Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ThanhHung  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
NHẬP ĐẠO YẾU MÔN

LỜI NÓI ĐẦU




Gần đây, trên Diễn đàn, cùng quí bạn đạo tu học Pháp môn Chuẩn đề gần xa. Quí đạo tâm có rất nhiều ý niệm, cùng những thắc mắc xoay quanh vấn đề tu học.Do từng cá nhân có những tập khí, tập nghiệp nhân quả gây tạo khác nhau, nặng nhẹ phước báu khác nhau. Cho nên, khi bước vào sự tu niệm Mật chú “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” có đôi điều thấy khác lạ. Người thì thấy nóng nảy, thấy nôn nao, thân thể bất ổn, cùng những sự kiện trong tâm linh đưa tới làm cho người hành giả hoang man trong khi bước đầu vào trì niệm tu học Thần chú.

Những hiện tượng trên hoàn toàn không phải do sự tác động của Thần chú “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” hay Uế tích kim cang mà hoàn toàn do sự trở về của tập khí, tập nghiệp, nhân quả làm nên. Thần chú của Chư Phật tức là Tâm chú của Đức Phật đầy lòng từ bi, bác ái, đầy đủ năng lực, trí huệ để đưa chúng sanh đến bờ giác. Phật pháp không bao giờ làm hại chúng sanh nào cả. Các bạn hãy tỉnh giác, kính tin điều đó, đừng suy nghĩ hoang man trong vọng tưởng vô minh là làm cho khẩu nghiệp, ý nghiệp dẫy đầy tội lỗi.

Để cho thuận tiện trong bước đường tu học và cũng nhằm trả lời những câu hỏi, ý niệm của Quí độc giả. Tôi sẽ cùng quí vị chia sẻ lại những phương pháp, những chi tiết tu tập trong những phương pháp, những chi tiết tu tập trong suốt ba mươi lăm năm qua của tôi. Để từ đó,mong rằng quí vị sẽ rút ra được những phương pháp tu học thuận tiện trong tâm mình để nhằm đạt đến an lạc, hạnh phúc. Những điều chia sẽ cùng quí vị và những tâm quyết tu học của tôi. Nó cũng không mấy gì thắng giải, còn nhiều điều phải học hỏi, cũng mong quí đạo tâm cùng chư vị Hòa thượng, Thượng tọa, tôn túc, quí thiện tri thức giúp đỡ cho con trên bước đường thực hiện hạnh nguyện từ bi, hoằng hóa Phật Đạo.

Hôm nay, xin mạn phép giả danh chương mục gọi là “Nhập đạo yếu môn”, viết lên đề mục này thành nhiều chuyên đề khác nhau.

Mỗi chuyên đề có những nội dung chi tiết khác gợi lên từ tâm thức của tôi. Mong những chuyên đề, ý niệm này sẽ thành những hạt cát nhỏ lót trên con đường Phật đạo.

Nam mô thất câu chi Phật mẫu Chuẩn đề - Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm.

Mùa hạ, năm Nhâm Thìn – 2012!
Cư Sĩ Thanh Hùng,
Bồ Tát Giới Chánh Trí



BÓNG MA TRÊN MIỀN ĐẤT THÁNH




Trong hoàn cảnh khổ đau nhất mà con người biết tỉnh giác lại, nhìn lại những gì mình đang có, hiện đang ở đâu, làm gì? thì ngay đó sẽ có những bài trả lời từ trong nội tâm của mình vang lên, sẽ giúp ta rất nhiều.

Ngày xưa, trong hoàn cảnh khổ đau nhất của tôi, khi đó không có kinh sách gì mấy. Ở vùng quê, tôi chỉ tìm được một quyển kinh Quán vô lượng thọ. Quyển sách này chỉ ra phương pháp quán cảnh Cực lạc quốc, quán tam Thánh A Di Đà, Quán thế âm bồ tát, Đại thế chí Bồ tát.

Trong tuổi thơ của tôi, vì nghèo bệnh tật nhiều, ra đời trong hoàn cảnh khó khăn như vậy. Nó đã đưa tôi vào với giáo lý của Đức Phật. Chỉ ở nơi đấy mới đem lại cho tôi sự an lành. Vì tất cả những gì của người đời như tiền bạc, danh vọng, sự nghiệp, sức khỏe tôi đã mất hết không còn gì dính bên mình cả. Một sự bắt buộc không có con đường đi thứ hai. Cho nên, trong khoảng thời gian tôi được sống an bình trong ba tông giáo lý của Đức Phật. Tôi đã trải qua hết mà sự trải qua rất thoải mái. Vì những giáo pháp đó đến với tôi như những vị thuốc tiên đơn. Nó đã giải tỏa đi những u ám đau bệnh trong đầu tôi. Tôi thực hành giáo pháp rất tinh nghiêm. Những pháp quán trong quyển “Quán vô lượng thọ” trên, tôi đã tự kết hợp với Thần chú Chuẩn đề. Nghĩa là khi niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà hà. Bộ lâm – Nam mô a di đà phật. Tai tôi nghe vang lên A Di Đà Phật, A Di Đà Phật. Đến một lúc đó, A di Đà Phật đó vang lên, vang lên mãi. Cả một đêm không thể nào chợp mắt được. Tôi muốn ngừng nhưng âm thanh đó cứ vang lên mãi. Và rổi từ đó hình ảnh trong những phép quán vô lượng thọ đó, tôi lại quán sáng rất rõ. Ngày ấy cũng trong những đêm gần kề hôm ấy, vầng trăng tròn, phép quán vòng tròn sáng đó. Trước tiên, tôi quán vòng tròn kia như một kính đàn. Tôi niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm – Nam mô A Di Đà Phật”. Âm thanh A Di Đà Phật lần lượt nghe trong vòng tròn kính đàn đó có rất nhiều chỗ vi tế, nhỏ nhiệm vang lên A Di Đà Phật và một hội Chư Vị thánh chúng mặc quần áo nâu ngồi ngay ngắn vang lên theo tiếng mỏ cóp cóp, boong boong của tiếng Đại hồng chung – A di đà phật, a di đà phật.

Cảnh giới đó nó vang lên bao lâu tôi không tính được. Cho đến một lúc mặt đất nơi chư vị đó ngồi nó phân ra từng ô. Có rất nhiều ánh sáng đủ màu sắc. Mặt đất không thể nói rằng ở trên thế gian này chưa có chỗ nào được bằng thế gian này, chưa có chỗ nào được bằng phẳng như vậy. Đất cấu tạo bằng ánh sáng đủ màu do những hạt Bảo châu đủ màu, soi qua lẫn với nhau tạo thành nhiều hình ảnh. Và từ những ánh sáng đó nó tạo thành những lâu đài đủ kiểu, đủ màu sắc. Mỗi vẻ có những vẻ đẹp lạ thường. Đây cũng tạm như sự phản chiếu ánh sáng của thế gian này. Mỗi lâu đài qua lại có những cầu vòng thẳng cong đủ kiểu. Rồi cũng từ những ánh sáng đó, nó cấu trúc thành những loại cây ánh sáng nhiều tầng, nhiều cành. Rồi ánh sáng đó dọi lên trên không phía trên đan thành những tấm lưới bào, lộng phan rực rỡ. Những đóa hoa ánh sáng rực rỡ tạo thành hình ảnh của Đức A Di Đà, Quán thế âm, Đại thế chí có khắp mọi nơi ở trên những đóa hoa ánh sáng rực rỡ. Ở đây, chư vị thánh chúng, chư thiên họ di chuyển với nhau qua lại không có hạn chế, không ngăn ngại cũng như những vệt sáng trùng lên với nhau. Những ánh sáng, vệt sáng, những động dụng di chuyển của chư thánh chúng tạo nên những âm thanh khác nhau. Nhưng trong tâm của mình biết đó là âm thanh A Di Đà Phật. Theo từng mức độ động dụng khác nhau, cao thấp, thanh thô, vi tế mà nó tạo nên những âm thanh nhạc ca rất thanh tịnh. Người nghe thấy âm thanh đó rất an lạc. Chư vị thánh chúng ở đây khi thật hành Phật đạo đều thể hiện theo ý niệm của mình. Khi dâng cúng dường chư phật, tâm khởi như vậy thì những hương thơm, hoa trái được hình thành và thân là ý sẽ đến với Đức Phật mà ta cúng dường. Thân tướng chư Phật, bồ tát được thể hiện qua ba cõi. Khi một chúng sanh còn niệm tưởng ở cõi nào thì thân tướng chư Phật, thánh cùng theo tập nghiệp đó mà ẩn hiện.

Có nhiều người cho rằng người Tây hay một người nào khác thì Đức Phật có khác nhau không. Đó là những ý niệm do chúng ta còn chấp chặc vào hình tướng phân biệt. Nhưng thực tế khi tâm một người tu tập không còn chấp tướng nữa thì mọi nơi, mọi chỗ, mọi sắc tướng như nhau cả. Chỉ vì chúng ta chấp tướng phân biệt quá cho nên nó biến chuyển điên đảo khiến cho ta mất đi chánh niệm.

Khi con người mình tỉnh giác, cứ để mặc cho những ý niệm ẩn hiện thì khi đó ta sẽ làm chủ được tất cả, chuyển hóa được pháp mà không dính mắc vào nó. Từ ngay chỗ đó, khiến cho ta tự tại lui tới. Chư vị thánh chúng ở nơi cực lạc cũng vậy. Mặc tình lui tới, lui ra vào trong sự vật ánh sáng. Không có cái gì làm trở ngại họ cả. Ngày xưa, có một vị tu sĩ tu theo dòng Thiền Tiểu thừa, ông ta nhập vào định diệt thọ tận đinh. Khi nhập vào định này thì mọi cảm xúc điều mất. Ông ta ngồi như khúc gỗ. Lúc đó, tăng chúng tưởng rằng ông chết mới đi thiêu ông ta. Khi thiêu mất thân ông ta rồi thì vị tu sĩ này xả định về với thực tại. Khi về thấy thân mình mất đi, quá loạn chạy đến lui tìm một cái xác để nhập vào nhưng xác đã mất. Ông cứ mãi chạy tìm, tìm mãi cho đến khi đêm về khiến cho chư vị tăng chúng trong Chùa sợ hãi không ai dám ở. Lúc đó, có một vị Thiền sư đi ngang qua xin tá túc trong Chùa thì được kể lại sự kiện trên. Vị Thiền sư này mới bảo với mọi người hãy tìm cho ông ta một chậu lửa, một chậu nước, một chậu đất để ông ta làm phép. Cũng như thế, khi trời vừa sụp tối, chơn linh vị sư đó về chạy loạn tới lui đi tìm cái thân. Vị Thiền sư đó bảo: “Ông hãy lại đây, tôi chỉ cho ông để tìm cái thân”.

Vị tu sĩ đó đến gần, Thiền sư bảo: “Ông hãy đi vào Nước, đất, lửa đó đi. Thân ông đang ở trong đó”. Khi nghe xong, ông nhảy vào lửa, nước, đất để tìm. Tìm mãi mà không gặp. Ông vội đến nói với Thiền sư rằng: “tôi đã vào trong nước, lửa, đất kia tìm mãi nhưng không gặp”. Khi đó Vị Thiền sư mới bảo rằng: “Cái thân thô của Tứ đại của Ông lúc trước có nhảy vào Lửa, nước, đất đó được không?.Nếu như vậy thì hôm nay ông mặc tình lui tới trong tứ đại đất, nước, gió, lửa không bị ngăn ngại thì có tốt hơn không?”.

Lúc đó, như tiếng sét bên tai, vị tu sĩ đó tỏ ngộ, lạy vị Thiền sư để ra đi. Từ đó, ngôi chùa không còn bóng ma đó nữa.

Cũng như vậy, khi chúng ta niệm Phật cũng phải hòa hợp lại với diệu lý của sự vô ngã, vô tướng, vô pháp.

Ba tông Thiền, Mật, tịnh kết hợp lại đi để được nhiều lợi ích, đừng phân biệt chấp chặc vào một pháp nào cả. Có như vậy thì ta mới sở hữu được vạn pháp. Tôi ngày xưa cũng nhờ trong những hoàn cảnh khó khăn mà được phước báu thâm nhập vào giáo lý của Đức Phật. Mọi giáo lý, phương pháp tu học của ba tông ở đâu tôi vẫn tu được, ở đâu cũng có những cái lạc đạo, vui vẻ không hạn chế gì cả.

Ba tông Thiền, mật, tịnh nhưng tựu chung chỉ có Hiển và mật. Về Hiển giáo, chúng ta nên thâm nhập vào hệ tu trí huệ bát nhã để trở lại với chính mình, biết mình là ai, cái giả nằm ở đâu, cái thật ở đâu. Để rồi một ngày nào đó, ta mới thấy mình là một sự duyên hợp, giả có. Trong cái duyên hợp, giả có đó, có một cái gì đó nó đang hằng ngày, hằng giờ có sẵn trong vạn pháp để chuyên chở vạn pháp. Ở bất cứ nơi đâu cũng có nó. Nó rộng lớn nhưng nhỏ bé vì trong nó không có cái gì để so biệt nó cả. Cũng như hư không bao la vạn vật trong đó, ở đâu trong vạn vật cũng có hư không. Nhưng vạn vật không thể chiếm hữu được hư không. Từ vạn vật này qua vạn vật khác, từ niệm này qua niệm khác. Chúng ta thấy nó hình như đang sinh diệt nhưng thực tế không sanh, không diệt, chỉ chuyển biến thôi. Trong cái chuyển biến đó luôn có cái hằng biết trong vạn pháp đó. Nếu không có nó thì không ai biết sanh diệt, diệt và không không không sanh diệt. Khi tâm trở về với trạng thái đó thì ta sẽ thấy Đức Phật ở nhiều trạng thái khác nhau khi người ta muốn thấy. Và đến lúc đó, ta bảo rằng Đức Phật A Di Đà có bao nhiêu hình tướng, cõi cực lạc có bao nhiêu sắc tướng. Thì ngay đó ta sẽ thấy cõi cực lạc, Đức A Di Đà cũng vậy. Không khác, không trước sau.

Để đi về với cõi Tịnh độ, hôm nay, các bạn có thể chỉ chuyên niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm – A Di Đà Phật”. Khi niệm như vậy, là ta đã xứng với Bát nhã, hệ thống giáo lý của Thiền tông. Ta chỉ có cái “một” Thần chú “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm – Nam mô A Di Đà Phật”. Còn tai ta lại nghe A Di Đà Phật, tất cả những giáo pháp, những cái gì đeo đẳng bên ta hãy rũ xuống. Cứ niệm như vậy, ngày lại, ngày qua, toàn bộ sự kiện sự việc trên bề mặt của sự nghĩa là tất cả sự việc, vạn pháp đều là Hồng danh A Di Đà Phật đi với Thần chú Chuẩn đề. Rồi dần dần cái lý, sự suy nghĩ, suy tư các niệm vọng lên cũng “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm – A Di Đà Phật”. Khi đó lý sự viên thông, cõi cực lạc quốc sẽ hiện lên. Rồi đến một ngày nào đó, gió mát, trăng thanh, ta mới reo vang lên : “Cực lạc là ta, ta là cực lạc” không hơn, không kém. Cũng như vậy, cũng gió mát trăng thanh, cũng trúc biếc, hoa vàng.


Thánh nhân nói tri kiến.
Ngay cảnh không phải quấy.
Ngay ta ngộ tánh ấy.
Không đạo cũng không lý



Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí.

Sửa bởi quản trị viên 23/06/2014 lúc 10:00:53(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 4 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Thuong76 trên 07-07-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 30-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 15-06-2020(UTC) ngày, Phuc An trên 17-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#2 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
TỈNH GIÁC ĐỂ NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT KHÔNG CÒN RƠI TRÊN CÕI TỊNH ĐỘ





Trong phương pháp tu học theo Mật chú Chuẩn đề, ta hằng ngày nên tỉnh giác ẩn nhẫn, có những quyết tâm thực hiện pháp tu chuyên suốt, không gián đoạn. Quí đạo tâm nên biết rằng Thần chú Chuẩn đề là một Thần chú có công năng, huyền năng cao cả. Nó tổng nhiếp cả năm bộ Thần chú, có nghĩa là tất cả những Thần chú trên thế gian này luôn cả những cung động, chư Thiên cũng đều nằm trong Thần chú này. Và Thần chú Chuẩn đề có đủ vạn pháp trong đó. Nó đã từng đưa vô lượng, vô biên chúng sanh đến quả vị Bồ tát, quả vị Phật. Thần chú Chuẩn đề tàng những pháp môn vi diệu, thấy tánh thành Phật. Những pháp môn thể hiện nên nền Hiển giáo, Mật giáo tối thượng, là kho tàng chư như lai Bồ tát cho nên gọi là Phật Mẫu Chuẩn Đề. Thần chú Chuẩn đề chỉ có chín chữ thôi. Nếu chúng ta niệm đủ khi vào đàn để tu học thì chỉ nên niệm thêm vài lần: “Nam mô tát đa nẫm tam miệu tam bồ đề cu chi nẫm, đát điệt tha: Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Còn nếu không ta nên niệm “Nam mô Thất câu chi Phật Mẫu Chuẩn Đề” – ba lần, rồi niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Chỉ niệm bao nhiêu đó thôi rồi cứ đi đứng nằm ngồi niệm: “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”.

Công năng của Thần chú cao nhưng phương pháp hành trì, đàn pháp rất đơn giản. Chỉ cần chúng ta có một kính đàn. Một kính mới chưa có sử dụng, đem về ta hành trì tụng “úm lam” vào trong đó 1.080 lần. Rồi trì tụng “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn lệ, ta bà ha. Bộ lâm”. Trì niệm vào những ngày trăng tròn mười bốn âm lịch hoặc mười lăm âm lịch hằng tháng. Vật thực nên mua một ít bông hoa, một trái dừa hoặc một đĩa trái cây cúng dường Đức Phật Mẫu Chuẩn đề, tỉnh tâm cầu tha thiết như một người con về quỳ ôm chân một người mẹ hiễn. Hãy quý xuống ngay đó sám hối những tội lỗi đã qua, phát nguyện từ đây đến vô thủy, vô chung hay một thời gian nào đó mà quí đạo tâm muốn. Hãy tùy tâm phát nguyện, hãy tùy hỉ theo cái tâm của mình:

“Con hôm nay tên….tuổi….nguyện từ đây đến hết kiếp này (Hay vô lượng kiếp), nguyện thọ trì Tâm chú Chuẩn đề, nguyện phục vụ, nguyện đem thân này, trì huệ này hoằng hóa Phật pháp, hộ trì Phật pháp. Nguyện Hồng ân Đức Phật Mẫu Chuẩn đề gia hộ cho đệ tử được trí huệ sáng suốt, đượng năng lực thắng giải, được mọi phương tiện thiện xảo để tuu học, hóa độ chúng sanh. Nam mô thất câu chi Phật mẫu Chuẩn đề”.

Thành kính mỗi danh hiệu như vậy niệm và lạy một lần. Niệm và lạy như vậy 18 lần hoặc 108 lần, chí tâm thành kính. Tâm như một đứa trẻ lạc loài cùng khổ sau bao nhiêu năm lặn lội, hôm nay gặp được mẹ Hiền.

Sau khi trì niệm, phát nguyện vậy rồi ta nên quì trước kính đàn, quì trước Thánh tượng của Ngài mà kiết ấn Chuẩn đề, hãy đọc “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. .Bộ lâm”. Ngay đó, tâm thức của ta hãy bỏ xuống, rũ xuống tất cả. Hãy nhìn Thánh tượng đó, hãy nhìn kính đàn đó mà tưởng tượng đến công năng của Thần chú. Ngay chỗ đây, nếu hành giả chí tâm tỉnh giác tâm của mình sẽ được hòa diệu với tâm của Ngài. Hằng ngày, vối tâm đó, quí bạn hãy trì niệm đi, lòng từ của Ngài sẽ hòa diệu với tâm của ta.

Đây là những tâm pháp. Đã gọi là những tâm pháp là nó đã được ung đúc, uốn nắn trải qua thời gian, không gian….Đó là tâm pháp của tôi, hay nói đúng hơn đó là cách sống, lẻ sống của cuộc đời tôi. Hằng ngày, tôi đã từng quì xuống trước Ngài để niệm tưởng như vậy. Đến hôm nay, Đức Phật A Di Đà, Đức Phật Mẫu Chuẩn đề là hai vị Thầy cao cả của tôi. Và đến hôm nay, dù thân này, tâm này có biến ra, có bầm nát ra như vô lượng của số cát Sông hằng. Mỗi hạt cát đó, nó chu biến đi trong mười phương trong vô lượng kiếp để truyền nói lên “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm – Nam mô A Di Đà Phật”. Công Đức vô lượng đó đem đến quì xuống với chân Ngài, dâng cúng lên cũng chưa đủ cái ơn Đức Phật Mẫu, Đức A Di Đà Phật đã dạy truyền trao cho tôi trong tâm pháp.

Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô Thất Câu Chi Phật mẫu Chuẩn Đề.




Ngày xưa, quá khứ giả tạo cho tôi những hoàn cảnh khổ đau. Nhưng lúc đó, tôi trong cái tập khí vô minh thấy nó như thật. Cứ lăn lộn trong cái nghèo khổ, bệnh tật mãi. Tâm tôi có những suy nghĩ sẽ có một cái gì đó, một phương pháp nào đó để thoát ly ra cái khổ này. Ngày xưa, Thái tử sĩ đạt ta Ngài đã đi dạo quanh bốn cửa thành thấy rõ Sanh, lão, bệnh, tử. Ngay đó, Ngài đã từ bỏ ngai vàng, bỏ cả cung điện nguy nga tráng lệ để cất bước ra đi. Lúc đó, Ngài đã thấy được sự khổ và tâm Ngài cũng đã thể hiện lên phải có một phương pháp, một chơn lý nào đó để giải từ cái khổ này. Và từ đó, ngài đã trở về với mười phương Chư Phật, trở về với cõi Phật tánh trong tâm của Ngài. Rồi cuối cùng, một con đường hạnh phúc cho nhơn loại, cho chúng sanh đã mở. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã ra đời. Đức Phật đã bảo rằng “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Và Ngài bảo rằng: “Chúng sanh ai cũng có Phật tánh cả”.

Và với những nổi niềm trong sâu thẳm lòng tôi. Để đi tìm sự tự do, thoải mái, an lạc cho tâm mình. Ngay những ngày đó, tôi đã tìm thấy Thần chú Chuẩn đề, cùng với Lục Tự Di Đà. Với tấm lòng kính tin đó và với hoàn cảnh lúc đó kinh sách không nhiều, chỉ có “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm – Nam mô A Di Đà Phật”. Tôi trì niệm có những ngày Thần chú và danh hiệu đó vang lên mãi, vang lên mãi không ngưng được. Cho đến hôm nay, khi đi tới lui, khi giao tiếp “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” vẫn vang lên. Trong đầu tôi, cái não này không còn những khởi niệm nào để niệm cả. Nhưng nó vẫn vang lên. Giờ này thì hạnh phúc lắm, cuộc đời va chạm ma sát với nhau đủ điều nhưng vẫn hạnh phúc “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm – Nam mô A Di Đà Phật”.

Kính đàn, hình tượng Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề luôn hiện trong tâm tôi và cảnh cực lạc quốc vẫn luôn hiện. Những đóa sen trong ao Bát bửu vẫn sáng chói. Tiếng nước chảy trong ao vẫn nghe rõ, quốc độ Chuẩn Đề, Phật mẫu Chuẩn Đề, Quốc độ A Di Đà Phật, Đức A Di Đà Phật vẫn trong tâm tôi. Tâm tôi và quốc độ trên không khác.

Cũng cái tâm đó, cũng cõi ta bà này, cũng những nỗi niềm, những giọt nước mắt đau khổ. Những thứ đó, khi chúng ta tỉnh tâm, tỉnh giáclại đếu là thanh tịnh. Và ngay chỗ đó, là tịnh độ chứ không khác, không hơn không kém. Cực lạc quốc cũng ngay trong tâm mình, ngay nơi những gì mình đang có.

Những giọt nước mắt rơi xuống vì chia ly, vì sự khổ đau do tâm ta chấp dính vào sự vật, vào tâm niệm. Ta cho nó là hoàn toàn thật, rồi chấp vào đó, phân biệt tốt hay xấu, rồi bảo thủ. Có thì tốt vui, không thì mất khổ, buồn vui lẫn lộn do chúng ta vô minh, không thấy được sự duyên hợp giả có của nó. Ngay đây, chỉ tỉnh tâm nhìn thấy tất cả đều do nhiều duyên, nhiều yếu tố, nhiều chi tiết hợp lại rồi giả danh bảo đó là tốt, là xấu. Nếu ta tỉnh giác nhìn lại thấy sự giả hợp ấy, bình tỉnh, giác ngộ quay về với Đức Phật, với giáo lý giải thoát của Ngài. Và ngay đó, quỳ xuống ăn năn sám hối, phát nguyện tu trì. Với lòng cảm xúc đó, nó sẽ rơi nước mắt, sẽ rung động. Cái rung động rơi nước mắt do vọng tưởng, chia ly, mất mát buồn đau, do ta vô minh. Và hôm nay, cũng rung động cũng rơi nước mắt nữa nhưng với sự quán soi, sực tỉnh, tỉnh giác nhìn thấy vạn pháp duyên hợp một lòng quỳ trước Đức Chuẩn đề, Đức A Di Đà Phật với tâm thành khẩn được về với Ngài. Như vậy cũng là Nước mắt. Nước mắt và sự khổ đau là duyên lớn cho những ai tỉnh tâm cầu đạo giải thoát. . Vì nước mắt, hành trạng rơi nước mắt cũng chỉ là duyên hợp thôi.

Tỉnh giác để những giọt nước mắt không còn rơi trên cõi Tịnh độ.

Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 23/06/2014 lúc 10:01:55(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 5 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Thuong76 trên 07-07-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 30-09-2014(UTC) ngày, chuctinh trên 22-12-2016(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 15-06-2020(UTC) ngày, Phuc An trên 17-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#3 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
NHỮNG CƠN LỐC TRONG TÂM



Khi thâm nhập vào tu Mật chú Chuẩn Đề, có rất nhiều quí đạo tâm tự thấy trong lòng mình nảy sinh ra những trở ngại. Rồi xung quanh mình cũng vậy. Về mặt Xã hội, cũng có những nghịch cảnh. Đó là tại vì chúng ta tự quay trở về với mình. Lúc đó, mượn “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuần đề, ta bà ha. Bộ lâm” làm tiền đề để bước vào cuộc sống. Trước đây, khi chưa thọ trì Thần chú cứ mãi lăn lộn trong cuộc sống dẫy đầy những khổ đau trắc trở nhưng không có than phiền. Vì xung quanh chúng ta đều là những khổ đau trắc trở, lấy cái sự nghiệp đó làm vui. Khi ta có những sự cố, những chi tiết nào đau khổ đều đem ra phơi bày cho mọi người xung quanh mình biết cũng như đi khoe cái khổ của mình. Khi đó những người chơi với mình cũng có những chủng nghiệp như vậy. Hai bên gặp cũng lấy cái thú đau thương của mình ra mặc tình mà nói với nhau nghe, than vản với nhau. Những chuyện khổ đau của mình không có giữ kín trong lòng được đâu. Nó bắt buộc phải đi nói cho người này nghe, người kia nghe. Trong thời gian bàn tán với nhau như vậy, có sự việc giống mình thì thấy vui vui có người đồng chung cảnh ngộ mặc dù mình đang đau khổ. Khi có chuyện gì nghịch ý trong nội dung đó thì cùng nhau nóng giận chửi rủa, nói xấu (Khẩu nghiệp), hay đánh đập quơ tay, quơ chân (Thân nghiệp), hay cùng nhau quy tính, tính toán hơn thua hại nhau đó là (ý nghiệp). Tam độc luôn luôn là bạn đồng hành với cái khổ. Nó cũng như bùn nhơ ai vào trong ao bùn đó đều dính như nhau. Bơi qua, bơi lại trao cho nhau những đống bùn nhơ. Ở trong bùn như vậy đó, khi chúng ta thoát lên bờ muốn ra khỏi đóng bùn nhơ đó thì bèn nhìn lại sau tôi bị dính bìn vậy. Vì lúc đó, chúng ta đứng trên bờ của ao bùn xung quanh là không khí trong lành. Và ngay lúc đó, tự quay nhìn lại con người của mình thì thấy toàn bùn không. Nhưng thật tế tại vì mình quá vô minh, không nhìn thấy, biết rằng mình đã ra khỏi đóng bùn đó rồi. Và hiện bùn dính đó chỉ một ít thôi so với đống bùn nhơ kia.

Người đời chúng ta khi chưa tu, chưa thọ trì Thần chú. Cũng như con người đang lặn hụp trong ao bùn kia đó. Xung quanh đều là bùn thì đâu thấy sự nhơ sạch của nó. Khi chúng tat u, khi ta thọ trì Thần chú, năng lực thần chú đó, phương pháp tu học của mình nó đã đưa mình lên khỏi ao bùn. Rồi tự đứng đó quán xét lại Thân tâm của mình, thấy những vết bùn kia. Nếu ngay đó tỉnh giác hãy chuyên sâu trì niệm, tinh tấn tu hành và tin một điều rằng một ngày nào đó ánh sáng của Mặt trời, gió pháp sẽ làm khô bay đi mùi bùn kia. Ngay đây, chúng ta phải tự cố gắng, nhẫn nại, tinh tấn tu học. Ngay đây, đừng mờ mịt bảo rằng sao tu nhiều trở ngại quá, thấy nóng nảy, thấy bực mình, thấy đủ thứ những thứ đó, cũng như những vết bùn còn dính lại. Hãy cố gắng tu học để cho những bùn nhơ kia tróc ra, bay đi. Còn nếu chúng ta còn vô minh bảo rằng khi tu những cái đau khổ, nòng nảy, khồ đau đến nhiều hơn. Rồi bèn lại nhảy lại vào đóng bùn kia, tại vì sao? Vì tập nghiệp lực, cái lực vô hình bên trong tâm của con người nó đưa chúng ta trở về với đống bùn nhơ đó. Vì hơi bùn đó nó đã được xông ướp nhiều đời, nhiều kiếp, khiến cho con người không thể thiếu mùi bùn đó được.

Các bạn nên nhớ rằng Phật Pháp bao giờ cũng đưa chúng sanh đến chỗ an lạc, hạnh phúc, những kinh sách, những sự tích, những vết tích tu chơn thật của những vị chân tu đã chứng minh lời nói đó và hiện nay đã có mười phương thế giới chư Phật, chư vị Thánh Hiền cùng cõi cực lạc. Những hiện thực chứng minh điều đó. Mà tại vì sao? Vì sao? Mà khi ta tu, khi ta thọ trì Thần chú lại có những trở ngại trên có phải chăng khi chúng ta khởi sự đi, khởi sự tu học đã đặt sai nền tảng tu học của mình trên tham, sân, si. Thay vì ta đặt nền tảng tu học của mình trên nền tảng Giới, Định, Huệ.

Chúng ta, lấy cái tâm Tham đắm đầy ngã chấp của mình để nhận lấy Thần chú Chuẩn đề. Vì ngoài đời quá khố, thất tình lục dục, đau khổ đủ điều, chỉ nghe người nói thoáng qua thôi là “Thần chú chuẩn đề sẽ đem lại lợi lạc, tiền của lợi ích cho mình”. Khi nghe như vậy cũng như người đang đuối sức, lặn lội ngoài biển khổ vớ được chiếc phao. Thay vì phải chạm vào phao kia nhè nhẹ, từ từ nhẫn nại, nương theo cáo phao đó để đến bờ. Nhưng vì lòng quá tham cầu, ôm trọn cả chiếc phao kia, cố gắng hết sức mình bơi cho nhanh, cho nhanh. Cuối cùng, cái phao kia chỉ để cho người nhẹ nhàng, nhẫn nại từng bước, từng bước một để đến một lúc phao kia sẽ đưa con đến bến bờ. Vì do nghiệp lực duyên số, phao kia có lớn, có nhỏ khác nhau. Do phao nhỏ, sức yếu mà tham đắm muốn nhanh đến bờ mà hại mình, hủy luôn cả phao. Phao chỉ là phương tiện còn bờ, mặt trời hạnh phúc kia là Bến bờ. hãy bình tĩnh để nắm phương tiện đó và vào nơi hạnh phúc, an lạc.Khi chúng ta vào tu pháp Bí mật Chuẩn đề cũng nên biết sơ qua sự lý trên kia để vui vẻ bước chân mà đi.


UserPostedImage




Đừng đem hạnh phúc đổ vỡ của mình, đừng đem sự nghiệp thất bại của mình và thất tình lục dục mà đổ vào sự nghiệp tu học. Khi chúng ta có vay là có trả - Nhân quả. Làm thiện thì quả báo thiện, làm ác quả báo ác. Cái tập nghiệp nhiều kiếp luôn bám theo ta như bong với hình. Khi vào nhà một người hang xóm chủ nhà không có nhà. Chúng ta thấy một chiếc đồng hồ vì lòng tham muốn lấy cắp đi chiếc đồng hồ đó. Vì tự nhũ trong lòng là không có ai ở nhà, sẽ không ai biết điều đó. Chúng ta đem đi về bán hoặc cất giữ làm của. Chúng ta có biết rằng khi chủ nhà biết mất cái đồng hồ đó đã buồn bực, than vãn, nóng giận, chửi rũa. Sự sân hận, uất hận đó nó bay vào không gian. Nó đi chu lưu trong tâm vô biên của chúng ta, do tâm nóng giận của người chủ đó bay trong không gian, trong tâm tưởng ma sát với những chủng nghiệp giận khác nhau tạo thành những hình ảnh ghê sợ, Rồi những nổi buồn của người mất đồng hồ đó bay trong không gian, tâm tưởng cũng ma sát với chủng nghiệp khác tạo nên những cõi âm u, buồn khổ tối đen. Con đường tạo nghiệp nó sẽ trùng trùng duyên khởi, mắt thường chúng ta không thấy được. Cho đến một lúc nào đó, trong hoàn cảnh thuận nghịch cho người lấy đồng hồ kia đang ngồi vì một bệnh tật nào đó làm thất thần, hốt hoảng nghĩ đến ngày đó mình có lấy trộm một chiếc đồng hồ của người A kia. Ngay chỗ đó, tâm thức tưởng nó đi theo hai chiều. Chiều nghịch sẽ thấy hối hận đau khổ hay hoặc hoàn cảnh lấy đó nó hiện lên trong tâm mình thấy mình là người ăn cắp, là xấu. Thì hiện ngay chỗ đó, những nỗi niềm giận, buồn cùng những hình ảnh kia nó sẽ đến vì nó đều trong tâm của ta cả. Mang những sự giận cùng hình ảnh ghê gớm trên làm cho tâm người lấy cắp đó quá sợ, hốt hoảng, điên loạn. Ngay chỗ hốt hoảng, điên loạn kia, những hình ảnh gông cùm, tra khảo, bắt bớ lại xuất hiện rượt đuổi thần thức kia. Nếu bắt được thì những sự hành hình nổi lên. Như vậy, cảnh địa ngục, ngã quỉ lại hiện lên – Trả báo.

Trong cuộc sống, nhiều đời, nhiều kiếp của ta có bao lần gây nghiệp. Chúng ta hoàn toàn không biết. Nhưng tập nghiệp, nghiệp quả của chúng sanh nhiều vô số kể. Cứ mãi trôi lăn theo chủng nghiệp trên không có ngày thoát ra khỏi. Hôm nay, vì một duyên số nào đó, ta gặp lại “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Theo đúng ra ta phải rất vui mừng, cho nên khi làm lễ quán đảnh cho một người nào đó có khi họ xúc động nước mắt cứ rơi mãi, họ khóc. Họ xúc động vì đã tìm được chánh pháp. Đức Phật bảo rằng có những chúng sanh trong vô lượng kiếp chưa được nghe âm thanh của Thần chú chứ nói gì đến thọ trì, đọc tụng

Hôm nay, ta được thọ nhận trì niệm,vì một chút tập nghiệp nào đó trở về. Thay vì sự nóng giận rất lớn nó sẽ về nhưng ngay đây nhờ sự thọ trì nó được giảm đi. Thấy nó có nóng nhưng không quá nóng, không đủ để hại người, tai nạn đến bị đau chân đôi khi bị gãy chân nhưng tinh thần vẫn tốt, vẫn sáng suốt đó là một điều trả quả thay vì ta phải chết đi, nay chỉ bị què tay, què chân thôi. Năng lực của Thần chú nó đã hóa giải làm giảm đi nghiệp lực của chúng ta. Như vậy, ngay đó chúng ta phải bình tỉnh nhìn thấy nó chứ sao còn bảo rằng khi tu lại xảy ra những biến cố nóng giận, đau khổ đủ thứ, đôi khi còn đổ thừa cho Mật chú. Đây là ta tự tạo nghiệp quả cho chúng ta. Khi nghiệp cũ chưa dứt đã tạo nghiệp mới. Vô hình trung chúng ta đã chê bai, khi dễ Phật pháp. Con người tội lỗi, chứ Phật pháp không có tội, quí vị nên nhớ ngay chỗ đó. Con người ta làm nên điều có tội thì nghiệp quả người ta gánh chịu chứ mình đâu có gánh chịu đâu, đâu có hệ lụy gì đến mình đâu. Nhưng vì chấp ngã, chấp có ta, có người, chấp pháp có thật cho nên sinh ra đủ điều thị phi rốt cuộc nghiệp quả của người mà mình gánh chịu, thật vô minh!

Khi chúng ta cùng nhau chia sẻ, nhìn thấy những tướng tội trạng trên. Chúng ta nên thành tâm, bình tĩnh xét lại, quay về với tự tâm thanh tịnh của mình mà thọ trì Thần chú “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Chuyên tâm trì niệm như vậy hằng ngày, hằng giờ trong đi, đứng, nằm, ngồi. Miệng chúng ta cứ niệm suốt như vậy thì khẩu khí của chúng ta không thể nói xấu hại người, khẩu nghiệp thanh tịnh. Hằng ngày, tay kiết ấn vẽ linh phù, vẽ chin chữ Thánh phạn thì tay nầy đâu thể cầm dao đâm chúng sanh, hay đánh người thì “thân nghiệp thanh tịnh”.. Rồi hằng ngày cứ quán tưởng linh phù, quán tưởng chín chữ Thánh phạn cho đến nó sáng lên thì tâm ý suy nghĩ không thể nào xấu xa hại người cả thì đó là “Ý nghiệp thanh tịnh” . Tam nghiệp chúng ta thanh tịnh được như thế thì con đường đi luôn luôn có “Giới luật”. Hằng suốt trong đi, đứng, nằm, ngồi cho đến lúc tự tâm thanh tịnh đó phát ra cảm nhận “Úm chiết lệ, chuẩn lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” thì ta đã có “định lực”. Nhờ sự tỉnh giác trong đi, đứng, nằm, ngồi trên mà qua từng giác niệm, sự vật ta luôn biết “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”, cái biết đó sẽ là “Huệ lực”. Như vậy, trong sự tu trì niệm Thần chú Chuẩn đề ta đã có Giới, định, huệ. Chúng ta khởi sự tu hành như vậy là đúng. Chúng ta chỉ cần tạo cho chúng ta một kính đàn hay chúng ta hãy tự quán tưởng trong tâm mình vòng tròn sáng như mặt Nhật nguyệt. Kính đàn như thế rất tốt vì ở đâu cũng có kính đàn cả. Và ở mỗi giác niệm, ánh sáng kính đàn đó luôn soi rọi. Nó cùng với “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” cùng soi sáng, thể hiện lên.

Để trong bước đường tu tập, hành trì tốt, quí vị nên tự soi lại chúng ta đi. Rồi cứ tự buông xuống tất cả chỉ còn trong tâm ta kính đàn và Thần chú Chuẩn đề. Như một người dốt không còn học một thứ gì cả, không còn suy nghĩ gì cả khi hành trì, Trong tâm không còn pháp nào khác hơn “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” Có nhất niệm như vậy thì ngày sau sẽ có vạn niệm, vô số lượng trong vạn pháp đều có “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Chỗ nào cũng có, cũng như không có, không hai không khác. Vì vạn niệm, vạn pháp đều là “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”

Cư Sĩ Thanh Hùng,
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 23/06/2014 lúc 10:02:55(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 4 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Thuong76 trên 07-07-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 30-09-2014(UTC) ngày, chuctinh trên 22-12-2016(UTC) ngày, Phuc An trên 17-06-2020(UTC) ngày
sututuyet  
#4 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Hay thật,
nếu không phải người đã từng trải nghiệm trên thực tế thì làm sao có được những lời nói như vậy...
nếu không phải người đã đạt được cảnh giới thì làm sao diễn tả được rành mạch thông tỏ như vậy...
đây thực là vị nương thuyền đại nguyện vào biển luân hồi hoằng dương Chuẩn Đề Bí Mật pháp môn rộng độ chúng sanh
con xin nguyện thành tâm nương theo Thầy
OM AH HUM
OM MANI PADME HUM
OM CHALE CHULE CHUNDE SVAHA
OM BHRUM HUM
thanks 2 người cảm ơn Guest cho bài viết.
Phuc An trên 17-06-2020(UTC) ngày, Thuong76 trên 06-08-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#5 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
TẬP KHÍ NHÂN QUẢ BA ĐỜI



Người hành giả sau khi đã quán soi lại tự thân nghiệp lực của mình như bài viết vừa qua, đã nhìn kỹ những tập khí sau khi thọ trì Thần chú mà nó phát khởi. Toàn bộ những sự phát khởi đó là những cái tốt nếu ta mạn dạn, thức tỉnh để nhìn thấy nó. Có nợ thì cứ thanh thản trả nó đi. Thường thường những sự việc trả nợ đến với mình, mình đã có thọ nhận Thần chú Chuẩn đề thì cái trả nợ đó cũng nhẹ đi nhiều. Nó sẽ được năng lực của Mật chú chuyển hóa, hóa giải đi. Vẫn phải trả quả vì là nhân quả thì không thể không trả vay được. Nhưng cái đến trả quả ở đây nó sẽ nhẹ nhàng thay vì phải mất mạng nhưng ở đây chỉ gãy tay hoặc chân mà đầu óc tinh thần tỉnh táo. Mỗi cá nhân sống ở thế giới này ai cũng có nghiệp riêng của cá nhân mình cả. Và ai nấy cũng có nghiệp chung cộng với nhau. Cộng nghiệp như chúng ta cùng nhau đốn , rất nhiều, rất nhiều, nó đều tàng giữ trong tạng thức không bao giờ mất. Nó đợi đến duyên chín mùi nó sẽ phát sanh. Đời sống trong vô lượng kiếp đã qua ai biết chúng ta đã gây tạo những gì. Nhưng những điều đó bạn không cần biết cũng được, chỉ xét ở đời này, kiếp này ta cũng gây tạo rất nhiều. Hằng ngày, ăn thịt, uống rượu quá độ, giết hại rất nhiều sinh vật. Những tiếng la rên của nó vang lên lang rộng trong hư không, tâm thức của mình. Những âm thanh đó có những tập khí u ám, âm u gây tạo cho chúng ta những bệnh tật, ghê sợ, buồn tủi. Chỉ cần trong tâm chúng ta mất bình tỉnh, bị xáo trộn nó sẽ phát khởi trong tâm thức ta. Sự trở về của nghiệp quả. Ngay đó, chúng ta bắt nhận lấy nó, tập khí cũ, có những hình ảnh, âm thanh cũ, cộng với những cái mới gây tạo thành những sự điên loạn, cuồng loạn trong tâm ta khiến ta không còn tỉnh giác nữa, rất lo sợ, đi tìm cầu những phương pháp hay được nhiều người gọi đó là tốt. Đến đó học rồi thọ trì. Như thọ trì Thần chú Chuẩn đề nhưng ở đây thọ nhận với tâm điên đảo, vọng tưởng. Mơ ước được những cái tốt đẹp nhanh đến. Khi chúng ta tham cầu mơ ước những cái tốt đẹp nhanh đến. Khi chúng ta tham cầu mơ ước như vậy đó, các bạn hãy tự quay lại trong tâm mình mà xem, thật là sức nóng của ngọn lửa dục tham vô hình đang cháy. Nó kết hợp với lửa si mê, tham luyến đốt cháy cả tâm trí ta. Lúc đó, tâm ta bị lửa đốt như thế làm sao tỉnh tâm để trì niệm, trì niệm với tinh thần đó thì làm sao không nóng giận, làm sao mà không nhức đầu, mỏi mệt buồn ngủ.. Làm sao mà thấy được cảnh lành, cảnh dữ buồn khổ sẽ đến với ta. Số niệm lần niệm chú quá ít, lòng ta tâm ta bấn loạn không được thanh tịnh thì đòi cầu được năng lực thì chuyện đó không có được. Không chịu cố gắng tỉnh tâm. Ngày nay, nghiệp lực đến nhiều khiến tâm ta đau khổ u buồn, nóng giận. Nhìn thấy như vậy đi. Lúc đó, nên cố tâm quyết chí bảo rằng: “Tôi quyết chí trì niệm để được năng lực thủ hộ giải tỏa phiền muộn”. Khi quyết chí như vậy là ta đã có lòng tinh tấn, quyết vượt, cố gắng thêm, niệm thêm khi tim ta cảm thấy đau do thất tình lục dục, thấy khổ não. Bằng mọi cách, miệng niệm không được thì nhớ nghĩ đến Thần chú Chuẩn đề “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Quyết tâm như vậy thì chỉ trong tích tắc một giờ, hai giờ, một ngày tâm ta sẽ dần dần thanh thản. Các bạn đừng quá quí bản thân mình mà hãy xem nhẹ nó như một con vật. Nó biết đòi ăn, biết đòi ngủ, biết đòi đủ thứ. Bạn hãy cho nó, từ từ trong cái cho đó bạn nên dụ nó, cho nó biết suy nghĩ, nghĩ tưởng đến Thần chú Chuẩn đề thì một ngày nào đó, một giờ nào đó nó sẽ dần dần thuẩn thục. Cũng như có một câu chuyện kể rằng:

“Ngày xưa đó, có ông già Nhà giàu, rất giàu. Nhưng vì cờ bạc, chơi bời bê tha của cải hết. Khi hết sạch của cải thành ra người khổ đau. Lúc đó, người con trai của ông là một nhà sư. Ông mới mời người cha đến bảo rằng: “Cha rất cần tiền phải không? Con sẽ cho Cha tiền nhưng với điều kiện là cha nhận một đồng là niệm một hồng danh Nam mô A Di Đà Phật. Niệm nhiều Cha sẽ được nhiều tiền. Niệm ít cha sẽ được ít tiền, tùy cha”.



Ông cha nghe vậy mừng quá tự nghĩ trong lòng là niệm Phật đâu có khó gì đâu, thế là ông ta nhận lời Mỗi ngày ông lại Chùa sớm, ăn cơm lót dạ xong, ông bèn ngồi chuyên tâm nhất niệm không cần phải nghĩ đến chuyện gì cả, cứ một lòng trì niệm. Hằng ngày, ông được rất nhiều tiền, lòng luôn hoan hỉ. Ngược lại, tiền Chùa càng ngày càng hết, phải bán đi chút ít đất đai, quí Phật tử khuyên vị sư nên chấm dứt. Nhưng vị sư quyết định vẫn tiếp tục. Cho đến một thời gian, người cha hoan hỉ trì niệm trên chánh điện, nét mặt vui tươi và cứ trì niệm như thế suốt ngày này qua ngày khác không đi ra khỏi Chùa để đi cờ bạc, hay sinh hoạt mọi điều khác. Và đến một hôm, người cha đó đã đem trả lại cho Chùa những đồng tiền ông ta vừa nhận đã qua và nói: “Hôm nay, cha không cần những đồng tiền đó nữa. Vì cha đã thấy trong cha có của báo vô giá. Cha hoàn toàn được nó. Và ngay đó, có những niềm an lạc vô bờ bến so với những cảm xúc ở thế gian này không sánh bằng. Hôm nay, cha xin trả lại vàng, tiền trên. Khi người cha nói được lời trên thì người con vô cùng hoan hỉ, vui vẻ”.

Cũng như vậy, các bạn hãy tự chăm nom lấy chúng sanh trong tâm ta đi để một ngày nào đó chúng sanh kia sẽ được hóa độ. Tất cả sẽ được an lạc. Trong tâm ta có đủ lục đạo luân hồi, chỉ quay đầu là bến bờ giác.

Khi mình đã được thọ nhận Thần chú “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” thì hãy quyết chí tu hành. Chứ mỗi cái ở cuộc đời đến do nghiệp lực của các bạn vân tập mà thành. Cứ một mực bảo rằng tôi tu thọ trì Thần chú Chuẩn đề mà sanh ra những chuyện không tốt. Nói như vậy là tự chuốt lấy cái khẩu nghiệp cho mình. Thần chú là tâm chú của một Vị Cổ Phật. Tâm ấy đã hoàn toàn thanh tịnh, đầy đủ từ bi thì không khi nào mà làm hại đến mình cả. Tập nghiệp nhân quả ba đời của chúng ta nó dày đặc, vô lượng, vô biên những cảm giác, cảm nghĩ đau khổ nó tàn chứa ở trong tàng thức đó.

Có khi chúng ta không làm gì cả nhưng lòng thấy man man buồn bực, lửa sân hừng hực trong tâm sẵn sàng gây chiến với bất cứ ai đó khi ai đó ở gần mình. Họ chỉ chạm nhẹ qua lòng tự kỷ của mình thôi thì lửa sân hận tàng sẵn ở bên trong bốc cháy liền. Khi đó, những người chung quanh mình cha mẹ, chồng vợ, anh em, con cái thấy vậy rất ngạc nhiên. Nói mọi ngày người này tâm rất hiền diệu sao tự nhiên là như vậy. Họ rất đổi ngạc nhiên và ngay đó mình cũng rất đổi ngạc nhiên là tại sao mình nóng giận vô cớ vậy. Đó là do tập khí, tập nghiệp lâu đời nó tự về với lòng ta. Hằng ngày, có rất nhiều chủng tử, tập nghiệp lớn nhỏ, đủ loại, đủ danh hình, sắc tướng ở mọi khía cạnh. Các bạn hãy tự kiểm tra nhìn thấy nó đi, nó đến như dòng sông nước chảy, chảy cả ngày lẫn đêm không ngưng nghỉ. Ngay khi đó, ta tu trì niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Thời gian trì niệm kéo dài, tập nghiệp chủng tử nó không mất nhưng nó được đè nén bên trong. Lúc ta vừa dứt niệm nó lại nổi lên, lừng lẫy, nhảy nhót như một con khỉ làm cho ta trong lúc đang có một chút tỉnh giác giờ này nó làm loạn lên. Liền ngay đó, nhìn lại chỉ thấy rằng ta đang niệm Thần chú, chứ không có làm gì khác bèn khởi sự tính suy trong lòng ta do tôi niệm Thần chú “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Thì ngay đó, thật oan uổng và tội lỗi. Bạn có biết không, ngay đó năng lực Thần chú nó ép buộc, vọng niệm phải nằm xuống. Nhưng gì chúng ta có khoảng thời gian hành trì quá ít không liên tục và chúng ta chưa đầy đủ những pháp môn thiện xảo để giáo hóa, hóa độ chúng sanh. Vì thời gian quá ít, chúng lại nổi dậy tiếp. Như vậy, thì tội cho Thần chú lắm. Thần chú chỉ giúp cho bạn thôi chứ không hại bạn bao giờ.

Cái bệnh nghi kỵ này xảy ra rất nhiều lần ở những vị hành giả đang tu tập. Tập khí cảm nhiễm lâu đời nó sẽ trở về với ta trong bất cứ lúc nào, khi có dơ duyên về với ta trong bất cứ lúc nào. Khi có cơ duyên nó sẽ đến. Nó có đủ trong đó cà nào là thất tình lục dục, bệnh tật đủ tất cả vạn pháp đau khổ hoặc vui vẻ, hay hoặc là vô ký. Có khi nào đó mình đang tu hành bình thường vào một thời gian nào đó tự nhiên tánh vô ký lạ về khiến cho ta hình như vừa chán chán, cái đầu thì không nghĩ gì mờ mờ lững khững như muốn buồn ngủ mà không ngủ, không suy nghĩ tính toán gì cả. Cái này nó khác với cái tĩnh của Thiền định, tỉnh giác là lẳng lặng mà tỉnh tỉnh, trong đó có cái biết ở đó. Đó là bệnh vô ký. Đôi khi do thời tiết biến đổi mưa gió bất thường thân tứ đại của mình bị trúng gió, trúng nắng, mưa hay suy nghĩ nhiều, mất ngủ sanh ra bần thần mất ngủ, nhức đầu lại ngay chỗ đó có những vị viết lên Diền đàn là tại sao tôi trì niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” lại bị nhức đầu. Rồi nhức chân đau mình, buồn nôn. Những cái đó nó đến với các bạn, các bạn hãy bình tâm nhìn lại là do mình bệnh thì cứ mua thuốc, đi bác sĩ sẽ hết, không nên đổ lỗi cho Thần chú.

Rồi cũng tình duyên, duyên nghiệp của mình đỗ vỡ, chia ly cũng nói rằng Thần chú không linh, không năng lực, rồi Thầy bạn dỡ. Thật tế, những chuyện đó Thần chú Chuẩn đề sẽ đem lại sự hạnh phúc cho các bạn thật dễ. Thần chú Chuẩn đề đã giáo hóa chúng sanh đã tạo ra vô lượng Đức Phật, bồ tát, Thánh Thần thì sẽ có vô lượng, vô biên Quốc độ cõi nước an lành, cực lạc. Đã tạo thành tựu hình thành như thế đó chẳng lẻ một mối lương duyên rất nhỏ của các bạn không làm được. Nhưng tại vì các bạn thọ nhận nó trong tâm trạng nóng giận, mâu thuẫn, buồn khổ. Thọ nhận nó trong tình trạng hoàn toàn vô minh và thọ nhận nó trong sự tham lam, chiếm đoạt, ích kỷ, tự ái. Thọ trì như vậy thì bạn không thể nào ngồi yên để chuyên tâm trì niệm, bạn không thể nào ngồi yên để thấy kính đàn sáng lên, đàn tràng sáng lên chỉ niệm vỏn vẹn vài ba câu gì đó. Thì ngay đó, tâm tưởng của bạn lăng xăng suy đi tính lại, tham lam dục vọng dẫy đầy, thử hỏi như vậy bạn có trách Thần chú được không? Bạn hãy trách ngay tâm của bạn là tôi không được tỉnh tâm, tôi còn tham đắm vô minh quá. Ngay đó, bạn đừng trách Thầy, trách bạn mà hãy bình tâm mong được sự chia sẻ của Thầy bạn. Để ngay chỗ đó, những người khách quan họ sẽ sáng. Họ nhìn thấy được cục diện. Họ sẽ giúp bán ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Vì giáo pháp của Đức Phật là vô biên rộng rãi và đầy từ bi, hỉ xả, đại hung, đại lực.

Chúng sanh đa bệnh, phật pháp đa phương. Các bạn hãy bình tâm, hòa nhã với nhau, nhẫn nhục cùng nhau chia sẻ với nhau để cùng nhau được thụ hưởng pháp lạc của đấng từ vương.

Trên đây là những sự kiện, chi tiết tâm linh cùng hữu hình Diễn đạt qua tâm chúng ta. Nó có rất nhiều điều nhưng trong những tập viết nhỏ này không thể diễn đạt hết. Cái mấu chốt tháo gỡ nó, chìa khóa mở cánh cửa tâm linh nhiệm mầu kia là “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Hãy nhận Thần chú, tâm pháp của Ngài, hãy coi như một chiếc áo giáp che chở, giúp đỡ bạn trên con đường tu học.

Nhạn bay trên không
Bóng chìm đáy nước
Nhạn không ý để dấu
Nước không tâm giữ bóng.

Thiền sư Nghĩa Hoài.





Cư Sĩ Thanh Hùng,
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 23/06/2014 lúc 10:08:57(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Thuong76 trên 07-07-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 30-09-2014(UTC) ngày, Phuc An trên 17-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#6 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
HẠNH PHÚC TRONG LỬA LOẠN





Qua tất cả những sự kiện đã qua, ở phần trước, mặc dù những nội dung chi tiết chia sẻ trên chưa được mấy gì hoàn thiện. Nhưng cũng mong rằng các sự kiện đó cũng giúp quí đạo tâm một ít. Và Hôm nay, chúng ta cùng nhau đi vào pháp tu học. Pháp tu Mật chú Chuẩn đề nó đã có sẵn nghi quỹ hành trì trên Diễn đàn Tâm Mật. Hôm nay, chỉ đưa lên vài nét trong quá trình tu học, ứng dụng của tôi.

Thời gian tôi tu học cũng không mấy gì lâu, cũng không mấy gì đạt thành Thánh vị hay cái gì. Ở đây, chỉ là một tâm bình thường. Tôi sẽ rút ra chia sẻ những gì trong tâm bình thường đó. Thời gian tôi tu về Mật chú, Thiền, phần này tôi đã kết hợp được nó đem lại cho tôi những kết quả tốt đẹp trong sự sống của mình. Bệnh tật, cùng nghèo khổ đã dần dần lui đi. Sức khỏe đến ngày hôm nay cũng thấy vui ổn, hoạt động cũng nhanh nhẹn hơn trước đây là hiện trạng tốt trong đời sống dưỡng sinh. Cho đến hôm nay, có những điều trên cũng là một quá trình phấn đấu tu học suốt của tôi trong 34, 35 năm vừa qua.

Mới ban đầu tật bệnh đến liên miên, kèm theo sự đau khổ, nghèo đói. Nó kéo dài cho đến một ngày nào đó trong tôi bừng lên những ý niệm từ bi. Tôi thấy, nhận ý niệm đó, thấy được đời sống sinh linh, tôi đã đi vào sự chay lạc tinh nghiêm, tu trì Thần chú Chuẩn đề…Vì tôi đã nhìn thấy nghiệp lực của tôi. Khi tôi mới ra đời bệnh tật liên tục, ăn mặn những con vật cá hay bất cứ con gì là tôi ăn không được. Dần dần nó dẫn tôi đến lúc phải bỏ từ từ cá thịt và ăn chay.

Trong suốt quá trình ăn uống, tu học như vậy cho đến một lúc nọ, cơ thề tôi cảm thấy không phù hợp những vật thực chay xung quanh mình nữa. Và đến lúc đó, tôi bước vào sự ăn chay thực dưỡng Osawa gạo lức, muối mè. Khi ăn được như vậy, sức khỏe, sự an lạc mới đến. Ngày đó, cho đến nay tôi đã ăn suyên suốt bảy năm gạo lức, muối mè. Ở đây, không phải than vãn, nói về mình mà ở đây tôi tha thiếtt muốn chia sẻ lại cùng quí bạn đạo bằng cuộc sống thật bình thường của mình. Bằng cuộc sống đó, nó sẽ giúp cho chúng ta dễ dàng tu học. Cũng như khi quí vị ăn chuyên về gạo lức, muối mè thì ta không còn hay rất ít sát sanh một sinh nào cả dù nhỏ, dù lớn, dù là cọng rau hay cây cỏ. Thứ nhất, ngay đây, nghiệp sát chúng ta cũng giảm thêm chút ít. Hằng ngày, về vật thực ngũ tân hành, hẹ, tỏi, ớt, tiêu rồi dẫu, mỡ, chất thịt cá. Khi chúng ta ăn như vậy, nó trộn lẫn vào nhau, nó được nghiền nát cộng với chất nhờn, hơi ấm cơ thể, nó sẽ tạo ra những phản ứng hóa học rất phức tạp. Các bạn cứ thử hình dung xem, khi các bạn dùng thịt cá, tỏi, hành, hẹ, rau, cơm nhồi với nhau thành một cục đem ra bỏ ở một chỗ nào đó coi thật ớn lắm. Nó chạm vào sức nóng của mặt trời, sức ẩm ướt của đất, nó phản ứng hóa học bay lên trời những sợi, hơi, những cuộn hơi khó ngửi. Đó là sự phản ứng hóa học, cái hơi nóng hôi đó bay lên trên phổi của mình (Hơi đó là thán khí Cacbonnic làm cho phổi phải nhồi bóp liên tục để vừa hút oxy dưỡng khí vào, vừa thở ra thán khí. Khi phổi co bóp như vậy đó nó sẽ làm cho tim ta đập mạnh, nhanh, có khi loạn cả nhịp tim. Khi tim đập nhanh như vậy tức là sự co bóp của tim mạch cũng nhanh lên. Nó bơm lượng máu nhiều chạy lên trên não, lượng máu đi qua não cũng những lượng song liên tục ma sát trên não. Khi được ma sát như vậy thì tâm thần mệt mỏi, vọng tưởng điên đảo liên tục. Như vậy thì thân này khó thể an được. Lượng máu cứ ra vào trong những mạch, hơi thở dồn dập, tim đập mạnh, cơ thể ta lắc lư luôn, tinh thần bất ổn. Như vậy, ngồi thiền tu học khó mà vào định thanh tịnh.

Còn người ăn nhẹ gáo lức, muối mè theo số bảy. Họ nhai nghiền nát gạo lức, muối mè, nước bọt thành một chất lỏng như tân dịch nuốt vào cơ thể. Không có một chất kích thích nào cả. Nó vào bao tử dạ dày. Ở đây, co bóp nhẹ nhành, thanh thản. Gạo lức, muối mè cùng nước bọt nhai nhuyễn thành nước. Ta cứ thử để nó ra ngoài một thời gian dài cho dù bị phân hủy đi cũng không có những mùi vị, khí chất khó chịu. Ngay đó, ta thấy sự phản ứng nhẹ của bao tử khi tiếp nhận gạo lứt, muối mè vào làm cho phổi hưởng được những tinh chất đưa đến cho tỳ vị thật nhẹ nhàng, thoải mái. Như khí của những cánh đồng xanh ngát bay lên trời tụ thành những đám mây thanh khiết. Tinh chất của Tỳ vị đưa lên phổi cũng như những giọt máu tươi mang đầy sức sống. Trong cuộc sống tu học của hành giả, chuyện ăn uống rất quan trọng, ảnh hưởng đến đời sống tâm linh.




Khi tôi đã ăn được bảy năm gạo lức muối mè thì khi hành trì quán chín chữ thánh phạn rất sáng. Vì bản chất, khí chất của người ăn thanh khiết, đạm bạc nó đã thuần dương rồi. Khi đã thuần dương thì đã có ánh sáng. Đây cũng là những bước trợ duyên cho chúng ta tu học tốt.

Con người ăn gạo lức, muối mè giấc ngủ thật nhẹ nhàng, ít lo toan, đúng theo tinh thần nhà Thiền. Buồn ngủ thì cứ ngủ, đói thì cứ ăn. Trên thế gian này, người ta khi buồn ngủ họ không ngủ được vì họ luôn ngủ trong vọng tưởng man man. Khi nằm xuống lo toan, suy nghĩ đủ điều đến khi cơ thể mệt nhoài thì lăn ra ngủ. Nhưng bạn có biết không, những chuyện lo toan đủ điều kia khi chưa ngủ ta toan tính chưa xong. Cho nên, nó theo ta vào trcong tiềm thức, nội thức trở thành chiêm bao mộng mỵ. Đã ngủ như vậy thì không thật ngủ rồi.

Còn con người khi vào mâm cơm, cầm chén cơm lên suy nghĩ nhiều điều, đưa thất tình lục dục, đủ chuyện buồn vui vào trong chén cơm của mình. Như vậy, đâu có ăn cơm. Chúng ta chỉ ăn lục dục, thất tình, buồn vui thôi. Còn người nếu ăn đạm bạc hay gạo lức muối mè họ nhai từng miếng, từng miếng nhỏ cho đến thật nhuyễn. Cái đầu, cái tâm của họ không hay ít suy nghĩ. Họ đã thật sự ăn cơm. Và trong thời gian ăn ngủ, họ không suy tư gì cả, do sự ma sát vào não ít cho nên giấc ngủ tốt. Đúng như buồn ngủ thì đi ngủ, đói thì ăn

Trên đời này, cái ăn cái ngủ rất quan trọng. Tất cả sự sống, sinh hoạt các cái cũng để chỉ ăn thôi. Cái ăn nó liên quan mật thiết đến sự nghiệp hữu hình, tâm linh, dục vọng.

Mỗi người chúng ta làm bất cứ chuyện gì, việc gì đi nữa cũng chỉ để kiếm tiền mà ăn thôi. Cái mấu chốt của sự dục vọng phần lớn nó nằm ngay nơi đó. Ngày nay, ta ăn món này ngon nhưng ngày mai thì lại hết ngon rồi. Cái ăn đó nó cứ mãi nâng cấp sự thèm khát, dục vọng. Nó chuyển biến ma sát trong tâm hồn ta. Đó là hình ảnh và là nghĩa của từ ma. Con ma ăn đó nó có ở khắp mọi giới nó đòi hỏi đủ thứ, ăn theo sự khát vọng vô nghĩa. Có khi dẫn đến sự ăn vô đạo đức, có người đã ăn thịt của chủng loại mình. Còn chúng sanh thì chúng ta khỏi nói rồi. Do vô minh, dục vọng của cái ăn đó đã sản sinh ra những cái ăn, những cách thức phương pháp ăn đồng loại chủng tử của nó.

Nếu con người ăn được gạo lức, muối mè, ăn chuyên số bảy thì sẽ tránh được những điều như thế đó. Ngay đó, họ sẽ nhìn thấy được những giọt nước mắt của chúng sanh đong đầy bốn biển như Đức Phật đã nói. Người ăn gạo lức muối mè họ cũng rơi nước mắt giống như vậy nhưng được ướp dưỡng hương thơm của tình thương và bác ái. Nước mắt đó rơi trong cõi lòng tĩnh lặng của họ.

Mùa xuân năm đó, khoảng 24 – 25 tháng chạp âm lịch, cảnh chợ hoa trên đường ở quê tôi chật ích người qua lại. Bên vệ đường có một quán cà phê, tôi ngồi đó với tâm trạng thật thoải mái trước cảnh nhộn nhịp của mọi người. Vì công việc phòng thuốc của tôi cũng vừa đóng cửa nghỉ tết, trong túi cũng có một ít tiền. Điều mà làm cho tôi cảm thấy thoải mái là tết đến mọi người tất bật vì miếng ăn, thức uống. Còn mình chỉ có túi muối mè, vài ký gạo lức. Thật quá nhẹ nhàng! Với tâm trạng đó, tôi ngồi thoải mái bên quán cà phê xem ông đi qua, bà đi lại, xe cộ dập dìu. Những đóa hoa xuân bắt đầu hé nở.

Quang cảnh đang như thế, chợt xa xa vang lại càng gần những tiếng en ét của những con heo. Rồi những tiếng gà, vịt, những chuyến xe chở đầy chúng đến một nơi đau khổ nhất của đời chúng. Những tiếng kêu đó nó đã mang tôi về với quá khứ, với thời thơ ấu. Ngày đó, tôi còn cha. Lúc đó, tôi chỉ là một đứa trẻ thơ không biết gì cả. Lòng trong sạch, chưa gợn lên chút thiện ác gì cả. Tôi cùng những đứa trẻ chung xóm đến một chỗ giết mổ thú vật. Nơi đó người ta cột một con trâu to lớn, đen thui đen thủi. Qua nhìn ngắm nói tới, nói lui, tôi cầm một cành cây nhỏ chỉ vào mặt con trâu. Tôi nói: “Tội nghiệp mày quá, chiều nay người ta sẽ đập đầu mày làm thịt mày rồi. Một câu nói nó được xuất phát từ trong đáy lòng của mình. Tôi không nghĩ gì cả nhưng tự nhiên lại phát ra tiếng nói ấy. Con trâu nghe tôi nói thế, hai hàng nước mắt của nó chảy xuống. Lúc đó, những đứa bạn tôi vang lên “Con trâu nó khóc kia kìa”, bọn chúng cứ la lên câu ấy. Còn tôi lòng như chết lặng, tôi không nói được lời nào cả mà nước mắt tôi vẫn nức nở rơi. Nó cứ rơi rơi mãi. Và cái hình ảnh đó hiện tượng rơi nước mắt đó. Cho đến, hôm nay cũng còn. Và hôm nay, khi viết lên những dòng này, nước mắt tôi vẫn còn nức nở rơi. Có phải chăng bàn tay tôi, khối óc, trí huệ tôi đã từng làm cho chúng đau khổ, đã từng nhuộm máu tươi của chúng và đã từng ăn thịt chúng. Rồi cũng một ngày đó cảm xúc đó đến với tôi. Tôi đã nguyện với mười phương thế giới Chư Phật, chư Bồ tát, Thánh hiền từ đây và trong vô lượng kiếp con không bao giờ sát sinh, hại vật nữa. Lời nguyện, âm thanh đó đã bay đi trong tâm không gian vô tận. Hôm nay, nguyện ai những ai nghe những lời trên cũng mong gợn lên một nổi niềm từ bi cứu chúng sanh. Con trâu ấy nó to lớn như vậy mà nó không có trí. Nó được con người dùng sự khôn khéo, trí huệ của mình để buộc chúng vào đường chết. Đâu có nổi khổ nào khi ta biết mình sắp chết, biết như vậy mà bó tay, đành chịu, thân thể tay chân không vùng vẫy được những trong lòng sự sôi sụt, uất hận của chúng, những con vật đó nó nổi lên sùng sụt. Những uất hận đó nó bay theo, hòa âm theo sự đau khổ của chúng sau khi bị hành hình. Những khí chất, tập khí, đau khổ đó thường mang theo sự tốt tăm, u ám, những buồn đều ta nhìn thấy như không gian màu đen, ghê sợ. Những cuộn khí đen, u ám, uất hận đó cùng âm thanh ghê sợ kia nó bay vào không gian vô tận của tâm thức. Nó bay đi, bay đi mãi rồi nó quay trở lại cứ như vật như một bánh xe sinh tử luân hồi không dừng được. Cho đến một ngày nào đó nghiệp duyên chúng ta đến khế hợp với tập khí đó trong hoàn cảnh ta bệnh tật, thần thức yếu. Những tiếng kêu âm thanh uất hận kia thành hình ác thú, ma quỉ, quỉ cảnh cứ biến chuyển làm cho tâm ta điên đảo, điên cuồng trong nghiệp quả. Như vậy là sự trả quả đã về.

Trong phương pháp tu Mật chú Chuẩn đề, mỗi hành giả chúng ta nên quán soi lại những tập nghiệp quá khứ, hiện hành để từ đó trong hướng đi của chúng ta có vấp phải cũng có ý niệm để hóa giải nó. Tu thần chú Chuẩn đề ở đây không luận ở chỗ ăn mặn hay ăn chay. Ăn như thế nào vẫn tu niệm được cả. Các bạn đừng nên bận tâm ngay chỗ đó. Ở đây, chỉ đề cập đến sự ăn dưỡng sinh Osawa kết hợp với tu trì Mật chú. Nếu chúng ta ăn được dưỡng sinh thì bệnh tật ít đến. Chúng ta có thể thoải mái, một chút lăn lộn trong sanh lão, bệnh tử. Người ăn dưỡng sinh số bảy. Trước nhất là có lợi cho bản thân, thể xác. Có bệnh tật cách thức ăn này nó sẽ giúp cho các bạn trong trị bệnh rất hay. Người ăn gạo lức, muối mè không bao giờ có bệnh nan y cả. Ung thư, ung bướu sẽ tránh được nhẹ nhàng. Cuộc sống hằng ngày ăn gạo lức muối mè tu học kết hợp với niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” thì tu hành rất tinh tiến. Người Tây Tạng họ tu tập “Úm ma ni pap mê hum” rất tốt. Soi lại, người Việt chúng ta đã có lâu đời, ông cha ta, tổ tiên ta đã từng tu Mật chú Chuẩn đề. Hôm nay, chúng ta đi theo dấu chân ấy, sự tu niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”, kết hợp với sự ăn gạo lức, muối mè. Thì tôi tin chắc một điều là mọi người hành giả nói chúng là được hạnh phúc rất nhiều. Về thể xác, bệnh tật rất ít đến, tinh thần, tỉnh giác, niệm tụng sẽ phát huy năng lực rất cao.

Đây cũng là một phương pháp thật thiện xảo. Giúp ích cho mọi người tại nơi đây. Tại nơi thế gian này thấy được cảnh an vui, cực lạc. Tu từng bước sẽ được an vui từng bước. Tu phương pháp này trước nhất là mỗi cá nhân tuân thủ theo pháp luật Nhà nước, không phạm pháp tự do trì niệm. Không tập trung, không Chùa, không cơ sở vật chất. Đến với pháp tu chỉ vỏn vẹn là một kính đàn, vài ba ký gạo lức muối mè, chi phí thật nhẹ nhàng cơ thể rất ít bệnh tật. Mỗi tháng chúng ta sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền thuốc, thức ăn, vật thực, ăn uống, nhẹ nhàng, không nặng nhọc mấy trong cạnh tranh kiếm tiền quá độ. Mọi tầng lớp, mọi giới đều tu được. Từ những đứa trẻ chưa biết đọc, biết viết đến người già. Từ người thiếu vốn văn hóa, kiến thức đến người uyên thâm văn hóa kiến thức đều tu học được. Từ người dân đến quan chức vẫn tu được. Nếu chưa ăn gạo lức muối mè được, ăn chay hay mặn vẫn niệm tụng tu trì “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” được vẫn thành tựu.

Hư không chẳng trong ngoài.
Tâm pháp cũng như thế
Nếu hiểu rõ hư không.
Là đạt lý chơn như
Tổ Phật Đà Nan Đề.


Cư Sĩ Thanh Hùng,
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 30/09/2014 lúc 10:10:03(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 8 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Thuong76 trên 07-07-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 30-09-2014(UTC) ngày, chuctinh trên 22-12-2016(UTC) ngày, Phuongthao149 trên 15-03-2017(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 15-06-2020(UTC) ngày, Kim Cang Đạo Nguyệt trên 09-07-2020(UTC) ngày, Phuc An trên 11-07-2020(UTC) ngày, Mai Phuong trên 06-08-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#7 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
BỌT NƯỚC CÙNG BIỂN CẢ MÊNH MÔNG


Qua những chi tiết ở những chương khác, trong phương pháp tu Mật chú Chuẩn đề ta nên phản quang tự kỷ, nghĩa là nhìn lại với chính mình. Nhìn ngay cái thân, cái tâm, cái thọ cảm của mình để biết rõ nó như thế nào. Rồi từ đó, ta mới tinh tấn , dõng tiến một mực tu hành.

Chúng ta hãy quán xét cái thân đang có như thế nào. Cái thân này do tứ đại giả hợp mà hình thành. Những chất có tính lỏng nước như: Tân dịch, máu mũ, nước đờm giải, mồ hôi, nước mắt trong cơ thể ta đó là Thủy đại là phần thô hiện hành ta đang có, còn phần vi tế nữa chúng ta sẽ chia sẻ ở phần sau. Gió ở trong thân chúng ta thấy những phần động dụng, chuyển dịch, chuyển động, hơi thở ra vào của ta. Sự chuyển dịch đưa máu, nước mắt nước mũi tân dịch cùng những sự chuyển động, rung động trong cơ thể đều là gió. Còn những hơi nóng ấm, có sự ấm nóng nhiệt độ thì những chất như tân dịch máu hay những sự hoạt động mới được tốt. Nước, gió, lửa ta đã thấy rồi bắt đầu ta sẽ nhận chân đến, đất, xương cốt, gân cơ, thịt, tóc, móng tay, móng chân đó là Đất. Tứ đại, bốn cái này trên hình tướng thô kệt của nó quí bạn hãy nhìn nó, hãy tập quán xét soi rọi nó đi. Ở bên trong những vật thể chúng ta vừa thấy trên, về phần vi tế nhỏ nhiệm hơn một chút nữa, ta sẽ thấy rất nhiều tế bào, nhân điện, nguyên tố, nguyên tử. Rất nhiều chất hóa học hữu cơ chung lộn ở bên trong. Chúng luôn luôn sinh diệt, hết sinh rồi diệt. Cái mới ra thì tế bào chất tân dịch cũ phải hoại, tân dịch máu thịt mới sinh chúng cũng rất tanh hôi. Khi hoại trong cơ thể cũng hôi thối. Nó được thảy ra qua những lỗ chân lông cơ thể, đường tiểu tiện, đường mồ hôi, lỗ chân lông, miệng, mũi mắt thật là một cái máy cơ năng. Bản năng đó nó không ngưng nghĩ. Nó tạo thành một nguồn máy cơ chế tạo máu, mồ hôi tân dịch. Bản năng của tim làm việc ngày đêm chúng vẫn nhịp, tim vẫn bơm hút máu, chức năng bản năng của tạng phủ từng cái chúng làm việc thật tinh vi, không mệt mỏi ngày đêm, vẫn vận hành. Chúng tự đi theo một cái lực vô hình bên trong đó gọi là lực cộng nghiệp, nghiệp lực do nhiều cái hợp lại gọi là cộng nghiệp. Nó làm việc theo bản năng đó có một lực vô hình điều khiển. Cứ bao nhiêu thức ăn, thức uống nó sẽ tạo thành máu, rồi mồ hôi, rồi tất cả cơ chế sinh sống hoặc hủy hoại trong cơ thể con người đều do lực bản năng đó làm hết. Nó rất là chính xác, làm việc theo từng chuỗi, từng chuỗi khác nhau. Nó không bao giờ khác, nếu nó khác thì ta sẽ mất mạng thật nguy hiểm cho chúng ta. Những cơ chế trong tạng phủ mỗi mỗi cái đều có chức năng riêng nhưng chúng vẫn làm việc thật phù hợp không sai khác. Khi chúng ta nhìn rõ những bản năng nghiệp quả như vậy thì ta thấy chúng thật là một vỏ bọc nghiệp lực bao bọc trí tuệ con người khó thoát ra khỏi mạng căn của nghiệp lực. Từ những bản năng đó, khiến cho chúng ta chấp thân chúng ta là thật, có thật tướng tồn tại mãi mãi. Sợi dây luyến ái nghiệp lực nó ràng buộc xung quanh đủ thứ. Cái thân chúng ta lúc còn sống sinh tồn thấy nó như vậy, thấy nó bóng bẩy, có sinh lực nhưng thật ra nó cũng như một bọc da đựng đầy đồ dơ bẩn. Khi nó còn sống vẫn hôi thối, khi chết quí bạn thấy nó sình lên, nước da xấu vàng thối, đen xạm từ từ, bụng xả ra chảy ra nước kém theo mùi hôi thối, thịt bắt đầu thối rửa mục nát. Xương cũng vậy, gân cơ cũng vậy dần dần thối rửa. Như vậy, những cái bô đựng đồ thối rửa kia đem lại từng cái để so sánh coi cái bô bề ngoài đủ màu dù cho nó tốt đẹp sáng bóng như thế nào đi nữa thì cũng chỉ là những cái bô đựng đồ thối rửa thôi. Và cái thân bô đó do đất, nước, gió, lửa – bản chất của tứ đại này luôn luôn tranh đấu với nhau, rồi thuận nghịch với nhau sinh khắc luôn. Nó nằm trên một sự vô thườngchỉ trong vòng tíc tắc một hơi thở, thở ra không hít vào là mất hủy hoại. Toàn bộ cơ năng thịt, xương, tế bào nó sẽ chuyển đổi sang một dạng khác. Thân thể như vậy rất mỏng manh. Ngay đây, ngay cái thân này quí bạn đạo nên tỉnh tâm quán soi nó đi để chúng ta nhẹ nhàng với nó, để lòng chấp ngã mang bớt đi.

Từ ngay chỗ đã nhìn thấy, quán soi như vậy rồi đó, chúng ta mới tự chuyển soi trong tâm thức để thấy cái gì trong cái giả hợp, huyễn hợp trên nó không bị vô thường chi phối. Thì từ ngay chỗ đó, ta mới nhìn thấy được sự chánh niệm. Chánh niệm là một sự thấy không có hai bên có và không. Ta được an nhiên ngay đó, thọ nhận pháp tu mật chú “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bô lâm”. Hằng ngày , với tâm chú đó, từng giác niệm đều biết “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Cái biết từng âm, từng chữ đó nó sẽ đưa ra, thể hiện cho ta lần lượt hòa nhập được cái biết hằng có.

Khi cái thân ta đã thấy sơ lượt qua nó rồi thì chúng ta cũng nên biết cái tâm thức của chúng ta như thế nào. Hằng ngày, những cái lăng xăng vọng niệm hết suy xét đẹp, xấu rồi đến thọ cảm, bảo vệ và tiêu diệt. Khi những ý niệm nó nảy sinh ra trong tâm chúng ta, qua tác động của sắc trần những thứ nào thấy đẹp là bảo vệ, tìm cầu những thứ không thích hợp chối bỏ nó đi. Tâm sinh diệt ở ngay nơi đó chúng luôn luôn thể hiện xôn xao làm cho ta cứ mãi chạy theo nó không có tĩnh tâm, tỉnh giác mà tu hành. Nó như một con khỉ chuyền níu hết vật này đến vậy khác đến ý niệm nọ. Chỉ mỗi cái ăn thôi, nay ăn món kho, chiều ăn xào, canh đủ các loại. Mỗi cái vọng niệm, chấp dính vào sự vật đều mang theo thọ cảm, thuận nghịch vui buồn. Và cái vui đó, cái cảm giác đó nó luôn nâng cấp lên mãi, nó không dừng lại. Một vật, một cái gì đó ta rất ham thích, muốn chiếm đoạt lấy bằng mọi cách. Nhưng chỉ trải qua với con người ước muốn kia một lần thôi. Thì cái cảm giác cảm xúc đó sụp đổ và người ham muốn lại tiếp tục đi tìm cầu cái khác nữa. Hôm nay, ta có xe ô tô, nhà cao tầng, đủ tiện nghi phương tiện các cái. Nhưng con người ngay chỗ đó không bao giờ an tâm. Cứ mãi chạy đi tìm cảm xúc mới lạ. Nhưng thế gian vạn pháp đều vô thường ngay chỗ ta thành tựu thì sẽ có thất bại, ngay chỗ ta thất bại sẽ có thành tựu. Khi chúng ta đang khóc đó bảo rằng chúng ta đang khóc nhưng thật ra cái vui, hình ảnh cảm xúc vui vi tế đang ẩn hiện bên trong. Nó đang huân tập với nhau rồi tự phân biệt đưa ra cái sản phẩm cuối cùng là sự khóc. Các pháp thành tựu, hoại, diệt, không cũng đều như thế. Nó phải lấy cái nền tảng hình ảnh cảm xúc phân biệt của quá khứ đem về hiện tại. Ngay nơi hiện tại đó, chúng ta lại duyên tập với nhau rồi tự phân biệt với nhau mà vọng chấp có không, đẹp xấu. Cứ đi như vậy, cứ phân biệt vọng chấp cuốn theo từng thời gian mà hình thành vô số thế giới, tình thức, vọng niệm, vọng chấp. Chúng ta phải tỉnh giác rất tỉnh giác để quán soi như vậy mà thực hành tu “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuần đề, ta bà ha. Bộ lâm” chứ không khéo chúng ta sẽ bị lạc vào vọng niệm, vọng tưởng kia chúng ta sẽ tạo nên nguồn lực nghiệp đưa chúng ta luân hồi sanh tử mãi mãi. Còn người hành giả chúng ta thấy cái gì cũng bảo là tốt, là xấu. Khi vào tu cũng mang tâm hạnh tốt xấu kia, lấy tâm hạnh đó mà tu thì làm sao đến chỗ an lành được. Nó đều nằm trong vọng niệm miên man vô bờ bến kia gọi là “sở tri chướng”. Hàng vô số kiếp ta đã sanh diệt trùng trùng duyên khởi trong tập nghiệp, chúng ta đã từng huân tập chứa nhóm biết bao điều tốt xấu, bao hình ảnh tốt xấu, vô số tưởng vọng niệm trong tiềm thức, nó có sẵn tất cả trong đó hết. Cho nên, hôm nay mình lấy cái tâm tham cầu, chấp trước đẹp xấu, cho rằng cái này pháp này tốt, pháp kia xấu thì chúng ta sẽ hoàn toàn dính vào thị phi chấp trước của ta trong nhiều đời, nhiều kiếp ta đã huân tập. Khi đã có chủng tử hiện hành tức là đã có những ý niệm khởi tu chấp vào pháp tốt, xấu, thiện ác kia thì những chủng tử tàng bên trong nó sẽ được phát sinh tiếp, khi phát sinh chúng cùng nhau huân tập phân biệt và tiếp tục, tàng hột giống ấy vào bên trong để một ngày nào đó cò đủ duyên sẽ phát khởi. Chúng ta rất khó tránh những điều đó nhưng trong những cái đau khổ vô minh đó bao giờ cũng có sự an lạc, cái biết hằng có trong đó. Nếu không có cái biết hằng có không phân biệt trong đó thì vạn pháp, vạn niệm qua trong tâm thức chúng ta sẽ không biết. Đó là diệu lý của Phật Pháp. Không có cái biết đó, thì chúng ta không có đi, không có đứng, vạn pháp sẽ không hình thành. Khi chúng ta hiểu quán soi như thế thì thế gian pháp và phật pháp không hai. Muốn khởi sinh sự an lạc đó, khi chúng ta biết vạn pháp như thế hãy tỉnh giác, nhẹ nhàng không chấp bỏ hai bên có và không, hãy tỉnh giác nghe “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Cứ tĩnh tâm mà đi như vậy. Lấy những diệu lý trên là ánh sáng, lấy “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” làm chủ lấy mình thì một ngày nào đó ông chủ này sẽ phát huy được năng lực của nó. Khi mỗi vị khách đến trong tâm chúng ta đều có một ngôn ngữ “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Tiếng nói, âm ngữ, thần chú đó nó sẽ là cái đề chuyên chở cái hằng biết vô phân biệt thường có trong chúng sanh. Cái Phật tánh thanh tịnh mỗi chúng sanh ai cũng có cái đó. Ngay chỗ đó là tâm chú của Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề.

Trong bài viết này mục đích là giúp chúng ta cùng nhau nhìn lại cái thân tâm cảm thọ của mình. Nếu người hành giả không biết thân, tâm, cảm thọ của mình như thế nào thì bước đường đi rất mờ mịt, phần đông chúng ta sẽ lạc vào vô minh, vọng thức. Cứ cho cái thân này là tốt đẹp, là trường tồn, mọi điều suy nghĩ trong tâm ta là đúng, là sai, những cảm giác mang đến cho mình là vui buồn, vô ký.

Thân chúng ta hôm nay cao đẹp, trắng sạch ăn nói lịch sự, cười vui hớn hở. Ngay chỗ đó, ta chấp vào hình tướng đó rồi mê mệt, bảo thủ, muốn chiếm đoạt ngay chỗ đó thất tình lục dục bắt đầu nổi lên. Sân hận, vui khổ, tán loạn cũng từ ngay chỗ đó phát khởi. Nhưng nếu chúng ta nhìn them một chút nữa thôi thì chúng ta sẽ thấy cái sự khồ nó đang hiển hiện nằm trong đó. Bất chợt người đẹp cao to đó bị một tai nạn hay bệnh tật nào đó mà tắt hơi thở cuối cùng nằm đó hai ba ngày không ai chôn cất thân thể sình chướng, nước, máu, thịt, sda, thối rửa, diện mạo tốt đẹp kia nó sẽ biến chuyển thành một thân thúi tha không ai dám đụng đến. Người thân, chồng, con, cha mẹ hằng ngày nói đủ điều, đủ câu yêu thương, đủ kiểu ve vuốt âu yếm. Khi cơ thể hôi thối như thế ai nấy cũng đều muốn tống khứ đi càng nhanh càng tốt. Rồi những cảm xúc thọ cảm âu yếm kia của những người thân đó bắt đầu phải tìm người khác thích hợp hơn. Cuộc chạy đuổi truy tìm hạnh phúc nó sẽ xãy ra vô lượng kiếp, nụ cười, tiếng khóc cứ mãi vang lên, nước mắt cứ mãi đong đầy. Đức Phật bảo rằng: “Nước mắt chúng sanh đong đầy bốn biển”. Như vậy, thân, tâm, cảm, thọ nó chỉ thoáng qua trong tâm ta. Nó sẽ dời đổi, biến chuyển theo từng vọng niệm, từng chi tiết, nội dung của một vở kịch thế gian này thôi. Ngay đây, khi chúng ta thấy vậy rồi không phải để buồn tủi, chán đời, không muốn làm gì cả mà những phép quán đó để ta nhìn lại bên trong chúng ta có cái không bị hoại, không sinh diệt trên. Thân ta do tứ đại Đất, nước, gió, lửa tạo thành thì sẽ bị hoại diệt thôi. Nó cứ thành trụ, dị, hoại, diệt chuyển biến mãi, tâm thức cũng lăng xăng vui buồn lẫn lộn, điên đảo thị phi, thọ cảm vui buồn thuận nghịch. Thuận thì vui phải bỏ ra sự đầu tư, suy nghĩ bảo thủ nhưng thân ta cũng chỉ sống hình thành cái thân này chỉ vài chục năm thôi thì cũng bị hoại. Từ con đường đi đến sự hoại mất thân dọc đường còn phải bị đau, bệnh, già yếu rồi cuối cùng mới chết. Như vậy, thân tâm thọ cảm của chúng ta nhìn biết nó như vậy cũng đừng vui, đừng buồn, đừng chấp vào đó, cũng đừng bỏ nó. Vì Đạo, sự sống an lành tỉnh giác cũng không mắc mớ gì chúng. Ta cứ biết, hằng ngày sống trong cái biết, cái biết đó ở đâu cũng có, trong sanh cũng có, trong diệt cũng có. Nếu không có biết làm sao biết diệt. Trong quá trình tu cái biết đó rất khó. Thấy nó rất dễ nhưng khó thâm nhập vì trong đó nó có sự lẫn lộn của cái biết do vọng thức phân biệt. Từ cái khó đó, chúng ta nên chọn một thần chú “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Cứ chuyên niệm một pháp đó đi, cứ như người dốt không biết gì, cứ nắm thần chú này không cần phải phân biệt pháp nào tốt, xấu, cũng không cần thêm bớt một pháp tu nào cả. Cứ niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bô lâm” làm hành trang đi vào cuộc sống. Hãy mang nó từng giờ, từng ngày đến công sở, đến nơi làm việc của mình. Khi đi xe, di tàu, mang như vậy rồi thì cũng không nặng nhọc trong những phép tu, phải bỏ cái này, phải lấy cái nọ. Phân biệt tuyển chọn đủ điều. Hãy mạnh dạn tin tưởng vào Mật chú “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bô lâm. Hãy nắm chiếc phao đó để bơi lội trong biển trần lao này.

Mang như vậy, nó sẽ giúp cho các bạn nhẹ nhàng trong tâm thức. Tôi có thần chú như vậy, tôi có tu như vậy, pháp tu đó cũng sẽ giúp tôi những phương tiện thiện xảo. sẽ giúp tôi trong an lành, giải thoát, sẽ đưa tôi đến Phật quả trong tương lai. Tu như vậy nó sẽ giúp cho các bạn không chán đới, không bỏ cuộc đời, xã hội gì cả vì màu sắc ẩn dật, trầm lặng sẽ được thay vào sự tinh tấn vui vẻ, vì đầu chúng ta luôn nhẹ nhàng, công việc làm ăn, sự nghiệp không bỏ lở.

Người tu Chuẩn đề sẽ hết mực lao vào Xã hội xây dựng hạnh phúc cá nhân, gia đình, đất nước. Vì tu theo Mật chú “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha” chỉ vỏn vẹn chín chữ đó thôi. Tâm thức của người tu Mật chú nhẹ nhàng.

“Mê đi sanh không sắc
Ngộ lại chẳng sắc không
Sắc không mơ ngơ ấy
Một lý xưa nay đồng
Vọng dấy tam đồ dấy
Chân thông ngũ nhân thông
Niết bàn tâm vắng lặng
Sanh tử biển trùng trùng
Chẳng sanh lại chẳng diệt
Không thủy cũng không chung
Chỉ hay quên nhị kiến
Pháp giới thảy bao dung”


Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu Chánh Trí.

Sửa bởi quản trị viên 23/06/2014 lúc 10:13:35(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 4 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Thuong76 trên 07-07-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 30-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 15-06-2020(UTC) ngày, Phuc An trên 17-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#8 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
THÁP CHUẨN ĐỀ





Trong những chương mục trước, nêu lên sơ lược một số điều mà người hành giả mới vào tu học Mật chú cần phải hiểu qua. Khi đã có ý niệm tự hiểu biết về Thân tâm cùng nghiệp lực rồi thì quí bạn nên một lòng tinh tấn tu học, nhẫn nhục bình thản đối với những nghịch cảnh trong quá trình tu học.

Nghi quỹ hành trì Mật chú Chuẩn đề đã có sẵn trên Diễn đàn Tâm Mật. Ở đây, không nói lại, chỉ chia sẻ lại những kinh nghiệm tu học đã qua. Khi quý bạn đã đảnh lễ Chư Phật Tam Bảo xong. Người hành giả ngồi tư thế tĩnh tọa, lưng ngay ngắn điều tức, điều phục hơi thở ra vào cho thoải mái nhẹ nhàng. Hơi thở cần nhẹ nhàng, hơi hít sâu xuống đan điền rồi thở ra nhè nhẹ, từ từ điều phục hơi thở cho nhẹ nhàng đừng hít vội, mạnh quá. Trong thời gian điều tức, quí bạn đừng chấp vào hơi thở quá, đừng phân biệt nặng nhẹ, đừng tham cầu bất cứ một hình thức nào cả. Nếu trong thời gian điều tức, điều hơi thở này mà tâm ta loạn tưởng. Trong lúc hít thở ra vào tâm ta không an, hít vào hơi thở vào chưa đến đan điền mới tới ngay bụng trên mà tâm ta tán loạn nghĩ vớ vấn chuyện này, chuyện kia đủ mọi cảm giác xen nhau nổi dậy. Nó cắt đứt đi dòng thở của chúng ta. Hơi thở đi giữa chừng liền tán loạn, chạy lung tung, hiện tượng tẩu hỏa nhập ma. Tẩu là chạy, hỏa là lửa tức là hơn ấm nóng của hơi thở. Trong quá trình thở trên mà hơi thở ta tán loạn nữa chừng thì hơi ấm nóng của hơi thở sẽ nhập chung với hơi nóng ấm của vọng tưởng. Thí như khi ta ngổi tĩnh tọa niệm chú hơi thở ta nhẹ nhàng, điều đặn xuống đan điền rồi lên. Rồi trở lại một vòng như thế hay hoặc là hơi thở nhẹ nhàng ra vô điều đặn. Nhưng trong khoảng khắc thời gian này do tâm vọng tưởng, mơ ước hay sân si gì đó. Tâm ta nổi lên những hình ảnh cùng cảm xúc nóng lạnh, làm hơi thở tán loạn, hơi ấm nóng của hơi thở sẽ hòa nhập với lửa sân hận, si mê kia chạy theo hình ảnh cảm xúc kia gây ra cảnh gọi là “Tẩu hỏa nhập ma”. Tẩu là chạy, hỏa là hơi nóng nhập vào. Ma là những hình ảnh ma sát, cảm xúc mờ mờ ảo ảo, biến dịch không thật thể. Nếu ta tán loạn như vậy hãy tỉnh giác ngay đó, niệm lớn lên “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” để cho tâm ta nghe, duyên theo âm thanh của Thần chú mà định tỉnh mà. Khi đã định tĩnh lại rồi các bạn nên niệm “Úm lam”, tưởng trên đầu của mình chữ Lam tròn sáng. Ngay đây, kiết ấn kim cang quyền, niệm liên tục “Úm lam”. “Úm lam” hay hoặc là ta niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” lỗ tai của ta nghe “Úm lam”, tâm ta tưởng chữ lam tròn sáng trên đầu. Niệm như vậy cho được khoảng bốn mươi chín đến một trằm lẻ tám biến thì tâm ta sẽ dần dần thanh tịnh.

Sau khi niệm “Úm lam” tịnh pháp giới chơn ngôn rồi các bạn niệm “Úm xỉ lâm” kiết ấn Kim cang quyền hãy quán tưởng chữ “Úm xỉ lâm”. Thần chú này, nó sẽ hộ thân mạng cho quý hành giả rất tốt. Ở đây, các bạn cũng nên niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”, tai ta nghe “Úm xỉ lâm”. Cũng niệm từ bốn mươi chín đến một trăm lẻ tám biến kế đến chúng ta niệm tiếp “Úm ma ni pap mê hum”. Các bạn nên vừa niệm, vừa quán những chữ Phạn kia. Vì sao chúng ta phải vừa niệm “Úm ma ni pap mê hùm” mà phải kiết ấn Kim cang hoặc liên hoa ấn. Rồi lại quán tưởng những chữ phạn tự “Lục tự đại minh chơn ngôn” kia. Vì đây là phương pháp tu đặt trên nền tảng gọi là “Tam mật gia trì” miệng niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” hay niệm “’Úm ma ni pap mê hum”. Niệm thường xuyên như vậy sẽ làm khẩu nghiệp thanh tịnh. Tu như vậy một thời gian sau trong nội thức năng lực của Mật chú sẽ khiến cho ta đọc tụng, trì niệm nhiều âm ngữ khác nhau cho đến lúc đạt được chơn ngôn, chơn tâm. Còn tay chúng ta kết ấn ở đây chỉ chia sẻ với các bạn có một vài ấn pháp không chia sẻ nhiều vì sao phải làm như thế. Không phải ở đây chỉ biết có một số ít ấn như trên đâu mà là gì ở đây với lòng từ bi chỉ chia sẻ với các bạn ấn kim cang quyền, liên hoa ấn, chuẩn đề tổng nhiếp. Bắt buộc những hành giả tu phải là biết kết những ấn trên để một ngày sau tự tâm ta thanh tịnh thì tay sẽ tự nhiên chuyển dịch nhiều ấn pháp khác nhau, mầu nhiệm. Có kết được ấn như vậy, có tâm biết kiết ấn như vậy đó mới chính là những cái chứng đắc đạt thành tựu của từng hành giả. Còn nếu dạy cho các bạn rất nhiều ấn để cuối cùng các bạn chấp chặc bảo rằng đó mới đúng, đó là sai. Nhưng than ôi, những cái hiểu biết đó cũng chỉ là lượm nhặt, học hỏi của người khác thôi chứ thực tế không có cái của mình. Người xưa bảo với chúng ta rằng tối ngảy chỉ đi ăn, uống đờm dãi của người khác không?

UserPostedImage


Đó là những ý niệm mà ở đây chỉ chia với các bạn một số kết ấn thôi. Người hành giả hằng ngày tu học kết ấn như thế sẽ làm cho thân ta thanh tịnh bớt loạn động, điều tâm bằng những kết ấn trên. Ấn và tâm thân không khác nhau. Kết ấn như thế này, thế kia cũng từ tâm ta mà hình thành thôi. Nó đều trong tâm mà ra.

Khi tâm chúng ta nghĩ, điều hành thì tay chân ta cũng lành, cũng thiện ngược lại tâm dữ hung tợn động tác cử chỉ cũng vậy. Người hành giả tu Mật chú Chuẩn đề một thời gian lâu, sẽ chuyển vận rất nhiều ấn pháp, những ấn pháp đó sẽ ảnh hưởng đến những cung cõi, động quốc độ, khi chuyển ấn vẽ linh phù đều là những phương pháp tu điều tâm, làm cho tâm an ổn thôi. Con người nếu dữ họ sẽ tập luyện những môn động tác chi tiết động tác bí hiểm độc, để hại người. Còn người hành giả khẩu niệm chơn ngôn “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Nhờ năng lực chơn ngôn này sẽ làm cho tâm an lành, động tác nhanh thản, thoải mái hỉ lạc, sẽ đem đến xoa dịu cho chúng sanh thật tốt, làm lợi ích cho Phật Pháp tốt.

Khẩu niệm Mật chú, tay kết Mật ấn, tâm cũng phải đi vào chỗ mật chỉ của nó. Tâm ta mới ban đầu nên tập cho thuần phục quán chín chữ phạn. Mỗi ngày, mỗi thời gian tu quán kia sẽ đưa đến cho quí vị những lợi ích riêng biệt khác nhau, đa dạng cùng sự mầu nhiệm vô bờ bến. Ở đây, người hành giả Mật chú Chuẩn đề sẽ có phát sanh trong tâm họ rất nhiều Mật phù, những mật phù ngoẳn ngoèo khác nhau. Mỗi nét, mỗi chữ sẽ có những sự rung động cao thấp động chuyển khắp tất cả những cung cõi, động cõi, rồi quốc độ cùng tịnh độ. Những Mật phù này từ trong sự xa thẳm của tâm con người nó sẽ phát xuất ra tùy theo, từng lúc, từng thời gian qua sự tu tập của hành giả mà nó ảnh hiện cao thấp mầu nhiệm khác nhau. Tay kết ấn vẽ linh phù hay tâm quán tưởng linh phù đó là những pháp tu của Mật tông. Những đường nét quán soi đó sẽ đưa người hành giả vào tâm không vô phân biệt, tâm hỉ lạc để đi đến phẩm vị chư thiên, thánh, bồ tát, phật khác nhau. Trong vô vi đó có những sự sai biệt khác nhau do sự tu tập của từng cấp độ tư tưởng năng lực khác nhau. Sự quan trọng của tam mật gia trì trong Mật tông rất là tinh chuyên. Kết ấn, linh phù, mật ngữ người hành giả phải luôn luôn được sự chia sẻ của người đi trước. Vì trong vô vi bí mật đó phải có sự chứng đắc từ trong bí mật đó mới có đủ trình độ năng lực chia sẻ cùng bạn đạo. Phải dùng cái tâm bí mật trong vô vi đó ấn lên cái tâm hiện có của hành giả đang tu tập thì mới đầy đủ sự ấn chứng, ấn tâm, tâm chứng cho người hành giả trên. Chỉ có chín chữ “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” nhưng nó có đủ vạn pháp trong đó.

Người tu theo Mật Pháp Chuẩn đề nên chú trọng đến kính đàn. Vì kính đàn là đàn pháp vô vi tất cả các môn tông pháp, chú pháp khác về đàn pháp rất phức tạp. Chỉ có Mật pháp chuẩn đề là rất đơn giản. Người hành giả chỉ cần mua một kính đàn mới tròn chưa có dùng qua đem về, chọn ngày trăng sáng tròn dùng hương hoa trái cây dâng cúng Chư Phật, bồ tát rồi trì chú vào kính đàn kia ít nhất là một trăm lẻ tám biến. Kiết ấn Chuẩn đề tổng nhiếp ấn vào kính đàn rồi dùng ấn đó vẽ chín chữ thánh phạn bao vòng tròn kính đàn kia theo chiều kim đồng hồ. Hằng ngày, người hành giả đem kính đàn đó ra nhìn vào kính mà trì tụng hay hoặc là để kính đó thờ. Còn hằng ngày, chúng ta quán tưởng kính đàn như vầng nhật nguyệt tròn sáng vô vi mà trì niệm.

Người thường dùng kính đàn trì niệm sẽ được thấy rất nhiều linh ảnh mầu nhiệm trong kính đán. Họ sẽ thấy những cảnh, những chuyện, hình ảnh ở quá khứ hoặc vi lai, sự đúng sai của người hành giả đó cũng tùy theo từng cấp độ tu hành, năng lực của từng hành giả khác nhau. Người chuyên tu về Mật chú Chuẩn đề họ sẽ thấy được những cảnh, những câu chuyện đúng trên bảy mươi phần trăm. Đó là nói lên sự ấn khả của Chư vị thầy, hộ pháp đã giúp ta nhìn thấy cảnh trên trong kính đàn. Nếu ta chưa đầy đủ năng lực, phước báu để nhìn thấy thì chư vị thấy hộ pháp sẽ giúp ta. Còn ta khuyên tâm tu hành chuyên nhất về Mật chú. Cho đến lúc tâm định ở bất cứ nơi nào, trong hoàn cảnh nào, trong ý niệm hay vạn pháp chúng ta đều nghe thấy “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Thì lúc đó, cái biết của chúng ta chính là bản thân, trí huệ của mình, sự bừng sáng hằng biết trong vạn pháp thì lúc đó vạn vật là ta, ta là vạn vật, vạn pháp không hai khác.

Con đường chúng ta đi đến là con đường chuyên nhất về Mật chú chuẩn đề. Cho nên, trong bài viết này cũng muốn chia sè với quí bạn đạo là phải bỏ tất cả, để cho nó sụp xuống mọi tầng lớp, mọi hệ tư tưởng, chỉ chuyên nhất là tu niệm, trì niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Như vậy, nếu muốn được như vậy các bạn hãy tận dụng tất cả những hoàn cảnh, những giờ rãnh rồi cứ trì niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, tab a ha. Bộ lâm”. Niệm ở bất cứ nơi đâu, nếu chúng ta rãnh, thoải mái. Những ý niệm đó như những viên cát nhỏ, một ngày nào đó sẽ có vô số cát để nó hình thành một pháp Chuẩn đề kiên cố trong tâm ta.






Cư Sĩ Thanh Hùng,
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 23/06/2014 lúc 10:15:43(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 5 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Thuong76 trên 07-07-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 30-09-2014(UTC) ngày, chuctinh trên 22-12-2016(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 15-06-2020(UTC) ngày, Phuc An trên 17-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#9 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
HOA TẠNG NHƯ LAI




Trong quá trình tu mật chú, người hành giả thường hay tơ tưởng, mơ tưởng, vọng tưởng. Đôi khi tự nhiên bảo mình là chư Thiên, chư Thánh. Lại có người cho mình là Di Lặc xuống trần cứu độ nhân loại, rồi cũng tự xưng là mình đạt cảnh giới này, cảnh giới khác. Đó là những ý niệm hoàn toàn vọng tưởng chấp ngã, chấp pháp không đi đúng theo con đường của Phật pháp. Họ cũng tu theo thần chú như trên. Tại sao họ lại đi không đúng vào con đường Phật pháp? Có người lại hỏi như thế.

Thật ra họ cũng tu theo những mật chú trên và tâm của họ đã đặt hoàn toàn trên nền tảng chấp ngã, chấp pháp. Vì đạo Phật luôn đi trên con đường tự tánh thanh tịnh vô ngã, vô pháp. Còn cái này quí bạn nên chú ý là nếu ta đang tu, hay mới vào tu, hay tu lâu. Cho đến được gọi là danh xưng cao cả nào đi nữa. Nhưng nếu ngay đó, mà luôn dùng lời nói hành động, ngôn ngữ bảo rằng ta đây là chư Thiên, chư Thánh, Phật Di Lặc thì thật là không phải rồi. Có ai là tiên, là Phật mà tự đi xưng tụng cho mình bao giờ. Những pháp danh tướng nó đều nằm trên sự giả hợp huyễn có mà ra. Do nghiệp lực nhiều đời nhiều kiếp hình thành nên. Do từng tập nghiệp của cá nhân, do từng cộng nghiệp của nhiều người mà hình thành. Tạo nên sự nghiệp cung cõi, quốc độ thế giới. Nhưng những cái tạo tác hình thành đó chúng ta hãy nhìn bằng một tinh thân đầy khách quan đi. Thì chúng ta sẽ thấy nó hình thành do từng cái, từng cái một. Hình thành từ những luồng tư tưởng, dòng tâm thức khác nhau mà cấu tạo, tạo tác nên. Thì như một ngôi nhà kiên cố bao nhiêu đi nữa, chúng cũng từ những hạt cát, từng giọt nước nhỏ, từng giọt mồ hôi. Rồi từng ý niệm của người thợ mà những ý niệm kỹ thuật của người thợ cũng do những người đi trước góp nhặt mà hình thành thôi. Rồi qua đó cũng có tư tưởng ý niệm của người chủ gia là mình, mà ý niệm tư tưởng xây dựng ngôi nhà này cũng do thời gian công sức làm lụng kiếm tiền vàng để giả hợp lại. Rồi hình thành ngôi nhà.

Như vậy các tướng các pháp do duyên hợp như vậy mà hình thành. Cho nên đức Phật bảo rằng nó không có thực tướng, vì không có thực tướng chỉ có giả tướng là ngôi nhà thôi, theo thời gian vài ba chục năm hay trăm năm gì đó ngôi nhà đó cũng suy xụp, cũng phải bị thành, trụ, dị hoại, diệt chi phối. Từ đó nếu chúng ta nhìn với một khía cạnh khách quan, chúng ta sẽ thấy các pháp đều là giả danh duyên hợp cả. Cho nên gọi là vô pháp. Từ cái nhìn giả danh, giả tướng, vô tướng, vô pháp kia. Hiểu rõ như vậy các bạn hãy đem cái diệu lý đó quán soi lại những hành động, những ngôn ngữ của những ai xưng cho mình là Thánh, là trời Phật, là đức Di lặc đều nằm trên sự tham danh. Khoái cái mỹ danh, tham cầu cái pháp mầu huyền diệu của chư Phật, Bồ Tát, chư Thánh chúng. Nhưng không ai có đủ bản lãnh, đủ trí huệ tu học quán soi chứng thực tướng của nó. Chỉ có biết mơ vọng tưởng tham cầu tự xưng cho mình là được như thế. Đây là một cái bệnh nan y, khó giải trừ được của mọi người hành giả. Nếu chúng ta còn nghi ngờ là người đó cũng có mang bên mình mật chú, nhưng sao họ lại còn chấp Pháp, chấp ngã như trên. Các bạn không tin, thì các bạn hãy nhìn kỹ lại những con người đó, tập thể đó. Khi có chuyện gì thị phi thì thôi! Đầy trong long tham sân si tráo trở, tham muốn viết lên nhiều điều dèm pha, tráo trở. Ngày đêm đi soi bói chuyện gia đình, móc moi ra viết. Làm vậy để tỏ lòng giận hờn ghen ghét. Có những vị từ ngày xưa đến nay,cho rằng hạnh đức cao cả cũng nhảy xuống viết qua viết lại như người chưa biết bao giờ. Thấy không các bạn! Hãy nhìn cái nhìn của mình đi để từ đó chúng ta củng cố lòng tin của mình mà tu học tốt hơn.

Những điều nêu trên cũng đều do sự mê mờ, u muội của chúng ta mà ra cả. Khi các bạn nhìn thấy những lời nói này rồi, các bạn hãy phân định lại đi. Ở đây, ở đó có phải họ đang dạy cho người tu theo Phật pháp không? Họ có tự xưng chấp pháp, chấp ngã quá không? Khi đã nhận định kỹ rồi các bạn mới quyết định thâm nhập tu học, chứ không uổng phí một đời tu.
Cứ tu, cứ trì niệm mãi mà chúng ta không thấy được sự định tĩnh, định tâm. Mà đã không có định thì làm sao có Huệ, không có Huệ sáng suốt thì cuộc sống không có sự an lạc hạnh phúc.


Qua những ý niệm trên chúng ta sẽ thấy có những dòng tâm thức như thế nó lồng vào những ý niệm tâm thức chúng ta lúc nào không hay. Cho đến một ngày nào đó tâm thức ý niệm ta cứ mãi duyên theo những sự kiện thị phi trên, thì khi đó sự kiên trì, cùng lòng tin chúng ta lần lần phai nhòa. Nó phai nhòa mất lòng tin đi không phải do Phật pháp không nhiệm mầu, mà là do sự tín nhiệm của chúng ta đặt sai lầm như trên. Chúng ta cứ chạy mãi theo những vọng niệm trên, khi đó ngay đó bao giờ chúng ta cũng cho là phải cả. Vì tất cả mọi người họ cũng chạy theo ý niệm trên, mà người tu của chúng ta là luôn luôn phải tỉnh giác quay về với cái bản tâm chánh niệm của mình.


Chánh niệm là gì? Là chúng ta đừng mê mờ chấp hai bên đúng và sai. Những cái khuôn khổ, những cái mẫu mực người ta đặt ra để phân định có không đó. Chúng ta không chấp lấy, không bỏ nó. Nhưng khi quí bạn nhìn thấy một vọng tâm lên, các bạn hãy chân thành ngay chỗ đó mà biết nó thiện và ác. Rồi cũng ngay giờ phút tích tắc đó, bạn nên niệm “ Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm” Cứ như thế tất cả mọi vọng niệm nó lóe lên, bạn hãy niệm “ Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm” Bạn không cần phải kính bác nó, bỏ nó bạn hãy biết nó rồi niệm thần chú như trên. Lần lần những ý niệm ( những chúng sanh đó) bạn sẽ hóa độ nó bằng thần chú Chuẩn Đề. Ngay đó bạn cũng như một vị quan tòa. Với tư cách là đứng ngay đó để làm chủ, rồi để với người thiện và ác, ý niệm thiện ác đó nhận ngay thần chú Chuẩn Đề. Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Hai chúng sanh ý niệm đó đều được nhận món quà vô giá đó. Chúng ta nhìn thấy sự kiện đó, thấy nó diễn ra với một nội dung rất tầm thường. Nhưng ngay chỗ đó nó mang đầy tính Phật pháp cao cả giải thoát.


Hàng ngày ta có bao nhiêu ý niệm thiện ác được như thế? Nếu hàng ngày ta cho được một trăm ý niệm chúng sinh trên nhận được như vậy. Khi nhận rồi, tức là ý niệm đó nổi lên, ta tỉnh giác ngay đó niệm “ Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm” Ý niệm chúng sanh đó niệm xong rồi, ôm hành trang đó ra đi. Chúng ta tưởng chừng như nó đã đi mất, nhưng thật tế không phải như vậy. Những ý niệm chúng sanh đó nó đi vào tàng thức của chúng ta. Một ngày nào đó nó đủ duyên, có đủ thời gian, không gian, quang cảnh, tới nói ngôn ngữ sự kiện cùng con người như nội dung giả tướng đã xảy ra vừa qua. Thì chúng dùng ý niệm, thọ cảm, ý thức, sắc, tưởng hành mà duyên lại cảnh cũ. Con người chúng ta không tu thì cứ như vậy. Như bánh xe luân hồi. Vòng tròn luân hồi cứ mãi mãi lăn không dừng trụ. Còn chúng ta là người hành giả mật chú Chuẩn Đề. Chúng ta đã dùng tâm ấn Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Ta đã ấn lên những ý niệm chúng sanh đó, ta đã hóa độ chúng rồi. Cho nên cũng trong vòng sanh tử luân hồi đó chúng cũng trở lại. Khi chúng trở lại gặp người chủ cũ, chúng bèn thốt lên: Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Đó là con đường hóa độ chúng sanh, mà trong kinh Kim Cang Đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni và trong ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai có vô lượng vô biên chư Như Lai đã nói: “ Hóa độ vô lượng chúng sanh, nhưng không có chúng sanh nào diệt độ”.

Ở đây đưa lên những ý niệm đó. Để khẳng định chứng minh một điều là: Tâm Mật, giáo pháp mật chú Chuẩn Đề đã hiển hiện trên Phật pháp ba đời của chư Như Lai.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.” Bộ Lâm” Thần chú Chuẩn Đề chỉ có chín chữ như trên. Nhưng thần chú Chuẩn Đề bao hàm cả vạn pháp là vậy. Nó luôn tàng chứa những bí pháp của chư Như Lai. Cho nên thần chú Chuẩn Đề là một pháp môn vô thượng luôn đưa con người chúng sanh đến bờ giải thoát. Người hành giả chuyên tu trì về mật chú Chuẩn Đề, ngay kiếp này được diệt nghiệp thành tựu quả vị. Con người mưu cầu hạnh phúc, an lạc ở thế gian hay cung cõi khác chuyên trì niệm sẽ được như sở cầu.

Trong chương mục “ Nhập đạo yếu môn” này mong quí bạn hãy nhìn kỹ xem cho tường tận, rồi ngay chỗ đó hạ thủ công phu. Các bạn hãy nên nghiên cứu cho thật kỹ về tất cả ngoại duyên. Do nhiều lời nói thị phi về pháp môn, nhiều lời nói thị phi về phương pháp tu học mật chú Chuẩn Đề. Rồi cũng nhiều lời nói thị phi về tất cả những người đi trước. Những lời nói thị phi đó khi các bạn nghiên cứu kỹ, thấy những nội dung chi tiết nằm trên lòng tự kỷ, ngã chấp, tham, sân, si. Thì các bạn hãy coi như gió thoảng bên tai, bình tĩnh thọ nhận pháp tu, tinh tấn một đường. Đạo không nằm trên những ngôn thuyết của ngã chấp, mà các bạn hãy tỉnh giác tu học. Thực hành trở thành một hành giả, thì các bạn sẽ nếm được hương vị của đạo ngay trong đó. Đạo không lý thuyết, lý luận buông lung, đạo chỉ chú trọng thực nghiệp để chứng.

Còn tiếp



Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 23/06/2014 lúc 10:17:02(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Thuong76 trên 07-07-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 30-09-2014(UTC) ngày, Phuc An trên 17-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#10 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
ĐIỆP KHÚC VI DIỆU







Trong quá trình tu tập mật chú Chuẩn Đề, người hành giả thường hay chấp vào sự biết từ bên trong nội thức truyền ra. Như trong lúc ngồi tu niệm Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha. Bộ lâm. Trong khoảng thời gian tu học đó, nội thức luôn luôn lăng xăng đủ tất cả các niệm tưởng, lần lượt xen lẫn nổi lên. Có những trường hợp niệm tưởng đó nổi lên có những nội dung hẳn hoi, như chúng ta đang tu niệm tốt, những gì chúng ta có một chút tâm tham cầu muốn là mau thành tựu, may đạt thành năng lực của mật chú. Từ ngay đó trong căn, trần, thức duyên lại những hình ảnh đã qua, nó tự đạo diễn nên tình huống theo ước muốn của mình.

Như có một hành giả là một nhà sư khi ông ta thọ pháp Ngũ Bộ Chú của người sư khác, được hướng dẫn theo phương pháp tu của vị Sư đó. Người hành giả này vì quá tham cầu, đem những phương pháp tu học đó vào một cảnh chùa rừng núi xa xôi ở Đà Lạt. Hàng ngày ông trì niệm với những niềm vọng tưởng mơ ước là ông sẽ được năng lực cao xa, năng lực dũng mãnh. Cứ mãi mơ ước và tự đặt mình là chư Thiên, chư Thần. Rồi từ ngay chỗ mơ ước đó, từ ngay chỗ vọng niệm đó ông ta được nghe những lời nói, những âm thanh vọng về trong nội thức bảo rằng: “Ông là Đức Di Lặc tái thế”. Ông được nghe như vậy rất nhiều lần. Đây hoàn toàn do vọng tâm tham cầu mà ra, do sự chấp ngã, chấp pháp. Từ đó vọng thức tự phân biệt bên trong nó đạo diễn tạo ra những âm thanh huyễn ảo trên để đáp ứng lại ước mơ của người hành giả đó. Đây hoàn toàn là hành động ý niệm vọng tưởng cả. Đến đây người hành giả đã lún sâu vào ma cảnh ngũ ấm ma, sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Khi đã có hiện tượng ma cảnh này, thì người tâm người hành giả đã mê mờ luôn vọng theo cảnh giới hình ảnh hiển hiện của vọng tưởng cùng cảm giác vọng niệm. Lúc này người hành giả không còn tâm trí, không còn sự tỉnh giác để niệm chú nữa. Họ không thể niểm chú được, vì họ đang tưởng tượng cho rằng họ là Đức Di Lặc tái thế. Chỉ có người ngoài thiện trí thức, ngay chỗ đó sáng tỏ tỉnh giác khuyên người hành giả đó nên cố gắng niệm. Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ Lâm. Nếu người hành giả đó tỉnh giác lại cố tâm tin tưởng vào Phật pháp, tin tưởng vào Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề thì tâm ma ấy sẽ hết ngay.

Trở lại vấn đề người hành giả kia. Sau khi nghe từ trong nội thức vọng ra nói rằng: Ông là Đức Di Lặc tái thế, thì ông ta tăng sự thọ cảm lên mừng vui, cứ hành trì mãi ngày đêm nhưng không có hành trì ngũ bộ chú và thần chú Chuẩn Đề. Ông được sự vọng tưởng người thầy ma dạy trong nội thức nói ra một câu thần chú, một phương pháp tu khác. Khi người hành giả mơ tưởng, vọng niệm đến cảnh giới này. Thì than ôi! Khó cứu lắm.

Ông ta sau khi thọ nhận một loại thần chú, một phương pháp tu mới từ trong vọng tâm vọng ra. Ông ta chấp thật vào đó, chấp thật có pháp như vậy. Cho nên tâm của ông cuồng si ngã mạn chê thần chú Chuẩn Đề, chê bai đủ điều. Ngay chỗ đây, do sự vọng tâm như vậy. Ông ta đã tự mang một trọng tội là chê bai hủy báng Phật pháp. Đó là một con đường dẫn đến địa ngục vô gián không ngày ra. Ông ta cứ chấp như vậy, cứ tu như vậy. Cho đến một hôm, cũng từ trong vọng thức đó phát ra âm thanh bảo rằng: Ông là Đức Di Lặc tái thế để hoằng hóa chúng sanh, để giữ bí mật cho thật kỹ, không để cho ai biết cả, và để chứng minh huyền năng đó ông hãy lấy dao chặt 2 ngón tay cái đi, rồi tự đâm vào ngực mình. Được gọi kêu như vậy, trong nội thức ma tâm nhiều lần. Ông ta không cưỡng lại được và do sự tin tưởng mê lầm chồng chất không thể hóa giải được. Cuối cùng ông phải làm theo.Lấy dao tự cắt 2 ngón tay cái, rồi đâm vào ngực mấy nhát dao máu chảy leo loét ngất đi. May là có người thấy ông nằm hoằng hoại trên vũng máu, la hoảng lên chở ông đến bệnh viện cấp cứu kịp thời được bảo tồn tánh mạng.

Đó là câu chuyện có thật 100%. Sau khi được lành bệnh ngôi chùa đó, trụ trì chùa đó đã đuổi ông ra đi. Và ông đã hoàn tục. Sau khi hoàn tục suốt trong mấy năm trời ông luôn sống trong cảnh mơ tưởng điên loạn sợ sệt. Ông ta đi mọi nơi để tìm thầy học đạo, ông đã tìm và nghiên cứu rất nhiều diễn đàn. Cuối cùng ông vào xem diễn đàn Tâm Mật, ông tìm thấy số điện thoại của tôi, xin được nhận Mật Pháp Chuẩn Đề để tu và hóa giải tâm ma cho ông.

Tôi nhìn thấy thân tướng của một nhà sư hoàn tục thật là đau khổ, mê mờ. Tôi chỉ trao cho ông một câu thần chú “Úm Lam” tịnh pháp giới chân ngôn. Nói với ông là: Hãy ráng trì niệm tịnh pháp giới chân ngôn, quán tưởng chữ Lam để giúp cho anh tĩnh tâm thanh tịnh lại. Anh hãy trì niệm như vậy suốt 6 tháng đi rồi trở về đây Tôi sẽ trao pháp cho anh tu học. Anh ta đồng ý, tôi trao cho anh tịnh pháp giới Chân ngôn Úm Lam. Ông đã trì tụng suốt mấy tháng liền thần sắc thấy hồi phục rõ nét, người tỉnh táo sáng sủa hết sợ sệt như lúc xưa.

Đây là một trường hợp rất đáng buồn, do sự sai lầm đặt sự tu niệm của mình trên nền tàng tham, sân, si vọng niệm tham cầu. Nhìn chung vào câu chuyện trên chúng ta rút tỉa ra được kinh nghiệm tu học và quyết định rằng thần chú Chư Phật, Phật pháp không bao giờ hại người. Trường hợp trên, mặc dù ông được thọ nhận ngũ bộ chú. Nhưng vì tham lam vọng cầu mê mờ, chấp tưởng cho mình là Thánh là Di lặc, cho nên đã từ bỏ thần chú của Chư Phật, từ bỏ Ngũ Bộ Chú để đi chấp vào một câu chú, một phương pháp tu do vọng niệm sinh ra. Đây cũng là một câu chuyện hay, cũng là lời nhắn nhủ khuyên ai đó tu học hãy tỉnh giác đừng tham cầu chấp dính vào mơ tưởng, tương tự cho mình là Tiên, Phật. Còn rất nhiều nội dung khác nhau, tôi sẽ viết lại trên chương mục “ Nhập đạo yếu môn” Quý vị nên xem và suy xét lại để có kinh nghiệm trong đường tu tập.

Rất mong rằng những bài viết trong nhập đạo yếu môn, lần lượt sẽ giúp quí vị trang bị cho quí đạo tâm một kiến thức tu học. Để cuối cùng quí đạo tâm nhận lấy hành trang tu học của mình. Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà hà. Bộ lâm một cách thoải mái. Một tư chất tự tại an lạc. Các bạn hãy đem hành trang đó đi vào trong nội thức, đi vào trong tất cả các giác niệm. Bạn hãy mang nó trên từng bước chân của người phu xe ba gác, mang nó trên những đôi tay cần cù gân guốc của những anh công nhân trong công xưởng, mang nó vào những cỗ máy nổ kia để chúng vang lên thần chú Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha Bộ lâm. Thần chú ấy âm thanh đó sẽ hòa điệu vào những tiếng máy, tiếng động của những chiếc xe tải để những âm thanh đó sẽ hòa điệu với thần chú Chuẩn Đề. Để rồi một ngày nào đó chúng ta sẽ nghe nó như nghe một bài hát. Ca nó đọc nó trì niệm Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm như một bài hát. Như vậy các bạn sẽ thấy sự hạnh phúc của mình quá đơn sơ, nó mộc mạc tầm thường nhưng nó cao vút lên. Khi sóng dữ, gió giông bão tố, những nỗi tàn phá của những cơn giông sóng dữ đó nó không làm chúng ta khiếp sợ nữa. Nó không làm chúng ta hủy hoại, vì trong đó có một sức mạnh Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha Bộ lâm. Đến đây những cơn giông lớn, sóng lớn nó chỉ là những điệp khúc cao vút của một bài Thánh Ca Vi Diệu.

Ngay chỗ đó cái biết vi diệu, biết nghe bài thánh ca đó là thân tâm chúng ta. Và thân tâm chúng ta ngay chỗ đó cũng là Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha Bộ lâm.

Bài hát đó là như thế …Như thế mãi mãi. Một bài thánh ca dễ hát, dễ nghe như thế ai bảo rằng: Là tôi không hát được, không nghe được. Bài hát thật dễ, nhịp cao thấp tùy theo sự giác niệm của chúng ta. Ta ca, ta nghe cũng chính để ta ca, ta nghe. Một mình ta thôi. Như vậy vọng niệm không đến không lui, chúng có đến cũng là Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha. Bộ lâm. Chúng có đi cũng mang bài ca đó đi. Nhiều người hát như vậy, nhiều vọng niệm trong tâm ta chúng tự hát bài Thánh Ca đó, và không gian bầu trời cũng đều ngân nga bài Thánh Ca đó. Thì cõi cực lạc quốc ở đâu? Địa ngục ở đâu?

- Chỉ nghe như vậy!.




Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 23/06/2014 lúc 10:17:58(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Thuong76 trên 07-07-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 30-09-2014(UTC) ngày, Phuc An trên 17-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#11 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
HƯƠNG THƠM MẬT CHÚ




Bạn muốn thâm nhập vào huyền năng mật chú Chuẩn Đề, trước hết, quý bạn nên đặt trọn niềm tin trên chín chữ "Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha. Bộ lâm". Khi đã có niềm tin rồi, các bạn hãy quỳ xuống, với cái tâm đầy thành kính, như một đứa con đi xa vừa trở về gặp lại người mẹ hiền CHUẨN ĐỀ. Hãy quỳ xuống mà sám hối: "Hôm nay, con tên...; tuổi...; từ vô thủy vô chung đến nay do tham, sân, si, giận hờn, si mê, tà kiến; thân khẩu ý không thanh tịnh, tạo nên vô lượng vô biên tội lỗi: giết cha mẹ, giết A la hán, làm cho thân Phật ra máu, hủy hoại sự hòa hợp của chúng tăng; sát sanh; ăn thịt, uống rượu vô độ... Nay con xin thành tâm ăn năn sám hối...".

Những lời nói đó tuy rất đơn giản, nhưng nó hàm chứa sự sám hối chân thành từ vô thủy, vô chung đến hiện tại, bản thân ta đã tạo nên tội ngũ nghịch vô gián. Một tội rất nặng. Quý bạn hãy quỳ xuống đi, tưởng tượng là mình đang quỳ dưới chân của Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề mà thành tâm sám hối.

Khi sám hối xong, quý bạn hãy ngồi ngay ngắn, điều tức hơi thở ra vào thật nhẹ nhàng, thoải mái, không chậm, không mau. Trên đỉnh đầu, các bạn quán Lam tự (chữ Lam) tròn, sáng; vừa quán, tâm vừa đọc "Úm lam" 49 lần (trở lên), rồi lần lượt niệm "Úm xỉ lâm" và "Úm ma ni pát mê hum" 108 lần. Sau đó, quý bạn nên quán tưởng trước mặt mình có một vòng tròn sáng như vầng nhật nguyệt - đó là kính đàn trong vô vi - và niệm "Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha. Bộ lâm". Tiếp theo, vừa niệm vừa quán tưởng chín chữ Phạn Chuẩn Đề (cửu tự Thánh tự) xoay vòng theo chiều kim đồng hồ. Nếu có thể, quý bạn hãy quán những chữ trên ra màu sắc đỏ - xanh - trắng - vàng..., còn không thì quán ra chữ đó cho rõ cũng rất tốt. Trong trường hợp không thể quán ra được chín chữ trên một cách rõ ràng, thì quý bạn nên quán duy nhất một chữ "Úm" vào giữa vầng nhật nguyệt. Chỉ một chữ "Úm" thôi cũng được, vì chữ "Úm" là mẹ sinh ra các thần chú.

Khi đã kiên trì tập quán ra được từng chữ Thánh Phạn trên, quý bạn nên tưởng tượng trong kính đàn đó có hình Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề. Từ kim khẩu của Ngài lần lượt phun ra:
- Chữ "Úm": Bay vào miệng mình rồi an trụ nơi ngực.
- Chữ "Chiết": Bay vào miệng mình rồi an trụ trên đỉnh đầu.
- Các chữ tiếp theo cũng vậy, hãy quán tưởng chúng từ kim khẩu của Ngài, bay vào miệng mình rồi an trụ trong vòng tròn hào quang (tưởng tượng) của mình.

Khi đã quán tưởng xong cả chín chữ, quý bạn lại quán tưởng chín chữ này từ miệng mình nhả ra, bay sang kim khẩu của Đức Ngài và an trụ trong vòng tròn hào quang của kính đàn. Cứ quán tưởng như vậy trong khi tâm quý bạn không ngừng niệm "Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha. Bộ lâm".

Khi đang hành trì, nếu trong đầu, trong tâm của quý bạn nổi lên những hình ảnh, những ý niệm khác thì quý bạn cũng đừng ngại, cứ nhìn nó cho thật rõ, dù đó là những hình ảnh, âm thanh ghê sợ hay dơ bẩn đến thế nào. Hãy quán soi chúng là do duyên hợp giả tướng mà ra. Lấy thí dụ: Trong lúc hành trì, đột nhiên ta nghĩ đến một bông hoa hồng thật đẹp, rồi bông hoa đó bị người ta đập nát hay bị đánh cắp đi - thì bạn phải biết quán soi nó là một cành hoa, nhờ duyên hợp, nó được sinh ra do công con người gieo trồng, tưới tắm, đến ngày đến tháng nó trổ thành bông hoa đẹp. Đẹp hay xấu cũng là do duyên hợp từ nhiều ý niệm của con người mà thành. Quan trọng là ở chỗ: ta nhìn thấy nó đẹp, nhưng chỉ một thời gian sau nó cũng sẽ bị hoại và biến mất; nó cũng chỉ là vô thường, dù ta có bỏ nhiều thời gian chăm bón, giữ gìn thì nó cũng sẽ theo luật sanh - trụ - dị - diệt mà mất đi. Cành hoa hồng xinh đẹp đó sẽ dần héo rũ, úa tàn rồi khô quắt lại - đó chính là sự sanh diệt, là sự tương sanh tương khắc của tứ đại ngũ hành. Một cành hoa khô héo là do sự biến mất của nước - rồi đến sự ấm lửa - rồi sự chuyển động đưa tinh khí từ đất đến toàn cành hoa - sau nữa là những vật chất trong thân cành cũng biết mất - và đất sẽ trở về với đất. Ngay chỗ đó, sự sanh diệt lại tiếp tục: hơi nước của cành hoa bay lên trời hội tụ thành những đám mây, mây ngưng tụ thành mưa, mưa mang sứ mệnh đi trợ duyên sinh cho muôn loài. Lửa, đất, gió kia cũng vậy, chúng chỉ là giả danh duyên hợp sanh diệt mà thôi, chúng không có cũng không mất đi, mà cứ luân hồi mãi trong "vòng sanh tử vô tận".

Đó, các bạn thấy không, chỉ một cành hoa, một ý niệm nhỏ len lén khởi lên trong đầu ta, vậy mà đến lúc ta hành trì, nó nổi dậy và hàm chứa cả vũ trụ trong đó. Cho nên, chúng ta hãy tỉnh giác, ngay lúc đó, chỉ cần nhìn thấy nó thôi, và quán soi nó chỉ là duyên giả hợp, để rồi ngay lập tức, quay lại "Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha. Bộ lâm"; hãy xông ướp cho nó bằng loại hương thơm "Chuẩn Đề". Ngay nơi vọng niệm đó, quý bạn cứ y pháp như trên mà thực hành, không cần phải dùng một phương pháp nào để đàn áp hay tiêu trừ nó cả, vì bản thân những vọng niệm đó nó hoàn toàn chân thật, bản chất, tướng trạng của nó không hề xấu. Xấu hay không là do sự vọng tưởng, chấp pháp, chấp ngã của mình, cho nó là thực và gán cho nó là lỗi lầm, xấu xa. Nếu những vọng niệm buồn bã, giận hờn khởi lên, quý bạn hãy tỉnh giác ngay đó, nghe ngay đó vọng lên "Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha. Bộ lâm". Nghe một lần, vọng niệm giảm dần. Nghe hai lần, ba lần, vọng niệm kia sẽ tan biến và sẽ được xông ướp hương thơm Chuẩn Đề. Khi hương thơm ấy đã xông ướp tất cả những vọng niệm trên thế gian này rồi, thì vọng niệm chỉ là một thứ giả danh mà thôi, không có tốt xấu, không có thật giả - đó là sự vô thường. Nếu tất cả vọng niệm khởi lên đều được xông ướp Mật chú Chuẩn Đề thì cuối cùng chỉ còn lại "Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha. Bộ lâm". Và, nếu ngay cả chín chữ Thánh Phạn đó cũng không còn ý nghĩa gì thì nó sẽ mang đi trong tất cả vạn pháp. Ở đâu cũng có Mật pháp Chuẩn Đề: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý - đó là cửa của 6 động. Bên trong ta cũng có lục căn: Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn. Tất cả trong ngoài đều được xông ướp mật chú "Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha. Bộ lâm" thì cái gì khác hơn để lục thức - Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức phân biệt. Mọi pháp, vạn pháp đều "Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha. Bộ lâm".

Khi mọi vọng niệm đều được xông ướp Mật chú Chuẩn Đề thì ta sẽ được tự do tự tại mà hành pháp, vào ra trong sinh tử để độ sanh muôn loài mà không hề mệt mỏi, vì sự sinh tử cũng được xông ướp Mật chú "Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha. Bộ lâm".

Nam mô Thất Câu chi Phật Mẫu Chuẩn Đề






Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí
(Còn tiếp)

Sửa bởi quản trị viên 23/06/2014 lúc 10:18:49(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Thuong76 trên 07-07-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 30-09-2014(UTC) ngày, Phuc An trên 17-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#12 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
HOA SEN TRONG LỬA





Con đường tu mật chú Chuẩn Đề, yêu cầu mỗi hành giả phải luôn quay trở lại với chính bản tâm thanh tịnh của mình, luôn phải tỉnh giác quán soi từng niệm tưởng của tâm vọng tưởng. Nghĩa là khi quí bạn ngồi tĩnh tọa trì niệm: “ Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Các bạn hãy quán soi niệm tưởng ý niệm, những tình tiết, câu chuyện hoặc những hình ảnh nó lóe lên trong tâm chúng ta khi đang trì niệm, nó cắt đi dòng trì niệm của mình; thí như khi chúng ta niệm “ Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” niệm liên tục như vậy, bất thần những ý niệm vọng tưởng đó nó nổi lên làm cho ta chạy theo, đuổi theo hình ảnh ý niệm đó, bị nó dẫn đi mất không còn nhớ “Úm chiết lệ chủ lệ chuân đề ta bà ha. Bộ lâm”. Những ý niệm vọng tưởng đó sẽ làm cho tâm ta loạn động, từ ngay tâm thành kính trì niệm thanh tịnh nó dẫn chúng ta chu lưu trong vọng trần, đi vào cuộc đời trong tâm thức. Một hành giả đang trì niệm “ Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” tâm an nhàn thanh tịnh, thì ngay chỗ đó hiển hiện lên cảnh cùng ý niệm là ngày mai đi vũng tàu, chỉ cần một nội dung đó thôi, nó cũng dẫn chúng ta đi lung tung trong vọng tưởng. Một chuyến đi như vậy nó sẽ kết hợp các duyên lại như: Ngày mai mình cùng đi với ai, người thương người ghét như thế nào? Thì ngay đó vọng thức phân biệt những người cùng đi chơi với mình, rồi phương tiện đi ra sao? Đến đâu chơi?. Trong tự tâm nó duyên lại các hình ảnh, cảm thọ đã qua mà tự phân biệt rồi phân định một loạt theo dòng ý thức lâu nay ta đã huân tập. Nó sẽ tự huân tập chia chẻ mọi vấn đề phải trái thị phi. Như vậy một dòng nghiệp thức nó sẽ làm chủ ngay chỗ ta đang tu trì, che lấp mọi cái biết trí huệ của ta để không còn tĩnh tâm quán soi và buồi hành trì như thế toàn là vọng tưởng không chân thật, nó đưa ta mất đi chánh niệm. Nếu những buổi hành trì liên tục xảy ra những vọng niệm như trên, thì ta sẽ thấy hời hợt cho rằng pháp môn tu không linh nghiệm, năng lực không có. Năng lực thần chú Chuẩn Đề “ Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” phát huy được hay không là do tâm ta thanh tịnh, trí tuệ trong sáng an nhàn, hạnh lạc được hay không cũng phải đòi hỏi tâm ta thanh tịnh.

Mỗi pháp môn tu theo chánh pháp của Đức Phật đều nằm trên nền tảng giới, định, tuệ.
- Giới ở đây mọi người hành giả ai ai cũng giữ được cả, giới luật của pháp tu theo mật chú Chuẩn Đề rất nhẹ nhàng, bàng bạc trong sự sống tu học trì niệm “ Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” Khi một hành giả nhận pháp quán đảnh rồi, ở nhà thời gian rảnh chúng ta trì niệm theo nghi quĩ, còn chúng ta đi làm ở mọi nơi, các bạn nên niệm:

Nam mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát
Nam mô Uế Tích Kim Cang Bồ Tát



Niệm như vậy xong các bạn cứ chuyên nhất niệm “ Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” trong mọi hành trạng khi rảnh rang công việc. Niệm như thế trong đi, đứng, nằm, ngồi khi đi xe, đi tàu các bạn nên niệm để cho tâm ta từ từ huân tập vào trong từng giác niệm, để rồi một ngày kia tâm vọng tưởng nổi lên chúng ta cũng mang theo “ Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Khi các bạn trì niệm nên để cho tâm ta, chính trong nội thức nó niệm “ Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” cái âm thanh tiếng niệm đó nghe nó động ngay chỗ yết hầu, hay trên đầu lưỡi của mình. Hàng ngày quí bạn trì niệm như thế, thì khẩu khí, miệng của mình không thể phát ra những lời nói dữ ác hại người, chửi rủa chúng sanh. Khi chúng ta có một cơn giận đến, ta hùng hổ muốn chửi, muốn rủa nhiều lắm. Nhưng khi mở miệng ra trong tâm ta vọng lên “ Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Như vậy chúng ta không đủ để khiến ta chửi mắng chúng sanh. Thì ngay đó chúng ta đã giữ giới; nói dối, vọng ngữ, nói lời ác, nói lời thêu dệt. Nói chúng là chúng ta giữ được khẩu nghiệp thanh tịnh.

Người hành giả mật tông Chuẩn Đề hàng ngày miệng của họ niệm “ Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” tay của họ kết những ấn pháp khác nhau liên tục. Họ kết ấn rồi họ vẽ linh phù, chúng ta thường hay lầm tưởng rằng tay ta cử động là do gân cơ bắp của tay mà hình thành. Nhưng thực tế chúng ta quán soi lại xem, mỗi hành động của tay chân đều do từ tâm ta mà ra. Tâm của người hàng ngày tu trì niệm chú, tâm của họ từ bi, nhẹ nhàng khoan thai, thì động tác cử động tay chân của họ cũng nhẹ nhàng khoan thai. Còn tâm của một người hung dữ tàn ác, thì những hành động mạnh bạo ghê sợ khi phát ra đều có sát khí hại người cả. Như vậy người tu thì tâm từ bi hỉ xả, nó sẽ phát ra hành động màng theo từ khí. Người ác sẽ phát ra động tác mang theo sát khí.

Người tu theo mật chú Chuẩn Đề hàng ngày kiết những ấn, vẽ những linh phù đều phát ra từ tâm chú năng lực của đức Phật Mẫu Chuẩn Đề, thì họ luôn có những động tác êm ả an lạc từ bi. Tâm như vậy, động tác từ thì không bao giờ dùng đôi tay, thân này để hại người. Thì ngay nơi đó người hành giả tu mật chú Chuẩn Đề không sát sanh hại vật, không đánh đập chúng sanh, không trộm cướp lấy của người. Vậy thì người hành giả mật chú Chuẩn Đề sẽ giữ được giới, không ăn thịt uống rượu sát sanh, trộm cướp. Tâm của họ sẽ được thanh tịnh do thân nghiệp thanh tịnh.

Trong phương pháp tu mật chú Chuẩn Đề, hàng ngày trì niệm sẽ làm cho khẩu nghiệp thanh tịnh, tay kiết ấn sẽ làm cho thân nghiệp thanh tịnh. Người hành giả miệng niệm: Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha. Bộ lâm, tay kiết ấn, tâm của họ lắng nghe từng chữ, từng âm, rồi họ quán tưởng 9 chữ Thánh phạn sáng chói đủ màu sắc thanh tịnh. Họ quán tưởng như vậy, lắng nghe từ tự tâm của mình phát lên 9 chữ âm, niệm tụng quán tưởng kết ấn liên tục như vậy không gián đoạn trong hành trì. Thì tâm của người hành giả sẽ được thanh tịnh. Khi quán tưởng âm thanh, chín chữ Thánh phạn mà tâm được thanh tịnh, thì người hành giả không bao giờ dùng cái tâm, trí đó để mâu thuẫn suy nghĩ hại người, mà không hại người thì nghiệp lực dừng, ngay đó ý niệm thanh tịnh.

Qua phương pháp tu hành như vậy. Chỉ có một câu chú Chuẩn Đề, chín chữ thôi. Mà nó đầy đủ cả năng lực, đầy đủ các pháp mầu để dẫn đưa ta đến sự thanh tịnh. Người hành giả hàng ngày tu trì như trên sẽ đạt được định, khi đã có sự định tuệ, ngay trong đời sống tu học của mình chúng ta sẽ luôn có cái biết sáng suốt, không chấp trước mê đắm chìm trong vọng niệm, thì ngay đó là huệ.

Pháp tu mật chú Chuẩn Đề chính xác đã có đầy đủ giới, định, huệ. Ba món đó nó đã chứng minh, khẳng định là pháp tu mật chú Chuẩn Đề đã đầy đủ phật pháp, đã đi theo con đường ánh sáng của Phật đạo. Pháp tu mật chú Chuẩn Đề rất đơn giản nhưng đầy đủ năng lực sự mầu nhiệm. Chỉ cần quí đạo tâm trong tu học, trong cuộc sống luôn tỉnh giác, sự tỉnh giác để giúp ta nhìn thấy quán soi vọng niệm. Khi đã thấy nó rồi, nên ngay chỗ đó quí bạn niệm “ Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ Lâm”.

Quí bạn hãy thực hiện pháp tu mật chú Chuẩn Đề thật nhẹ nhàng bình thản, không cần phải tham cầu một năng lực nào đó, vì năng lực nó được thể hiện lên khi tâm của bạn được thanh tịnh, tỉnh giác chứ nó không nằm ở sự tham cầu của quí bạn. Khi mới bước vào tu học trì niệm, thì trong đầu trong tâm mình đều phải có vọng tưởng cả, vì đã biết bao lâu, bao nhiêu thời gian, bao nhiêu kiếp rồi bạn mới ngồi tĩnh lặng tại đây để trì niệm. Chúng ta không thể nào biết được. Cho nên qua nhiều thời gian như vậy, vọng niệm, vọng tưởng nó đã ăn sâu trong tiềm thức của chúng ta rất lâu đời. Chúng ta đã lấy những vọng nghiệp đó để làm cuộc sống, lấy cái giả đó để làm sự nghiệp. Cho nên hình thành “ Kiến trược” sự thấy dính chặt trong nghiệp thức, sự thấy biết của mình do nghiệp thức vọng nghiệp đạo diễn giả có cả, không thể nào thoát ra nếu ta không tỉnh giác tu trì. Một chuỗi vọng nghiệp thức như vậy nó đã hình thành và tạo cho ta một sự sống chấp dính của tất cả, vọng nghiệp, vọng thức không rời được. Nên gọi là “Kiếp trược”.
Hôm nay ở ngay đây chúng ta muốn thoát khỏi, giải thoát ra khỏi “ Kiến trược”, “ Kiếp trược” thì chỉ nên tu theo pháp môn mật chú Chuẩn Đề. Vì sao? Vì pháp môn này nó không cồng kềnh, không được phủ lên những lớp năng lực nào cả. Hành giả chỉ cần ôm nó, ôm “ Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Niệm như vậy mãi thì tâm sẽ chuyên nhất. Khi đã chuyên nhất thì tất cả vọng nghiệp, vọng thức kia đến nó sẽ tự huân tập “ Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” dính vào từng vọng nghiệp. Khi tất cả các vọng nghiệp, nghiệp thức đã dính vào “ Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” thì toàn cả sự “ Kiến trược”, “ Kiếp trược” trên nó đã tự hóa giải cho nhau. Thì ngay nơi đó, vọng nghiệp, vọng thức cùng thần chú “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” chỉ là một thôi, không hơn khác. Ngay cảnh giời này trong 10 bức tranh chăn trâu của Thiền Tông : “ Con trâu đã thuần thục, lúc đó chăn trâu cùng trâu không khác. Vầng trăng viên giác đã hiển lộ, mục đồng thong dong vào chợ hóa độ chúng sanh”.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.





Cư Sĩ Thanh Hùng

Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 23/06/2014 lúc 10:20:29(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Thuong76 trên 07-07-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 30-09-2014(UTC) ngày, Phuc An trên 17-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#13 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
CHỈ QUÁN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ




Trong bước đường tu học mật chú Chuẩn Đề - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ lâm, việc cần trước nhất là mỗi hành giả phải có một kính đàn, việc thứ 2 nữa là mỗi người phải biết rõ 9 chữ phạn Chuẩn Đề, rồi lần lượt phải biết rõ qua Tịnh pháp giới chân ngôn “ Úm lam”, hộ thân chân ngôn “ Úm xỉ lâm”, Lục Tự Đại Minh chân ngôn “ Úm ma ni pad mê hum”. Để trong giờ tu hành trì người hành giả phải tự quán soi chín chữ Thánh phạn đó.

Để cho quí vị thuận tiện dễ dàng khỏi phải bận tâm trong việc tìm hiểu. Tôi xin đưa ra phương pháp quán soi chữ “Lam”, rồi từ từ sẽ nói đến phép quán chín chữ thánh phạn “ Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”, hay các thần chú khác.

Hàng ngày trong cuộc sống chúng ta va chạm đến mọi điều mọi việc, mỗi cảm xúc khác nhau. Nó đến nó đi cứ mãi xoay vòng theo năm tháng, luôn cuốn mình nhấn chìm mình vào trong vọng thức. Cho nên khi chúng ta thực hành công phu tu niệm rất bị cản trở, khó thành tựu. Nhưng mỗi chuyện, mỗi việc theo nhà Phật thì cũng đều được hóa giải cả, nó không có tướng nhất định của nó, và mỗi người chúng ta ai nấy cũng có Phật tánh cả. Đức phật đã từng bảo rằng “ Ta là Phật đã thành chúng sinh là Phật sẽ thành” đó là một lời nói chứng minh mỗi người ai nấy cũng có đầy đủ duyên nghiệp để hướng thiện, hướng theo sự trong sáng Trí Huệ của Chư Phật. Vậy thì hôm nay cùng chia sẻ với quí đạo tâm phương pháp quán chữ “ Lam” đủ của nó là “ Úm Lam” Tịnh pháp giới chân ngôn.

Quán chữ “ Lam” này để làm gì? Trước khi đi vào phương pháp quán, cũng xin chia sẻ ý nghĩa năng lực của Tịnh Pháp giới chân ngôn.


Tịnh pháp giới chân ngôn này là một mật chú công năng của nó chuyên làm cho mọi vật, mọi người, mọi chúng sanh đều được thanh tịnh trong sạch. Trên thế gian này không có một pháp nào, mọi loại nước, một vật nào mà giúp chúng sanh thanh tịnh trong sạch qua thần chú Tịnh pháp giới chân ngôn. Cái y, cái áo, đàn tràng, đất đai nhà cửa muốn nó thanh tịnh trong sạch, các bạn nên dùng “ Úm lam” – Tụng chú vào ly nước trong sạch 108 biến ( lần ) trở lên, rồi dùng một cành hoa nhúng vào ly nước vung rải khắp nơi trong đàn tràng tịnh thất, vào y áo vào nhà cửa thì sẽ được thanh tịnh, trong sạch.
Hay dùng nước quán soi chữ Lam vào trong việc trị bệnh cho người cũng tốt, khi tâm thần bấn loạn, nóng nhiệt lo nghĩ nôn nao trong lòng thì nên dùng nước này uống vào, còn bên ngoài thoa vào đầu bụng, rửa mặt sẽ được mát mẻ, hay trì niệm Lam tự này vào thuốc uống để trị bệnh cũng rất hay. Quí bạn dùng Tịnh pháp giới chân ngôn này trì niệm quán tưởng vào bàn thờ, bát hương, tượng Phật, Bồ tát để thượng tượng, tôn bát hương thì sẽ được thanh tịnh trong sạch, làm cho buổi lễ uy nghiêm thanh tịnh trong sạch. Dùng tịnh pháp giới chân ngôn này, gia trì quán soi vào thức ăn, vật uống dùng để cúng Phật, cúng Bồ tát chư Thiên Thánh Chúng, cô hồn các đảng đều được trong sạch thanh tịnh thơm tho. Hướng tâm chúng ta dâng cúng lễ vật đến chư Phật, Bồ tát, chư Thiên Thánh Chúng, tâm ta quán tưởng chữ “ Úm Lam” Tịnh pháp giới chân ngôn vào thức ăn vật uống trái cây, hoa tâm tưởng những vật đó sẽ biến thành thiên hương, hảo vị, biến đi khắp mười phương thế giới, tâm ta tưởng tượng từng nơi, từng chỗ đều có thân tâm ta nơi đó để dâng cúng chư Phật Bồ Tát, chư Thiên Thánh Hiền.

Một phương pháp tu quán tưởng như thế thấy rất đơn giản, chỉ tầm thường 1 đĩa trái cây, 1 bó hoa, 1 ly nước. Nhưng ngay đây tâm tưởng của người hành giả là Ý sanh thân, ý của mình tưởng nơi đó thì ngay đó là thân mình ở đó, đang thi lễ quỳ xuống dâng lễ vật lên cúng từng vị Phật Bồ Tát, hay dâng cúng chư Thiên, chư Tiên Thánh Hiền, hoặc là khi tưởng đến cảnh địa ngục chúng sanh, tâm ta tưởng như vậy để cúng bố thí cho chúng sanh dưới địa ngục, ngạ quỉ. Thì ngay đó tâm ý của ta là thân ở ngay đó để cúng bố thí cho chúng sanh ở địa ngục, ngạ quỉ kia.

Tịnh pháp giới chân ngôn “ Úm Lam” này cũng có công năng biến thức ăn vật thực, thức uống ra thành nhiều lần, nhiều vô lượng để cúng dường chư Phật, để bố thí ngạ quỉ súc sanh. Tịnh pháp giới chân ngôn có vô lượng công năng, mỗi hành giả chúng ta nên tu tập trì niệm quán tưởng “ Úm Lam” này sẽ được lợi ích rất nhiều.

Người hành giả khi bước vào sự chuyên tâm trì niệm mới ban đầu rất khó quán. Nhưng với sự tĩnh tâm tin sâu vào thần chú, tin sâu vào công năng thần chú, thì các bạn cứ bình tĩnh, tĩnh tâm thoải mái lấy một tờ giấy trắng, một cây bút màu đỏ, các bạn cứ vẽ lên trên mặt giấy, miệng các bạn niệm “ Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm. Úm lam”. Miệng niệm tay cứ vẽ “ Úm Lam” ( chữ “ Úm Lam” này có sẵn trong diễn đàn Tâm Mật các bạn cứ vào diễn đàn mà nhận lấy mẫu tự mà tâp vẽ). Cứ niệm tụng chuyên cần như thế, thì đến một ngày nào đó khi các bạn không còn vẽ nữa thì chữ “ Úm Lam” đó đã được các bạn huân tập vào trong tâm bạn rồi. Còn các bạn muốn quán Lam tự vào ly nước cho rõ sáng, bạn nên lấy 1 ly nước bằng thủy tinh, dùng màu sơn đỏ viết chữ Lam dưới đáy của ly. Khi các bạn đổ nước vào để quán ly nước đó được trong sạch thanh tịnh, lúc đổ nước vào ly các bạn đã thấy rõ chữ Lam màu đỏ đó sáng lên rồi. Dần dần hành pháp như thế đó, chữ Lam đó sẽ thấm sâu trong tiềm thức cùng màu đỏ như trên. Đến lúc đó các bạn không cần vẽ chữ Lam bằng sơn dưới đáy ly nữa. Nhưng chữ Lam màu đỏ vẫn hiện lên rõ ràng. Có rất nhiều phương pháp quán, nhưng ở đây chỉ đưa ra những phương pháp thực dụng đơn giản dễ thành công. Mong các bạn hãy y theo pháp quán kia để thực hành sẽ lợi ích cho bản thân, sẽ lợi ích cho chúng sanh, con người hữu hình và vô hình.

Trong phương pháp quán chữ Lam này, trong quá trình tu học mấy mươi năm qua, bản thân và sự chia sẻ chữ “ Úm lam” Tịnh pháp giới chân ngôn này rất thành tựu, còn thành tựu mỹ mãn.

Qua phương pháp quán “ Úm lam” các bạn nên tu tập chỉ quán kính đàn, cửu tự Thánh Phạn “ Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Quán là gì? Ở đây tôi không theo một nghĩa nào của từ ngữ cả, chỉ in ra, thể hiện ra từ tâm hành của mình thôi. Chỉ dùng một loại ngôn ngữ “ Trực tâm” của mình để diễn đạt. Quán ở đây tôi dùng tâm cái biết của tôi vào kính đàn hay vào Phạn tự, tập viết trên giấy cho thuộc cho thấy từng nét trong mật tự. Rồi tôi quán soi nó ngay trong cái biết tâm của mình, khi quán soi thể hiện cái biết trên từng nét chữ, cùng nghe âm thanh của Mật chú, nghe từng chữ một, thấy rõ biết từng nét. Khi mọi âm thanh, mọi nét chữ Phạn thể hiện lên cái biết ngay chỗ nơi đó gọi là “Chỉ” – Chỉ quán Mật chú Chuẩn Đề ở đây Tôi tạm gọi là cái biết ngay nơi giác niệm. Mỗi âm thanh thần chú vang lên, thì mỗi âm thanh mỗi chữ đều thấy rõ, biết rõ. Như vậy nếu người tu theo Chỉ Quán Mật Chú Chuẩn Đề này họ sẽ tỉnh giác trong từng sát na, thời gian. Cái “ Quán” đó nó luôn biết rõ từng âm mật chú, và ngay đó đều tĩnh lặng tỉnh giác, thì đó là “ Chỉ” – Chỉ Quán thể hiện với nhau, nó sẽ thành một vòng tĩnh tỉnh mà lặng lặng. Khi mọi vọng niệm lên, cái tĩnh tỉnh mà lặng lặng đó là nền tảng ôm ấp hóa giải nó. Cho nên trong phép Chỉ Quán tu học của Mật chú Chuẩn Đề, người hành giả chỉ cần quán Kính Đàn trong tâm, miệng đọc Mật chú, tay kiết ân. Như vậy đủ rồi, cứ tự một mình độc hành, độc niệm, không cần phải mang vác chấp giữ một pháp nào nữa. Cứ mãi tu trì như vậy đi đến khi tâm an định thì lúc đó sẽ sanh Hỷ Lạc. Một niềm vui trong sạch mang âm điệu, sắc màu của Mật chú Chuẩn Đề “ Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha. Bộ Lâm”. Sắc màu, âm điệu đó nó sẽ được thể hiện lên trong từng sát na thời gian, trong từng ý niệm vạn pháp.

Phép tu Chỉ Quán Mật Chú Chuẩn Đề rất đơn giản thoải mái, ở đâu cũng tu được, ở từng giai cấp nào trong xã hội, dù giàu nghèo, có học hay không học vẫn tu được. Mật Chú Chuẩn Đề “ Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha. Bộ Lâm” nó cũng như nước. Nước thì ở đâu cũng tới được, nước sạch, nước dơ vì cùng làm lợi ích cho chúng sanh cả. Nó không còn ngăn mé nhơ sạch, vì bản chất của nó đầy thanh tịnh và an lạc; thường, lạc, ngã, tịnh tính của niết bàn đã có sẵn trong 9 chữ Thánh Phạn đó. Nước nó êm dịu tươi mát, hiền dịu như những dòng sữa mẹ, như nước cam lồ. Nhưng nó cũng rất mạnh mẽ, những cơn sóng thần của năng lực mật chú “ Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha. Bộ lâm” nó sẽ cuốn, xô sập những thành quách tham, sân, si, thành quách ngã chấp pháp, chấp của ngạ quỷ súc sanh. Nhưng nó cũng có sẵn trong tính nước ấy là Đại từ, Đại bi, Đại hùng, Đại lực.






Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 23/06/2014 lúc 10:21:35(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Thuong76 trên 07-07-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 30-09-2014(UTC) ngày, Phuc An trên 17-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#14 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
QUÁN ÂM – SỰ GỌI VỀ CỦA HƯ KHÔNG





Trong quá trình tu học người hành giả nên quán soi, hiểu rõ vọng nghiệp của chính mình. Hãy quay trở lại với bản thân của mình để nhìn thấy những điều, những chuyện, những nội dung thiện ác lăng xăng trong tâm ta. Hàng ngày ta sống suy tư, phân biệt để biết một vấn đề nào đó, nó đều nằm trên nền tảng vọng nghiệp, vọng thức cả - Vọng là chạy theo, hướng theo, dính mắc chạy theo cái nghiệp, mà nghiệp lực thì có từ bao đời, quá khứ, hiện tại vùng vị lai cũng đều cấu tạo bởi vọng nghiệp. Trong nhà Phật có một thức thứ 8 gọi là tàng thức, thức này nó chuyên huân tập những chuyện đã qua, nó cất dấu một nơi nào trong tâm chúng ta, không ai thấy cả chỉ có Đức Phật, Bồ Tát mới nhìn rõ cái chân tướng của nó. Đức Phật bảo rằng: Tất cả các pháp đều do sự duyên hợp huyễn có cả, một cá nhân, một vật thể, một niệm, một pháp đều do nhiều thứ kết hợp lại mà thành, nó không có thực thể của nó. Cho nên Đức Phật bảo rằng các pháp không tướng – Không ở đây tức là không thực thể của nó. Nếu nó có thực thể bền vững thì tự nó có, không cần phải kết hợp nhiều duyên, nhiều vật thể, nhiều ý niệm khác mà hình thành.

Ở đây Đức Phật thấy như vậy, bảo rằng các pháp duyên hợp như thế để nhằm giúp chúng ta quay trở về với cái chân thật của mình, đừng có phóng theo, chạy theo các duyên mà quên mình. Nỗi buồn nó đến, quí bạn nên trở về với sự chân thật của chính bản tâm của mình, thì ngay đó quí bạn sẽ thấy từng chi tiết, từng ý niệm khác nhau, nó duyên hợp thành nỗi buồn đó. Mà ngay đó từng duyên, từng ý niệm nhỏ nhặt kia chúng cũng hình thành bởi nhiều duyên, nhiều ý niệm khác mà thành, nó trùng trùng duyên khởi. Tâm chúng ta vẫn luôn luôn xôn xao bất ổn, hêt cái này, hết ý niệm này đi, lại ý niệm khác đến; căn, trần, thức duyên nhau, tạo ra đủ những vọng nghiệp – Nhãn căn, con mắt của mình thấy vật “ trần”, thì ngay chỗ đó, trong thời gian đó “ Căn” ( chứa nhóm những hình ảnh quá khứ ) liền hiền hành, cũng ngay chỗ đó thời gian đó, nhãn thức sự phân biết biết của mắt liền hiện hành, tự duyên lấy vật “ trần”, “ căn” từ những hình ảnh xa xưa trong quá khứ, rớt lại trong tàng thức, trong “ căn” những hình ảnh đó gọi là “ lạc ảnh tử”. Hình ảnh rớt lại duyên lấy hình ảnh, ý niệm đó rồi tự đạo diễn cho đó là thật là giả, tốt xấu, xây dựng nên nội dung, nền tảng khác nhau bằng sự “ thọ cảm”. Từ ngay chỗ “ thọ cảm” đó xây dựng nên nền tảng “ Tưởng”, do thọ cảm, cảm xúc mát dịu êm đềm thì cho đó là tốt là đẹp, ngược lại thì xấu là dở.

Các bạn có thấy không? Sự hiện hành của vọng nghiệp rấy là dày đặc, dính chặt khó buông. Một chuỗi sinh diệt vọng chấp như thế, nó cứ tiếp diễn, tiếp tục gọi là “ hành”, mà để cho những chủng nghiệp đi vào tuần tự có lớp, sai biệt khác nhau thì “ thức” luôn luôn có mặt trên; sắc, thọ, tưởng, hành. Rồi cũng có mặt luôn trên; nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Những “ căn thức” trên chúng tự duyên vào; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Nó cứ liên tục tự duyên với nhau liên tục qua lại tạo nên thế giới biến đổi vô thường. Đó chỉ nói sơ qua một chuỗi sanh diệt của vọng thức nhằm để cùng nhau nhắc lại mỗi chúng ta hãy tỉnh giác trong từng ý niệm, đừng đắm chìm vô minh chạy theo vọng nghiệp. Ngay cuộc sống vọng nghiệp cũng nổi lên như thế, cũng ngay nơi chỗ mà chúng ta đang tu niệm cũng vậy, đang niệm “ Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha. Bộ lâm” tâm ta thanh thản an định, tự nhiên, những hình ảnh trong quá khứ đã qua nó được chứa nhóm trong căn, trong tàng thức đột nhiên xuất hiện. Nếu ngay giờ phút đó chúng ta không biết được chân tướng của vọng nghiệp trên thì nó sẽ dẫn ta chu lưu trong những chuỗi sanh diệt, trùng trùng sanh diệt như trên. Các bạn hãy tự mọi cá nhân chúng ta phải biết, phải quán soi cho thật kỹ về vọng nghiệp, biết rõ các duyên, do duyên hợp huyễn có. Nếu mỗi người chúng ta ai cũng biết như vậy, thì ngay chỗ đó, vọng nghiệp đó sẽ tự hóa giải, thần chú Chuẩn Đề “ Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha. Bộ lâm” nó sẽ nổi lên ngay chỗ vọng nghiệp đó. Thì ngay nơi vọng nghiệp đó sẽ được thần chú Chuẩn Đề hóa độ.

Chúng ta ngồi tĩnh tọa, hay thực hành pháp tu niệm “ Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha. Bộ lâm” trong tứ oai nghi; đi, đứng, nằm, ngồi. Khi các bạn dùng tâm của mình niệm, nghĩa là khi niệm các bạn không cần phải nhép miệng, không cần phải dùng miệng của mình để niệm. Mà các bạn nên quán tưởng nghe âm thanh từng chữ “ Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha. Bộ lâm” tức là dùng phương pháp “ Quán âm”, nghe âm thanh như vậy nó rất rộng lớn, âm thanh “ Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha. Bộ lâm” nó sẽ ở khắp mọi nơi trong tâm của bạn. Khi bạn nghe hãy nhìn theo hướng âm thanh đó, quí bạn có biết nó nằm ở đâu không? ở phương hướng nào không? Khi đó bạn sẽ thấy được hình ảnh của hư không mà bao lâu nay các bạn đã từng nghe Đức Phật nói trong kinh. Quí bạn có thấy hư không bao la không? Nó bao la lắm, nó sâu thẳm trong tâm ta. Nhưng ngay nơi đó cái gì để biết cái hư không rộng rãi huyền diệu đó. Khi các bạn thấy như vậy gọi là “ Chiếu kiến” – Chiếu kiến tức là sự sáng tỏ, sự thấy sáng tỏ như một ánh đèn phựt lên trong hư không kia, gọi là “ Chiếu kiến”, nó khác với sự thấy phân biệt của nhãn căn ở trên. Sự sáng soi đó nó từ nơi đâu mà đến trong hư không đó. Đây chính là tâm của mình, hư không cùng vạn pháp bao la như vậy, nó luôn được bao bọc ở trong tâm ta, trong sự sâu thẳm mật nhiệm – Tâm mật vi diệu.

Quí bạn nghe âm thanh “ Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha. Bộ lâm” như vậy thì sẽ sanh được sự hỷ lạc, nét mặt chúng ta sẽ lộ lên vẻ hoan hỷ vui vẻ, không cười vẫn thấy cười, âm thanh vi diệu của mật chú Chuẩn Đề từ trong sâu thẳm đó phát ra, nó sẽ là động lực tác động lên hệ thần kinh, tim mạch làm cho ta vững tin, an nhiên. Ngay nơi tâm đó nó sẽ sanh Định, cái Định đó sẽ sanh hỷ lạc. Chúng ta tu học như vậy sẽ có được sơ thiền, nhất thiền, nhị thiền, tam thiền nhẫn đến tứ thiền. Từ cấp độ năng lực tu học mà hình thành cung cõi trong tâm chúng ta, những cảnh trời vi diệu hương thơm, ánh sáng cũng do sự Định lực của mình mà xâm nhập vào sắc giới. Khi tâm ta vui, an nhiên hỷ lạc, tâm tánh thoải mái nhẹ nhàng, từ trong tâm đó sanh ra những sắc tướng cùng quốc độ.

Như vậy người hành giả tu theo mật chú Chuẩn Đề, quán soi chiếu kiến được ngũ uẩn; sắc, thọ, tưởng, hành, thức như trên. Thì tâm của mình sẽ tự sinh ra từng cảnh giới quốc độ khác nhau, tùy theo từng năng lực tu niệm của mỗi hành giả. Thần chú Chuẩn Đề sẽ dẫn ta thoát sanh theo từng quốc độ khác nhau, nhẫn đến thần chú Chuẩn Đề sẽ đưa hành giả đến quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.



Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 23/06/2014 lúc 10:22:11(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 5 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Thuong76 trên 07-07-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 30-09-2014(UTC) ngày, chuctinh trên 22-12-2016(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 15-06-2020(UTC) ngày, Phuc An trên 17-06-2020(UTC) ngày
Phuc An  
#15 Đã gửi : 17/06/2020 lúc 03:11:06(UTC)
Phuc An

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 04-04-2017(UTC)
Bài viết: 6

Cảm ơn: 619 lần
Được cảm ơn: 70 lần trong 29 bài viết
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm Om Ma Ni PadMe Hum.
Thuong76  
#16 Đã gửi : 06/08/2020 lúc 10:21:30(UTC)
Thuong76

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 07-07-2014(UTC)
Bài viết: 9

Cảm ơn: 1330 lần
Được cảm ơn: 433 lần trong 105 bài viết
tất cả tâm huyết của Thầy bao nhiêu năm dày công tu học thực hành giao lý của Đức Phật trong từng sát na đem lại những nghiệm thực hành trong pháp tu về mật chú Chuẩn Đề. Thầy đã đạt được sự an lạc tự do hạnh phúc trong sát na của sống, Thầy thể hiện
bằng các bài viết nhằm đích đem lại lợi ích cho tất cả chúng sanh có tấm lòng kính tin cầu đạo trí huệ giải thoát.
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường
Um Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm
Om Ma Ni PaDMe Hum
Um xỉ Lâm
Um A Hum
A Mi Đà Phật
Bộ Lâm
Um Lam
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (5)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.