Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
BỌT NƯỚC CÙNG BIỂN CẢ MÊNH MÔNG Qua những chi tiết ở những chương khác, trong phương pháp tu Mật chú Chuẩn đề ta nên phản quang tự kỷ, nghĩa là nhìn lại với chính mình. Nhìn ngay cái thân, cái tâm, cái thọ cảm của mình để biết rõ nó như thế nào. Rồi từ đó, ta mới tinh tấn , dõng tiến một mực tu hành.
Chúng ta hãy quán xét cái thân đang có như thế nào. Cái thân này do tứ đại giả hợp mà hình thành. Những chất có tính lỏng nước như: Tân dịch, máu mũ, nước đờm giải, mồ hôi, nước mắt trong cơ thể ta đó là Thủy đại là phần thô hiện hành ta đang có, còn phần vi tế nữa chúng ta sẽ chia sẻ ở phần sau. Gió ở trong thân chúng ta thấy những phần động dụng, chuyển dịch, chuyển động, hơi thở ra vào của ta. Sự chuyển dịch đưa máu, nước mắt nước mũi tân dịch cùng những sự chuyển động, rung động trong cơ thể đều là gió. Còn những hơi nóng ấm, có sự ấm nóng nhiệt độ thì những chất như tân dịch máu hay những sự hoạt động mới được tốt. Nước, gió, lửa ta đã thấy rồi bắt đầu ta sẽ nhận chân đến, đất, xương cốt, gân cơ, thịt, tóc, móng tay, móng chân đó là Đất. Tứ đại, bốn cái này trên hình tướng thô kệt của nó quí bạn hãy nhìn nó, hãy tập quán xét soi rọi nó đi. Ở bên trong những vật thể chúng ta vừa thấy trên, về phần vi tế nhỏ nhiệm hơn một chút nữa, ta sẽ thấy rất nhiều tế bào, nhân điện, nguyên tố, nguyên tử. Rất nhiều chất hóa học hữu cơ chung lộn ở bên trong. Chúng luôn luôn sinh diệt, hết sinh rồi diệt. Cái mới ra thì tế bào chất tân dịch cũ phải hoại, tân dịch máu thịt mới sinh chúng cũng rất tanh hôi. Khi hoại trong cơ thể cũng hôi thối. Nó được thảy ra qua những lỗ chân lông cơ thể, đường tiểu tiện, đường mồ hôi, lỗ chân lông, miệng, mũi mắt thật là một cái máy cơ năng. Bản năng đó nó không ngưng nghĩ. Nó tạo thành một nguồn máy cơ chế tạo máu, mồ hôi tân dịch. Bản năng của tim làm việc ngày đêm chúng vẫn nhịp, tim vẫn bơm hút máu, chức năng bản năng của tạng phủ từng cái chúng làm việc thật tinh vi, không mệt mỏi ngày đêm, vẫn vận hành. Chúng tự đi theo một cái lực vô hình bên trong đó gọi là lực cộng nghiệp, nghiệp lực do nhiều cái hợp lại gọi là cộng nghiệp. Nó làm việc theo bản năng đó có một lực vô hình điều khiển. Cứ bao nhiêu thức ăn, thức uống nó sẽ tạo thành máu, rồi mồ hôi, rồi tất cả cơ chế sinh sống hoặc hủy hoại trong cơ thể con người đều do lực bản năng đó làm hết. Nó rất là chính xác, làm việc theo từng chuỗi, từng chuỗi khác nhau. Nó không bao giờ khác, nếu nó khác thì ta sẽ mất mạng thật nguy hiểm cho chúng ta. Những cơ chế trong tạng phủ mỗi mỗi cái đều có chức năng riêng nhưng chúng vẫn làm việc thật phù hợp không sai khác. Khi chúng ta nhìn rõ những bản năng nghiệp quả như vậy thì ta thấy chúng thật là một vỏ bọc nghiệp lực bao bọc trí tuệ con người khó thoát ra khỏi mạng căn của nghiệp lực. Từ những bản năng đó, khiến cho chúng ta chấp thân chúng ta là thật, có thật tướng tồn tại mãi mãi. Sợi dây luyến ái nghiệp lực nó ràng buộc xung quanh đủ thứ. Cái thân chúng ta lúc còn sống sinh tồn thấy nó như vậy, thấy nó bóng bẩy, có sinh lực nhưng thật ra nó cũng như một bọc da đựng đầy đồ dơ bẩn. Khi nó còn sống vẫn hôi thối, khi chết quí bạn thấy nó sình lên, nước da xấu vàng thối, đen xạm từ từ, bụng xả ra chảy ra nước kém theo mùi hôi thối, thịt bắt đầu thối rửa mục nát. Xương cũng vậy, gân cơ cũng vậy dần dần thối rửa. Như vậy, những cái bô đựng đồ thối rửa kia đem lại từng cái để so sánh coi cái bô bề ngoài đủ màu dù cho nó tốt đẹp sáng bóng như thế nào đi nữa thì cũng chỉ là những cái bô đựng đồ thối rửa thôi. Và cái thân bô đó do đất, nước, gió, lửa – bản chất của tứ đại này luôn luôn tranh đấu với nhau, rồi thuận nghịch với nhau sinh khắc luôn. Nó nằm trên một sự vô thườngchỉ trong vòng tíc tắc một hơi thở, thở ra không hít vào là mất hủy hoại. Toàn bộ cơ năng thịt, xương, tế bào nó sẽ chuyển đổi sang một dạng khác. Thân thể như vậy rất mỏng manh. Ngay đây, ngay cái thân này quí bạn đạo nên tỉnh tâm quán soi nó đi để chúng ta nhẹ nhàng với nó, để lòng chấp ngã mang bớt đi.
Từ ngay chỗ đã nhìn thấy, quán soi như vậy rồi đó, chúng ta mới tự chuyển soi trong tâm thức để thấy cái gì trong cái giả hợp, huyễn hợp trên nó không bị vô thường chi phối. Thì từ ngay chỗ đó, ta mới nhìn thấy được sự chánh niệm. Chánh niệm là một sự thấy không có hai bên có và không. Ta được an nhiên ngay đó, thọ nhận pháp tu mật chú “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bô lâm”. Hằng ngày , với tâm chú đó, từng giác niệm đều biết “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Cái biết từng âm, từng chữ đó nó sẽ đưa ra, thể hiện cho ta lần lượt hòa nhập được cái biết hằng có.
Khi cái thân ta đã thấy sơ lượt qua nó rồi thì chúng ta cũng nên biết cái tâm thức của chúng ta như thế nào. Hằng ngày, những cái lăng xăng vọng niệm hết suy xét đẹp, xấu rồi đến thọ cảm, bảo vệ và tiêu diệt. Khi những ý niệm nó nảy sinh ra trong tâm chúng ta, qua tác động của sắc trần những thứ nào thấy đẹp là bảo vệ, tìm cầu những thứ không thích hợp chối bỏ nó đi. Tâm sinh diệt ở ngay nơi đó chúng luôn luôn thể hiện xôn xao làm cho ta cứ mãi chạy theo nó không có tĩnh tâm, tỉnh giác mà tu hành. Nó như một con khỉ chuyền níu hết vật này đến vậy khác đến ý niệm nọ. Chỉ mỗi cái ăn thôi, nay ăn món kho, chiều ăn xào, canh đủ các loại. Mỗi cái vọng niệm, chấp dính vào sự vật đều mang theo thọ cảm, thuận nghịch vui buồn. Và cái vui đó, cái cảm giác đó nó luôn nâng cấp lên mãi, nó không dừng lại. Một vật, một cái gì đó ta rất ham thích, muốn chiếm đoạt lấy bằng mọi cách. Nhưng chỉ trải qua với con người ước muốn kia một lần thôi. Thì cái cảm giác cảm xúc đó sụp đổ và người ham muốn lại tiếp tục đi tìm cầu cái khác nữa. Hôm nay, ta có xe ô tô, nhà cao tầng, đủ tiện nghi phương tiện các cái. Nhưng con người ngay chỗ đó không bao giờ an tâm. Cứ mãi chạy đi tìm cảm xúc mới lạ. Nhưng thế gian vạn pháp đều vô thường ngay chỗ ta thành tựu thì sẽ có thất bại, ngay chỗ ta thất bại sẽ có thành tựu. Khi chúng ta đang khóc đó bảo rằng chúng ta đang khóc nhưng thật ra cái vui, hình ảnh cảm xúc vui vi tế đang ẩn hiện bên trong. Nó đang huân tập với nhau rồi tự phân biệt đưa ra cái sản phẩm cuối cùng là sự khóc. Các pháp thành tựu, hoại, diệt, không cũng đều như thế. Nó phải lấy cái nền tảng hình ảnh cảm xúc phân biệt của quá khứ đem về hiện tại. Ngay nơi hiện tại đó, chúng ta lại duyên tập với nhau rồi tự phân biệt với nhau mà vọng chấp có không, đẹp xấu. Cứ đi như vậy, cứ phân biệt vọng chấp cuốn theo từng thời gian mà hình thành vô số thế giới, tình thức, vọng niệm, vọng chấp. Chúng ta phải tỉnh giác rất tỉnh giác để quán soi như vậy mà thực hành tu “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuần đề, ta bà ha. Bộ lâm” chứ không khéo chúng ta sẽ bị lạc vào vọng niệm, vọng tưởng kia chúng ta sẽ tạo nên nguồn lực nghiệp đưa chúng ta luân hồi sanh tử mãi mãi. Còn người hành giả chúng ta thấy cái gì cũng bảo là tốt, là xấu. Khi vào tu cũng mang tâm hạnh tốt xấu kia, lấy tâm hạnh đó mà tu thì làm sao đến chỗ an lành được. Nó đều nằm trong vọng niệm miên man vô bờ bến kia gọi là “sở tri chướng”. Hàng vô số kiếp ta đã sanh diệt trùng trùng duyên khởi trong tập nghiệp, chúng ta đã từng huân tập chứa nhóm biết bao điều tốt xấu, bao hình ảnh tốt xấu, vô số tưởng vọng niệm trong tiềm thức, nó có sẵn tất cả trong đó hết. Cho nên, hôm nay mình lấy cái tâm tham cầu, chấp trước đẹp xấu, cho rằng cái này pháp này tốt, pháp kia xấu thì chúng ta sẽ hoàn toàn dính vào thị phi chấp trước của ta trong nhiều đời, nhiều kiếp ta đã huân tập. Khi đã có chủng tử hiện hành tức là đã có những ý niệm khởi tu chấp vào pháp tốt, xấu, thiện ác kia thì những chủng tử tàng bên trong nó sẽ được phát sinh tiếp, khi phát sinh chúng cùng nhau huân tập phân biệt và tiếp tục, tàng hột giống ấy vào bên trong để một ngày nào đó cò đủ duyên sẽ phát khởi. Chúng ta rất khó tránh những điều đó nhưng trong những cái đau khổ vô minh đó bao giờ cũng có sự an lạc, cái biết hằng có trong đó. Nếu không có cái biết hằng có không phân biệt trong đó thì vạn pháp, vạn niệm qua trong tâm thức chúng ta sẽ không biết. Đó là diệu lý của Phật Pháp. Không có cái biết đó, thì chúng ta không có đi, không có đứng, vạn pháp sẽ không hình thành. Khi chúng ta hiểu quán soi như thế thì thế gian pháp và phật pháp không hai. Muốn khởi sinh sự an lạc đó, khi chúng ta biết vạn pháp như thế hãy tỉnh giác, nhẹ nhàng không chấp bỏ hai bên có và không, hãy tỉnh giác nghe “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Cứ tĩnh tâm mà đi như vậy. Lấy những diệu lý trên là ánh sáng, lấy “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” làm chủ lấy mình thì một ngày nào đó ông chủ này sẽ phát huy được năng lực của nó. Khi mỗi vị khách đến trong tâm chúng ta đều có một ngôn ngữ “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Tiếng nói, âm ngữ, thần chú đó nó sẽ là cái đề chuyên chở cái hằng biết vô phân biệt thường có trong chúng sanh. Cái Phật tánh thanh tịnh mỗi chúng sanh ai cũng có cái đó. Ngay chỗ đó là tâm chú của Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề.
Trong bài viết này mục đích là giúp chúng ta cùng nhau nhìn lại cái thân tâm cảm thọ của mình. Nếu người hành giả không biết thân, tâm, cảm thọ của mình như thế nào thì bước đường đi rất mờ mịt, phần đông chúng ta sẽ lạc vào vô minh, vọng thức. Cứ cho cái thân này là tốt đẹp, là trường tồn, mọi điều suy nghĩ trong tâm ta là đúng, là sai, những cảm giác mang đến cho mình là vui buồn, vô ký.
Thân chúng ta hôm nay cao đẹp, trắng sạch ăn nói lịch sự, cười vui hớn hở. Ngay chỗ đó, ta chấp vào hình tướng đó rồi mê mệt, bảo thủ, muốn chiếm đoạt ngay chỗ đó thất tình lục dục bắt đầu nổi lên. Sân hận, vui khổ, tán loạn cũng từ ngay chỗ đó phát khởi. Nhưng nếu chúng ta nhìn them một chút nữa thôi thì chúng ta sẽ thấy cái sự khồ nó đang hiển hiện nằm trong đó. Bất chợt người đẹp cao to đó bị một tai nạn hay bệnh tật nào đó mà tắt hơi thở cuối cùng nằm đó hai ba ngày không ai chôn cất thân thể sình chướng, nước, máu, thịt, sda, thối rửa, diện mạo tốt đẹp kia nó sẽ biến chuyển thành một thân thúi tha không ai dám đụng đến. Người thân, chồng, con, cha mẹ hằng ngày nói đủ điều, đủ câu yêu thương, đủ kiểu ve vuốt âu yếm. Khi cơ thể hôi thối như thế ai nấy cũng đều muốn tống khứ đi càng nhanh càng tốt. Rồi những cảm xúc thọ cảm âu yếm kia của những người thân đó bắt đầu phải tìm người khác thích hợp hơn. Cuộc chạy đuổi truy tìm hạnh phúc nó sẽ xãy ra vô lượng kiếp, nụ cười, tiếng khóc cứ mãi vang lên, nước mắt cứ mãi đong đầy. Đức Phật bảo rằng: “Nước mắt chúng sanh đong đầy bốn biển”. Như vậy, thân, tâm, cảm, thọ nó chỉ thoáng qua trong tâm ta. Nó sẽ dời đổi, biến chuyển theo từng vọng niệm, từng chi tiết, nội dung của một vở kịch thế gian này thôi. Ngay đây, khi chúng ta thấy vậy rồi không phải để buồn tủi, chán đời, không muốn làm gì cả mà những phép quán đó để ta nhìn lại bên trong chúng ta có cái không bị hoại, không sinh diệt trên. Thân ta do tứ đại Đất, nước, gió, lửa tạo thành thì sẽ bị hoại diệt thôi. Nó cứ thành trụ, dị, hoại, diệt chuyển biến mãi, tâm thức cũng lăng xăng vui buồn lẫn lộn, điên đảo thị phi, thọ cảm vui buồn thuận nghịch. Thuận thì vui phải bỏ ra sự đầu tư, suy nghĩ bảo thủ nhưng thân ta cũng chỉ sống hình thành cái thân này chỉ vài chục năm thôi thì cũng bị hoại. Từ con đường đi đến sự hoại mất thân dọc đường còn phải bị đau, bệnh, già yếu rồi cuối cùng mới chết. Như vậy, thân tâm thọ cảm của chúng ta nhìn biết nó như vậy cũng đừng vui, đừng buồn, đừng chấp vào đó, cũng đừng bỏ nó. Vì Đạo, sự sống an lành tỉnh giác cũng không mắc mớ gì chúng. Ta cứ biết, hằng ngày sống trong cái biết, cái biết đó ở đâu cũng có, trong sanh cũng có, trong diệt cũng có. Nếu không có biết làm sao biết diệt. Trong quá trình tu cái biết đó rất khó. Thấy nó rất dễ nhưng khó thâm nhập vì trong đó nó có sự lẫn lộn của cái biết do vọng thức phân biệt. Từ cái khó đó, chúng ta nên chọn một thần chú “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Cứ chuyên niệm một pháp đó đi, cứ như người dốt không biết gì, cứ nắm thần chú này không cần phải phân biệt pháp nào tốt, xấu, cũng không cần thêm bớt một pháp tu nào cả. Cứ niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bô lâm” làm hành trang đi vào cuộc sống. Hãy mang nó từng giờ, từng ngày đến công sở, đến nơi làm việc của mình. Khi đi xe, di tàu, mang như vậy rồi thì cũng không nặng nhọc trong những phép tu, phải bỏ cái này, phải lấy cái nọ. Phân biệt tuyển chọn đủ điều. Hãy mạnh dạn tin tưởng vào Mật chú “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bô lâm. Hãy nắm chiếc phao đó để bơi lội trong biển trần lao này.
Mang như vậy, nó sẽ giúp cho các bạn nhẹ nhàng trong tâm thức. Tôi có thần chú như vậy, tôi có tu như vậy, pháp tu đó cũng sẽ giúp tôi những phương tiện thiện xảo. sẽ giúp tôi trong an lành, giải thoát, sẽ đưa tôi đến Phật quả trong tương lai. Tu như vậy nó sẽ giúp cho các bạn không chán đới, không bỏ cuộc đời, xã hội gì cả vì màu sắc ẩn dật, trầm lặng sẽ được thay vào sự tinh tấn vui vẻ, vì đầu chúng ta luôn nhẹ nhàng, công việc làm ăn, sự nghiệp không bỏ lở.
Người tu Chuẩn đề sẽ hết mực lao vào Xã hội xây dựng hạnh phúc cá nhân, gia đình, đất nước. Vì tu theo Mật chú “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha” chỉ vỏn vẹn chín chữ đó thôi. Tâm thức của người tu Mật chú nhẹ nhàng.
“Mê đi sanh không sắc Ngộ lại chẳng sắc không Sắc không mơ ngơ ấy Một lý xưa nay đồng Vọng dấy tam đồ dấy Chân thông ngũ nhân thông Niết bàn tâm vắng lặng Sanh tử biển trùng trùng Chẳng sanh lại chẳng diệt Không thủy cũng không chung Chỉ hay quên nhị kiến Pháp giới thảy bao dung”
Cư Sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu Chánh Trí.Sửa bởi quản trị viên 23/06/2014 lúc 10:13:35(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |