non.Thời gian trôi qua sau 20năm gặp lại thật tình cờ.chuyện là thế này tôi và chồng đang đi chơi xa thì chồng tôi nói em đang có người bạn gái ở xa đến tôi cười bảo anh vớ vẩn làm gì có ai .Sau đó tôi và chồng nói về chuyện khác thì độ 30p sau người chị gái tôi đt cho tôi là em có nhà không ?Cái Hà ở sài gòn ra đấy và nhân duyên với TÂM MẬT với tôi bắt đầu từ đây các đạo hữu a.
hazelnut  
#12 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Ngoài chuyện tốn kém phù phiếm như các đạo hữu ở trên. Còn một hệ lụy từ việc nhẹ dạ cả tin mà có lẽ các chị em phụ nữ thường phải gặp, mà không dám lên tiếng, "tiến thoái lưỡng nan", mà chính bản thân Hazelnut cũng đôi lần gặp phải. Xin chia sẻ cùng các đạo hữu.

Một lần nọ, cách nay chừng 10 năm, mình cũng theo phong trào chấm tử vi, xem bói, và biết 1 ông thầy hẹn chấm tử vi ở...quán càfe. Đương nhiên là phán tốt có xấu có, nhưng phải công nhận, các "thầy" phán tâm lý cực kỳ chuẩn. Thầy bảo Hazelnut số đào hoa nên muốn lập gia đình thì phải 2 lần đò. Thành ra, Hazelnut cần có "vật thế thân" cho lần đò thứ nhất tan vỡ thì mới đặng duyên lành. Thấy "con mồi" hoang mang, lắp bắp hỏi "nghĩa là sao thầy? con có giải được không thầy?" Thầy phán: "con rất may mắn khi gặp thầy, vì thầy chuyên giúp người giải hạn. Con cần phải quen (yêu đương) với người tuổi A, B, C thì mới yên ổn tình cảm, vì đó là số mạng của con. Con rất may mắn, thầy tuổi A nên thấy sẽ giúp con". Lúc đó, Hazelnut được thầy giải thích là theo số mạng, mình phải đổ vỡ với tuổi A, B, C mới thuận duyên với người hiện tại, nên thầy giả làm người tuổi A đó cặp bồ với mình...Đến đây thì Hazelnut hiểu ra "ý đồ" và "sự tốt bụng" của thầy..nên Hazelnut bĩnh tĩnh nói " nếu thầy phán con phải giả vờ quen tuổi A, B, C thì con đồng ý nhưng bạn con có nhiều người tuổi đó lắm, để con nhờ họ, chứ con không cặp bồ với thầy đâu"...Thế là thầy bảo "tính tiền, về!"


Lần thứ hai, mới cách nay mấy tháng, do bạn bè giới thiệu một thầy cư sĩ xem số mạng, hóa giải,...Hazelnut cũng thử 1 lần, thầy chấm tử vỉ giá mắc gấp mấy lần bình thường (người ta chấm 500, thầy chấm 2 triệu, hihi) không biết nói đúng sai, mà thầy phán gia đình Hazelnut có cao nhất chỉ 3 người con và gái nhiều hơn trai, hì hì đến đây thì Hazelnut mắt tròn mắt dẹt bảo "trừ phi con không phải con ruột của cha mẹ hiện tại. Chứ nhà con hơn 10 anh chị em, mà toàn là trai !!!" thầy bảo" không, cái đó không quan trọng (vậy cái nào quan trọng ?!, nói sai bét nhè...)

Nhưng, thầy khuyên Hazelnut đọc kinh Phật, ăn hiền ở lành, rồi cho Hazelnut kinh sách. Hazelnut ngưỡng mộ và tôn trọng những người biết đến Phật pháp nhiều lắm. Nên thầy nói, Hazelnut đều vâng dạ...Hôm 8/3, tự nhiên thầy nhắn tin cho Hazelnut chúc mừng 8/3 mà Hazelnut tưởnt thầy nhắn nhầm,..vì thầy đã thay đổi cách xưng hô "anh, em" (nghĩ tới thôi là Hazelnut vẫn còn thấy gớm gớm) vì thầy hơn 60 tuổi và mình toàn xưng hô thầy / con. Nên Hazelnut nhắn lại cho thầy "thầy đừng thay đổi cách xưng hô như vậy, thầy như người cha của con, con nhất lòng tôn kínhh thầy, thì thầy hãy giữ nguyên lễ nghĩa cũng như giữ nguyên sự tôn kính đó trong lòng con"

Và đương nhiên, Hazelnut không liên lạc nhiều với thầy nữa, bởi đã như thế mấy lần rồi, đâm ra Hazelnut thất vọng lắm. Rồi cách nay khoảng 1 tuần, chợt nhận được 1 tin nhắn của thầy "con vô tâm và vô ơn lắm..."

Thì lúc này, sự tôn kính với "thầy" trong lòng Hazelnut hoàn toàn không còn nữa (nếu không muốn nói là khinh sợ). Bởi vì, thầy mang danh nghĩa thầy tu theo Phật, từ bi với chúng sanh, thì hà cớ gì thấy không những không giúp đệ tử giữ gìn phép tắc, lễ nghĩa (mà còn để đệ tử trấn chỉnh ngược lại?); "từ bi" mà mong cầu ? để rồi mong cầu mà không đạt ý nguyện thì lại trách "vô tâm, vô ơn"...mà thực tế thì thầy có làm gì cho mình free đâu...thầy nói thầy đi cúng chùa, bảo mình đưa tiền thầy cúng dường giùm cho (hí hí) thì thôi mình ủng hộ 500, thầy "trả giá" :thôi 1 triêu đi....

Ngoài 2 câu chuyện thực tế trên, mình nghĩ, rất nhiều thầy mang danh nghĩa Phật pháp, cố lấy niềm tin của người khác, kiếm tiền trên lòng tin, sự mê tín của người nhẹ dạ đã đi trái với con đường Phật pháp rồi. Mà hơn nữa, nhiều thầy còn không "tha" cho những chị em mộ đạo, quá tôn sùng thầy, nên thầy phán gì cũng nghe theo, thậm chí sống với thầy, bỏ chồng bỏ con để theo thầy, không theo thì sợ thầy "ếm"...Vì quá lo lắng cho hạnh phúc hiện tại mà xin thầy "hóa giải", "hóa giải" đâu chưa thấy, chỉ thấy thầy giúp cho sự lo lắng bất an kia nhanh chóng biến thành sự thật...tan vỡ...mà người thứ 3 không ai khác...chính là 'THẦY'
phaolon  
#13 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
phaolon

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
mô phẬt
thiỆn tai thiỆn tai
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.