Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
PHẨM 39
Chánh văn:
Mặc Thời Thuyết, Thuyết Thời Mặc Đại Thí Môn Khai Vô Ủng Trắc. Hữu Nhân Vấn Ngã Giải Hà Tông, Báo Đạo Ma Ha Bát Nhã Lực.
Dich:
Im Thời Nói, Nói Thời Im. Cửa Đại Thí Mở Toang Thông Suốt. Có Người Hỏi Ta Giải Tông Gì, Thưa Rằng Ma Ha Bát Nhã Lực.
Đây cũng nói lên hình ảnh tâm của Đức Thích Ca, khi Ngài niêm hoa dơ cánh hoa lên, ngay tức thời đó Đức Ca Diếp mỉm cười. Ngay đó Ngài không nói, nhưng đã diễn đạt tất cả vạn pháp, Ngài Ca Diếp cũng không nói điều gì, nhưng cũng đã nhận thấy được tất cả. Ở sự tu hành nghe và thấy đều sự dụng cho nhau, họ thấy ở cảm thọ, nghe và thấy đều sử dụng cho nhau. Họ thấy ở cảm thọ, nghe ở cảm thọ, thấy nghe ở cái biết. Cho nên sự nghe thấy đó không cần phải dùng một loại ngôn ngữ nào để diễn đạt cả. Vạn pháp cây cỏ, hoa lá, đất đá sông núi, chim ca đều diễn đạt được càn khôn vạn pháp trong đó, luôn luôn mở toang cánh cửa đại đó.
Im Thời Nói, Nói Thời Im. Cửa Đại Thí Mở Toang Thông Suốt.
Tất cả cử chỉ nhướng mày, mỉm cười dơ tay, dơ gậy đều diễn đạt được. Chúng ta thấy nghe như vậy, thì mới xứng với pháp, không phải nghe suông, không cần có ngôn ngữ, không đợi người mở miệng mới nghe được. Nghe được như vậy là ta nghe được suốt ở mọi khía cạnh, ở mọi vạn pháp, ý niệm.
Có người hỏi Ngài Duy Chánh Thiền sư: Thầy lấy danh là Thiền sư, mà sao không nói thiền? Ngài bảo rằng: Ngày đêm nhờ vạn tượng diễn bày, ngôn ngữ nói ra có gián đoạn, mà pháp này vô tận. Cho nên gọi là tạo hóa vô tận tạng. Ngài nói rằng, mặc dù không nói gì về Thiền cả, nhưng ở vạn tượng, vạn pháp muôn hình muôn vật đều diễn bày được diệu pháp. Chỉ cần thấy một đóa hoa, một tiếng chim, một giọt nước, tiếng gió nó cũng khế hợp được tâm ta cùng với vạn tượng. Ngay đó vạn tượng cùng người không nói gì. Nhưng có một loại ngôn ngữ bí mật, một loại hình ảnh tâm đã thể hiện được điều đó.
Người hành giả thấy một đóa hoa, họ sẽ thấy nó đang trong một sức sống, nó đang trong từng sát na của thời gian, đang nở dần. Trúc biếc xanh kia cũng vậy, nó đang xanh biết trong tâm và cảnh, đồng diễn đạt được nơi đây. Cái lực mà làm cho sự thấy sống lại của vạn tượng kia. Ngài Huyền Giác nói:
Có Người Hỏi Ta Giải Tông Gì, Thưa Rằng Ma Ha Bát Nhã Lực.
Cái lực này nó sẵn từ bao giờ. Khi con người không chỗ bám víu, tâm ngay chỗ đó không sinh, thì lực rộng lớn bát nhã đó thể hiện - Ma ha là lớn, Bát nhã là trí huệ - Lực trí huệ rộng lớn. Nó rộng lớn vì chõ nào cũng đều có nó cả, nó không bị hạn chế chấp dính ở một điểm nơi nào cả. Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm. Nó rộng lớn viên tròn trong vạn tượng, vạn pháp, gọi là tâm. Có viên tròn không dính mắc ở bất cứ vạn pháp, một pháp nào, thì mới đúng là tâm. Từ chỗ không dính mắc ở một pháp, một niệm nào. Cho nên nó đồng với sự ly tất cả pháp đó, là thể hiện lên bản tánh thanh tịnh đúng với câu: “Có cả thảy sự vật là tâm, Ly cả thảy sự việc là tánh”. Lấy ngay câu này để chúng ta khế hợp với mật chú Chuẩn Đề - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Chúng ta thể hiện tất cả pháp tất cả ý niệm, mỗi mỗi pháp đều thấy nghe mật chú - - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Có pháp thấy cũng nghe, có hình ảnh cũng nghe, không hình ảnh không thấy cũng đều nghe. Chúng ta thấy nghe tất cả pháp viên dung như vậy, thì tất cả sẽ được bình đẳng. Tất cả sẽ là một, một là tất cả. Cho đến khi đó, không con một khởi niệm nghe thấy gì cả, mà tất cả vạn tượng đều niệm cho. Khi đó thì có công, nhưng dụng được đạo.
Trong tất cả đều là đạo, mặc tình tới lui xuôi ngược, khế hợp cái không khế hợp được, thì ngay đó chính là tâm của đức Phật Mẫu Chuẩn Đề.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm Úm Ma Ni Pát Mê Hùm.
Chân tâm cùng vọng tâm khi đối cảnh làm sao phân biệt chân vọng? - Vọng tâm đối cảnh có biết, nhưng mà biết nơi cảnh thuận nghịch, rồi khởi tâm tham sân. Lại trong đó chứa cảnh rồi khởi tâm si. Nơi cảnh khởi 3 độc tham, sân, si đủ rõ là vọng tâm. - Còn chân tâm không biết mà biết, chiếu khắp bình đẳng, nên khác với cây cỏ. Chẳng sanh yêu ghét, nên khác với vọng tâm. Tức đối cảnh rỗng sáng chẳng yêu, chẳng ghét, chẳng biết mà biết ấy là chân tâm.
PHẨM 40
Chánh văn:
Hoặc Thị Hoặc Phi Nhân Bất Thức, Nghịch Hạnh Thuận Hạnh Thiên Mạc Trắc. Ngô Tảo Tằng Kinh Đa Kiếp Tu, Bất Thị Đẳng Nhân Tương Cuống Hoặc.
Dịch:
Hoặc Phải Hoặc Quấy Người Chẳng Biết, Thuận Hạnh, Nghịch Hạnh Trời Khó Xét. Ta Đã Từng Qua Bao Kiếp Tu, Nào Phải Tầm Thường Cùng Dối Gạt.
Trong bài này, ngài Huyền Giác nói chỗ phải quấy, trái phải. Ngay bản tâm thanh tịnh, thì không có phân biệt phải quấy trái phải gì cả. Vì bản tâm ấy không có vật trong đó, cũng không thiếu một vật trong đó. Tạm nói là vật, là này, là kia để hình thành ngón tay chỉ mặt trăng thôi. Chứ thật tế trăng đã sáng từ vô thủy, trăng không di không dịch, cũng không trụ, thì tay nào chấp dính nơi đấy được. Ở ngay đây chỉ có người không hội, không nắm, không bỏ nó, không bị vướng víu nào tâm sinh, thì mới gọi là đạo. Tất cả vạn pháp, chúng ta cứ tĩnh tâm ngồi quán tưởng từ thấp đến cao, từ nhiễm ô đến trong sạch, từ thiện đến ác. Thử xem coi tất cả chỉ là một trò phi tưởng, chấp giữ những cái sở tri trong tâm thức mà ra thôi. Bây giờ ngay đây chúng ta ngồi thiền quán tướng sự vật, thấy nó duyên hợp giả có, rồi lấy cái lý đó để làm bàn đạp, làm kinh nghiệm tu chứng, thì thật ra rất là phiền toái. Vì tất cả những nghĩa lý sâu xa kia chúng ta cho rằng nó bay bổng, bay xa cao vời vọi, là phương tiện cứu cánh đi nữa. Thì thực ra nó cũng được un đúc, góp nhặt được nhiều người, nhiều ý niệm mà hình thành nên. Từ đó người ta lấy những ý niệm đó đặt thành ngôn từ kinh nghiệm giảng dạy. Rồi đến hôm nay chúng ta cứ mải mê chạy theo hình danh sắc tướng, ngôn ngữ đó rồi chấp dính si mê, lấy cái đó bảo rằng do của mình mà có. Những cái ta thấy được, ta nghe được, thọ cảm được đều biết được. Đó gọi là sở tri chướng. Chúng ta bao năm qua, bao đời, bao kiếp lặn lội, trôi nổi trong sinh tử luân hồi, lấy cái đó để là sự sở tri chướng của mình, lấy cái giả vọng tưởng đó để đi tìm cái chân. Thì không có bao giờ, không được bao giờ. Khi chúng ta lấy những thứ đó phải luôn tỉnh giác, nhớ nghĩ đến lời đức Phật, chư Tổ giảng dạy, mà ngay nơi đó hãy thong thả tỉnh giác, quán soi sự vật để biết rõ bản tánh chân thật thanh tịnh của vạn pháp. Hãy buông xả những điều đã học, biết sự giả hợp của vạn pháp hình thành hư huyễn. Ngay đó tỉnh giác không chấp, không bỏ. Để chúng ta thoải mái nhẫn nhục đợi thời duyên chín mùi, khế hợp với bản tánh thanh tịnh. Ngay nơi đây người hành giả, nên tự niệm - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Vì 9 chữ thần chú này, nó cũng không có nghĩa gì để người hành giả bận tâm, chấp dính vào nó. Ngay nơi đó tâm người hành giả sẽ sanh một cảm giác nhè nhẹ, do thọ nhập thần chú trì niệm, từ từ thọ nhập trì niệm đó, nó sẽ sanh một lực vô hình không từ đâu đến, không phương hướng. Cái lực đó sẽ giúp cho nội thức niệm - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Thật vi tế nhỏ nhiệm, khi nội thức hình thành nội niệm này rồi, thì cái biết sẽ có mặt trong từng sát na, cái biết đó không một cũng không, hay không đến không lui, không sanh không diệt. Ngay đây:
Hoặc Phải Hoặc Quấy Người Chẳng Biết, Thuận Hạnh, Nghịch Hạnh Trời Khó Xét. Ta Đã Từng Qua Bao Kiếp Tu, Nào Phải Tầm Thường Cùng Dối Gạt.
Ngay đó với tâm hạnh đó người hành giả buông thỏng tay vào chợ tác phật sự, tùy duyên thuận nghịch mà tới lui. Kinh nói: “Được niệm hay mất niệm không gì chẳng phải là giải thoát. Pháp thành, pháp phá đều là niết bàn. Trí tuệ ngu di đều thông làm bát nhã, pháp thành tựu của Bồ tát, ngoại đạo cũng là Bồ đề”.
Ngay nơi đó người hành giả họ tự điều phục lấy mình, vì họ biết rõ hành trạng của chư pháp, làm bất cứ điều gì cũng phải ngay nơi tâm họ an lạc, không phân biệt dính mắc một mảy may nào cả. Thuận nghịch tự điều phục chỉ một một đích làm lợi lạc cho chúng sanh, thể hiện phật pháp vạn tượng, vạn pháp.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Úm Ma Ni Pát Mê Hùm.
PHẨM 41
Chánh văn:
Kiến Pháp Tràng, Lập Tông Chỉ, Minh Minh Phật Sắc Tào Khê Thị. Đệ Nhất Ca Diếp Thủ Truyền Đăng, Nhị Thập Bát Đại Tây Thiên Ký.
Dịch:
Dựng Pháp Tràng, Lập Tông Chỉ, Rõ Ràng Phật Dạy Tào Khê Đấy. Ca Diếp Đứng Đầu Lãnh Truyền Đăng, Tây Thiên Hăm Tám Đời Tổ Kế.
Đức Huyền Giác nói nơi đây đã dựng pháp tràng, lập tông chỉ để giảng dạy, ngài đã thực hiện theo pháp tạng của Chư Phật qua nguồn Tào Khê.
Đức Lục Tổ Huệ Năng là một vị tổ thứ 6 kế truyền. Từ khi Đức Đạt Ma đem mật tạng Thiền tông sang Trung Quốc – Đức Đạt Ma là vị Tổ thứ 28, ngài được kế thừa từ Tổ Bát Nhã Đa La. Sự truyền thừa này nó bắt đầu từ Đức Phật. Ngài đã “niêm hoa Ca Diếp vi tiếu”. Một sự truyền tâm mật tạng từ đời này qua đời nọ. Suốt từ Tổ Ca Diếp đến Đạt Ma là 28 vị. Trong suốt thời gian đó, chư Tổ đã cung dưỡng Phật tánh, trong quý Ngài đã có một sự sống thông suốt từ đời này qua đời khác. Sự sống đó nó cũng là sự sống của muôn thuở từ vô thủy vô chung đến nay nó vẫn sống. Sự sống đó không thể ai đó cho nó sống, không thể ai đó cho nó chết hủy diệt được. Vì sự sống đó là linh thể của thời gian, của không gian của vạn sự, vạn vật. Nó là nguồn để cho cả 3 cõi; Dục giới, sắc giới, vô sắc giới của vạn pháp của trời người sống thể hiện lên. Không có nó thì không có cánh tay của đức Phật dơ cành hoa lên, không có nó thì cũng không có nụ cười của Đức Ca Diếp, và cũng không có tiếng khóc, gió reo, mặt trăng, mặt trời, cái nhướng mày, tiếng thét, rừng núi, trời người, chúng sanh, ngạ quỷ, địa ngục, niết bàn.
Đức Phật đã trao cái ấy chó Ca Diếp, Ca Diếp đã tâm ấn trao lại đến Đức Lục Tổ Huệ Năng, đến đó cho đến nay, cái ấy cũng không thêm, không bớt. Cũng không ai có, cũng không ai cất giữ nó được. Chỉ có như thị, như thị…Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Úm Ma Ni Pát Mê Hùm.
PHẨM 42
Chánh văn:
Pháp Đông Lưu, Nhập Thử Thổ, Bồ Đề Đạt Ma Vị Sơ Tổ. Lục Đại Truyền Y Thiên Hạ Văn, Hậu Nhân Đắc Đạo Hà Cùng Số.
Dịch :
Pháp Sang Đông, Vào Trung Quốc, Bồ Đề Đạt Ma Tổ Thứ Nhất. Y Bát Sáu Đời Thiên Hạ Nghe, Người Sau Đắc Đạo Không Kể Xiết.
Ở đây Đức Huyền Giác nói tiếp theo phần truyền thừa Thiền tông từ Đức Đạt Ma sư tổ, đến Đức Lục Tổ Huệ Năng. Sự truyền thừa này bắt đầu từ Đức Bát Nhã Đa La trao giáo pháp này từ Thiên Trúc cho Đức Đạt Ma sư tổ, sang Trung Quốc truyền lại. Ngài sang Trung Quốc truyền cho Đức Huệ Khả, rồi tổ Huệ Khả truyền sang Đức Tăng Xán, cho đến Đức Lục Tổ Huệ Năng. Trong thời gian truyền thừa này, rất nhiều người thọ nhận tu học thành đạo quả. Nhất là ở thời Đức Lục Tổ, giáo pháp Thiền tông được hưng thịnh, cực thịnh:
Người Sau Đắc Đạo Không Kể Xiết.
Sự truyền thừa bằng y bát đến đời Lục Tổ Huệ Năng thì cũng chấm dứt. Khi Đức Đạt Ma sư tổ qua Trung Quốc, vì Ngài là người Ấn Độ để làm tin sự truyền thừa cho thế gian, người đời, Ngài mới bắt đầu lấy y bát làm tín vật chứng minh truyền thừa lại cho Đức Huệ Khả. Đức Huệ Khả là người Trung Hoa đầu tiên thọ nhận Thiền tông này, sự truyền y bát cho 6 đời.
Y Bát Sáu Đời Thiên Hạ Nghe, Người Sau Đắc Đạo Không Kể Xiết.
Qua đời truyền thừa, đến Đức Lục Tổ Huệ Năng là Thiền tông đã hưng thịnh, người đời đã trọn tin vào giáo pháp Thiền tông rồi, cho nên Đức Lục Tổ không truyền y bát tiếp nữa. Trên là một lý do, và có những lý do cho tâm tham, sân, si của người đời chỉ chấp chặt vào y bát hình tướng kia mà tham cầu. Lòng si mê tham cầu đó đã gây ra biết bao điều tranh chấp, tranh giành. Đức Lục Tổ cũng đã nằm trong hiểm họa đó, cho nên Ngài để tránh những điều đó, muốn chúng sanh hãy quay về với tự tánh thanh tịnh của mình mà tỉnh giác tu học. Còn y bát chỉ là hình thức bên ngoài thôi. Chủ đích là sự tỉnh giác thọ nhận tâm pháp, phật tánh thanh tịnh.
Và điều thứ 3 nữa Ngài không truyền y bát nữa là ở bài kệ của Đức Đạt Ma sư tổ.
Một Hoa Nở Năm Cánh, Kết Quả Tự Nhiên Thành.
Từ những yếu tố nguyên nhân trên, từ đó trở về sau không con truyền y bát nữa, chứng thực qua lời kệ đó thì thấy từ Ngài Đạt Ma sang truyền cho đúng 5 đời nữa. Trong năm đời này tự nhiên nhiều người biết tới, hiểu thông, học hỏi tự chứng vô số kể và qua năm đời đó được các đời Tổ truyền sang Tổ.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm Úm Ma Ni Pát Mê Hùm
Cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu Chánh Trí
Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 03:01:54(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |