Thông báo

Icon
Error

3 Trang123>
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ThanhHung  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
PHẨM 51


Chánh văn:

Ngô Tảo Niên Lai Tích Học Vấn,
Diệc Tằng Thảo Sớ Tầm Kinh Luận,
Phân Biệt Danh Tướng Bất Tri Hưu,
Nhập Hải Toàn Sa Đồ Tự Khốn.


Dịch Nghĩa:

Ta Đã Nhiều Năm Gom Góp Học Vấn,
Cũng Từng Sớ Giải Tìm Kinh Luận,
Phân Biệt Danh Tướng Mãi Không Thôi,
Vào Biển Đếm Cát Ôi Nhọc Uổng.

Ngài Huyền Giác trong phẩm văn này Người đã tỏ bày tâm sự giúp kinh nhiệm cho chúng ta biết rằng: Ngài cũng đã từng nhiều năm gom góp kinh nghiệm, góp tích luỹ kinh nghiệm sự học của mình. Ngài đã mạnh dạn nói lên những điều đó chỉ là lầm lẫn vay mượn của người làm của mình. Chứ thật ra chưa có của mình. Những thứ vay mượn đó đều là ở bên ngoài cả. Lấy những nghĩa lý, văn tự của người làm của mình, huân tập vào bên trong, rồi tự lấy cái nghĩa lý, ngữ ngôn đó mà đứng ra phân tích, phân biệt cho rằng mình hay.
Người tu chúng ta thời nay thường hay tu học theo kiểu đó. Càng đi càng học chỉ nhọc nhằn lao khổ thôi, chứ không đem lại sự an lạc được.

Ngài Huyền Giác khi xưa cũng đã từng đi nghe những trường giảng kinh luật, rồi chấp vào đó phân biệt, phân tích chữ nghĩa danh sắc. Những phương pháp như vậy chỉ làm nhọc công Ngài . Cho đến khi gặp được đức Lục Tổ Huệ Năng, Ngài mới đi vào tâm pháp tu học, khi đó mới biết những cái trước đây không liên quan gì đến bản tâm thanh tịnh cả. Vì bản tâm thanh tịnh đã hằng có, không cần phải thêm bớt một cái gì. Càng phân biệt càng lún sâu vào vọng tưởng, càng đi xa bản tâm thanh tịnh của mình. Khi tỉnh giác nhẹ nhàng không buông không bỏ, tỉnh giác nhận chứng thấy nghe các pháp từng lúc, nhẹ nhàng ngay đó thì mới có sự an lạc.

Người tu mật chú Chuẩn đề ngay nơi đó hãy nhẹ nhàng thoải mái Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Các pháp đến cũng Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm





PHẨM 52




Chánh văn:


Khước Bị Như Lai Khổ Ha Trách,
Sổ Tha Trân Bảo Hữu Hà Ích,
Tông Lai Tắng Đắng Giác Hư Hành,
Đa Niên Uổng Tác Phong Trần Khách.


Dịch Nghĩa:

Lại Bị Như Lai Rất Quở Trách,
Đếm Báo Cho Người Nào Có Ích,
Từ Lâu Lận Đận Quả Toi Công,
Uổng Thực Bao Năm Phong Trần Khách.


Ngài Huyền Giác ngay bài này người tâm sự dạy ta nên quay về với cái chân thật của mình, không cần phải tầm đâu xa. Ngài nói là đã bao năm đếm báo cho người chẳng có ích gì: “ Từ lâu lận đận quả toi công - Uổng thực bao năm phong trần khách”. Cứ chạy mãi theo vật quên mình, sống bao năm cực khổ uổng công sức cũng chỉ làm khách phong trần thôi, cũng không có quê hương.

Qua bài này chúng ta hãy xét xem lại coi, thật sự chúng ta đều chạy theo trần cảnh, mắt thấy sắc liền ngay đó phân biệt tốt xấu, hay dở. Vì sao ngay đó chúng ta có những ý niệm phân biệt đó? Vì bao đời bao kiếp chúng ta đã lặn lội trôi lăn trong sinh tử luân hồi. Ta đắm chìm u mê gây tạo phân biệt như vậy vô lượng vô biên. Cho đến ngày hôm nay tất cả sắc trần đeo; đen, trắng, đỏ, vàng, tím, lớn, nhỏ, vạn vật, mưa, nắng, gió bão, sóng, nhà cửa, đồng ruộng ... Vô số vô biên những ý niệm như thế. Khi xưa chúng ta nhìn ngắm phân biệt nó. Ngay đó khởi ý tốt xấu nó đã tàng lại, giữu lại trong tàng thức chúng ta cứ ngỡ qua đi nó đâu mất, nhưng thực ra nó không có mất mà được tàng giữ lại Đức Phật bảo đó là tàng thức. Khi duyên đến hoặc khi mắt thấy vật trước măts, thấy sắc, thấy hình bóng liền trong tàng thức sâu thẳm đó những hình bóng sắc tướng giống như vậy. Ngay nơi trong nội thức đó nó động chuyển phân biệt nơi sâu thẳm đó. Khi mắt thấy, thọ cảm đến lòng chỉ nghe rung động một sự chấn động ta thấy rất nhẹ nhỏ nhiệm. Nhưng nó chấn động cả 3 cõi dục, sắc, giới để đánh thức những chủng tử cùng loại như trên mà thể hiện, hiện hành. Cho nên một động tác, một lời nói nó phát thành ngôn từ, thì đó đã được phân biệt nhồi nắn, được tự đạo diễn trong sâu thẳm đó phát ra qua rất nhiều sự chấn động nhỏ mà hệ thần kinh tâm mạch, nhãn, nhĩ chúng ta không thấy được. Một niệm chấn động nhỏ như vậy nóđã được hình thành tựu hợp lại rất nhânh qua biết bao sự sanh diệt phân biệt trong nội thức. Đó là nói về nhãn căn “ Mắt” và sắc tướng , còn thọ, tưởng, hành, thức thì chúng cũng hiện hành phức tạp như thế. Cho nên người tu chúng ta hãy hết sức tỉnh giác, mới thấy nghe chúng được. Chúng ta nghe thấy chúng để làm gì, cũng chỉ được làm một nhân chứng. Ngay nơi đó niệm ddos hiện hành liền biết nó hiện hành, nó chuyển qua thể hiện khác diệt liền biết nó diệt. Biết ngay nơi chúng hiện hành thì liền ngay nơi đó diệt. Biết ngay nơi đó diệt thì biết đó hiện hành. Diệt - Biết ngay nơi diệt đó thì biết đó hiện hành, biết đó hiện hành thì chủng tử sanh sanh, diệt diệt đều như như bất động.

Người hành giả Mật chú Chuẩn đề, ngay nơi đó biết Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. bộ lâm. Biết “ như thế” ch đến lúc đồng với sự chấn động nhỏ li ti trong nội thức. Những chấn động nhỏ li ti kia mang sắc tháu 9 chữ Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm. Ngay nơi đó là chân ngôn, ngay đó là động dụng của Đức Phật Mẫu, ngay đó là nguồn sinh ra chư Phật. Cho nên ngay đó là chân ngôn của Đức Phật Mẫu Chuẩn Đế:

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 03:13:45(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
HaiLam trên 18-09-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#2 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết

PHẨM 57



Chánh văn:

Sư Tử Hống, Vô Uý Thuyết,
Thân Ta Mông Đổng Ngoan Bì Đát.
Chỉ Tri Phạm Trọng Chướng Bồ Đề,
Bất Kiến Như Lai Khai Bí Quyết.


Dịch Nghĩa:

Sư Tử Rống, Thuyết Vô Uý,
Ôi! Quá ương Gàn Trong Mù Tối.
Chỉ Biết Phạm Trọng Ngại Bồ Đề,
Bí Quyết Như Lai Còn Chẳng Thấy.


Trong bài này Đức Huyền Giác khuyên chúng ta tu hãy tự tỉnh giác rống lên như sư tử thuyết vô uý. Hãy mạnh dạn một bước vào nơi tự tánh thanh tịnh dứt bỏ liền những cái phân biệt lăng xăng. Trong mỗi niệm chúng ta cho rằng sinh khởi, hay cho rằng diệt đều ngay nơi ấy có tánh giác biết. Tánh giác biết này nó không có dính ở hai bên có và không, mà cũng không có ở giữa. Khi niệm khởi, niệm diệt nó đều có sẵn nơi đó, không có một pháp nào sanh khởi nó cả. Liền ngay nơi đó giác biết. Tức sư tử rống, loài sư tử Chúa. Khi rống lên không có một tạp âm thanh nào cả. Thì ngay nơi đó không có sự sợ hãi, sự không cợ. Ngay gốc thanh tịnh thì mới đúng là thuyết vô uý. Nếu đã thấu tự tánh giác biết ở nơi nào cũng có. Nơi bùn nhơ cũng có, nơi trong sạch cũng có, vạn niệm đều hiện hữu. Mà đã hiện hữu tự tánh thanh tịnh đó, thì tội chướng do đâu sinh khởi. Thiện ác do đâu sinh khởi. Người tu như vậy Ngài Huyền Giác mới bảo rằng: Tự tánh sám hối thiện ác, thanh tịnh, bất tịnh. Hiện bây giờ chúng ta đang biết điều đó, thì nó chỉ là ngôn từ ý niệm mà thôi. Chỉ ngay nơi đó chính ta là giác biết đó thì mới thanh tịnh. Vì không có một vật nào lẫn trong cái giác biết thanh tịnh đó. Cũng không có thêm niệm nào nơi ấy, vì tất cả ý niệm, vật vạn pháp hiện hữu lên nó đều có giác biết cả. Giác biết đó như tiếng rống của sư tử, ngay nơi đó thực hiện thuyết vô uý. Người hành giả mật chú Chuẩn đề biết hiểu như vậy bằng cái lý như vậy thì cũng như vậy Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm.


Hoa vẫn nở - Mưa vẫn rơi – Trăng sáng - Suối reo – Khóm trúc bụi tre.





PHẨM 58




Chánh văn:


Hữu Nhị Tỳ Kheo Phạm Dâm Sát,
Ba Ly Huỳnh Quang Tăng Tội Kết.
Duy Ma Đại Sĩ Đốn Trừ Nghi,
Do Như Hách Nhật Tiêu Sương Tuyết.


Dịch Nghĩa:

Có Hai Tỳ Kheo Phạm Dâm Sát,
Đốm Sáng Ba Ly Thêm Tội Kết.
Đại Sĩ Duy Ma Chóng Dứt Nghi,
Như Vầng Dươcng Rực Tan Sương Tuyết.


Ở đoạn này ngài Huyền Giác dẫn tích hai vị Tỳ kheo phạm tội dâm và tội sát. Hai vị Tỳ kheo này ở chung với nhau. Một hôm 1 vị đi vắng, còn 1 vị ở lại ngủ, thì liền lúc đó có một cô gái đi rừng nhặt củi, lòng dầm khởi lên liền hành dâm với người Tỳ kheo kia. Khi người Tỳ kheo tỉnh ngủ lại lòng rất buồn, rất buồn khổ. Khi người Tỳ kheo kia về liền đem kể lại cho người Tỳ kheo đi vắng. Người ấy nghe lòng bực tức liền đuổi theo cô gái để quở trách. Cô gái quá sợ bỏ chạy, rơi xuống vực mà chết. Chuyện như vậy xảy ra khiến một người vô tình phạm giới dâm, vô tình phạm giới sát, cả hai ăn năn nghi ngờ trong lòng không biết có phạm tội không? Liền đến Ngài Ưu Ba Ly, Ngài căn cứ theo luật thanh văn mà phán tội, kết tội. Hai vị Tỳ kheo cũng còn nặng mối nghi trong lòng cho nên đến tìm Đại sĩ Duy Ma Cật để giãi bày. Được Đại Sĩ giải tỏ.

Đức Duy Ma Cật bảo rằng: Hai vị Tỳ Kheo này đã từ lâu đã tu theo pháp Đại thừa, thì đâu được đem nước biển đổ vào lỗ chân trâu”. Pháp tu Đại thừa là trực chỉ thấy tánh thành Phật, ngay nơi đó không luận thiện ác, nhơ sạch thì tội tánh do đâu mà sanh. Tội tánh kia cũng không tướng chân thật, cũng do duyên hợp mà hình thành, bản tính thanh tịnh đã có từ vô thuỷ vô chung, không do một pháp nào mà thêm, cũng không do một pháp nà mà bớt cả.b Cho nên đi vào bản tánh thanh tịnh tất là thực hiện chơn sám hối. Sám hối như vậy mới là tận gốc rễ của tội lỗi. Đức Duy Ma Cật là một bậc Bồ Tát thị hiện xuống để giúp đức Phật giáo hoá. Ngài vì hai vị Tỳ Kheo kia mà nói thẳng ngay nơi thật tướng thanh tịnh: “ Xét cùng tánh tội trọn cũng không thể được, tánh tội nó không ở trong, cũng không ở ngoài, cũng không ở giữa, rồi mé trước chẳng đi, mé sau chẳng đến, mé giữa chẳng dừng, thấu suốt như vậy thì tâm liền thanh tịnh” Quá khứ đã qua, tương lai vị lai chưa đến, hiện tại không dừng trụ, thì tội chướng chỗ nào? Như thế tìm tánh tội ở đâu? Khi hai vị Tỳ kheo nghe xong tâm thanh tịnh trụ vô sanh pháp nhẫn.

Ở đây đức Huyền Giác nhắc người tu nên tìm về với tự tánh thanh tịnh của mình, thì tội chướng nghiệp chướng sẽ tĩnh lặng, mới thật là thật tướng sám hối.

Ở đây người hành giả mật chú Chuẩn đề luôn thấy nghe, cảm thọ trong từng niệm đều Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Khi nghe thấy như vậy ngay nơi đó có cái biết, mà cái biết này luôn đi luôn có trong vạn niệm thiện và ác. Ở pháp thiện cũng thấy biết Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, niệm xấu đến cũng biết thấy Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Ngay nơi đó cái biết là thường hằng, thì tội chướng nghiệp quả thiện ác cũng đều bình đẳng. Đã bình đẳng thì không sanh phân biệt, không sinh phân biệt thì không sinh không diệt.


Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm


Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 03:20:30(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
HaiLam trên 18-09-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#3 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
PHẨM 59




Chánh văn:

Bất Tư Nghì, Giải Thoát Lực,
Diệu Dụng Hằng Sa Dã Vô Cực.
Tứ Sự Cúng Dường Cảm Từ Lao,
Vạn Lương Hoàng Kim Diệc Tiêu Đắc.
Phấn Cốt Toái Thân Vị Túc Thù,
Nhất Cú Liễu Nhiên Siêu Bách Ức.


Dịch Nghĩa:

Chẳng Nghĩ Bàn, Sức Giải Thoát,
Diệu Dụng Hằng Sa Không Cùng Cực.
Tứ Sự Cúng Dường Dám Tứ Đâu,
Muôn Lượng Vàng Ròng Cũng Tiếu Nốt.
Thân Nát Xương Tan Chưa Để Đền,
Một Câu Tỏ Suốt Vạn Trăm Ức.


Ngay đây ngài Huyền Giác nói đến sự tu giải thoát không thể nghĩ bàn được. Sự giải thoát nó đí ngoài tất cả văn tự ngũ ngôn ý niệm, ở chỗ nào, nơi nào, niệm nào cũng không thể ràng buộc được. Ở khắp vạn pháp nơi nào cũng có giải thoát “ tánh giác”, nó không có hạn chế, không dừng trụ lại ở một vật, một ý niệm, một pháp nào cả, nhưng nó cũng không lý ở một pháp, một ý niệm nào cả. Cho nên nó vừa giải thoát vừa diệu dụng.

Diệu Dụng Hằng Sa Không Cùng Cực.


Pháp viên giác của như lai ở chỗ nào cũng có, trong vạn pháp, trong vạn niệm nhưng không bị ràng buộc giới hạn dừng trụ: “ ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm”. Khi con người đã trở về với tự tánh thanh tịnh đó thì đã sở hữu toàn bộ. Vì tất cả vạn niệm, vạn pháp đều hiển hiện. Nếu đã hiển hiện trong vạn pháp vạn niệm đã sở hữu “như vậy” thì:

Tứ Sự Cúng Dường Dám Từ Đâu,
Muôn Lượng Vàng Ròng Cũng Tiểu Nốt.

Ngay nơi tâm giải thoát đó thì muôn pháp đều làm diệu dụng đem lại lợi ích cho muôn loài chúng sinh, thì có xá chi muôn lượng vàng ròng ấy. Ngay đây họ đầy đủ phước báu để thọ nhận cúng dường của chúng sinh. Ngược lại không thấy tánh, không trở về với bản tánh thanh tịnh thì mang nợ đàn na tín thí. Khi trở về với bản tánh thanh tịnh giải thoát, thì ngay nơi đây mới thấy sự dạy dỗ, sự chỉ bảo của Thầy tổ, của chư Phật Bồ tát quá lớn lao, các ngài đã quá từ bi, từ bi trong hỉ xả quá lớn lao.

Thân Nát Xương Tan Chưa Đủ Đền,
Một Câu Tỏ Suốt Vượt Trăm Ức.

Trong kinh Kim cang Đức Phật nói: “ Có người buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều đem thân mạng nhiều như số cát sông Hằng ra bố thí, cũng chẳng bằng người thọ trì đọc tụng kinh Kim cang”.
Sự bố thí như vậy cũng không thể so sánh được người đọc tụng, thọ trì hiểu kinh Kim cang. Vì sao? Dù cho bố thí thân mạng như số cát sông Hằng. Số cát sông Hằng nhiều như thế, nhưng cũng còn nằm trong hạn lượng, còn người liễu nghĩa kinh Kim cang thấy được tự tánh thanh tịnh pháp thân rộng lớn, không ngăn mé, không giới hạn, nó rộng lớn là ở đâu cũng có, và ở đâu cũng không giới hạn. Cho nên nó mới là pháp thân viên giác. Thân mạng số cát sông Hằng kia là pháp hữu vi hữu lậu, còn pháp thân kia là pháp vô lậu, không thể nghĩ bàn được. Ngay nơi đây ngài Huyền Giác cũng thầm nhắc chúng ta đừng quá chấp ngã, chấp thân mình, chấp pháp hãy nhẹ nhàng để : “ Một Câu Tỏ Suốt Vượt Trăm Ức”.

Ngay đây chúng ta bàn luận nhau cũng trên văn tự ngữ ngôn của ngài Huyền Giác. Ngay đây chúng ta hãy tự tỉnh giác lấy nghĩa lý kia để tu học. Hãy tỉnh giác nhận như vậy, mà Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm trong đi đứng nằm ngồi, lần nghw biết rõ vạn pháp “ như vậy”.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.


PHẨM 60




Chánh văn:

Pháp Trung Vương, Tối Cao Thắng,
Hằng Sa Như Lai Động Cộng Chứng.
Ngã Kim Giải Thử Như Ý Châu,
Tín Thọ Chi Giả Giai Tương Ứng.


Dịch Nghĩa:

Vua Trong Pháp, Thật Tối Thắng,
Hằng Sa Như Lai Đồng Chung Chứng.
Nay Ta Rõ Đấy Như Ý Châu,
Ai Người Tin Nhận Đều Tương Ứng.



Ở phẩm này đức Huyền Giác nói pháp này là vua trong các pháp, nên nó tối thắng không pháp nào vượt qua pháp này cả. Cho nên hằng sa chư Như lai, chư Phật đều chứng nơi đây. Ở đây đức Huyền giác nói như thế, thì người ngoài cũng khó tin, chỉ có những người thật chứng mới biết đó là pháp tối thắng, tối cao, không pháp nào vượt qua. Ngài nói rằng:

Nay Ta Tỏ Đấy Như Ý Châu,
Ai Người Tin Nhận Đều Tương Ứng.


Như vậy chứng tỏ Ngài đã chứng tỏ, và nếu ai đó tin như vậy thì cũng tương ứng như vậy. Đây không phải là sự xa vời của chư Tổ, chư Phật mà chúng ta cũng có đầy đỉ tất cả công đức chứng tỏ tương ứng. Đức Phật bảo rằng: “ Ai cũng có Phật tánh cả. Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”.


Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.


Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 03:25:30(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
HaiLam trên 18-09-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#4 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
PHẨM 61



Chánh văn:


Liễu Liễu Kiến Vô Nhất Vật,
Diệc Vô Nhân Diệc Vô Phật.
Đại Thiên Sa Giới Hải Trung Âu,
Nhất Thiết Thánh Hiền Như Điện Phất.


Dịch Nghĩa:

Rành Rành Thấy Không Một Vật,
Cũng Không Người Cũng Không Phật.
Cõi Cõi Đại Thiên Bọt Nổi Trôi,
Hết Thảy Thánh Hiền Như Điện Chớp.


Trong bài này ngài Huyền Giác nói rằng thấy rành rành không một vật, không người cũng không phật. Nếu như vậy thì ai thấy? Ngay nơi đây là sự tu học chớ không phải ở ngôn ngữ. Chỉ có những người chứng được chân tánh thanh tịnh. Vì tánh giác đó không có hình tướng, không là gì cả. Giác tánh đó ở mọi nơi nó đã có sẵn không phải dùng một vật để nói diễn đạt, dùng một ý niệm, không thể buông bỏ mà thấy, không lấy mà thấy. Cho nên nó không có một vật là vậy. Ngay nơi thân tâm ta cái biết diệu dụng đó nó cũng thể hiện, nhưng không thể nắm lấy bắt nó được, không chứng nhập nó được. Khi biết đoá hoa, thì nếu ngay đó phân định cái biết đó, thì ta sẽ thấy không thể nghĩ bàn cái giác biết đó. Chúng ta không nắm lấy nó được, cũng không thể buông bỏ mà lấy nó. Nhưng ở đâu trong vạn niệm đều có nó. Cho nên:

Rành rành thấy không một vật,
Cũng không người cũng không Phật.


Người và Phật cũng chỉ là cái danh ngôn đối lập thôi. Ngay nơi cái giác biết đó liền biết không đắn đo gì cả. Ở ngay đây nói rất hay, nhưng không thể vào được, vì mình muốn và, mà không muốn vào cũng chả được, vì mình không muốn vào. Thật ngỗ nghĩnh, nhưng nó vẫn ở đó. Ngay đây để biết như vậy Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, cũng vẫn còn một pháp, nhưng ngay nơi đây cái biết từng chữ đó, bên trong đang biết nó. Bên trong đang biết nó để mọi vật đều biết “ Như vậy” - Biết như vậy để “ Như lai” thanh tịnh. ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA. BỘ LÂM.

Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề

Cõi Cõi Đại Thiên Bọt Nổi Trôi
Hết Thảy Thánh Hiền Như Điện Chớp.


Đi - Uống nước – Sóng – Khóc - Cười - Bọt nước.



Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 03:27:39(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
HaiLam trên 18-09-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#5 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết

PHẨM 63


Chánh văn:


Đại Tượng Bất Du Ư Thố Kính
Đại Ngộ Bất Câu Ư Tiểu Tiết
Mạc Tương Quản Kiến Báng Thương Thương
Vị Liễu, Ngô Kim Vị Quân Quyết



Dịch Nghĩa:


Voi Lớn Chẳng Đi Theo Dấu Thỏ
Ngộ Lớn Nệ Gì Nơi Tiết Nhỏ
Chớ Dòm Trong Ống Mĩa Trời Xanh
Chưa Tỏ Vì Anh Ta Giải Rõ

Trong đoạn này ngài nói rất rõ là thân tướng chân voi lớn thì không đi vào lỗ chân của thỏ được, người đại ngộ thấy được tánh thanh tịnh, không bị ràng buộc ở một pháp một niệm nào,tự do tự tại đến lui không bị ràng buộc trong lỗ chân thỏ là vậy.

Ở đây Đức huyền giác nói trên sự chứng ngộ lý tánh. Tánh không có sự ràng buộc câu nệ ở bất cứ giác niệm nào. Không bị ràng buộc trong tướng trạng thiện ác. Ngay nơi đây tâm của chư vị Bồ Tát hoàn toàn không còn vướng bận trong ô nhiễm thiện ác, không còn đối đãi tâm như vậy mới phát lên những lời nói thanh tịnh, thoát tục, tự do tự tại như thế. Ngay đây người tu chúng ta hãy tự tỉnh giác lấy mình, xem coi mình đang ở đâu, ràng buộc, ô nhiễm hay giải thoát để ngay đây tâm mình mới tự ngộ lấy cái sự tu của mình mà tự đi đúng theo con đường Phật đạo. Chúng ta không thấy được sự tự do giải thoát ràng buộc chính ngay tâm của mình, thì coi chừng đừng học nói bằng miệng theo các ngài rồi đem sự tích góp đó bảo rằng của mình, rồi thực hiện dạy cho người đây thật là một sự tội lỗi. Trong chứng đạo ca luôn thể hiện lên cái lý sự giải thoát tự do tự tại, cái lý sự đó phải được thực hiện tu học chớ không phải coi chứng đạo ca để thuộc, biết những văn tự ngữ ngôn kia mà nói mà thiền bằng miệng, mà tu bằng miệng được. Chúng ta phải thật sự tỉnh giác nhìn thấy mình để thực sự tu học. Ngay đây chưa được thì phải tìm hỏi thưa để biết phải thật sự bỏ quên cái ngã chấp của mình pháp chấp của mình. Những thứ này nó làm cho chúng ta bao đời vô lượng kiếp bị trầm luân trong sinh tử luân hồi. Ngay khi cầm chứng đạo ca trên tay ngay giờ phút đó hãy quên những thứ tự cao tự đại tự phân biệt điên đảo trên, cầm chứng đạo ca đến trước mặt gương hãy tự hỏi những thứ lý luận hiểu biết kia nó ở đâu trong thân này tìm coi nó nằm đâu trong cái xác thân thịt xương kia. Bạn sẽ không thấy gì chỉ thấy ngay đó một khối thịt xương, gân cơ máu huyết do tứ đại đất nước gió lửa duyên hợp giả có. Rồi một ngày nào đó nó cũng sụp xuống để những phân tử những tế bào những chủng loại vi trùng, đất nước gió lửa kia biến chuyển theo một dạng khác những thành viên cá nhân vi trùng, tế bào điện tử trong thân ấy chúng cũng bị chuyển động luân hồi sang tử tiếp, trong thân ta vật nhỏ nhất cũng bị luân hồi sinh tử. Vậy thân kia cũng mất, luồng tư tưởng, sự suy nghĩ phân biệt kia chúng cũng thể hiện trong đầu trong cái biết của ta cũng chỉ chốc lát tích tắc rất nhanh để nhường chỗ cho những niệm tưởng khác nhau kéo đến. Chúng trùng trùng duyên khởi như vậy từng giờ từng phút giây, nó tự diễn tự đạo diễn kéo những chủng tử hình ảnh trong tàng thức ra tự huân tập cho nhau rồi khởi, rồi chuyển biến gọi là sinh diệt. Khi chúng ta đứng trước kính trước gương như vậy thấy biết như vậy và ngay giờ phút đó ai thấy biết ngay đó. Chính chủ nhân nó đang nằm trong quyển chứng đạo ca đó. Hãy bỏ tất cả biết tất cả là huyền vọng để nâng Chứng Đạo Ca lên. Bạn phải thật sự hôn lên Chứng Đạo Ca, như hư không đang hôn lên bạn nụ hôn bất diệt của muôn thủa.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí.

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 03:30:02(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
HaiLam trên 18-09-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#6 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
THIỀN QUÁN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ QUA CHỨNG ĐẠO CA


UserPostedImage




Lời Nói Đầu


Trong phương pháp tu Mật chú Chuẩn đề, người hành giả phải kết hợp với Thiền Tông (Hiển giáo). Hai pháp môn này phải là một vì phải đạt được hiển mật viên thông tâm yếu mới thành Phật. Người hành giả phải thấy tánh tâm của mình. Phải biết thân tướng của mình là do duyên hợp lại giả có. Đó là thân tướng, còn về mặt tâm thức, người hành giả cũng phải hiểu ngộ nhìn thấy những niệm lăng xăng trong tâm ta, trong tư tưởng của ta. Phải nhìn thấy tất cả các tướng, vạn pháp bằng sự chân thật của mình. Sống một đời sống tu hành chân thật, lấy những niệm tưởng lăng xăng khổ đau thành những phương tiện tu hành để đưa con người thoát khổ, có cuộc sống chân hạnh phúc.

Để đạt những điều trên, hôm nay, với tấm lòng chân thật của mình, xin thể hiện Mật chú Chuẩn đề qua lời dạy của người xưa, chân thành thể hiện Chứng Đạo Ca qua Mật Chú Chuẩn đề.

Tác phẩm Chứng Đạo Ca là một tác phẩm ghi lại những lý sự viên dung chứng đạo của Thiền sư Huyền Giác là một tác phẩm rất hay đem lại lợi ích rất nhiều cho nhân loại.

Thiền sư Huyền giác sinh năm 665 (TL), tịch năm 713 (TL). Tác phẩm Chứng Đạo Ca này và thân thế của Ngài Huyền Giác đã có rất nhiều vị đã nói ra. Nay ở đây chỉ dẫn giải sơ lược mà thôi. Ở đây, chỉ ghi lại lời người xưa để thể hiện qua pháp tu Hiển mật Viên Thông (Pháp tu Chuẩn đề). Để giảm bớt những phần văn tự, tạo những tư tưởng đơn giản, gọn nhẹ nhằm để người hành giả dễ thể hiện pháp tu. Mong quí đạo tâm hoan hỉ, an lạc!


PHẨM I


Chánh Văn

Quân bất kiến!
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chơn
Vô minh thực tánh tức phật tánh
Huyễn hóa không thân tức pháp thân


Dịch Nghĩa
Anh thấy chăng!
Tuyệt học vô vi đạo nhân nhàn
Chẳng trừ vọng tưởng chẳng cầu chân
Tánh thực vô minh tức phật tánh
Thân không huyễn hóa tức pháp thân.


Mở đầu bài chứng đạo ca Ngài Huyền Giác đã chỉ ngay tức khắc. Ngài rất từ bi đã thể hiện, chỉ rất rõ ràng. Ngoài những hình danh sắc tướng ngay tức khắc trong câu “Anh thấy chăng”, ngài muốn ta trực chỉ, trực ngay chỗ đó là cái sự biết không nhiễm ô một trần nào cả. Cũng như những vị Thiền sư ngày xưa, khi có một vị Thiền giả nào đến hỏi đạo, các ngài chỉ dùng một chữ chỉ, hay đánh, la hét để nhằm chỉ ngay chỗ đó. Chỉ có ba câu thôi “Anh thấy chăng!”, ngài đã chỉ thật rõ ngay đây. Nó không qua một thứ lớp nào cả, không để cho người “Tâm” kịp sinh nở. Ngay câu “Anh Thấy Chăng” ta trực nhận ngay đây thì ly tất cả những phân biệt. Vì không kịp phân biệt sinh tâm, không kịp suy nghĩ một điều nào cả. Ngay đó, ngài hỏi rất chân thật. Vừa hỏi, vừa chỉ cái thường biết không sinh diệt ngay đó.

Đây là một cái lý nói về sự thường biết, vô chấp. Cho nên, người hành giả nên “Biết” cái biết không sinh diệt trên bằng cách khi biết rồi hãy thoải mái với cái biết đó, đừng suy nghĩ rằng ta đã biết. Ngay đây, nói trên mặt văn tự thì rất hay, rất dễ nhưng khi vào tu thì phải tĩnh tâm, nhẹ nhàng, thoải mái, tỉnh giác để nhìn thấy nó. Cho nên, ở đây, hướng dẫn quí đạo hữu nên kết hợp với Mật chú Chuẩn đề “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”.

Khi người hành giả đã giải được “ngộ lý” trên thì cứ một mực miệt mài, chuyên niệm “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”, vì Thần chú này nó cũng không có nghĩa gì đề người hành giả phân biệt. Và chỉ một mạch niệm có một câu thôi. Nó dễ đưa đền chỗ tỉnh giác. Khi người hành giả chuyên tu như vậy, cứ niệm như vậy đến một lúc tự nhiên không còn chấp là ta đang thực hành phép niệm. Sự khó khăn cực nhọc đã được hòa tan với “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Bắt đầu sự huân tập đó đã thuần thục, người hành giả không còn niệm nữa nhưng nó vẫn niệm. Và không còn thấy trật, trúng trong âm của Thần chú. Có khi người hành giả đếm 1, 2, 3 hay nói một câu gì đó không phải là thần chú Chuẩn đề nhưng vẫn biết đó là “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”.

Ngay đây, người hành giả nên thoải mái cứ cho những niệm tưởng thoải mái, cứ tự do thể hiện. Nhưng mà tâm vẫn thường biết Thần chú Chuẩn đề vang lên trong những niệm tưởng đó.

Tuyệt học vô vi đạo nhân nhàn
Chẳng trừ vọng tưởng, chẳng cầu chân
Tánh thật vô minh, tức Phật tánh
Thân không huyễn hóa tức pháp thân


Người hành giả thường biết như vậy thì tất cả các tưởng vọng tướng cùng chơn đều là hư danh, giả tướng thôi. Từ đó mới có tánh không huyễn hóa, không nặng nhọc ở hai bên thiện ác, vô minh, chơn vọng.

Người hành giả tu mật chú Chuẩn đề, các tướng cũng không còn có thiện ác, hư vọng, chơn giả. Mỗi mỗi niệm tưởng đều là giác niệm “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Hằng ngày, hằng giờ, từng phút, từng giây, những hoa đớm, những niệm tưởng đó nó sẽ niệm Thần chú Chuẩn đề cho người hành giả. Lúc đó cái thường biết là chân thần chú, là tâm chú của Đức Phật Mẫu Chuẩn đề.

Ngay đây, người hành giả đâu còn chỗ tu nữa. Vì không còn “Trừ vọng tưởng, cũng không còn cầu chân tánh thật của sự vô minh” nó cũng như Phật tánh. Ngay chỗ đó là chỗ chơn niệm Thần chú Chuẩn đề. Trước ngay chỗ khởi niệm một vấn đề, một niệm nào đó đã có sự biết “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Cái sự biết “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” cũng hòa tan trong cái thường biết đó.


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 05/09/2022 lúc 10:26:32(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 8 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 18-03-2016(UTC) ngày, Huyền Mai trên 04-11-2016(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 11-06-2020(UTC) ngày, Phuc An trên 19-06-2020(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Tịnh trên 08-07-2020(UTC) ngày, Kim Cang Đạo Nguyệt trên 22-07-2020(UTC) ngày, lientrung trên 08-04-2021(UTC) ngày
ThanhHung  
#7 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết

PHẨM 62




Chánh văn:


Giả Sử Thiết Luân Đỉnh Thượng Toàn,
Định Hụê Viên Minh Chung Bất Thất.
Nhật Khả Lãnh, Nguyệt Khả Nhiệt,
Chúng Ma Bất Năng Hoại Chân Thuyết,
Tượng Giá Tranh Vanh Mạn Tiền Đồ.
Thuỳ Kiến Đường Lang Năng Cự Triệt.



Dịch Nghĩa:

Ví Cho Vòng Sắt Chuyển Trên Đầu,
Định Tuệ Sáng Tròn Trọn Chẳng Mất.
Nhật Dù Lạnh, Nguyệt Dù Nóng,
Lời Chân Thật Ma Nào Phá Hỏng.
Xe Voi Ngạo Nghễ Cứ Tiến Lên,
Mặc Sức Bọ Trời Theo Ngăn Chống.


Ngay nơi bài này ngài Huyền Giác nói lên sự tin tưởng tuyệt đối vào giào pháp Đức Như Lai. Một lòng không thay đổi, và sự tu học định lực đó cho dù trên đầu Ngài vòng lửa cháy, nóng bức nhưng sức định tụê vẫn sáng tỏ. Vì chân lý đạo giải thoát của Như lai là tối thắng không có một pháp nào qua cả, không một pháp thứ hai nào nữa, dù cho mặt trời lạnh, mặt trăng nóng:

Nhật Dù Lạnh, Nguyệt Dù Nóng,
Lời Chân Thật Ma Nào Phá Hỏng.
Xe Voi Ngạo Nghễ Cứ Tiến Lên,
Mặc Sức Bọ Trời Theo Ngăn Chống.



Đây thật là lòng tin dũng mãnh không gì lay chuyển được sự chân thật, chân thật của tự tánh thanh tịnh, không có pháp nào, một sự kiện nào, không thể có một cái để lay chuyển nó. Ngài Huyền Giác đã thấy chân lý đó, đã thực thụ chứng thành chân lý đó. Cho nên Ngài nói là dù cho ma chướng cũng không thể phá hỏng được lời chân thật đó. Đây là một niềm tin bất thối chuyển. Đây chính là Ngài Huyền Giác đã sống thật với sự chân thật đó. Từ trong trí huệ chân thật đó nói ra thì không thể nào những cái hư dối phá hại được.

Lời nói của Ngài đúng là giúp chúng ta có lòng tin vững chắc để chúng ta thắp sáng đuốc trí hụê mà tiến tu. Thời đời nay của chúng ta, ít ai có được lòng tin vững chắc, tâm giãi đãi tham cầu, tu ít muốn đạt nhiều, và chúng ta luôn đặt trên sự tìm cầu, ham muốn chứng đắc, ham muốn thần thông. Những thứ ham muốn đó, nó đã đưa chúng ta xa rời đi sự sống chân thật. Vì tất cả lòng ham muốn đều nằm trong sự dục vọng, tự tánh thanh tịnh chân thật kia không có một vật, không có người, không có phật, không có sự chứng đắc, không có sự không chứng đắc, không dính một vật, một pháp nào cả. Chúng ta hãy lấy lý chân thật thanh tịnh đó mà Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, để hoà tan vào sự chân thật.

Khom lưng – Cò Bay – Cá lội – Hoa nở - Mưa rơi – Đá bay – Con vẹt – Ăn cơm – Dơ tay – Nháy mắt.

Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí.

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 03:29:08(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
HaiLam trên 18-09-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#8 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết

PHẨM 2






Trong thời gian vừa qua, Diễn đàn Tâm mật lần lượt từng bước đi vào sựn tu học miên mật. Mặc dù, thành viên không mấy đông đúc, năng lực, cấp độ tư tưởng khác nhau. Để có sự chuyên tu thuần thục, diễn đàn Tâm mật sẽ lấy “Bát Nhã Tâm Kinh qua Mật chú Chuẫn Đề” đi đúng theo con đường Phật đạo, hiển mật viên thông. Lấy Thiền Mật là con đường đi vào “Biển tánh”. Mặc dù, Tâm Mật chỉ là những con người tu học theo hạnh cư sĩ nhưng luôn luôn thể hiện tánh giác. Lấy trí huệ bát nhã quán soi, thực hiện Phật đạo trở về với chân niệm Tâm chú của Phật Mẫu Chuẩn Đề.

Diễn đàn Tâm Mật sẽ thể hiện Mật chú Chuẩn Đề qua những tác phẩm kinh luận của Chư Phật, Tổ. Trí huệ, tâm hạnh của Tâm mật cũng còn yếu kém nhưng mang tâm nguyện lớn. Mong chư Phật, Tổ, Chư bố tát gia hộ năng lực cho Tâm Mật liễu sáng quang minh, thể hiện bi nguyện, trí huệ siêu thoát như đóa sen trong bùn nhơ mà vẫn tỏa ngát hương.

Để thể hiện bi nguyện, hôm nay, xin tạm mượn văn tự thể hiện Mật chú Chuẩn Đề qua tác phẩm Chứng Đạo Ca. Lần trước đã viết lên phần đầu, nay tiếp tục lần lượt sẽ thể hiện hết tác phẩm Chứng đạo ca. Đây cũng là một loại tư tưởng nhỏ bé của tôi, viết với sự chân thật của chính mình hầu giúp chia sẻ với những ai hữu duyên với điều chân thật đó.

Phần Chánh Văn:

Pháp thân giác liễu vô nhất vật
Bổn nguyện tự tánh thiên chân Phật
Ngũ ấm, phù vân không khứ lai
Tam độc, thủy bào hư xuất một


Dịch:

Pháp thân giác rồi không một vật
Sẵn nguồn tự tánh thiên chân phật
Năm ấm, mây trôi qua lại suông
Ba độc, bọt nổi luống không mất




Pháp thân giác liễu vô nhất vật
Bổn nguyện tự tánh thiên chân Phật

Ở đây, nói “Pháp Thân Giác Rồi Không Một Vật”, vậy chứ “Pháp Thân là cái gì?” Nói đến Pháp Thân thì ngay chỗ đó không còn cái gì cả. Không một vật, bặt tất cả những suy nghĩ, không còn sự phân biệt, không ta, không người, không vật. Người hành giả tu trì một thời gian qua rồi đến một lúc họ tự rủ bỏ tất cả những gì trong tâm thức họ, rũ bỏ tất cả vạn pháp, ngã và sở. Họ đã đi vào sự huân tập trí huệ sâu kín. Họ tự hiểu, tự quán soi các tướng, các pháp đều do sự giả hợp, giả có tạo nên giả danh. Khi quán soi như vậy rồi, đến lúc đó, người hành giả bắt đầu thể nhập cái biết hằng có. Cái biết này ở khắp mọi nơi, mọi khía cạnh. Biết mà không phân biệt, tự nhiên như nhiên. Tùy duyên mà hóa độ. Niệm giận lên mình cũng biết, niệm vui cũng biết. Tất cả những niệm tưởng cùng sự vật đến đi đều biết cả nhưng không phân biệt. Không phân biệt thì sắc đâu có cản trở. Khi thấy hoa hồng rồi phân biện hoa tốt, xấu thì ngay chỗ đó sắc tướng của hoa sẽ hình thành che bít, cản trở, chấp cứng chỗ đó. Thọ cũng vậy, khi đã phân biệt hoa tốt xấu rồi thì nảy sanh ra yêu ghét. Yêu thì muốn giữ, ghét thì muốn bỏ, cảm thọ tạo nên tướng cảm xúc che đậy giác trí, khiến ta bị nhốt, bị giữ lại ngay đó. Rồi cũng ngay đó, tham, sân, si sẽ nổi dậy, ba độc hình thành.

Chỉ có một cánh hoa thôi mà thế giới, vũ trụ hình thành. Một cánh hoa thôi mà ta phân biệt như trên thì thiên biến, vạn hóa, ngũ ấm sẽ hình thành. Như trên, sắc, thọ đã hình thành. Khi sắc, thọ hình thành rồi thì “Tưởng” sẽ tiếp nối. Tưởng tưởng phân biệt, đối đãi, so sánh, cánh hoa này xấu hơn cánh hoa kia. Hoa này mau tàn, hoa này tươi tốt, từng diễn biến sẽ hình thành các tướng. Đem hình ảnh quá khứ đến so sánh hình ảnh hiện tại, mơ ước, chói bỏ hình ảnh vị lai. Và từ đó, tham, sân, si, Tam độc cũng hình thành. Đã hình thành như vậy rồi thì niệm tưởng lăng xăng sinh diệt trùng trùng niệm niệm sinh diệt. Ngay đó, “Hành” sẽ hành thành. Qua những niệm tưởng sinh diệt đó sanh ra tham, sân, si. Sắc, thọ, tưởng, hành, các tướng, các pháp hình thành để hình thành vọng tưởng, vọng nghiệp. Ngay đó, thức sự phân biệt hiện hữu, hình danh sắc tướng, thế giới hình thành. “Vạn vật Duy Tâm, Vạn Pháp duy Thức”. Người hành giả tu hành, dung trí huệ bát nhã soi thấu vạn vật, vạn pháp như thế đó. Từ đó, họ tỉnh giác. Cái chơn biết, hằng biết sẽ hình thành nên cái “Đại ngã” pháp thân vô biên. Cái biết đại ngã pháp thân đó, không có một vật nào là không có trong đó, có đủ tất cả gòi là “Viên Giác” tròn đầy. Và cũng không có một vật nào trong đó cả, vì tất cả chỉ là một vô ngã. Mà pháp thân đại ngã này nó cũng sẵn có tự bao giờ.

Khi người hành giả biết ngũ ấm Sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì ngay lúc đó nó không đá động gì đến cả. Mọi vấn đề đều hóa giải, thể nhập vào cái hằng biết cà. Cho nên nói:
“Năm ấm, mây trôi qua lại suông.
Ba độc, bọt nổi luông còn mất”.

Hòa nhập vào cái hằng biết thì không còn ngã, ngũ ấm không có tướng, không có người, không ta, không năng, không sở thì ba độc cũng không còn. Chúng ta đã thấy nó chỉ là duyên hợp cả, chỉ là bọt nổi, mây trôi thì ngay đó tự tánh thấy hằng biết đã thể nhập. Ba độc, ngũ ấm không còn hại ta nữa. Cũng ngay nơi ấm đó, ngay nơi độc đó mà ta trở về thể nhập. Không có ba độc, ngũ ấm nào khác cả. Đây là một tác phẩm Chứng đạo ca, là một thể sống chân thật, tự tánh giác hằng có của mình chứ không phải học chứng đạo ca là để biện tài, lý luận theo văn tự. Vì văn tự không thể nói lên những điều chân thật trên.

Diễn đàn Tâm mật hôm nay, học Chứng đạo ca cũng vậy. Khi học là tự mọi người hãy lắng lòng, tỉnh giác, buông bỏ, nhìn thấy từng vọng niệm lăng xăng trong đời sống mình. Nó chỉ là duyên hợp, giả tướng, không thật thể. Buông xuống như vậy cũng như một người bình vị, sống an lạc đạo, chỉ nhận ở nơi mình “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Trong từng giờ phút chỉ biết “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Lâu ngày huân tập như thế cái biết “Úm chiết lệ Chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” sẽ thuần thục và từ từ nó sẽ hòa nhập, tan biến trong những vọn g niệm. Khi những vọng niệm lăng xăng nổi lên thì cái biết Thần chú Chuẩn đề sẽ hiện lên. Cái biết đó nó không phân biệt niệm ấy là xấu, là tốt, là không, là có, cũng không phân biệt. Năng sở thì lúc đó cái biết hằng có tánh giác tánh giác thể hiện. Khi đó, cái biết đó cũng có không có biết là “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đ, ta bà ha. Bộ lâm” nữa. Vì ngay đây, mọi cái vọng niệm đều là “Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” thì chỉ có một chơn niệm đó thôi chính thật các pháp là “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” (Có cả thảy sự vật là Tâm). Và ngay đó, không có niệm nào khác hơn “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” Mọi vấn đề, mọi giác niệm, vọng niệm đều là Thần chú cả. Đây là “ly tất cả pháp là tánh”. Ở đây mọi pháp không đá động gì đến ta cả. Vì ta là cái hằng biết đó. Ngay đây có đủ: Thường, lạc, ngã tịnh. Phẩm này nên tỉnh giác tu học sẽ giúp chúng ta lợi ích rất nhiều.

Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 09:34:28(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 6 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Huyền Mai trên 04-11-2016(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 11-06-2020(UTC) ngày, Phuc An trên 20-06-2020(UTC) ngày, Kim Cang Đạo Nguyệt trên 22-07-2020(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Tịnh trên 23-07-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#9 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết

PHẨM 49




Chánh văn:

Viên Đốn Giáo Vật Nhân Tình,
Hữu Nghị Bất Quyết Trực Tu Tranh,
Bất Thị Sơn Tăng Sinh Nhân Ngã,
Tu Hành Khủng Lạc Đoạn Thường Khanh.


Dịch Nghĩa:

Giáo Viên Đốn, Vượt Nhân Tình,
Có Nghi Chẳng Quyết Mới Cần Tranh,
Nào Phải Sơn Tăng Thích Nhân Ngã,
Đoạn Thường E Bớt Kiếp Tu Hành.



Trong chương này đức Huyền Giác nhắc đến cho chúng ta nhớ rằng. Giáo viên đốn giáo vượt khỏi nhân tình. Nó không có nằm thiên lệch ở bên nào cả, có và không. Khi người hành giả được khai thị, thì ngay nơi đó ngộ được thì ngộ, không thì không chứ không để tình thức xen vào suy tư đắn đo.

Trong sự tu học nó không có tranh cãi hơn thua, nhưng vì cho nó sáng tỏ một chân lý, đôi khi người Thầy đó cũng phải biện lý để chỉ cái chân thật. Vì người Thầy đó bao giờ cũng sống trên tinh thần trung đạo, mà đã trung đạo rồi thì khong vì người đó quen hay lạ, mà bỏ qua sự khai thị. Người đó quen thân cận, nhưng vì không nhận được sự chân thật của chân lý, thì người thầy đó cũng phải biện minh chân thật để chỉ dạy. Ngay nơi nó khác chỗ của người chấp ngã, chấp pháp chưa chứng ngộ mà tranh cãi. Cho nên đức Huyền Giác bảo rằng:

Nào Phải Sơn Tăng Thích Nhân Ngã,
Đoạn Thường E Bớt Kiếp Tu Hành.


Đoạn trường là những kiếp chấp. Từ hai kiến chấp này, mà nó sanh ra tất cả các kiến chấp khác. Đoạn là chấp mất hết. Thường là chấp còn mãi. Đây thường gọi là đoạn kiến, thường kiến, có và không. Giáo pháp Đại thừa không nghiêng ở có và không.

Ngay nơi đây người hành giả Mật tông được khai thị là: Hãy bỏ xuống hết niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, để nghe rõ, hiểu biết rõ từng âm thanh thần chú đó. Để từ từ tan vào cái tự tánh thanh tịnh.

Cái nghe rõ hiểu biết rõ đó không hình tướng. Ở niệm nào cũng có nó cả. Hãy lấy nó ôm trọn Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm để “ Như vậy”. Như thị ngã văn đắc thọ trì.


PHẨM 50



Chánh văn:


Phi Bất Phi, Thị Bất Thị,
Sai Chi Hào Ly Thất Thiên Lý
Thị Tắc Long Nữ Đốn Thành Phật
Phi Tắc Thiện Tinh Sinh Hẫm Truỵ.


Dịch:

Quấy Chẳng Quấy, Phải Chẳng Phải,
Sai Đó Mãi Mây Ngàn Dặm Trái,
Phải Đo Long Nữ Thành Phật Ngay,
Quầy Đó Thiện Tinh Đoạ Liền Đấy.



Ở ngay đây ngài Huyền Giác nhắc chúng ta tu học, phải hết sức cẩn thận. Vì chỉ một chút sai thì nó đoạ lạc muôn đời muôn kiếp. Đôi khi học ở giáo lý chúng ta chấp ngay chỗ nghĩa lý của nó, lấy ngay đo chấp chặc vào đó. Càng chấp vào chúng ta càng nặng nhọc, càng bị ràng buộc. Chúng ta có biết đâu, đôi khi những nghĩa lý đó Thầy tổ nói ra để mượn dẫn dụ chỉ cái chân, cũng như ngón tay chỉ mặt trăng. Chứ thật tế ngay đó cũng chưa đạtt hành cứu cánh của nó. Vì tất cả những pháp thể hiện ra trong tâm ta đều do tàng thức lưu trữ nhiều đời, nhiều kiếp. Gọi là căn. Khi sắc trần thể hiện lên, nó liền lấy những âm thanh sắc tướng thọ cảm, cái biết phân biệt nó liền tự thể hiện lên. Nếu ngay đây chúng ta không tỉnh giác liền chấp theo cái ý niệm đó, thì muôn pháp sanh. Tất cả những hình ảnh, âm thanh sắc tướng trong căn, cũng chỉ là cái bóng sắc trần thôi. Và những sắc trần bên ngoài cũng là bóng dánh của 6 trần vọng tưởng mà thành. Ở ngay đây, khi chúng ta đi sâu vào tâm pháp, nhìn thấy căn, trần kia cũng là vọng tưởng. Thì ngay nơi đó bên trong đừng động, coi như một người nhân chứng nhìn thấy bóng sắc trần đó nó lên, nó đến nó đi đều biết không vướng mắc nó. Thật sự như một nhân chứng nơi đó. Sắc trần bên ngoài do mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý chạm đến chúng ta cũng thành một nhân chứng thôi, không nắm, không bỏ. chỉ là một nhân chứng như như bất động. Chúng ta đừng bao giờ đem những lý lẽ phá chấp, chấp, lấy bỏ gì cả đừng đem những lý pháp của ai đó nói giảng thuyết cho mình nghe. Vì những lý đó cũng do của những người khác tạo thành rồi tàng thức huân tập vào. Nó huân tập vào trong tạng thức, chứa nhóm nơi đó. Khi có duyên trần cảnh đến nó liền tự phân biệt đạo diễn trong tâm rồi thể hiện ra ý niệm, lời nói - ý niệm, lời nói đều là sản phẩm vọng tưởng do trong căn tạng tự phân biệt đạo diễn mà hình thành. Người tu theo Mật chú Chuẩn Đề lấy chín chữ thần chú làm sự tu, gạt bỏ mọi vọng niệm. Ngay nói đó coi như mình dốt nát, không cần phải biết, phải hiểu thêm vấn đề nào nữa. Vì sự hiểu biết thêm cũng đều từ vọng tưởng phân biệt mà hình thành. Ngay nơi đó cứ niệm Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm. Ý niệm biết theo từng âm chữ. Cái biết đó không vướng bận, phân biệt nó, chỉ biết từng âm, từng chữ chú Chuẩn Đề thôi. Chúng ta cứ hành trì như thế đừng thêm đừng bớt một pháp nào cả. Có như vậy thì một ngày nào đó tâm ta sẽ thanh thản nhẹ nhàng. Vì trong tất cả pháp đều thể hiện lên Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Vì người chuyên trì niệm như vậy thì ý căn nó sẽ tự huân tập chín chữ kia, mà nó đã tự huân tập thì khi duyên trần đến ý căn kia nó cũng đã tự phân biệt đưa ra Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm trong từng pháp, trong từng ý niệm. Huân tập càng ngày càng sâu nhiệm cho đến trong chiêm bao, mộng tưởng căn đó cũng thể hiện lên được Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Rồi đến một thời gian, không gian nào đó chỉ tâm gợn lên thôi, vẫn nghe đủ chín chữ chú Chuẩn Đề trên, thì chúng ta đã từ từ đi vào cõi sắc giới.

Sắc giới bao gồm không và sắc. Trong cái không kia cũng có những cảm thọ, những lăng tăng nhỏ niệm trong tâm. Mà những lăng tăng nhỏ nhiệm đó đều là Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Vì mượn cái hình sắc âm thanh nói vậy, nhưng thực tế chỉ có những gợn trong tâm ta nổi lên, thì ngay đó liền biết đó là thần chú Chuẩn Đề, nó không còn những âm thanh thô kệt. Thời gian diễn đạt chín chữ đó nó diễn ra trong sát na. Khi đã diễn ra trong sát na là tâm ấy đã bước vào một phần của vô sắc giới.



Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 03:11:25(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
HaiLam trên 18-09-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#10 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
PHẨM 53



Chánh văn:


Chủng Tánh Tà, Thố Tri Giải,
Bất Đạt Như Lai Viên Đốn Chế,
Nhị Thừa Tinh Tiến Vật Đạo Tâm,
Ngoại Đạo Thông Minh Vô Trí Tuệ.

Dịch Nghĩa:


Chủng Tánh Tà, Tri Giải Bậy,
Pháp Viên Đốn Như Lại Chẳng Thấy,
Hai Thừa Tinh Tiến Chẳng Đạo Tâm
Ngoại Đạo Thông Minh Không Tuệ Trí.


Bài kệ này ngài Huyền Giác nói lên sự tu học. Nếu chúng ta không tự tỉnh giác cứ chạy mãi theo văn tự ngữ ngôn, chấp cái thấy cái biết trong văn tự ngũ ngôn, đem sự hiểu biết như vậy cho rằng mình biết, mình hay, mình giỏi. Tất là chấp cái chủng tử tà, chấp nghiêng lệch không chính.

Ở đây chính tất là không chấp dính ở hai bên có và không luôn ở trung đạo không dinh mắc. Ngay bây giờ thường chúng ta chấp dính vào danh gọi, tên gọi, lời nói, ngữ ngôn. Bị danh ngôn đó dẫn chúng ta đi sai lệch không biết tất cả những phần giáo đều là lời nói biểu hiện bên ngoài, để nhằm chỉ cái tự tánh thanh tịnh không sinh diệt. Người học tu không hiểu liền ngay đó chấp nơi câu cú sinh hiểu, liễu như vậy là đếm kho báu của người. Và ngay nơi đó không biết mình đang lấy cái đó để làm sự tu học của mình, rồi đem những cái đó đem giảng bày:

Chủng Tánh Tà, Tri Giải Bậy,
Pháp Viên Đốn Như Lại Chẳng Thấy,
Hai Thừa Tinh Tiến Chẳng Đạo Tâm
Ngoại Đạo Thông Minh Không Tuệ Trí.

Pháp viên đốn Như Lai bao đời không sinh diệt, nó đã có sẵn ở ta không cần phải tạo tác thêm. Hãy vứt bỏ một pháp nào cả, nó luôn ở cùng chuyên chở vạn niệm, vạn pháp. Tất cả pháp thiện pháp ác đều có nó cả, tự tánh thanh tịnh sáng suốt đó. Nếu không có tất cả pháp chúng ta đều không biết cái đó chuyên chở cái biết trong vạn niệm. Cái năng lực biết đó nó đều có trong từng pháp, nó đã có sẵn từ vô thuỷ vô chung đến nay. Nhưng vì chúng ta chạy theo các pháp vô thường, khi các pháp tới khởi niệm bèn chấp đó, giữ đó, tình thức phân biệt, khiến ngay nơi đó thành hình, đã hình sắc thì phải vô thường. Chúng ta luôn chạy theo như vậy, nếu khi các pháp đến ngay nơi đó chỉ biết đó thôi. Pháp nào đến, niệm nào đến đều ngay nơi đó biết “ như vậy” không phân biệt, không có tình thức ngay đó. Thì đó niệm ấy là “ như thị” thấy như - Thấy như vì không phân biệt, không sinh hai thì nó liền như, không cần phải lấy phải bỏ gì cả. Người tu mật chú Chuẩn Đề biết như vậy. Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, cũng không có khởi niệm, niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Trong tự tâm diệu dụng nó thể hiện lệ các pháp đều thấy nghe như vậy. Tức đức Phật Mẫu Chuẩn đề, tâm chân ngôn người đang diệu dụng:

Hai Thừa Tinh Tiến Chẳng Đạo Tâm.

Hai thừa ở đây Ngài nói đến Thinh văn Thừa, Duyên Giác Thừa, người hành giả tu ở hai thừa nay rất tinh chuyên, có thể bế tất cả các duyên, ngồi một mình, ăn một bữa, ngồi mãi chẳng nằm, lễ bái suốt ngày. Người cứ bám vào sự tu như vậy, không tự soi lại bản tánh thanh tịnh của mình, thì cũng còn hồ nghi sinh tử.

Thiền sư Đức Sơn nói: “ Ở trên núi một mình, ngày ăn một bữa, ngồi mãi chẳng nằm, sáu thời lễ tụng vẫn hồ nghi sinh tử”, Lão Hố nói : “Các hạnh vô thường là pháp sanh diệt”

Dù cho tu cho làm như thế nào đi nữa, nhưng để lập hạnh thì đức Phật nói: Các hạnh vô thường là pháp sinh diệt. Những công phu tạo tác chấp giữ, buông bỏ nó đều thuộc hình tướng, còn tự tánh tâm thanh tịnh nó hằng có, không cần phải dùng một pháp nào cả, không cần phải bỏ một pháp nào cả. Cho nên Đức Huyền Giác mới nói rằng: “ Hai Thừa Tinh Tiến Chẳng Đạo Tâm”.

Ngoại đạo thông minh không trí tuệ. Ở đây ngài Huyền Giác nói ngay nơi sự tu của mình để mình tỉnh giác mà tu học. Ngài nhắc cho chúng ta biết một điều rằng: Dù có thông minh, sáng suốt biện tài học thức nhiều đi nữa, cũng là nằm trên cái trí sinh diệt, phân biệt, bỏ cái này bắt cái kia, cái tốt cái xấu, cái sung sướng khổ đau đều nằm trên sự đối đãi phân biệt cả. Trên xã hội rất nhiều người giỏi. Họ biết rất nhiều, hiểu biết biệt tài khó ai qua. Nhưng những cái biết học thức đó nó đều nằm trên sự hiểu biết phân biệt sinh diệt không trí tụê, không phải trí huệ Bát nhã. Trí tuệ sáng suốt nó luôn có tự bao giờ, nó không được hình thành, chất chứa kinh nghiệm từ sự kiện này qua sự kiện khác. Trí Huệ Bát Nhã nó không vướng mắt ở thời gian, không gian, không vướng mắc ở vạn pháp. Nếu nó vướng mắc vào một vật, một ý niệm, thì nó không phải là Bát nhã. Bởi vì như vậy nó bị ngăn che, giới hạn. Bát nhã rộng lớn không ngăn ngại, vì nó không có một vật nào dinh vào cả. Nó đã hằng cửu trong tự tánh thanh tịnh.

Ở bài kệ này ngài Huyền Giác nhắc chúng ta hãy tỉnh giác để không bị kẹt vào sự thông minh sinh diệt phân biệt của thế gian, không kẹt trong cái tinh tấn thuộc về bên ngoài về tạo tác hữu vi hữu hình. Những thứ đó đều nằm trong vô thường.


NAM MÔ THẤT CÂU CHI PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ

ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA. BỘ LÂM.

Trong những bài viết của tôi hay nói đến Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Viết như vậy để nói lên một phương pháp chuyên nhất về Mật chú Chuẩn Đề, và nó cũng mang theo một ý niệm rằng những đạo hữu khi đọc ngay bài viết đó, ngay nơi thời gian đó liền được lợi ích. Vì tâm mình chưa khởi niệm chú tâm niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, nhưng vẫn được đọc lên qua bài viết. Đó là một điều đại lợi ích của diễn đàn Tâm Mật kính dâng lên chư độc giả đạo hữu gần xa.

Một bài viết rất nhiều lần niệm đến Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm -Đức Phật bảo rằng: “Có những chúng sinh trong vô lượng kiếp chưa được nghe âm thanh của thần chú, chứ đừng nói chi đến đọc tụng”. Hàng ngày, nếu chúng ta bỏ ra khoảng một thời gian ngắn đọc được khoảng mười mấy bài viết, thì cũng như đang trì niệm lần chuỗi 108 lần niệm, vừa được đọc thần chú, vừa nghe lời giảng tâm tư thanh thảng, cũng như chúng ta đang thiền. Thiền mà không thiền, tất không chấp dính vào có và không. Ngay nơi thời gian đọc bài đó ta đã trở về với tự tâm thanh tịnh của mình. Khi những ý niệm bài viết này hình thành quí đạo hữư nên tu tập theo phương pháp đó sẽ được rất nhiều lợi ích. Vừa trì niệm, vừa hiểu pháp: “ Hiển Mật Viên Thông”.

Tu theo mật chú phải biết hiểu Hiển giáo để biết giáo lý của Đức Phật, để hiểu ngay nơi tự tâm của mỗi người ai cũng có Phật tánh cả. Tu chúng ta cũng phải biết các pháp duyên hợp là như thế nào? Không tướng là sao? Tất cả những ý niệm này đều có trong những bài viết của diễn đàn Tâm Mật,. Quí đạo tâm nên đọc bài để hiểu những ý niệm kia. Hiểu để chúng ta không lạc vào con đường mê tín dị đoan, không lạc vào con đường mê mờ tin tưởng vào tà đạo.

Vừa đọc bài hiểu như trên, vừa tự niệm được Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Đọc xong hiểu và niệm như thế với một tinh thần rất thoải mái. Vì chúng ta không phải bị gò bó bắt buộc trong một ý niệm nào cả, do lòng tự giác.

Vì những lợi ích như trên, cho nên gần đây BQT diễn đàn Tâm Mật có xoá những bài viết của quí vị đạo tâm. Vì những nội dung của bài viết đó không nằm trên tinh thần tu học theo Mật chú Chuẩn Đề. Họ chỉ khởi tâm niệm mơ tưởng đến những sự huyền năng, cầu sự trợ giúp của chư vị cô hồn các đảng, thổ địa, thổ công, thần hoàng... Những người đó lúc trước cũng là những thành viên trong diễn đàn. Tôi biết rất rõ họ. Họ không thể niệm chú Chuẩn Đề nhiều hơn 30 biến trong ngày, cũng không được truyền dạy gì cả. Nghe người này chỉ một chút, nghe người kia chỉ một chút rồi cũng đi cúng bái lung tung. Không tu thì vọng tưởng mê mờ lôi cuốn đi, thấy này thấy kia. Nào là Đại thánh, Thần linh, Quan âm...ban thần lực, truyền năng lực như phim tàu. Nói rằng mình là Thánh nhân, nhưng được truyền lực ở ông Thổ công, Thổ địa âm binh. Nói không có lý. Nói mình là Thánh là Thần mà một ngày ăn chay để trưởng dưỡng lòng đại bi cũng làm chưa được, nói chư vị Thần thánh vào ngự ở trong thân họ. Người thường như chúng ta đây, lại gần họ cũng không chịu nổi. Vì họ ăn uống đủ thứ, đủ loại tỏi nén hành hẹ, thịt cá đủ loại. Bao tử như bãi tha ma, cái hơi trong đó luôn bốc ra thật dữ dội. Quan âm nào vào thân đó.
Trên xã hội này biết bao người hiền, người tu giỏi, sao Quan âm không tâm ấn cho họ mà lại đi tâm ấn ban thần lực cho một người chưa niệm hồng danh, chú lực của Ngài được bao nhiêu.

Ở đây nói để mọi người chúng ta cùng nhau sửa chữa, cùng nhau tu học cho tốt. Chứ thật tế không châm biếm ai cả. Mong những người có tâm trạng như trên hãy hoan hỉ bỏ qua.


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 03:14:59(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
HaiLam trên 18-09-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#11 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
PHẨM 54



Chánh văn:


Diệc Ngu Si, Diệc Tiểu Ngãi,
Không Quyền Chỉ Thượng Sinh Thật Giải.
Chấp Chỉ Vi Nguyệt Uổng Thì Công,
Căn Cảnh Pháp Trung Hư Niết Quái.

Dịch Nghĩa:

Cũng Ngu Si, Cũng Nhỏ Dại,
Trên Nắm Tay Không Sinh Thật Giải,
Chấp Ngón Là Trăng Uổng Ra Công,
Trong Pháp Căn Cảnh Bắt Bóng Mãi.

Ở đây đức Huyền Giác nói chúng ta tu hành không khéo, thì giống như những đứa trẻ nhỏ dại, nắm lá vàng liền bảo ngay là vàng thật. Đức Phật ra đời vì căn cơ của chúng sinh mà dùng ngôn ngữ, ngôn từ hiển bày diệu lý. Phân ra Đại thừa, Tiểu thừa, phân ra pháp này pháp kia. Ngay nơi đó chúng ta không hiểu bèn chấp đó là thật, đó là giả rồi cùng nhau chia chẽ phân biệt thật chân đủ thứ, khiến cho tâm ta càng ngày càng chạy theo vật quên mình. Chứ thật tế bản tâm thanh tịnh kia đã có sẵn hiện hữu từ vô thuỷ vô chung đến nay không phải dùng một pháp nào để thấy nó, được nó, không bỏ một pháp nào để thấy, để được nó. Ngay nơi văn tự đó chúng ta hãy tỉnh giác tu học, tự quay lại với cái thật có của mình, chớ đừng chạy theo những hình sắc, ngôn từ ngữ ngôn. Chúng ta đã có sẵn nó trong đi, đứng, nằm, ăn, hít thở, nháy mắt trong từng giác niệm đều có sẵn nơi đó. Chúng ta không cần phải dừng lại, quán soi nó, không cần phải kích thích nó. Vì tất cả những cái hai đó không phải là phép tối thắng của “ Như lai”. Đã gọi là như lai thì ngay nơi đó phải “Như”, mà “ Như” trong vạn niệm, vạn pháp thì chính đó là lai, đừng thêm bớt gì cả. Học biết như vậy, thì Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, một bài hát thanh thoảng vui chơi để biết cái vui chơi đó.

Chấp Ngón Là Trăng Uổng Ra Công,
Trong Pháp Căn Cảnh Bắt Bóng Mãi.

Ngay nơi đây người khéo nương ngón tay để thấy mặt trăng, chứ đừng chấp ngón tay là trăng. Phật nói kinh điển là muốn chúng ta nương nơi đó để tự về với chân tâm có sẵn. Căn cảnh chỉ là những cái bóng “ Lạc anh tử”. Trong duy thức học gọi là những hình bóng ảnh rớt lại, tàng chứa trong căn, cảnh kia cũng là duyên hợp, căn kia cũng là duyên hợp cả. Chỉ là bóng thôi. Nếu tìm mãi trong đó, chỉ là bắt bóng.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm







PHẨM 55



Chánh văn:

Bất Kiến Nhất Pháp Tức Như Lai,
Phương Đắc Danh Vi Quán Tự Tại,
Liễu Tức Nghiệp Chướng Bổn Lai Không,
Vị Liễu ưng Tu Hoàn Túc Trái
Cơ Phùng Ngọc Thiện Bất Năng San,
Bệnh Ngộ Y Vương Chẫm Đắc Sái.


Dịch:

Chẳng Thấy Một Pháp Tức Như Lai,
Đấy Mới Gọi Là Quán Tự Tại,
Tỏ Tức Nghiệp Chướng Xưa Nay Không,
Chưa Tỏ Nợ Trước Phải Đền Lại,
Đói Gặp Cơm Vua Chẳng Chịu Ăn,
Bệnh Gặp Y Vương Vẫn Còn Ngại.



Ở phẩm này đức Huyền Giác nói : “Chẳng Thấy Một Pháp Tức Như Lai - Đấy Mới Gọi Là Quán Tự Tại.” Nói ngay đây là nói đến sự tu tập của người hành giả. Tất cả pháp hàng ngày, từng giờ từng phút hiển hiện lên tai, mắt, miệng, lưỡi, thân, ý. Như vậy làm sao mà không có một pháp nào được. Người hành giả ngay đây cũng như một nhân chứng các pháp đến lui nhìn, thấy, nghe cảm xúc biết thấy tất cả. Nhưng chỉ là một nhân chứng không nắm bắt, dính mắc vào một pháp nào cả. Nếu chúng ta dính mắc chấp vào một pháp, thì ngay chỗ đó ngưng trệ, có một pháp dính ngay nơi đó. Còn chúng ta nhìn thấy các pháp như một nhân chứng quán sát rõ ràng không thiếu một pháp ( Diệu quan sát trí) không dính mắc, thì ngay đó là Quán tự tại. Ngay đây Ngài nói đến tâm vô trụ chẳng thấy, chẳng nghe một pháp, chẳng cảm xúc, thọ cảm một pháp nào. Tức là ngay nơi đó tâm không dính chấp giữ một pháp nào. Không chấp dính mắc, tức không nơi sinh ra diệt đi, liền thấy một niệm. Biết niệm ( tỉnh tỉnh), nhưng không dính mắc ( lặng lặng), liền duyên không sinh, tức ngay đó như lai, tánh thấy của mình trong sạch không dinh một pháp nào cả.

Tỏ Tức Nghiệp Chướng Xưa Nay Không,
Chưa Tỏ Nợ Trước Phải Đền Lại.


Hai câu này Ngài nói. Nếu chúng ta tỏ ngộ được tánh như lai vô trụ, thì nghiệp chướng xưa nay không. Vì tất cả pháp không dính không chấp giữ một pháp nào cả, thì căn duyên, gốc rễ nghiệp không thể sinh đươc. Còn nếu chúng ta còn thấy thân này là thật, pháp này là thật, thì nghiệp kia cũng là thật nợ trứoc phải đền lại. Vì tất cả nghiệp duyên chúng ta tạo từ đời nay sang đời khác vô lượng kiếp chúng ta đều coi nó là thật thì phải trả nợ lại thôi.


Đói Gặp Cơm Vua Chẳng Chịu Ăn,
Bệnh Gặp Y Vương Vẫn Còn Ngại.

Ở đây nói chư Phật, chư Tổ, chư vị Thiện tri thức đã nói nhiều, giãi bày dùng đủ mọi phương tiện thiện xảo, biến vô lượng vô biên pháp tuỳ thuận theo từng lớp người, từng lớp tư tưởng. Nhưng có mấy ai quay lại với chính mình mà tu học luôn lo phóng ngoại nhìn lỗi người, không nhìn lỗi mình, không hiểu tất cả chướng duyên, nghịch duyên, thuận duyên đều đưa chúng ta đến bờ giác cả. Tâm ta còn một pháp thiện, một pháp ác cũng còn một pháp.

Giả Có Tức Chẳng Có
Giả Diệt Cũng Chảng Có,
Nghĩa Niết Bàn Đến Nợ,
Một Tánh Lại Nào Hai.


Thiền sư Hoàng Bá Hi Vân nói: “ Chỉ một tâm này thôi trọn không có một pháp bằng hạt bụi nhỏ có thể được. Tức tâm phật”.

Ngài lại nói: “ Như một hạt bụi, đập làm một trăm phần. Chín mươi chín phần là không, một phần có, thì pháp đại thừa cũng không thể xuất hiện. Còn trăm phần đều không thì pháp Đại thừa mới hay xuất hiện”.

Trong những bài viết về Thiền quán Mật chú Chuẩn Đề, tôi luôn dùng pháp Đại thừa Hiển giáo Thiền tông cùng Mật chú Chuẩn Đề để hành pháp giảng giải, để luôn thể hiện lên tinh thần “ Hiển Mật Viên Thông”. Trên giáo nghĩa cứu cánh của Thiền tông lấy tâm vô trụ mà hành pháp. Ở đây người hành giả Mật chú Chuẩn Đề phải biết Tâm vô trụ, phải thật sự sống với tâm ấy. Nhưng ngay chỗ sống đó chúng ta thường vấp ngã trên văn tự, thường chấp văn lý, nghĩa câu kinh sách của lý thiền cho là mình rồi liền ngay đó tự phân biệt cho đó là pháp cứu cánh dính mắc lúc nào không hay. Từ ngay tâm đó tôi thường chia sẻ với các bạn là “ Ngay nơi đó” Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Chúng ta thể hiện liên tục câu niệm kia cho đến một lúc nội thức tự niệm, từ trong tâm sâu thẳm ấy nổi lên những ý niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Hộ Lâm. Khi ý niệm đó nổi lên, thể hiện lên, luôn có cái biết để quan sát ý niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Trí biết đó là “ Diệu quan sát trí”. Khi người hành giả thể hiện được như thế thì đi, đứng, nằm, ngồi luôn lúc nói chuyện cũng có ý niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm và bên trong ai biết đó?

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 03:17:05(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
HaiLam trên 18-09-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#12 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
PHẨM 56




Chánh văn:

Tại Dục Hành Thiền Tri Kiến Lực,
Hoa Trung Sinh Liên Chúng Bất Hoại.
Dõng Trí Phạm Trọng Ngộ Vô Sinh,
Tảo Thời Thành Phật Ư Kim Tại.


Dịch Nghĩa:

Tại Dục Hành Thiền Sức Thấy Biết,
Sen Vẫn Nở Tươi Trong Lửa Cháy.
Dõng Thí Phạm Trọng Ngộ Vô Sinh,
Sớm Đà Thành Phật Nay Còn Đấy.


Đức Huyền Giác nói nơi cõi dục, giữa muôn ngàn duyên thuận nghịch khác nhau mà tâm mình tỉnh giác không bị cuốn theo một sự kiện, một niệm nào, vẫn sóng như người thường vạn niệm qua đi như một nhân chứng thật sự. Biết tất cả nhưng không bị đắm chìm dính mắc nơi đấy. Sống được như vật là do trí Bát nhã, sự biết soi sáng vạn niệm. Như mặt trăng, mặt trời sáng ở vật nào cũng lợi ích. Nhưng trăng, mặt trời không dính một vật nào cả. Sức sáng biết đó như Hoa sen trong lửa vẫn cháy đỏ, cũng như loài sen trong bùn không bị bùn làm nhơ. Vì nhơ làm sao được cái biết của chúng sinh. Cái biết đó nó có từ muôn thuở, không có một vật nào khởi tác động vào cái biết đó cả. Trong địa ngục cái biết đó cũng sáng, trong cực lạc cái biết đó vẫn sáng. Ánh trăng, mây nước, buồn, khóc, tóc bay, ngựa chạy, kèn kêu, trống vang, bình minh, ngủ, ăn cơm, mặc áo...Ở đâu cũng có cái biết đó, nó không có bị một vật gì nhiễm cả.

Trên lý thuyết ngôn từ chúng ta biết như vật, nhưng cũng như bẹ chuối lột đi từng cái một. Ngay đây nói dễ nhưng khó. Ở đây chỉ mượn Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Niệm từng ngày, từng giờ, từng phút trong nội thức vang lên ý niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Khi vang lên ngay ấy có một cái ( liễu biết) hiện hành, mượn hiện hành nhưng nó đã từng có sẵn. Ở đây mượn dùng chữ “ Liễu” để hiểu ngay “ chứng ngộ” liền ngay ý niệm đó. Còn nếu ngay đó chúng ta còn đắn đo suy nghĩ, thì thuộc tình thức phân biệt. Đã phân biệt thì liền đó vạn niệm nổi lên. Vì tất cả chủng tử nghiệp chướng lâu đời nó liền nổi lên để chúng ta phân biệt gốc sanh tử là đó, chu lưu mãi không ngoài vòng nghiệp chướng. Khi chúng ta phân biệt tức ngay đó chúng ta chấp ngã , và ngã sở. Vì có ngã trụ nơi đó, mới nhân muôn duyên mà phân biệt. Khi phân biệtt hì hoàn toàn sống trên nền tảng vọng tưởng cả. Vì tất cả vạn niệm thiện ác đều do từ bên ngoài cả. Do chúng ta học từ người này, học từ người khác đúc kết kinh nghiệm nhiều đời nhiều kiếp mà tâm ta tự đạo diễn sanh tiếp, chấp vào đó để thọ cảm nghiệp mới. Tất cả đều là sự vọng tưởng giả hợp không thật, nó do từ nhiều nguồn suy tư cộng với những cái tự có của mình ( chủng nghiệp), cộng nghiệp, riêng nghiệp, mà tạo thành một ý niệm. Mà sản phẩm của nó là đúng sai đau khổ thiện ác. Tất cả do tâm chúng a mà ra cả. Nếu ta tỉnh giác muôn duyên ngưng. Nếu còn chạy theo vọng tưởng thì cứ mãi lôi cuốn trong sinh tử luân hồi.

Tu là đòi hỏi ở chính nơi mình phải tỉnh giác.Nghiệp mình tạo, tự giải nghiệp của mình. Có người tu bảo rằng phải nghe theo chư vị dạy bảo, chỉ điểm cho. Vậy chư vị là ai? Ở đâu? Cứ mãi buông lung chạy theo những ảo giác, ảo ảnh. Muốn tạo những thắng duyên, thấy những quốc độ chư thiên, chư thánh là phải chuyên tâm tu học quay trở về với phương pháp tu học của mình niệm phật, niệm chú. Phải luôn lúc nào cũng tỉnh giác theo cái giác niệm trên. Phải biết từng ý niệm Nam mô A Di Đà Phật, phải biết từng chữ trong chú pháp của mình, có như vậy thân tâm an lạc mới tỉnh thấy được quốc độ chư Thiên, Thánh chúng. Thân tâm an lạc, nói như thế chứ thật tế thân chúng ta không an lạc chút nào cả. Vì luôn phải để ý theo sự thị phi, phải trái của ngoại duyên, lòng mình tâm mình vì chuyện ngoại duyên chuyện người khác mà bấn loạn, chộn rộn, tim đập thần kinh bấn loạn không yên. Thân tâm như vậy chư vị nào về dạy cho biết điều này, điều nọ. Trên thế gian này rất nhiều người tỉnh giác an lạc, chư vị phải dạy cho những người đó chứ, ở không đâu đi dạy, chỉ bảo cho kẻ thị phi, trí huệ không ra gì. Khi chúng ta mở miệng ra phân biệt chuyện thị phi của người, của ngoại duyên. Thì ngay nơi tâm của mình đã có những hình ảnh, ý niệm xấu ở đó. Phải có những chủng tử hình ảnh đó tâm mới bám díu vào mà khởi phân biệt. Cho nên người xưa mới bảo rằng: “ Ngậm máu phun người dơ miệng mình”.

Đó là một phần trong cõi dục mà chúng ta, tánh ấy đều có. Cho nên trong cõi dục ấy là tỉnh giác, thì cũng như hoa sen trong lửa. Giữa muôn trùng lửa cháy đó mà sen vẫn mọc, lòng dục vọng ( lửa đốt) nóng giận, dục, có thiện ác, cũng lòng nóng như lửa. Vì khi ấy tim ta đều đập nhanh, ham thích thiện, ác vẫn là dục. Cho nên chư vị Thiền sư bảo: Một cái mạt vàng vào mắt cũng khó chịu. Trong thế gian này vạn niệm luôn lăng tăng thuận nghịch, thiện ác từng giờ, từng phút đeo đẳng. Chúng ta phải tự cùng nhau tỉnh giác tu học, phải khéo trong đường tu, phải tỉnh giác từng giờ phút. Biết tất cả vọng niệm lăng xăng qua lại, biết rõ chúng cũng như người chủ nhà thấy người ăn trộm vào nhà liền bảo ăn trộm. Thì ngay nơi đó người trộm kia liền đi. Tỉnh giác là biết ngay như vậy chứ không cần phải nắm, bỏ gì cả. Vì niết bàn cũng là danh tự ngữ ngôn sự chứng ngộ trong tâm an lạc mới là thật. Mà thân tâm an lạc phải tỉnh giác một cách thiện xảo, và tội chướng kia cũng tánh không.

Dõng Thí Phạm Trọng Ngộ Vô Sinh
Sớm Đà Thành Phật Nay Còn Đấy.

Khi xưa Tỳ Kheo Dõng Thí phạm tội, ông ta tự thanh tịnh ngay tâm mình. Ông lấy 3 ý của mình treo trên cây tích trượng la lơn lên: “ Tôi đã phạm tội trọng, ai vì tôi sám hối?” La như vậy rồi Ngài đến gặp Tôn giả Tỳ Cúc Đa La trình bày lại sự sám hối của mình.

Tôn giả bảo: “ Suy tìm tánh tội trọn không thể được”. Xét cho cùng tánh tội kia cũng là giả hợp huyễn có, nó vốn không có thật. Như vậy tội tánh kia ở chỗ nào? Ngài Dõng Thí nghe xong đại ngộ, liền qua nơi thế giới Phương đông thành Đẳng giác, hiệu là Bảo Nguyệt Như Lai.

Xin trích trong Huyết Mạch Luận, Tổ sư nói: Nếu thấy tự tâm là Phật, thì chẳng ở chỗ cạo bỏ râu tóc cư sĩ cũng là Phật”.

Hỏi: “ Cư sĩ có vợ con, dâm dục chẳng trừ, y cứ vào đâu mà được thành Phật:

Đáp: “ Chỉ nói thấy tánh, chẳng nói dâm dục. Chỉ vì chẳng thấy tánh. Nếu được thấy tánh thì dâm dục xưa nay là rỗng lặng, tự nhiên đoạn trừ cũng chẳng ưa đắm, dẫu có dư tập chẳng thể tự làm hại. Tại sao? Vì tánh vốn thanh tịnh, tuy ở trong xác thân năm uẩn mà tánh ấy xưa nay thanh tịnh, nhiễm ô chẳng được”.

Ở đây chủ yếu là thấy tánh vô sinh.Ngược lại vừa động niệm thì rời trong sinh tử. Ngay đây tự tỉnh giác lấy mình không ai giúp được, không ai biết thế điều đó cho mình cả. Ở ngay đây phải thực tế quay về với chính mình để tu, chứ không thể nói bằng lời được.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm

Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 03:18:50(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
HaiLam trên 18-09-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#13 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
PHẨM 3





Chánh Văn:

Chứng thật vô tướng, vô nhân pháp
Sát na diệt khước A tỳ nghiệp
Nhược tướng vọng ngữ cuồng chúng sinh
Tự chiêu bạt thiệt trần sa kiếp



Dịch Nghĩa:

Chứng thật tướng, không nhân pháp
Sát na dứt sạch A tỳ nghiệp
Nếu đem lời vọng dối chúng sinh
Tội rút lưỡi tự mang trần kiếp





Trong giáo lý của Đức Phật thường hay nói đến sự duyên hợp, giả có, tất cả vạn sự, vạn vật đều là do sự duyên hợp mà hình thành. Rồi cũng có sự duyên hợp mà nó diệt. Ta thấy nó tan rã lan tỏa tưởng như là nó mất. Nhưng thật tế nó đang duyên hợp ở mọi hình thức khác nhau.

Trong tướng duyên hợp, giả có đó, mỗi cá nhân sự vật đều không có thật thể. Cho nên, đức phật bảo rằng “Không tướng”. Sự duyên hợp đó nó trùng trùng duyên khởi, mỗi cá nhân sự vật, sự kiện đều có một sự giả tạo, có một tác giả đạo diễn riêng. Nó hình thành nên muôn sắc màu khác nhau. Trong sự trùng trùng duyên khởi, giả hợp đó, ta đi đâu để tìm cái thật tướng nó đây. Khi bắt gặp nó mới gọi là sự chứng thật. Luôn cả sự chứng thật đó cũng do sự giả hợp mà ra. Vậy một lần nữa thật tướng ở đâu, là gì? Ngay đây Ngài Huyền giác bảo rằng: “Chứng thật tướng, không nhân pháp. Sát na dứt sạch A Tỳ Nghiệp”.

Trong cuộc sống, hằng ngày trong ta đều do sự tác tạo của nghiệp duyên mà có cả. Do chấp cái thật, có ngã của mình. Khi đã có sự chấp ngã như vậy thì có trong ngoài, ngã và ngã sở. Từ đó, thế giới tâm thức hình thành, thề giới vạn hữu thể hiện ra. Cả một Vũ trụ tâm linh cùng vạn vật, vạn pháp. Như vậy đó, đều do cái “Ngã chấp” của ta cả, mê mờ chấp thật có tất cả “Ngã sở”, có ta, có người. Thì ngay đó, sắc nó hình thành, che lấp. Từ đó, ta bị hạn chế bởi sắc ấm, mê mờ, chấp giữ khi chúng có danh xưng là đẹp, là tốt, thiện, vui. Mê mờ, chối bỏ chúng khi chúng có một biệt danh xưng là xấu, bất thiện, khổ não…Khi sắc ngã chúng ta mang nặng dính mắc vào cái hình danh sắc tướng đó rồi. Ngay đó, cảm thọ, tưởng uẩn thể hiện lên. Trong cái tốt nó sẽ giả tạo, đạo diễn nên những ảnh hiện, hình danh, kéo tất cả những cảm thọ, tưởng từ quá khứ về để đối chọi, so sánh, phân biệt, tham, chấp, tham cầu những cái tốt, cái thiện, si mê, những cái có cảm xúc thọ tưởng với mình. Nếu không được thì sân hận sẽ dẫy đầy. Ngược lại được thì si mê, vui vẻ, ngã chấp lẫy lừng. Một chuỗi dài vô tận chấp như thế trong quá khứ, hiện tại, vị lai làm cho trầm luân (Một sự luân chuyển vòng trong qua các vọng niệm, giả tướng trên).Những vọng niệm, ngã chấp trên khiến cho ta có “Giả tướng lẫy lừng nhân pháp” mang chúng ta đi trong khổ não.

Hôm nay, ngài Huyền giác đã chứng thật tướng, ngài đã thố lộ: “Chứng thật tướng, không nhân pháp”. Đó là đường đến sự an lành, chân hạnh phúc. Con đường đi đó, người hành giả phải biết tất cả những sự vật, vạn pháp, giả hợp như trên. Biết bằng sự quán soi trí bát nhã, nhìn thấy liễu ngộ sự giả hợp từ ngay cái “Ngã chấp” của mình đến “Ngã sở”, vạn sự vạn pháp không có thật thể. Khi người hành giả đã giải ngộ như vậy thì từng bước, từng bước, từng cái biết giác niệm, biết cái giác niệm đó ở từng vọng niệm, “Tri huyễn tức ly huyễn”. Đó là con đường thể nhập, ung dung, tự tại trong khổ đau, thiện ác…Mỗi vọng niệm đều có cái biết nào khác, đâu còn cái niệm nào khác: “Không nhân pháp”. Cái hằng biết đó tạm mượn là “thân ta” nhưng thật tướng không có cái biết đó nữa, không ta, không người, không thời gian nhưng “Như lai”.

Ngái Huyền giác đã chứng ngộ ở đó ngài mới viết lên những lời trên trong chứng đạo ca, “Bài ca chứng đạo”. Đây là một tác phẩm tu chứng của Ngài, ngài viết lại, tạm mượn danh tự hình danh sắc tướng thể hiện ra. Cho nên, người có tâm đạo hãy lấy những gì đang có ở đây để thực hành tu học hầu một ngày nào đó liễu đạo chứ đây không phải là một tác phẩm viết ra để coi đó mà lý luận phải trái. Đạo không nằm ở sự lý luận, văn tự. Khi đã thật sự sống chân thật. Rồi thì đời sống của mình là Đạo. Mỗi hành trạng đều là đạo cả. Hãy học đi rồi tự rũ bỏ xuống, bỏ tất cả đề được tất cả. Cả Vũ trụ bao la sao ta lại ngu muội, chấp giữ, sở hữu một ngôi nhà, một ngọn núi. Khi chấp giữ ta đã dính mắc ở đó rồi. Hãy nhìn thấy nó, không nắm giữ thì ta sẽ sở hữu làm chủ cả không gian vô tận. Muốn đi, muốn ở, muốn đến, tự do, tự tại “đó là như lai”. Cái biết không bị ngăn che nó được thông. Từ đó muôn nẽo, muôn nơi đó là “Thần thông”. Vậy, đã gọi là Thông thì không bị bịt, giữ. Nếu chúng ta có cái đó thì chỗ nào gọi là sanh, chỗ nào gọi là tử. Ai khổ đau, ai vui vẻ. Đấy cũng là Thần thông. Có thần thông tự tại như vậy mới tự do đi đến địa ngục, thiên đàng. Khi chúng sanh chấp giữ, vui vẻ, hỉ lạc là Thiên đàng. Mà chúng ta không bị hai cái đó làm che mờ, bịt giữ thì Thần thông. Thần thông ấy sẽ đến địa ngục cứu độ chúng sanh, sẽ đến thiên đàng cứu độ giải thoát Thiên đàng. Vì chư thiên thì cũng có một ngày, thời gian nào đó cũng sẽ suy sụp, phước bảo cũng phải trầm luân thôi.Đây là một ý nghĩa mà Ngài Huyền giác đã thấy: “Sát na dứt sạch A tỳ nghiệp”.

Ngài đã thấy và đã chứng ngộ thật tướng như vậy. Cho nên, ngài viết lời nhắn rằng: “Nếu đem lời vọng dối chúng sinh. Tội rút lưỡi tự mang trần kiếp”.

Ngài đã cam đoan như thế. Thì hôm nay, chúng ta hãy hoan hỉ thể nhập đi, để khỏi phụ long Cổ Đức. Hãy đốt ngọn vô tận đăng tiếp tục soi đường cho chúng sinh vạn hữu. Trên đây là sự soi sáng, quán soi trí huệ. Trên văn tự ta thấy cũng dễ nhưng trong sự tu học muôn vàng khó khăn. Để trợ duyên trên bước đường tu học, người hành giả nên lấy “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” làm hành trang độc hành mà tu học. Trong nghiệp thức mênh man vô bờ bến kia người hành giả rất khó thể nhập vào chơn như thật tướng. Phần đông, chúng ta bị những chướng duyên vi tế, tiềm tàng bên trong. Chúng ta nói thấy biết cái biết hằng có như trên luôn bằng cái lý thôi. Ta tự chấp cái lý sự đó rồi cho đó là “cái biết hằng có”. Chúng ta thật lầm tưởng, nên cứ tu mãi. Càng tu càng thấy ngã chấp dẫy đầy là do ta chấp cái lý mà ra cả. Ở ngay đây, ta hoàn toàn không tỉnh giác nổi. Cho nên, ngay đây Đức Phật bảo rằng chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng thôi, Ở ngay đây, hoàn toàn buông xả cho đến ý niệm, cảm xúc, hành trạng buông xả cũng không còn. Như vậy, ở ngay đây thật là khó, người hành giả ngay đây phải “Vô công dụng đạo”.

Từ những khó khăn trên, người hành giả lần lần tu niệm, trì niệm “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” từng ngày, từng giò, phút niệm tụng. Niệm tụng như vậy nghe kỹ, thấy kỹ từng âm thanh một. Trong mỗi giác niệm thấy biết kia luôn mang cái hằng biết. Người hành giả cứ như vậy nuôi cái Thánh thai biết “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Đến một ngày nào đó, gió mát, trăng thanh, liễu rũ, hoa rơi buôn lỏng đi vào đời. Vạn vật, vạn pháp “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” cùng ta là một thể chơn tánh, chơn niệm.

Và đến khi đó, người hành giả thoải mái đi vào đời, không còn chướng duyên nào cả. Người và ta như một, vạn pháp cũng không hai. Thiện ác cũng thế. Một hạt cát nhét đầy Vũ trụ, Vũ trụ chỉ là một hạt cát.

“Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha Bộ lâm”.

Hôm qua tâm dạ xoa
Sáng nay mặt Bồ tát
Bố tát với dạ xoa
Không cách một đường tơ




Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 09:39:33(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 6 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Huyền Mai trên 04-11-2016(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 11-06-2020(UTC) ngày, Phuc An trên 20-06-2020(UTC) ngày, Kim Cang Đạo Nguyệt trên 22-07-2020(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Tịnh trên 23-07-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#14 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
PHẨM 4






Chánh Văn:

Đốn giác liễu như lai thiền,
Lục độ vạn hạnh thể trung viên
Mộng lý minh minh hữu lục thú,
Giác hhậu không không vô đại thiên.


Dịch Nghĩa:

Chóng giác xong như lai thiền
Sáu độ muôn hạnh thể tròn nguyên
Trong mộng rành rành bày sáu thú
Tĩnh rồi vắng bặt cả ba nghìn





Đốn giác là một sự ngộ trực giác không qua một thứ lớp nào cả. Ngay chỗ thấy rõ bản tâm thanh tịnh của mình. Ngày xưa, ngài Huệ Khả đến cần học với Đạt Ma Sư Tổ. Ngài cầu xin Đức Đạt Ma Sư Tổ an tâm cho Ngài.
Ngay lúc đó, Đạt Ma bảo rằng: “Ông đưa tâm ra, ta sẽ an cho”.
Ngài Huệ Khả nghe vậy, lúc đó quay lại tâm mình tìm xem, quán soi coi cái tâm lăng xăng đó ở đâu. Một sự trực nhận nhanh, ngài không tìm thấy, Ngài Bạch rằng: “Con không thấy”.
Đức Đạt ma bảo: “Ta đã an tâm cho ông rồi đó”.

Một tích tắc, một sát na sở tri chướng đều mất, một sự trực nhận, ngay đó Ngài đã tỏ ngộ.
Một sự trực ngộ nhanh chóng, không còn một sự suy tư, lưỡng lự. Vì cả sở tri chướng hoàn toàn sụp đổ. Người hành giả chúng ta tu ngay chỗ này hay bị lầm tưởng. Thật sự khó phân biệt. Vì lâu đời đến nay, sự huân tập vạn sự, vạn ý niệm, muôn pháp nó nằm sẵn trong đó. Khi chúng ta khởi niệm, nó liền biến hiện, đem sự hiểu biết phân biệt các duyên tốt xấu, thuận nghịch trong đó tiếp tục tạo nên nghiệp, cảnh giới khác. Nó nằm rất sâu nhiệm vi tế. Với tâm chúng ta không tỉnh giác sâu, ta hoàn toàn không thấy tướng trạng của nó. Khi chúng ta khởi niệm một vấn đề nào đó. Tức là ta đã vọng niệm. Trong cái vọng niệm này, nó mang theo hình sắc, âm thanh, cảm giác, thọ cảm, phân biệt…. Tự nghiệp lực, chủng nghiệp vi tế trong sở tri chướng, sở tri kiến đó nó sẽ lần lượt mang ra, nổi lên những cảm giác, thọ cảm thuận nghịch, hình danh, sắc tướng để mục đích của vọng nghiệp này là thức phân biệt. Khi đã phân biệt rồi đó, nó sẽ mang theo, huân tập lại hình danh, sắc tướng, thọ cảm thuận nghịch để tìm cảm giác thọ cảm giống với ý niệm vừa khởi. Thuận thì vui, nghịch thì buồn, đau khổ. Từ đó, nó tác động lên than, khẩu, ý. Cảm xúc, hình danh sắc thuận thì khẩu nghiệp sẽ lựa những tiếng âm dịu dàng phát ra. Ngược lại, thì những khẩu âm giận hờn nổi lên. Khi thuận thì than, tay, chân nhẹ nhàng âu yếm. Nghịch thì mạnh bạo, tàn nhẫn. Và khi đó, ý niệm (ý nghiệp) cũng tuôn ra, phát ra thề hiện trên dòng suy tư của mình những điều mâu thuẫn, thương ghét, thuận nghịch khác nhau. Những nghiệp lực như vậy khi vừa khởi lên là nó tang vào bên trong căn, tàng thức. Chủng nghiệp đó nó tàng sâu vào, càng lúc càng phức tạp, trùng trùng tàng vào, trùng trùng duyên khởi. Khi có đủ duyên nó liền hiện. Nếu ngay đó, chúng ta tỉnh giác thì muôn duyên lặng xuống. Không tỉnh giác thì khẩu nghiệp, than nghiệp, ý nghiệp, tham, sân,si kéo theo, che đậy muôn đời, muôn kiếp khó mà ra khỏi vòng trầm luân trên.

Những sự kiện tâm thức đó là “Sở tri chướng”. Một sự chướng ngại do cái huân tập nghiệp lực trên sự hiểu biết phân biệt. Khi hiểu biết phân biệt thì đương nhiên là sẽ có ta. Đã có ta rồi sẽ có người, phân biệt, ngăn che, giới hạn cho nhau. Nên có chúng sanh và thế giới. Chúng sanh và thế giới như vậy trùng trùng, điệp điệp, sinh diệt trùng trùng lên nhau nhưng không ngăn ngại. Sự sự không ngăn ngại. Không ngăn ngại vì mỗi cá nhân thì sẽ có nghiệp lực, chướng ngại riêng do sự chấp ngã, chấp pháp của cá nhân đó. KHi thích cành hoa hồng thì đó là nghiệp, một sự huân tập nhiều đời, nhiều kiếp. Vô số hình ảnh hoa hồng, vô số cảm xúc thuận nghịch trong tàng thức nó sẽ thể hiện ra. Chỉ trong một sát na thôi, đức phật bảo sự sinh diệt trong sát na đó tính số lần sinh diệt nó lên hang trăm lần. Thật là một điều kinh khủng, không thể tưởng tượng nổi bằng trí óc, không thể viết nổi, lý luận bằng văn tự được. Chỉ có Thiền định tỉnh giác mới nhìn thấy nó.

Chúng ta khi ngồi tĩnh tọc, ta sẽ thấy chủng nghiệp. Chúng nó lăng xăng, lộn xộn nổi lên liên tục. Khi suy nghĩ cái này, cái kia vào, suy tư cái nọ thì cái khác vào. Mà khi ta thấy một ý niệm đó ngay trong tâm thức thì nó đã trãi qua hằng trăm lần sinh diệt phân biệt rồi. Cuối cùng, mới hình thành cái niệm đó một thời gian qua, một thời gian sinh diệt thật kinh khủng. Nó đi nhanh hơn ánh sáng quá nhiều. Như trong tâm thức đã biến hiện như vậy rồi thì người hành giả khó thoát ra ngay chỗ này, bị đọa cũng ngay chỗ này, mà giải thoát cũng ngay chỗ này. Tiếng chuông vang lên boong boong, đức phật đã đi rồi. Khi người hành giả nghe tiếng chuông đó mà không trực nhận.

Hương Nghiêm Thiền sư khi cuốc đất, ngài đã nghe tiếng sỏi vang lên, trực ngộ ngay nơi đó. Một sự bùng nổ không có giác niệm nào, không có sự kiện nào, sạch hết niệm về vật, ngã tâm hết sinh vì không còn chỗ để tâm sinh khởi.Đã đốn giác rồi thì tự tánh hiển bày. Lúc đó, chỗ nào cũng có tự tánh cả. Cũng sống bình thường qua lại trong vạn pháp “Hằng biết”. Sống bằng tự tánh như lai Thiền. Thiền này không có trong sách vở, văn tự, ngôn ngữ luận bàn. Vì cái đó không thể dùng văn tự diễn đạt, luận bàn được:

Sáu độ muôn hạnh thể tròn nguyện

Trong tự tánh thanh tịnh đó, có đủ tất cả pháp sáu độ muôn hạnh đầy đủ cả. Ở đây, ngài nói sáu độ tức là lục độ ba la mật. Mà Lục độ Ba la mật là rốt ráo, rộng lớn. Mà đã như thế thì không thể rời tự tánh mà có lục độ được. Về với tự tánh là về với sự thể nhập vô trụ, vô pháp. Ở ngay đó, không có một vật bám víu vì tất cả các niệm, các pháp đều do duyên hợp, giả có tất cả. Cho nên, ngay đó “Giác trí cái biết” tạm mượn như vậy, tự chứng biết trên từng vọng niệm, vạn pháp. Pháp nào cũng biết thì đâu còn có pháp nào và niệm nào nữa. Chính nó tự biết. Trong muôn hạnh thì ngay chỗ đó không còn vướng mắc, bận bịu vào một pháp nào cả thì gọi là “Bố thí ba la mật”, bố thí rốt ráo. Ngay đó, tất cả đều là biết, là tự tánh cả thì đâu có pháp nào sinh gọi là nhẫn nhục rốt ráo, nhẫn nhục ba la mật. Ngay chỗ đây, tất cả đều thể hiện cái biết tròn đầy, không ta, không người, không pháp thì đâu có sự lăn xăng loạn động nên có Thiền Ba la mật, thiền rốt ráo. Hằng có cái biết tất cả vạn pháp như vậy là tuệ Ba la mật, huệ rốt ráo. Không có một pháp nào khác, tự tánh của nó hằng giác biết thì là tinh tấn Ba la mật. Một sự tinh tấn rốt ráo:

Trong mộng rành rành bày sáu thú
Tỉnh rồi vắng bặt cả ba ngàn


Chúng ta sống hằng ngày buôn lung theo vọng niệm, bị nghiệp thức luân chuyển, trầm luân trong khổ đau. Mê muội, không tỉnh giác cho các pháp đều là thật, chấp ngã có thật là ta. Rồi từ đó, chấp sự nghiệp tạo dựng muôn pháp, bảo thủ ngã chấp. Thấy nhà cửa là thật, đền đài, sự nghiệp là thật, không nhìn được các pháp duyên hợp, giả có. Từ đó, bảo vệ thành quả, sự nghiệp, bảo vệ tốt, bỏ xấu hư, gây tạo vô số cạm thọ, buồn vui trong tâm thức. Tâm xấu trước mắt sẽ thấy mình khổ, xã hội ghê sợ. Tốt thì Xã hội khen đem lại lợi ích, thân thiện. Trong tâm ta, nó có cả thảy lục khí ở đấy. Người mê lầm chạy theo Trần cảnh sẽ bị trầm luân, đọa lạc, càng lúc, càng đắm chìm không ngày ra khỏi. Nhưng cũng nơi ấy, tỉnh giác lại thì không còn gì cả, chỉ là một giấc mộng, duyên hợp, giả tạo. Chính ngay sat na tỉnh đó thì muôn duyên đều sụp đổ xuống cả. Đâu có ác thiện, bại thành an nhiên, tự tại đến lui, không có vướng mắc gì cả: "Tĩnh rồi vắng bặt cả ba ngàn"

Tĩnh rồi mấu chốt sanh ta tâm thiên đại thiên thế giới đều sạch. Trong chứng đạo ca chứa đựng những trí tuệ liễu ngộ thanh tịnh tự tâm. Người học chứng đạo ca dễ đến con đường giác, an lành. Có người đến an lành, giải thoát, cũng có người không. Văn tự hiển bày như vậy như rất khó vào. Vì nơi đây hoàn toàn không có một vật gì, không tạo tác.

Ngày xưa, khi Đức Phật thành đạo. Ngài nhìn thấy sự vi diệu khó đạt như vậy, ngài định nhập vào Niết bàn. Nhưng lúc đó, nhờ chư thiên xin Đức phật từ bi chuyển pháp luân. Và cuối cùng, Đức phật đại bi đã chuyển động cánh cửa bí mật. Thì hôm nay, cũng xin nương nhờ bi nguyện của chư phật để đốt “Ngọn đuốc từ đâu về, để cho ánh sáng đi về đâu”.

Qua những văn tự diễn đạt thật tánh trong trong những phẩm vừa qua thì mật chú Chuẩn đề luôn đi cùng, thể hiện lên trong pháp tu “Hiển mật viên thông cứu cánh thành phật tâm yếu”.

Mật tông là một tông lớn trong ba tong của nhà Phật. Mà ở đây chỉ là tu Mật chú chuẩn đề, một tâm chú của Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề. Mật chú này nó có đầy đủ năng lực: Thủ hộ, truyền tải bí mật hạnh (Luôn có những vị chơn sư Bí mật, chư thánh chúng, bồ tát gia hộ cho hành giả trong suốt quá trình tu tập – Vô sư trí) xả bỏ, thù nhập trong tâm pháp. Thần chú Chuẩn đề có rất nhiều năng lực, vô số pháp môn trong đó, có sẵn để những vị chân sư mật truyền chuyển tải cho người hành giả tu học. Người hành giả cóp khi vào tu mật chú Chuẩn đề chưa từng học qua pháp tánh Hiển giáo nhưng cũng được tự biết, tự liễu lấy những bí pháp rồi thể nhập tự tánh thanh tịnh. Đó là những lợi lạc của người hành giả tu theo Mật tong. Mật tông tối thượng thừa thiến quán này luôn luôn lúc nào cũng nằm trên tự tánh thanh tịnh. Người hành giả tu học Mật chú Chuẩn đề khi đi vào chuyên tu, trước nhất họ đã được pháp tu “Tam mật gia trì”, khẩu mật, thân mật, ý mật.

Trên nền tảng giới luật, mới ban đầu họ chỉ thọ nhận năm giới thôi. Nhưng trong quá trình tu học, người hành giả hằng ngày trì niệm thần chú thì khẩu nghiệp sẽ thanh tịnh, miệng lần lần sẽ nói điều dễ nghe, thanh tịnh, vui vẻ. Đó là bước đầu, về sau nội thức, tâm niệm. Khi đó thì những niệm nổi lên trong tâm lăng xăng kia đều thầm nghe “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Những vọng niệm đó trong tự tâm nổi lên thì nó cũng tự nhiên niệm “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm. Những ý niệm, hình danh, sắc bên ngoài đưa vào bằng mắt, bằng tai, bằng cảm xúc. Chúng cũng niệm được “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” Như vậy người hành giả càng tu tập thì càng đầy những niệm “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Cho đến lúc thân thể may động, cảm xúc thấy nghe đều là “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Lúc đó, thân mật cũng thể hiện. Hằng ngày, người hành giả kiết ấn đủ những ấn, đủ những động tác. Nhưng những động tác, sự chuyển động đó từ đâu ra, cũng từ trong tự tánh thanh tịnh. Khi một Đức Phật ngồi tĩnh tọa đại định, ngài luôn luôn kiết một ấn pháp, kiết ấn đó để chi? Để lan tỏa, thể nhập vào Vũ trụ. Một sự bế, buông xả hoàn toàn mất hút không dấu vết.

Những ấn pháp rất vi diệu. Mỗi ấn có động dụng của tự tánh riêng. Người hành giả chỉ cần kiết ấn, niệm chú kết hợp. Ấn pháp – Mật chú, ý mật phù thành một thì ngay chỗ đó cũng không ta, không người, không một pháp gì cả, thể nhập hoàn toàn, tự do, tự tại, không ngã, không pháp. Một sự thể nhập của lý tối thượng thừa Thiền cùng sự sự thanh tịnh. Sự thể nhập như vậy gọi là như lai tự tánh. Người hành giả Mật tông được thọ hưởng Thiền và Mật. Lấy Thiền mật, hiển mật viên thông để làm cứu cánh tu học.

Trong khuôn khổ bài viết này, chỉ đưa ra vài nét trong tam mật gia trì để nhằm cho hành giả tinh tấn tu học. Sau khi học qua hiển giáo để cuối cùng vận dụng thể nhập vào tự tánh bằng tâm phú ngoằn ngoèo lên xuống. Thấy nó rất đơn giản nhưng khi kiết ấn, nội tâm thức niệm chú thì nó sẽ diễn đạt được tự tánh thanh tịnh diễn đạt của trí tuệ siêu thoát, trong đó “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” ngay đây không có ta niệm. Hãy biết cái biết đó ngay khi nó đang sanh niệm thì vô niệm. Cũng chính ngay đó, “úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” không tướng, không, không, không, chẳng không. Đấy chính là như lai chân thật tướng.



Cư Sĩ Thanh Hùng,
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 09:53:42(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 4 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 11-06-2020(UTC) ngày, Phuc An trên 20-06-2020(UTC) ngày, Kim Cang Đạo Nguyệt trên 22-07-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#15 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
PHẨM 5






Chánh Văn:

Vộ lượng phước vô tổn ích
Tịch diệt tánh trung mạc vấn mích
Tỉ lai trần kính vị tằng ma
Kim Nhật phân minh tu phẩn tích.



Dịch Nghĩa:

Không tội phước, không thêm bớt
Trong tánh tịch diệt đừng hỏi kiếm
Xưa nay gương bụi chữa từng lâu
Đây lúc rõ phân cần biện chắc.



Ở phần này, Đức Huyền giác Ngài nói “Không tội phước, không thêm bớt”. Trong tánh tịch diệt đừng hỏi kiếm. Tại sao không tội phước? Ta hãy tự hỏi và hãy thật chứng những điều trên cũng như Ngài đã chứng ngộ điều đó. Ngay đây đòi hỏi người hành giả phải chân thật, chứng ngộ mới thấy được điều đó. Nếu không chứng thật được bản tính thanh tịnh của mình mà học đòi. Nói làm những điều trên thì vô cùng nguy hiểm. Chúng ta hãy cẩn thận điều đó.

Khi người hành giả đã liễu ngộ được tất cả các pháp, vạn sự, vạn vật đều không tướng, vô ngã, quán soi tự nhìn thấy các tướng, các pháp đều do sự giả hợp mà có, không có thật thể. Khi chúng ta ngồi tĩnh tọa niệm chú, hành thiền thì thường thấy những pháp, ý niệm lăng xăng, vọng khởi lên trên đầu. Ngay tức khắc đó, bạn hãy dung kiếm huệ, một loại trí tuệ sắc bén nhanh chém chúng ra từng mảnh. Tức là hãy quán soi chủng loại vọng niệm đó nó hình thành như thế nào chứ đừng chặt bỏ nó. Thí như khi chúng ta đang ngồi tĩnh tọa, niệm tụng thì một niệm vọng lên. Một câu chuyện lúc trước lại hiện lên. Trong câu chuyện đó, người A chửi mình là đồ chó đẻ. Câu chuyện đó tưởng chừng như đã quên lãng vào quá khứ rồi. Câu chuyện đã trãi qua rất lâu. nhưng hôm nay, trong lúc hành thiền, tự nhiên khung cảnh những câu chửi rủa đó lại trở về không thiếu một chữ. Không phải tự nhiên mà nó lại trở về đâu. Mà do sự tĩnh tọa làm cho các duyên bên ngoài ngưng lại. Khi ngưng lại như vậy, do ta điều tiết chưa thông hơi thở hơi uất khí lại làm ta nóng, khí huyết nóng, nhịp tim nhảy bóp nhanh, lượng máu lên não nhiều lần gây ra những làn sóng não tạo nên những cảm giác hồi hộp, nong nóng trong lòng. Cảm giác này y như cảnh cảm giác xưa kia mình bị người A chửi. Thế là nghiệp duyên đó nổi lên. Nghiệp duyên chứa trong tàng thức như là một chuồng ngựa. Mỗi con là một nghiệp duyên. Khi con nào chứng ngảy chồm phóng ra ngoài thì chủng nghiệp đó nó hiện hành. Cảnh xưa cũ – lạc ảnh tử, những ảnh rớt lại bắt đầu đủ duyên sanh ra. Cảnh thuận thì tham đắm chiếm đoạt, cảnh nghịch thì chối bỏ. Khi có cảm xúc tham đắm thì tự những chủng duyên có sẵn trong tang thức, trong các căn: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, than, ý bắt đầu chúng tự duyên duyên với nhau mà tự đạo diễn ra. Và ngay chỗ đó nó có những động lực vô hỉnh, sức mạnh vô hình do duyên nghiệp tạo hình thành nghiệp lực. Cái lực này tác động vào “Khẩu” thì miệng mình mắng chửi tuỳ theo nặng nhẹ mà thốt ra những lời thô tục, độc hại khác nhau. Đó là tạo nghiệp tiếp. Nhưng ở giai đoạn này còn nhẹ. Giai đoạn tiếp theo tác động vào “Thân”. Sauk hi miệng chửi rủa rồi cảm thấy không thoả mãn lòng tham, sân, si của mình bắt đầu dùng tay đánh đập loạn xạ trong mê lầm (Khi người giận, si mê, tay chân qườ quạng, mê lầm.Giai đoạn tiếp, nếu thoả mãn cơn giận tham, sân, si thì thôi còn không sẽ dùng “ý” tạo tác nghiệp tiếp. Một dòng suy tư mê lầm kéo những gì của mình gôm lại như là an hem, cha mẹ, vợ con, dao búa tạo nên thế lực mạnh hơn để thoả mãn lòng tham, sân, si chiếm đoạt và huỷ bỏ. Như vậy, một dòng nghiệp lực dẫy đầy nước mắt và máu cứ tuôn chảy, ánh sáng và trí huệ sẽ lu mờ trong tâm thức của chúng sanh. Đó là nguồn gốc của tội lỗi.

Khi người hành gỉa hành sâu vào trí huệ bát nhã rốt ráo kia, họ hiểu như vậy rồi, hiểu thật tường tận vì chính họ đã tự hiểu. Thì ngay chỗ đó, trí huệ tự giải thoát của họ thể hiện lên nhìn rõ chân tướng của mọi tội lỗi là một dòng sinh diệt giả tạm do sự chấp ngã, chấp pháp mê lầm. Thấy rất rõ từ vô thuỷ, vô chung đến nay do chấp thân này là thiệt, không biết là do đất, nước, gió, lửa – tứ đại hợp thành. Từng giờ từng phút bốn cái này nó sinh khắc mà diệt. Cái thân tứ đại kia trong từng giờ, từng phút đang sinh diệt. Có nghĩa là hằng ngày tim, phổi, lục phủ, ngũ tạng đang yếu dần, tế bào máu huyết, các chất nó đang phản ứng hoá học liên tục biến đổi. Thân này, máu thịt này, cảm xúc này nó phải suỵ xuống để hình thành ở thể mới. Thân ta, cuộc sống ta đang sống thấp thoải mỏng manh trước thềm sinh tử.

Thân ta như thế đó, vạn pháp xunh quanh ta như thế, một dòng sinh diệt lẫn quẩn luôn mang chúng sanh vào sự khổ đau, tội lỗi. Qua sự sanh lão, bệnh tử đó, thái tử Thái tử Sĩ Đạt ta, người đã đi dạo bốn cửa thành. Ngài quán sâu vào đó, vào cái cội gốc của tội lỗi. Với một ngày trong sáng, ngài đã thực sự sống lại, sống trên cái sinh diệt, sống trên cái tội lỗi lẫn quẩn đó mà không ô nhiễm. Ngài đã thấy, chứng ngộ được tự tánh thanh tịnh. Ngay chỗ đó không một vật nào, không một pháp nào. Trong cái sinh diệt trùng trùng duyên khởi đó, có một cái không bao giờ sinh diệt, không bao giờ mất. Nó đã hiện hữu muôn đời. Ngay chỗ sinh đó, nó hiện hữu tích tắc ngay đó. Và ngay chỗ đó “chỉ biết thôi” hoàn toàn buông xả. Rồi ngay chỗ diệt đó tức khắc nó cũng chỉ biết thôi thì ở hai khía cạnh sinh và diệt đều hằng có cái biết đó thì tội chướng chỉ là giả danh, thiện cũng chỉ là giả danh thôi. Vì muôn pháp không thật tướng chỉ có “biết” trong vô thủy, vô chung đến nay. Người hành giả tu Mật chú chuẩn đề dễ tùy thuận vào tự tánh thanh tịnh này. Người hành giả trì niệm chuyên sâu vào trong nội thức, trong đời sống tưởng đi sâu vào trong “căn thức”. Họ ngồi trì niệm quán soi từng vọng niệm lăng xăng. Mới ban đầu họ kích thích, tác động, vọng giác cho tất cả các giác niệm biết vào trong vọng niệm. Sau đó, tự nhiên tất cả các vọng niệm nổi lên “ngay chỗ đó” biết “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”.

Cứ như vậy, khi ta tu tập hằng giờ, hằng phút như vậy, tỉnh giác biết thần chú chuẩn đề sẽ khắp trong mọi vọng niệm thiện, ác. Lúc đó thì không còn có vọng chơn gì cả, chỉ còn một pháp duy nhất là biết thần chú “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Ngay chỗ đây, nếu chuyên về Thiền hiển giáo, ta khó phân biệt được cái tánh tự thanh tịnh của tự tánh, khó phân biệt đựơc cái biết phân biệt ở đây. Vì vào đây cũng chỉ tạm gọi là vào chứ thật tế ngay đây không có một pháp nào, một niệm tác động vọng khởi cả. Người hành giả mật chú Chuẩn đề ngay đó họ bỏ tất cả hết, chỉ nghe một nội thức “úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” vang lên nhưng rất vi tế, nhỏ nhiệm. Nhưng ngay đây, càng lúc càng kiên nhẫn nghe biết “úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Cứ niệm tu từ từ như vậy để nuôi cái thánh thai “hằng biết”, để một ngày, một thời gian, không gian nào đó quên luôn cả cái biết đó. Lúc đó mới là cái hằng biết.

Sự huân tu của hiển và mật như vậy cho nên nó đem lại sự lợi ích rất lớn cho người tu. Ngay đây, khi đã trở về liễu nhập với cái hằng biết tự bao giờ. Thì trước mặt, trong tâm vạn pháp đều là cái hằng biết, không còn thân ta ngã chấp, không còn pháp chấp thì tội chướng cũng đâu có. Tội chướng kia cũng do giả duyên hợp thành mà thôi.

Không tội phước, không thêm bớt,
Trong tánh tịch diệt đừng hỏi kiếm.
Xưa nay gương bụi chữa từng lau,
Đây lúc rõ phân cần chắc


Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 10:03:33(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 11-06-2020(UTC) ngày, Phuc An trên 20-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#16 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
PHẨM 21



Chánh Văn

Ngã Sư Đắc Kiến Nhiên Đăng Phật.
Đa Kiếp Tàng Vi Nhẫn Nhục Tiên.
Kỷ Hồi Sinh, Kỷ Hồi Tử,
Sinh Tử Du Du Vô Định Chỉ.
Tự Tùng Đốn Ngộ Liễu Vô Sanh,
Ư Chư Vinh Nhục Hà Ưu Hỷ.


Dịch Nghĩa

Thầy Ta Gặp Được Nhiên Đăng Phật,
Nhiều Kiếp Làm Tiên Nhẫn Nhục.
Bao Lần Sinh, Bao Lần Tử,
Tử Sinh Dằng Dặc Không Ngừng Dứt.
Từ Khi Chóng Ngộ Tỏ Vô Sinh,
Nào Phải Mừng Lo Cơn Vinh Nhục.



Ngay đây ngài Huyền Giác nói “ Thầy ta”, tức là nói đến Đức Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật đã gặp Đức Cổ Phật Nhiên Đăng. Ngài đã từng cúng dường lấy áo, thân mình, tóc mình để lót đường cho đức Nhiên Đăng. Đức Thích Ca đã từng dâng cúng những gì quí giá nhất trong thời đó đến với đức Phật Nhiên Đăng, và đã từng được đức Nhiên Đăng Cổ Phật thọ ký: “Sau này sẽ thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni Phật”.

Thầy Ta Đã Gặp Được Nhiên Đăng Phật

Và đức Huyền Giác cũng nói rằng đức Phật Thích Ca đã từng nhiều đời, nhiều kiếp làm tien nhân, nhẫn nhục chịu cức khổ, chịu mọi điều khổ ải để hóa độ chúng sanh và hoằng dương Phật pháp. Ở trong kinh kim cang đức Phật đã nói với ngài Tu Bồ Đề rằng: “Ta nhớ kiếp quá khứ trong năm trăm đời làm vị Tiên nhẫn nhục, ở trong những đời đó không có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sinh, tướng thọ giả…”.

Ở đây đức Phật nói trong năm trăm năm đời làm Tiên nhẫn nhục, những đều không có tướng ngã. Nếu không có tướng ngã, thì trong cuộc sống, sự sống của Ngài, Ngài không có thọ cảm, chấp mắc vào một vấn đề nào cả. Một vị Tiên cũng tu học, cũng đi đứng nằm ngồi, cũng sống, cũng ăn mặc, đói khát như mọi người. Nhưng ngay nơi đây, mọi vấn đề, mọi pháp đến với Ngài đều bình đẳng, không có sự hơn kém, tốt xấu, buồn vui thiện ác. Vì mọi vật, mọi pháp ở đây đối với Ngài đều vô ngã, vô tâm. Vì tâm kia sinh diệt hư huyễn, nên không dính vào với Ngài. Ngài không chấp vào ngã tâm ấy, luôn cả cuộc sống an tịnh tu học diễn ra trong tâm thức Ngài cũng đều không dính mắc, vì nếu dính mắc trong cái tịnh đó thì thuộc “ tịnh vọng”. Mà tịnh biết nó đã hằng có từ đời này qua đời nọ. Năm trăm lần làm vị Tiên nhẫn nhục đó Ngài, thân Ngài là cái tịnh biết hằng có. Nó không hình tướng, cũng không có cái không hình tướng đó, nhưng nó luôn quán soi trong vạn pháp, vạn vật. Cho nên Ngài không có tướng thọ giả, tướng chúng sanh là vậy.

Có những kiếp Tiên nhẫn nhục như: Ngài đã từng bị người cắt đứt tai, rồi chân tay của mình mà nét mặt, tâm thức không biến đổi vọng động. Vì chân tay đó, những thọ cảm, thọ giả đó Ngài không có dính mắc vào đó. Ngay nơi bị chặt tay chân đó Ngài vẫn tỉnh giác biết đó là như vậy. Nhưng ngay đó Ngài xa lìa không dính mắc vào sự phân biệt là ta bị như vậy, là đau khổ, là nghiệp nặng. Hay ta làm như vậy để gánh tội cho người, một loạt phân biệt thị phi như vậy. Ngài hoàn toàn không có đó, vì Ngài đã hoàn toàn vô ngã, không tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Không chấp dính vào sự đau khô rã rời thân xác, thì không có tướng chúng sanh. Một con vật, một con người, khi bị hại đến bản thân thì đau khổ, hay là khóc lóc để tỏ vẻ bảo rằng thân tôi bị hại, tôi không muốn điều đó. Như vậy đó là tướng nhân, tướng thọ giả. Ngài đã thị hiện năm trăm năm vị Tiên nhẫn nhục đó. Làm được những điều nhẫn nhục đó là do vô ngỗ, không chấp dính mắc vào những tướng pháp trên. Từ đó mới trở thành những vị Tiên nhẫn nhục, sự nhẫn nhục vô sinh ở ngay đây. Sự nhẫn nhục đó cũng không do Ngài sinh ra, cũng không do tập nghiệp sinh ra, mà nó phát từ cái tâm diệu hữu ở tâm Thanh tịnh mà ra. Cho nên nó hoàn toàn vô sinh. Nếu ở một thân người để chịu đựng nhận nhục đó là có tướng nhân để dinh nhẫn nhục. Ngay đây Ngài không có những cái đó.

Nhiều Kiếp Từng Làm Tiên Nhẫn Nhục
Bao Lần Sinh, Bao Lần Tử,
Tử Sinh Dằng Dặc Không Ngừng Dứt.
Từ Khi Chóng Ngộ Tỏ Vô Sinh,
Nào Phải Mừng Lo Cơn Vinh Nhục.


Trên kia đã nói qua ở sự không có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sinh, tướng thọ giả. Từ những cái lý diệu nghĩa đó mà thoát qua tất ca những khổ đau luân hồi, mặc nhiên tùy duyên mà sống an nhiên tự tại. Còn ngược lại, nếu chúng ta chấp chặc vào thân này, cho rằng nó có thật. Chấp vào sự thọ giả, cho rằng những cảm giác vui buồn được mất ấy đều là thật. Rồi từ đó phân định ra thiện ác, ta người, ngã chấp pháp, chấp dẫy đầy. Thì vọng tâm đó sẽ dẫn ra đi trong lục đạo luân hồi sinh tử trầm luân khó thoát khỏi.

Bao Lần Sinh Bao Lần Tử
Tử Sinh Dằng Dặc Không Ngững Dứt


Tử Sinh đó nó cũng từ trong tâm ta mà có cả, vọng tưởng ấy cũng từ trong tâm mà ra. Ngay đó ta tỉnh giác biết cái lăng xăng vọng động không thật đó đừng theo, chỉ biết thôi. Thì ngay đó tâm sẽ lặng.

Từ Khi Chóng Ngộ Tỏ Vô Sinh
Nào Phải Mừng Lo Cơn Vinh Nhục

Trong cái lăng xăng loạn động đó có cái không loạn động. Từ cái niệm có đến niệm không, sự chuyển hóa từ cái này đến cái kia, nó đều hiện hữu lên ngay đó cái biết. Nếu cái biết không hiện hữu ngay đó thì ta không biết, mà khi đã biết được, thì cái biết cũng hiện hữu lên ngay cái đó. Như vậy cái biết đó nó có phân biệt, có lăng xăng loạn động khổng? Nếu nó lăng xăng loạn động, thì nó không hiện hữu từ cái này qua cái kia, từ tỉnh qua động, từ động qua tỉnh nó luôn chuyên chở vạn niệm. Nếu nó đã chuyên chở được vạn niệm, nó đều có mặt trong tịnh và động, tức là nó vô sinh. Khi đã vô sinh thì tất cả chuyện thị phi vinh nhục không còn nữa, mọi vấn đề đều bình đẳng.

Trên cái lý vô sinh pháp nhẫn này, người hành giả Mật chú Chuẩn Đề phải quán soi kỹ ngay nơi đây. Rồi lấy Mật chú Chuẩn Đề - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, ngày lại ngày qua từng giây phút nghe nó động chuyển trong từng giác niệm, khi niệm như vậy hoàn toàn không dính vào sự niệm, ai niệm không cho mình đang niệm, vì mình đang niệm tất là có tướng nhân, tướng thọ giả, tướng chúng sinh. Vì nếu ngay đó mà có ta biết, ta có thật đang niệm, thì cảm xúc thọ cảm, mừng vui lần lần khoái lạc an lành lại nổi lên, tức là có tướng thọ giả. Ngay nơi đây người tu Mật chú Chuẩn Đề - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm cũng không chấp dính vào sự Thanh tịnh niệm tụng của mình. Vì khi chấp rõ có sự Thanh tịnh niệm tụng, tất chấp pháp, chấp ngã, chấp tịnh. Thì thành ra tịnh vọng, sự Thanh tịnh, tự tánh Thanh tịnh của nó không có tướng niệm. Nhưng hay diệu hữu, cái diệu hữu này là chân chú, Phật chú Chuẩn Đề. Tạm mượn gọi như vậy để chỉ Phật tánh thanh tịnh, khi đó như vậy cái Hiển và cái Mật không hai.

Tâm nào tìm chi cho xa, đâu có lìa thân này, sắc thân là giả, có sanh có diệt. Chân tâm như hư không, chẳng đoạn chẳng biến. Cho nên nói: “Hài cốt vỡ tan rồi trở về với lửa gió, một vật trường linh che trùm trời đất”

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.




Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 02:16:14(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 16-07-2019(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 11-06-2020(UTC) ngày
Linh Chi?u  
#17 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
"Năm xưa nghèo chưa thật nghèo
Năm nay nghèo mới thật nghèo
Năm xưa nghèo còn có dùi cắm đất
Năm này nghèo dùi cũng không"

Câu thơ nghe thật bình thường, nhưng nó đã thể hiện lên sự vi diệu của đạo pháp, nó bàng bạc, tầm thường ngay trong cuộc sống hàng ngày. "Tri huyễn tức ly huyễn". Theo con mắt thế gian thì cuộc sống thật nghèo, không có tiền bạc danh lợi, đến cái dùi cắm đất cũng không. Nhưng theo con mắt nhà Phật đó mới đúng là phước báu. Không có sự ràng buộc, không có sự ngăn ngại của 6 căn, 6 trần, 6 thức. Đó là sự ly hoàn toàn, mà vẫn hằng tỉnh giác và thường biết.

Cuộc sống có nghèo, nhưng đạo đâu có nghèo. Cảm niệm ơn Thầy rất nhiều!
thanks 1 người cảm ơn Guest cho bài viết.
Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#18 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết

PHẨM 22





Chánh Văn


Nhập Thâm Sơn, Trú Lan Nhã,
Sầm Ngâm U Thúy Trường Trùng Hạ.
Ưu Du Tĩnh Tọa Dã Tăng Gia,
Khuých Tịch An Cư Thực Tiên Sái?


Dịch Nghĩa

Vào Non Sâu, Ở Lan Nhã,
Núi Dựng Tùng Già Sân Vắng Tỏa.
Thong Dong Ngồi Lặng Lễ Tăng Quê,
Vắng Lặng Yên Lành Thanh Thoát Quá.


Trong đoạn kinh văn này, đức Huyền Giác nói lên sự sống thanh nhàn, an lạc của một tu sĩ ở trong thâm sơn vui thú của sự Thanh tịnh an lạc. Sống ở Lan Nhã tất là sự sống thanh tịnh ( A Lan Nhã dịch là thanh tịnh, thanh vắng).

Thong Dong Ngồi Lặng Lẽ Tăng Quê

Hình ảnh này nói lên một người hành giả đã lặng lòng, tâm không còn dấy động xôn xao, luôn lúc nào cũng tỉnh giác mà sống. Được như vậy mới ở yên trong sự thanh tịnh, thanh vắng được. Còn người tâm còn xôn xao loạn động, vạn niệm lăng xăng, tác động cho nhau, duyên hợp lẫn nhau. Thì dù có ở trong thâm sơn cùng cốc, thì cái vọng nghiệp, vọng trần kia nó cũng lôi ta ra.

Ở câu văn này, Ngài nói rằng người đã nhận thấy các pháp đều vô thường duyên hợp thật chứng ngộ lý trên, thì vào nơi thanh vắng đó tự do tự tại làm kẻ tăng quê, nuôi dưỡng thánh trí, tới lui núi dựng rừng sâu. Núi ngay đó nó cũng nói lên cái tĩnh lặng, suối kia reo, vượn hú, hoa nở luôn diễn đạt cái biết an lạc hằng có. Hoa kia, suối reo nói rằng: Tôi đang ở đây. Núi kia cũng vậy, tất cả đều sống dậy, một sức sống thanh tịnh hằng có. Người hành giả giỡn với gió, vờn với mây, tâm nhẹ nhàng thanh thoát không còn vướng bận trong cái động, cái tịnh, cái tu chứng gì cả. Ngay đây có thể nhảy múa, ca lên khúc ca - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Đúng như vậy đó, vào nơi Lan Nhã đó, tất cả đều xướng lên, hợp xướng lên – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Người hành giả (tăng quê) kia ngồi trên mỏm đá, tâm thức họ, vạn niệm đều hòa hợp, nơi nơi không ngăn ngại đều niệm Mật chú. Họ nhìn một đóa hoa như đang nở, đang đón chào – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Đúng vậy, ngay đây sức sống (phóng quang) của vạn vật đó luôn thể hiện – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Con suối kia rí rắc reo vi vu hàng đêm, hàng ngày cũng nghe nơi ấy Mật chú Chuẩn Đề. Người tĩnh tâm tu Mật chú vào nơi ấy tĩnh lặng quán âm Mật chú, cho đến lúc tất cả hoa nở, sương rơi, lá bay, gió reo đều vang lên – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Như vậy đã có cái thai trí, cái biết hằng có Mật chú Chuẩn Đề, thì ngay nơi đây xuống núi vào chợ đời lăn lóc, nhấp nhô trong sóng trần mà tâm ấy vẫn – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Một động tác tay, một tiếng nói, một giọng cười tất cả đều là – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Chỉ cần một động thái nhỏ thôi, thần chú Chuẩn Đề sẽ vang lên âm vang ấy cộng với năng lực mật chú Chuẩn Đề, lòng thanh tịnh của người hành giả thì tật bệnh tai ương sẽ được hóa hóa giải nhẹ nhàng. Người hành giả sẽ làm được nhiều lợi ích cho chúng sinh qua những ý niệm những động dụng tay chân, qua sự quán soi của người hành giả đều đem lợi ích đến cho muôn nhà muôn vật. Mỗi lần mỗi động chuyển như vậy cũng như những dấu chân thiền của người hành giả qua đi rồi mất nhẹ nhàng thanh thản.

Đạo thiền gió thoảng mây bay
Xuân thu vạn dặm dấu giầy nào in.


Như vậy nếu người hành giả tu Mật chú thấy biết được tự tánh thanh tịnh của mình thì nơi rừng sâu núi thẳm, cũng như giữa chợ đời. Giữa chợ đời nó có những nghịch cảnh, cũng có tiếng âm vang lên, cũng có gió reo, nước chảy chim kêu, ngay nơi cảnh để người hành giả chỉ biết vậy thôi. Không cần phải đắn đo phân biệt gì cả nếu tâm loạn động phân biệt gió này do bão, chim này hót là chim tốt xấu...phân biệt một chuỗi như vậy thì chấp vào nơi tâm loạn động – Loạn động sẽ sanh đến vọng tưởng sanh tử luân hồi, chỉ biết tiếng chim gió thổi đấy thổi rồi hát lên bài ca vô tận - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm .Như vậy thì tăng quê cũng có mặt nơi thành thị, tới lui cũng thanh nhàn, cực lạc chính là cõi ta bà.

Vắng Lặng Yên Lành Thanh Thoát Quá.


Sự thanh tịnh an lành có mặt ở mọi nơi, chính ngay nơi mình có nhận biết được sự an tịnh, an lạc hay không thôi.

Đoán rằng không hữu chẳng khác nhau
Sanh tử vốn từ mạch sóng xao
Trăng sáng tối qua nay trăng sáng
Hoa cười năm mới năm cũ hoa
Ba đời nhanh chóng gió đùa đuốc
Chín cõi xoay vần kiến bò quanh
Hoặc hỏi thế nào là cứu cánh
Ma ha Bát nhã Tát Bà Ha.


Tuệ trung thượng sĩ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí


Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 02:17:59(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 16-07-2019(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#19 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết

PHẨM 23



Chánh văn:

Giác tất liễu, bất thi công,
Nhất thiết hữu vi pháp bất đồng.
Trụ tướng bố thí sinh thiên phước,
Do như ngưỡng tiễn xạ hư không.

Dịch:

Giác là xong, chẳng ra công,
Mọi pháp hữu vi thảy chẳng đồng.
Bố thí trụ tướng phước trời ứng,
Khác gì tên nhắm bắn hư không.


Đây nói giác tất là xong chẳng ra công. Một câu nói rất tầm thường, nhưng nó hàm chứa tất cả giáo nghĩa tối thượng thừa của Phật đạo. Đạo giải thoát nó nằm nơi đấy.

Khi người tu trở về với bản tâm Thanh tịnh của mình, thì quán soi tất cả vạn pháp đều không thật tướng, do sự duyên hợp mà hình thành cả. Ngay đây họ luôn tỉnh giác.

Ngày xưa, sau khi sư Huyền Giác tham vấn hỏi đạo với đức Lục Tổ Huệ Năng, ngài xin cáo từ ra về. Tổ bảo:

- Sao trở về quá nhanh?
Sư thưa:
- Vốn tự không động thì đâu có nhanh.
Tổ bảo:
- Cái gì biết không động?
Sư thưa:
- Ngài tự phân biệt.
Tổ bảo:
- Người được ý vô sanh rất sâu.
Sư thưa:
- Vô sanh há có ý sao?
Tổ bảo:
- Không ý cái gì biết phân biệt?
Sư thưa:
- Phân biệt cũng không phải ý.
Như vậy trong cái vô sanh đó, không phải là không phân biệt. Nhưng phân biệt mà không có ý. Tất là sự “tư lương biết” hằng có, gọi là “ diệu tư lương”. Ngay nơi đây tùy duyên mà trực nhận một cách nhanh chóng.

Ngay nơi đây người tu theo Mật pháp Chuẩn Đề cũng vậy. Ngay nơi duyên đó, mà biết trực nhận, mà cái biết trực nhận đó hàng ngày do sự huân tập hành trì niệm của người hành giả. Tất cả các duyên tới, họ đều nghe biết Mật chú – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Nhưng ngay chỗ đó, cái nghe đó nó cũng không dính theo cái cảm thọ, và không nhất định nghe ở đâu, nơi nào. Chỉ trong tích tắc sát na, thần chú đó vang lên – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, và cái hình tướng âm thanh đó được thể hiện ở cái biết của tướng nghe. Khi đã thuần thục ở tướng nghe, biết thần chú đó rồi, thì ở mọi nơi, mọi vật đều có Mật chú nơi đó. Do đó người hành giả dùng pháp ấy để cúng “Kính Điền”, dâng lễ vật cúng dường chư Phật, Bồ tát. Thì tất là dâng tâm chú - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Sự vật đó là tâm chú, thì tâm chú là Phật tánh hằng có, thì sự cúng dường ấy tất là sự “cung dưỡng” thành kính, chân thật của tâm mình. Trưởng dưỡng cái Phật tánh đó, thì ngay đó mới đúng là sự cúng dường mười phương chư Phật, mười phương chư Bồ tát, Thanh văn Duyên giác. Một sự cúng dường vô ngã, vô sinh xứng với pháp.

Và ngay nơi đó đem lễ vật, vật thực đó mà bố thí cúng “Bi Điền” cho tất cả Ngạ quỉ, Súc sanh nơi địa ngục u tối đó. Thì có lợi ích rất nhiều đối với chúng sinh Ngạ quỉ. Vì chúng sanh Ngạ quỉ ấy đều trong tâm ta cả. Khi quay lại với tâm thanh tịnh vô ngã, thì ngay nơi đó tất cả vật thực đều cũng là tâm thanh tịnh của tâm chú Chuẩn Đề, và cũng ngay nơi đó tâm chú đó sẽ thể hiện ấn lên tâm Súc sinh, Ngạ quỉ kia. Thì tất cả đều đồng- quy- tâm Phật ấn tâm chúng sinh Địa ngục, thì Địa ngục và Niết bàn đều bình đẳng. Con đường giải thoát sẽ khai mở.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Bố thí như vậy, tất vô ngã không trụ nơi tướng mà bố thí.

Kinh Kim Cang nói: Nếu Bồ tát đem bảy báu, đầy cả tam thiên đại thiên thế giới, nhiều như số cát sông Hằng, dùng để bố thí. Sánh với Bồ tát biết tất cả pháp vô ngã, được thành tựu sức nhẫn. Thì công đức của Bồ tát này hơn phước đức của Bồ tát thí bảy báu. Tại sao? Này Tu Bồ Đề, do các Bồ tát chẳng thọ phước đức?”
Tu Bồ Đề bạch Phật: “ Bạch Thế Tôn! Thế nào là Bồ tát chẳng thọ phước đức?”.
Phật bảo: “Này Tu Bồ Đề. Bồ tát làm phước đức chẳng nên tham trước, vì vậy nói là chẳng thọ phước đức”.

Ở đây ngài Huyền Giác cũng nói:

Bố thí trụ tướng phước trời ứng,
Khác gì tên nhắm bắn hư không.


Bố thí mà thấy cái ta, ta cho, người thọ nhận. Thấy tất cả các pháp đều thật có, chấp vào đó mà bố thí thì chuyện bố thí đó sẽ hưởng được phước báu cõi trời người. Như người ngửa mặt lên nhắm hư không mà bắn tên, tên bay đến một lúc cũng trở lại. Người dùng tướng ngã, pháp mà bố thí cũng như vậy. Một ngày nào hết phước, cũng sẽ trở lại tiếp tục luân hồi sinh tử.
- “ Như khi gặp cảnh yêu ghét, lúc ấy khởi tâm yêu ghét và khiến thủ cảnh yêu ghét ấy. Nếu tâm chẳng khởi là tâm vô ngại”

Thời tiết xoay vần xuân lại thu.
Xăm xăm tuổi trẻ đã bạc đầu
Giàu sang, nhìn lại một trường mộng
Năm tháng ôm suông muôn hộc sầu.
Nẻo khổ luân hồi xe chuyển bánh
Sông yên chìm nổi tựa bọt chum
Gặp trường chẳng chịu sở lên mũi
Muôn kiếp duyên lành chỉ thế thôi.


Tuệ Trung Thượng Sĩ.


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 02:20:25(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 16-07-2019(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#20 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết

PHẨM 24


Chánh văn:

Thế lực tận, tiễn hoàn trung
Chiêu đắc lai sinh bất như ý.
Tranh tự vô vi thực tướng môn,
Nhất siêu trực nhập Như lai địa.

Dịch:

Đà bắn hết, tên rơi lại,
Đời sau vướng lại chẳng như ý.
Đâu giống cửa thực tướng vô vi,
Vào đất Như lại trong một nhảy.


Ở phẩm này sư Huyền Giác nhắc lại ở việc bố thí. Người bố thí mà còn tướng nhân, tướng chúng sinh, tướng thọ giả. Còn chấp vào pháp, thì chỉ được ở phước báu nhân, thiên mà thôi.

Đà bắn hết, tên rơi lại,
Đời sau vướng lại chẳng như ý.


Dù cho có phước báu cao tột, được sống lâu bao trăm tuổi, giàu sang phú quý. Hay được sanh lên cõi trời đi nữa, thì cũng phải quay lại khi hết phước báu. Chuyện kể nhiều vị Tiên, Thiên sau khi hết phước báu, vẫn bị đọa lạc vào đường chúng sanh. Ông Uất Đầu Lam Phất ở thời đức Phật tu thiền định, đắc Phi phi tưởng Định, sanh lên cõi trời Phi phi tưởng Thiên sống đến hàng triệu triệu tuổi. Theo lời đức Phật thọ ký, sau khi sức Định hết, tuổi thọ giảm dần, cuối cùng sẽ đọa làm con chồn bay. Ngay câu chuyện này, giúp chúng ta nhớ nghĩ đến chuyện luân hồi sanh tử vô bờ bến. Nếu chúng ta cứ dùng mãi những công phu hữu vi, thì kết quả nó sẽ hữu hoại. Và ngay làm kiếp người tu học được cũng rất khó. Chúng ta hãy tĩnh tâm mà nhận lấy pháp vô vi giải thoát, trở về với tự tánh thanh tịnh của mình. Xem quán soi cho thật rõ vạn pháp đều giả hợp, duyên hợp huyễn có. Cúng không có chỗ tịnh và không tịnh. Ngay chỗ bản tánh đó, nhận ngay cái hằng có, cái biết vi diệu. Nhưng ngay cái biết đó, cũng đừng thêm bớt gì cả.

Ngài Triệu Châu hỏi tổ Nam Tuyền:
- Thế nào là đạo?.
Tổ Nam Tuyền nói:
- Bình thường tâm, đó là đạo.
Ngài Triệu Châu hỏi:
- Lại có thể noi theo chẳng?
Tổ Tuyền nói:
- Định hướng về là đã sai!
Hỏi : “Không suy nghĩ được, thì sao biết đó là đạo?”
Đáp: “Đạo chẳng phải biết, chẳng phải không biết, biết chẳng có sự nghi ngờ. Thì tròn khắp như thái hư rỗng nhiên trống trải. Sao còn chuyện phải trái ư?”.

Lấy cái tâm vô phân biệt, vô ngã như vậy mà bố thí. Tất cả đều là công đức, là sự sống, là đạo. Mọi vật đều bình đẳng, có phước báu nhưng không chấp dính vào phước báu, vì ngay đó không có sinh, vô sinh, vô ngã, không tạo tác. Bố thí như vậy, mới thật là bố thí Ba la mật. Bởi vì, mọi vật nơi nơi cũng là tự tánh thanh tịnh. Đã là tự tánh thanh tịnh, thì mọi vật đều bình đẳng không hơn, không kém. Ở đâu cũng là mình, người cũng mình. Như vậy là thường, mà mọi vật đều bình đẳng, tức an lạc. Nhưng trong cái an lạc đó nó có cái thông suốt không bờ mé, đó là ngã. Khi mọi vật đều bình đẳng, vật là tánh – tánh là vật thì thanh tịnh đủ bốn tướng của Niết bàn. Thường, lạc, ngã, tịnh cái bố thí đó không bố thí, nhưng là bố thí. Vì mọi vật đều viên dung đầy đủ, không thiếu, không dư. Cho nên là nghĩa bố thí Ba la mật, bố thí rộng lớn viên dung. Trong pháp tu mật chú Chuẩn Đề, lấy cái tâm đó mà thể hiện - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm để cho, để bố thí vạn pháp, vạn vật. Khi tất cả tròn đầy ở mỗi giác niệm đều có - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm tràn đầy vạn pháp trong tâm. Đã có cả thảy sự vật thì tất cả đều là Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Nó sẽ tròn khắp ở mọi nơi, không ngăn ngại. Như vậy, sự bố thí như vậy rất rộng lớn, tất bố thí Ba la mật. Khi vạn niệm đến tâm ta, ta thấy, ta cho niệm giác đó - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Mà cho như vậy, tất là ngay đó ta và vạn niệm đều nhận được - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Cho và nhận đều là bình đẳng. Đã bình đẳng thì không có người cho, không người nhận, bố thí nhưng cũng không bố thí - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Đâu giống cửa thực tướng vô vi,
Vào đất Như lai trong một nhảy

Ngài Huyền Giác khuyên chúng ta, ngay nơi đây nên trở về tự tánh thanh tịnh, đừng uổng công tìm cầu nơi bên ngoài, để uổng phí một đời tu.

Tâm địa không trái (phi) : Tự tánh giới
Tâm địa không si: Tự tánh huệ
Tâm địa không loạn: Tự tánh định
Chẳng tăng chẳng giảm: Tự tánh Kim cang
Thân đến thân đi: Hằng tam muội

Lục Tổ Huệ Năng







PHẨM 25


Chánh văn:

Đản Đắc Bổn, Mạc Sầu Mạt
Như Tịnh Lưu Ly Hàm Bảo Nguyệt
Ký Nặng Giải Thử Như Ý Châu
Tư Lợi Lợi Tha Chung Bất Kiệt

Dịch

Chỉ Được Gốc Lo Chi Ngọn
Như Ngọc Lưu Ly Ngâm Trăng Sáng
Đã Hay Hiểu Được Như Ý Châu
Lợi Mình Lợi Người Không Cùng Tận


Ở bài này ngài Huyền Giác bảo rằng, chỉ cần được ngay gốc mà tu thì ngọn sẽ đến. Mà gốc cái sự tu là cái gì? Tất cả vạn pháp trong tâm chúng ta, nó đều lăng xăng theo vọng tưởng. Nếu ta không tĩnh tâm, sẽ bị nó cuốn lôi vào vòng sanh tử. Để tâm kia lặng chỉ có một con đường la quay về với tự tâm thanh tịnh. Mà quay về với tự tâm thanh tịnh? Bằng cách nào để quán soi quay lại? Chỉ lấy pháp vô tâm để trị vọng tâm. Đơn giản trong pháp tu tâm, chỉ có lấy vô tâm một pháp một là đủ. Vô tâm hay vô phân biệt, vô niệm chỉ là một. Nói vô tâm là để mượn văn tự mà chỉ bày, chứ thật ra vô tâm chẳng phải thể của nó vô tâm. Trong vô tâm đó có cái thông suốt, thể của nó tròn đầy viên giác. Vì trên bình diện tất cả vạn pháp, bất cứ nơi đâu cũng đều có cái thông biết đó cả. Tạm mượn cái thông biết đó để nói lên ở bất cứ nơi nào trong vạn sự, vạn niệm, vạn pháp, bao giờ cũng có cái diệu hữu, hằng biết đó. Nếu không có cái đó, thì đi cũng không biết, nói cũng không hay. Tất cả sự chuyển động, động dụng cùng không động dụng cũng đều có cái đó. Người hành giả tu chân tâm là luôn luôn thể hiện cái biết hằng có đó là cái thân của họ. Gọi là Pháp thân, cái Pháp thân đó nó có cùng khắp mọi nơi, nó luôn thể hiện cái thông suốt biết thanh tịnh. Cho nên cũng gọi là Báo thân, Hóa thân. Ở mọi vạn sự, vạn vật đều có cái biết hằng hữu đó. Nên gọi là Đại viên cảnh trí, mà biết rất rõ ràng chân thật, không phân biệt loạn động, gọi là Diệu quan sát trí. Khi con người quay về quán soi tu tự tánh thanh tịnh đó rất lợi ích cho chúng sanh. Cho nên ngài Huyền Giác nói rằng:

Như ngọc lưu ly ngậm trăng sáng
Đã hay hiểu được như ý châu
Lợi mình lợi người không cùng tận.


Cái tâm thanh tịnh cũng như ngọc ma ni. Sáng trong suốt, ngậm trăng sáng ngầm nói trong cũng như trăng sáng, vì ngậm trăng trong lòng thì nó sáng trong suốt. Ngoài thì ngọc ma ni chiếu soi, người tu trở về với tự tánh thanh tịnh, nó diệu dụng sáng chói như ngọc và trăng kia. Ánh sáng sẽ đem đến mọi vật sự sáng suốt như trí huệ, tâm sáng của người hành giả đó. Ở mỗi nơi, mỗi chỗ mọi động tác cũng đều là đạo cả. Phật ấy trong tâm ta chứ không ngoài tâm mà cầu.

Đêm đêm ôm Phật ngủ
Sáng sáng lại cùng dậy
Đi đứng trọn theo nhau
Nói nín cùng yên ở
Muốn rõ chỗ Phật ư
Chỉ lời, tiếng là đó!


Ngay nơi đây từ Tổ Đạt Ma đến Lục Tổ sáu cánh đã bày. Thì ngay đây ngàn hoa đua nở, phân tông khai phái đủ muôn pháp. Thế nên có nháy mắt, nhướng mày, động tay động chân, la hét, vung gậy đánh đập, dựng phất đánh trống, nín, nói, rồi đào đất cuốc đất…Tất cả cũng chỉ đến đạo tự tánh. Vì tông này, ngay nơi tự tâm đó từ đức Đạt Ma đến Lục Tổ tất cả giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự. Cho nên những hành động, những sự kiện trên, chư Tổ đã dùng thủ thuật khéo léo của tự tâm để chỉ bày đạo giải thoát. Đức Lâm Tế, đức Huỳnh Bá hai Ngài la hét, vung gậy đánh để chỉ bày diệu nghĩa. Chư Tổ ít dùng văn tự để chỉ bày. Quí Ngài chỉ ngay nơi đó để chỉ ngay nơi đó, thể hiện tự tánh thanh tịnh vượt ngoài ngữ ngôn văn nghĩa. Vì văn tự khó diễn đạt được chỗ ấy.
Qua những chi tiết trên, thì người hành giả Mật chú Chuẩn Đề cũng thể hiện tu Hiển giáo tự tánh thanh tịnh kia. Nhưng ở đây dùng – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm để trưởng dưỡng cái biết diệu hữu kia. Khi nội thức nổi lên trong những vạn niệm, người hành giả Mật chú Chuẩn Đề ngay chỗ đó tỉnh giác thấy biết rõ. Cái thấy biết rõ đó càng lúc nó càng khéo léo trong hành trì hành pháp, và đến một lúc Thần chú Chuẩn Đề- Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm không còn âm đó nữa, mà nó đi vào âm vi tế, âm nhỏ nhiệm chỉ có một đốm sáng ly ti, một cảm giác thoáng qua. Một vi trần ánh sáng trong tâm, thì nó cũng nói lên đủ - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Khi nó đã thể hiện như vậy thì ngay chỗ đó tướng ta của người hành giả cũng không còn, và ngay nơi tâm thức đó chân niệm kia cũng không dính vào bất cứ một pháp nào cả, người hành giả an nhàn mỉm cười để thể hiện ra Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, người hành giả không có chỗ trụ. Để ngay chỗ đó muôn niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm vang lên.
Như vậy cũng như viên ngọc ma ni phát sáng kia ngậm trăng sáng, nhưng giác chân niệm đó sẽ hằng có trong vạn sự, vạn vật. Tất là có trong tâm thanh tịnh của người hành giả. Mà đã có trong tâm người hành giả, thì người hành giả kia quảy gói tới lui tự do, tự tại làm lợi ích cho muôn loài. Vì tất cả động dụng; nói nín, quơ tay chân, đi đứng, đào đất, đánh trống thổi kèn cũng đều là Phật tâm chú - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Ngay nơi đó cũng không phải là - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, nhưng cũng không khác với Thần chú kia, vạn sự, vạn vật cũng vậy. Ngay đây vạn vật, vạn pháp cũng đồng nói lên ngôn ngữ đại đồng - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm

Một miệng nuốt luôn Phật, chúng sinh
Mảy may chẳng lập mới rành rành
Đầu cây (gậy) khêu dậy vầng nhật nguyệt
Khua động tam thiên núi biển mờ



Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 02:23:35(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 16-07-2019(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (22)
3 Trang123>
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.