Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
HUYỀN SỬ CỦA HẠT CÁT
Buổi sớm tinh sương, đoàn người hành hương đến sông Hằng, một dòng sông lịch sử, đã để lại rất nhiều dấu ấn sau bao ngàn năm. Chúng tôi đến đây thuê một con thuyền chở đi trên dòng sông Hằng, ngay hôm đó đạo giáo Ấn Độ Hindu cũng đang tổ chức một lễ lớn của họ. Dòng sông hai bên tấp nập ghe thuyền cùng người dân tín đồ của đạo đến. Mỗi chúng tôi ai cũng đem theo một khẩu trang để bịt mũi miệng. Mới ban đầu tôi nghe thấy phải đem theo khẩu trang, tôi hơi ngạc nhiên, nhưng khi đến nơi tôi mới biết rằng có khẩu trang để che bớt cái khí thiêu người hai bên dòng sông Hằng. Khi ghe thuyền đi trên sông, dọc theo bờ sông Hằng, khi ghe thuyền đi trên sông, dọc theo bờ sông có vài ba nơi đang thiêu xác người chết. Con người nơi đây khi tắt hơi thở qua đời, họ không có chôn cất như ở Việt Nam , họ đem ra sông Hằng làm giàn để xác lên, rồi đốt lửa củi để thiêu xác đó. Sau khi thiêu xác ấy xong, người ta đem thả xuống dòng sông Hằng đó. Người giàu ở nơi đây có đủ tiền để mua củi gỗ đốt thiêu xác thành tro than, rồi mới đem thả xuống sông. Còn người nghèo không có tiền, họ chỉ thiêu đốt nám đen ở lớp ngoài của phần da thịt người chết, rồi đem thả xuống sông. Cái xác đó theo dòng nước trôi lênh đênh trên dòng sông, rồi tấp vào bờ. Dòng sông Hằng ở nơi đây nó cũng lớn, nhưng ở giữa dòng, nó nổi lên những cồn cát, xác chết ấy tấp nằm trên bãi cát đó, lũ quạ đen, chim, cùng những con chó hoang trên cồn đó xé xác, banh xác chết đó ra mà ăn. Ở nơi đây người dân họ không ăn thịt chim, không thấy ai săn bắn chim. Cho nên chim ở nơi đây rất nhiều, chúng đậu ngủ ở những cây lớn, tiếng kêu inh ỏi, chúng rất dạn không sợ người. Những con chim ở bên Ấn Độ đó cũng rất có phước, vì chúng được sống một cuộc sống thật bình an. Chắc có lẽ rất vui vẻ, nên tiếng hót của nó nghe rất hay. Đoàn người chúng tôi đi trên ghe, mua những loại cốm, bánh, lạc thải xuống sông, tất có hàng trăm con chim, quạ chúng bay đến để ăn những thức ăn đó. Thấy nó rất thanh bình thanh thoát, nhưng nhìn sâu vào một chút nữa, gợi ý thêm một chút nữa, sẽ thấy hàng trăm con quạ đang bu quanh những xác chết trên sông Hằng. Cuộc đời luôn luôn đi đôi hai mặt thiện ác. Đó là ý nghĩ của tôi thôi. Nếu con người chúng ta ngay đây nhận sự vui vẻ, thì khi cái vui ấy đang nở hoa, thì trên cái hoa đó chủng tử của sự buồn tủi nó sẽ đến. Trở lại sông Hằng, trên bờ cồn cát đó có những con chó hoang. Ở đây người ta cũng không ăn thịt chó, cho nên có những chú chó hoang rất to lớn ở trên cồn cát đó. Nó tự moi, bới cát thành những cái hang để vào bên trong đó trú ngụ. Khi xác chết tấp vào bờ cát đó, sẽ là mồi cho những con chó đó, nó ăn thịt xác chết cho nên nó rất lớn. Đến cồn cát đó, đi trên cồn cát có những cảm xúc thật lạ. Đó là về sự hữu hình cảm nhận. Còn nếu nói về vô hình, thì nó sẽ có những cảm xúc gây tạo vọng tưởng trong tâm ta, những hình ảnh vong linh ghê sợ. Thật sự nơi dòng sông Hằng đó, nó sẽ có rất nhiều vô số con người chết trôi trên dòng sông đó. Chúng ta đến một nghĩa trang đầy mộ, cho rằng nơi đó có rất nhiều điều u ám trong đó. Nhưng ở đây, nếu nói về số lượng chuyên chở xác chết trong mấy nghìn năm nay, thì không thể tính được. Và thật tế nó sẽ có những khí chất tàng nhiễm nới đó. Khi có người đến những khí chất đó nó sẽ cảm nhiễm, và người được cảm nhiễm khí đó ngay lúc ngay lúc đó tâm tư cảm thọ, họ sẽ tác động đến khí huyết, khí huyết xáo trộn tim đập mạnh, hơi thở dồn dập, lượng máu biến chuyển, bơm chảy trên não nhiều đợt, gây tạo nên những hình ảnh, những loại cảm xúc khác thường. Đó là những điều huyền linh bắt đầu tạo tác trong tâm của người hành hương đến sông Hằng. Mọi người hành hương, ai đến đây dù là chủng tộc nào cũng đều có chung một sở nghĩ về những điều huyền linh nơi dòng sông này. Họ hay lấy những số cát nơi đây về quê hương, để tin rằng cát sông Hằng đó nó sẽ giúp cho họ được những sở nguyện trong tâm linh. Trong những bộ kinh Mật tông, hay Hiển giáo Đức Phật ngài cũng đã từng đưa ra những phương pháp hành đạo, hành pháp. Có cát sông Hằng trong đấy; như lấy cát dưới đáy lòng sông Hằng, rồi trì chú Tỳ lô vào cát ấy, rải trên mộ người quá cố, người quá cố sẽ được nhiều lợi ích. Những phương pháp tán sa này cũng được rất nhiều phật tử tu sĩ của Phật giáo thực hiện, cũng đem lại nhiều ấn chứng trong việc hành pháp. Cát ở đây rất mịn, trắng vàng trông rất đẹp, danh tự “ số cát sông Hằng” cũng đã đi vào lịch sử của Phật giáo. Đức Phật đã từng lấy đơn vị số cát sông Hằng này để tỷ dụ cho những quốc độ xa gần ở cõi ta bà này. Về mặt danh tự, nó cũng đã từng gắn bó với Đức Phật, còn về huyền linh nó đã tàng chứa biết bao nhiêu xá lợi của những vị tu sĩ. Và số cát sông Hằng đó, cũng có xá lợi của Đức Phật nơi đấy, cho nên từ đó sự lấy cát sông Hằng được truyền tụng với nhau. Đó là món quà mà mỗi người Phật tử khi hành hương đến đây đều có đem về tặng cho người thân mình. Riêng tôi đến với dòng sông Hằng kia, cũng không quên món quà đó, nhưng ở đây tôi sẽ làm theo những điều Đức Phật chỉ dạy đã để lại trong kinh của Mật tông. Lấy cát ở đáy sông Hằng. Ngày xưa tôi xem kinh, thấy điều đó là một điều rất mơ hồ, chuyện đó không bao giờ có đến với tôi. Nhưng cơ duyên trong đời tôi, lại tạo cho tôi được một lần. Tôi đến đây trên cồn cát chính giữa sông Hằng, mọi người thi nhau lấy cát nơi đó. Tôi nghĩ, nếu lấy nơi đây cát toàn là những xác người thật không tốt. Đức Phật đã bảo rằng, lấy cát phải lấy nơi đáy sông Hằng. Dòng sông chia làm 2, giữa là cồn cát, phía bên này cách chừng gần 1 km là một dòng sông vừa cạn thật là tốt. Sô cát tôi lấy được hoàn toàn dưới đáy sông Hằng thật sự, lòng cũng thấy thoải mái. Vì pháp tán sa này, tôi đã từng lấy cát trắng ở vùng Phan Thiết Việt nam. Tôi cũng đã từng làm theo pháp tán sa, tụng chú Tỳ Lô vào cát rải nơi ngã ba, ngã tư nơi thường xảy ra tai nạn giao thông thấy rất hiệu nghiệm. Chúng tôi đã từng làm điều đó cùng với tăng ni. Hôm nay được lấy cát dưới đáy sông Hằng, thật là một điều hiếm có. Tôi không ngờ được như vậy. Khi đem cát đó và những đất ở nơi thánh tích về tác pháp thật kỹ, xông hòa trộn với những loại thuốc bắc, trì chú cùng hương hoa vào đất cát đó. Đêm đầu tiên sau khi hòa cát đó với thuốc, hương hoa, cùng trì chú, thì ngay trong đêm đó trong phòng tôi đèn tắt hết, tôi đi ngủ, ngủ được một giấc không biết bao lâu, khi chợt tỉnh dậy, sau thấy nơi đó sáng lên, ánh sáng mầu đỏ trắng trông rất đẹp. Thật là một điều thật diệu kỳ, nhiều lần dụi mắt mình xem coi có hoa mắt không, thật là không hoa mắt chút nào cả. Câu chuyện này nói ra khó tin, nhưng ở đây chỉ nói cho những người nào có tâm thành hướng về pháp tu của Đức Phật mà thôi. Mong rằng những ai đó đừng phiền lòng khi nghe thấy lời văn này. Hãy xem như ngọn gió lùa qua tai thôi, mà ngay nơi tâm tôi cũng chỉ là một nụ cười của vô vàn nụ cười khác khi nở trên môi. Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm Úm Ma Ni Pát Mê Hùm.
Cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu Chánh TríSửa bởi quản trị viên 23/06/2014 lúc 04:54:46(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |
Cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
|