Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
PHẨM 4
Chánh Văn:
Đốn giác liễu như lai thiền, Lục độ vạn hạnh thể trung viên Mộng lý minh minh hữu lục thú, Giác hhậu không không vô đại thiên.
Dịch Nghĩa:
Chóng giác xong như lai thiền Sáu độ muôn hạnh thể tròn nguyên Trong mộng rành rành bày sáu thú Tĩnh rồi vắng bặt cả ba nghìn
Đốn giác là một sự ngộ trực giác không qua một thứ lớp nào cả. Ngay chỗ thấy rõ bản tâm thanh tịnh của mình. Ngày xưa, ngài Huệ Khả đến cần học với Đạt Ma Sư Tổ. Ngài cầu xin Đức Đạt Ma Sư Tổ an tâm cho Ngài. Ngay lúc đó, Đạt Ma bảo rằng: “Ông đưa tâm ra, ta sẽ an cho”. Ngài Huệ Khả nghe vậy, lúc đó quay lại tâm mình tìm xem, quán soi coi cái tâm lăng xăng đó ở đâu. Một sự trực nhận nhanh, ngài không tìm thấy, Ngài Bạch rằng: “Con không thấy”. Đức Đạt ma bảo: “Ta đã an tâm cho ông rồi đó”.
Một tích tắc, một sát na sở tri chướng đều mất, một sự trực nhận, ngay đó Ngài đã tỏ ngộ. Một sự trực ngộ nhanh chóng, không còn một sự suy tư, lưỡng lự. Vì cả sở tri chướng hoàn toàn sụp đổ. Người hành giả chúng ta tu ngay chỗ này hay bị lầm tưởng. Thật sự khó phân biệt. Vì lâu đời đến nay, sự huân tập vạn sự, vạn ý niệm, muôn pháp nó nằm sẵn trong đó. Khi chúng ta khởi niệm, nó liền biến hiện, đem sự hiểu biết phân biệt các duyên tốt xấu, thuận nghịch trong đó tiếp tục tạo nên nghiệp, cảnh giới khác. Nó nằm rất sâu nhiệm vi tế. Với tâm chúng ta không tỉnh giác sâu, ta hoàn toàn không thấy tướng trạng của nó. Khi chúng ta khởi niệm một vấn đề nào đó. Tức là ta đã vọng niệm. Trong cái vọng niệm này, nó mang theo hình sắc, âm thanh, cảm giác, thọ cảm, phân biệt…. Tự nghiệp lực, chủng nghiệp vi tế trong sở tri chướng, sở tri kiến đó nó sẽ lần lượt mang ra, nổi lên những cảm giác, thọ cảm thuận nghịch, hình danh, sắc tướng để mục đích của vọng nghiệp này là thức phân biệt. Khi đã phân biệt rồi đó, nó sẽ mang theo, huân tập lại hình danh, sắc tướng, thọ cảm thuận nghịch để tìm cảm giác thọ cảm giống với ý niệm vừa khởi. Thuận thì vui, nghịch thì buồn, đau khổ. Từ đó, nó tác động lên than, khẩu, ý. Cảm xúc, hình danh sắc thuận thì khẩu nghiệp sẽ lựa những tiếng âm dịu dàng phát ra. Ngược lại, thì những khẩu âm giận hờn nổi lên. Khi thuận thì than, tay, chân nhẹ nhàng âu yếm. Nghịch thì mạnh bạo, tàn nhẫn. Và khi đó, ý niệm (ý nghiệp) cũng tuôn ra, phát ra thề hiện trên dòng suy tư của mình những điều mâu thuẫn, thương ghét, thuận nghịch khác nhau. Những nghiệp lực như vậy khi vừa khởi lên là nó tang vào bên trong căn, tàng thức. Chủng nghiệp đó nó tàng sâu vào, càng lúc càng phức tạp, trùng trùng tàng vào, trùng trùng duyên khởi. Khi có đủ duyên nó liền hiện. Nếu ngay đó, chúng ta tỉnh giác thì muôn duyên lặng xuống. Không tỉnh giác thì khẩu nghiệp, than nghiệp, ý nghiệp, tham, sân,si kéo theo, che đậy muôn đời, muôn kiếp khó mà ra khỏi vòng trầm luân trên.
Những sự kiện tâm thức đó là “Sở tri chướng”. Một sự chướng ngại do cái huân tập nghiệp lực trên sự hiểu biết phân biệt. Khi hiểu biết phân biệt thì đương nhiên là sẽ có ta. Đã có ta rồi sẽ có người, phân biệt, ngăn che, giới hạn cho nhau. Nên có chúng sanh và thế giới. Chúng sanh và thế giới như vậy trùng trùng, điệp điệp, sinh diệt trùng trùng lên nhau nhưng không ngăn ngại. Sự sự không ngăn ngại. Không ngăn ngại vì mỗi cá nhân thì sẽ có nghiệp lực, chướng ngại riêng do sự chấp ngã, chấp pháp của cá nhân đó. KHi thích cành hoa hồng thì đó là nghiệp, một sự huân tập nhiều đời, nhiều kiếp. Vô số hình ảnh hoa hồng, vô số cảm xúc thuận nghịch trong tàng thức nó sẽ thể hiện ra. Chỉ trong một sát na thôi, đức phật bảo sự sinh diệt trong sát na đó tính số lần sinh diệt nó lên hang trăm lần. Thật là một điều kinh khủng, không thể tưởng tượng nổi bằng trí óc, không thể viết nổi, lý luận bằng văn tự được. Chỉ có Thiền định tỉnh giác mới nhìn thấy nó.
Chúng ta khi ngồi tĩnh tọc, ta sẽ thấy chủng nghiệp. Chúng nó lăng xăng, lộn xộn nổi lên liên tục. Khi suy nghĩ cái này, cái kia vào, suy tư cái nọ thì cái khác vào. Mà khi ta thấy một ý niệm đó ngay trong tâm thức thì nó đã trãi qua hằng trăm lần sinh diệt phân biệt rồi. Cuối cùng, mới hình thành cái niệm đó một thời gian qua, một thời gian sinh diệt thật kinh khủng. Nó đi nhanh hơn ánh sáng quá nhiều. Như trong tâm thức đã biến hiện như vậy rồi thì người hành giả khó thoát ra ngay chỗ này, bị đọa cũng ngay chỗ này, mà giải thoát cũng ngay chỗ này. Tiếng chuông vang lên boong boong, đức phật đã đi rồi. Khi người hành giả nghe tiếng chuông đó mà không trực nhận.
Hương Nghiêm Thiền sư khi cuốc đất, ngài đã nghe tiếng sỏi vang lên, trực ngộ ngay nơi đó. Một sự bùng nổ không có giác niệm nào, không có sự kiện nào, sạch hết niệm về vật, ngã tâm hết sinh vì không còn chỗ để tâm sinh khởi.Đã đốn giác rồi thì tự tánh hiển bày. Lúc đó, chỗ nào cũng có tự tánh cả. Cũng sống bình thường qua lại trong vạn pháp “Hằng biết”. Sống bằng tự tánh như lai Thiền. Thiền này không có trong sách vở, văn tự, ngôn ngữ luận bàn. Vì cái đó không thể dùng văn tự diễn đạt, luận bàn được:
Sáu độ muôn hạnh thể tròn nguyện
Trong tự tánh thanh tịnh đó, có đủ tất cả pháp sáu độ muôn hạnh đầy đủ cả. Ở đây, ngài nói sáu độ tức là lục độ ba la mật. Mà Lục độ Ba la mật là rốt ráo, rộng lớn. Mà đã như thế thì không thể rời tự tánh mà có lục độ được. Về với tự tánh là về với sự thể nhập vô trụ, vô pháp. Ở ngay đó, không có một vật bám víu vì tất cả các niệm, các pháp đều do duyên hợp, giả có tất cả. Cho nên, ngay đó “Giác trí cái biết” tạm mượn như vậy, tự chứng biết trên từng vọng niệm, vạn pháp. Pháp nào cũng biết thì đâu còn có pháp nào và niệm nào nữa. Chính nó tự biết. Trong muôn hạnh thì ngay chỗ đó không còn vướng mắc, bận bịu vào một pháp nào cả thì gọi là “Bố thí ba la mật”, bố thí rốt ráo. Ngay đó, tất cả đều là biết, là tự tánh cả thì đâu có pháp nào sinh gọi là nhẫn nhục rốt ráo, nhẫn nhục ba la mật. Ngay chỗ đây, tất cả đều thể hiện cái biết tròn đầy, không ta, không người, không pháp thì đâu có sự lăn xăng loạn động nên có Thiền Ba la mật, thiền rốt ráo. Hằng có cái biết tất cả vạn pháp như vậy là tuệ Ba la mật, huệ rốt ráo. Không có một pháp nào khác, tự tánh của nó hằng giác biết thì là tinh tấn Ba la mật. Một sự tinh tấn rốt ráo:
Trong mộng rành rành bày sáu thú Tỉnh rồi vắng bặt cả ba ngàn
Chúng ta sống hằng ngày buôn lung theo vọng niệm, bị nghiệp thức luân chuyển, trầm luân trong khổ đau. Mê muội, không tỉnh giác cho các pháp đều là thật, chấp ngã có thật là ta. Rồi từ đó, chấp sự nghiệp tạo dựng muôn pháp, bảo thủ ngã chấp. Thấy nhà cửa là thật, đền đài, sự nghiệp là thật, không nhìn được các pháp duyên hợp, giả có. Từ đó, bảo vệ thành quả, sự nghiệp, bảo vệ tốt, bỏ xấu hư, gây tạo vô số cạm thọ, buồn vui trong tâm thức. Tâm xấu trước mắt sẽ thấy mình khổ, xã hội ghê sợ. Tốt thì Xã hội khen đem lại lợi ích, thân thiện. Trong tâm ta, nó có cả thảy lục khí ở đấy. Người mê lầm chạy theo Trần cảnh sẽ bị trầm luân, đọa lạc, càng lúc, càng đắm chìm không ngày ra khỏi. Nhưng cũng nơi ấy, tỉnh giác lại thì không còn gì cả, chỉ là một giấc mộng, duyên hợp, giả tạo. Chính ngay sat na tỉnh đó thì muôn duyên đều sụp đổ xuống cả. Đâu có ác thiện, bại thành an nhiên, tự tại đến lui, không có vướng mắc gì cả: "Tĩnh rồi vắng bặt cả ba ngàn"
Tĩnh rồi mấu chốt sanh ta tâm thiên đại thiên thế giới đều sạch. Trong chứng đạo ca chứa đựng những trí tuệ liễu ngộ thanh tịnh tự tâm. Người học chứng đạo ca dễ đến con đường giác, an lành. Có người đến an lành, giải thoát, cũng có người không. Văn tự hiển bày như vậy như rất khó vào. Vì nơi đây hoàn toàn không có một vật gì, không tạo tác.
Ngày xưa, khi Đức Phật thành đạo. Ngài nhìn thấy sự vi diệu khó đạt như vậy, ngài định nhập vào Niết bàn. Nhưng lúc đó, nhờ chư thiên xin Đức phật từ bi chuyển pháp luân. Và cuối cùng, Đức phật đại bi đã chuyển động cánh cửa bí mật. Thì hôm nay, cũng xin nương nhờ bi nguyện của chư phật để đốt “Ngọn đuốc từ đâu về, để cho ánh sáng đi về đâu”.
Qua những văn tự diễn đạt thật tánh trong trong những phẩm vừa qua thì mật chú Chuẩn đề luôn đi cùng, thể hiện lên trong pháp tu “Hiển mật viên thông cứu cánh thành phật tâm yếu”.
Mật tông là một tông lớn trong ba tong của nhà Phật. Mà ở đây chỉ là tu Mật chú chuẩn đề, một tâm chú của Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề. Mật chú này nó có đầy đủ năng lực: Thủ hộ, truyền tải bí mật hạnh (Luôn có những vị chơn sư Bí mật, chư thánh chúng, bồ tát gia hộ cho hành giả trong suốt quá trình tu tập – Vô sư trí) xả bỏ, thù nhập trong tâm pháp. Thần chú Chuẩn đề có rất nhiều năng lực, vô số pháp môn trong đó, có sẵn để những vị chân sư mật truyền chuyển tải cho người hành giả tu học. Người hành giả cóp khi vào tu mật chú Chuẩn đề chưa từng học qua pháp tánh Hiển giáo nhưng cũng được tự biết, tự liễu lấy những bí pháp rồi thể nhập tự tánh thanh tịnh. Đó là những lợi lạc của người hành giả tu theo Mật tong. Mật tông tối thượng thừa thiến quán này luôn luôn lúc nào cũng nằm trên tự tánh thanh tịnh. Người hành giả tu học Mật chú Chuẩn đề khi đi vào chuyên tu, trước nhất họ đã được pháp tu “Tam mật gia trì”, khẩu mật, thân mật, ý mật.
Trên nền tảng giới luật, mới ban đầu họ chỉ thọ nhận năm giới thôi. Nhưng trong quá trình tu học, người hành giả hằng ngày trì niệm thần chú thì khẩu nghiệp sẽ thanh tịnh, miệng lần lần sẽ nói điều dễ nghe, thanh tịnh, vui vẻ. Đó là bước đầu, về sau nội thức, tâm niệm. Khi đó thì những niệm nổi lên trong tâm lăng xăng kia đều thầm nghe “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Những vọng niệm đó trong tự tâm nổi lên thì nó cũng tự nhiên niệm “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm. Những ý niệm, hình danh, sắc bên ngoài đưa vào bằng mắt, bằng tai, bằng cảm xúc. Chúng cũng niệm được “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” Như vậy người hành giả càng tu tập thì càng đầy những niệm “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Cho đến lúc thân thể may động, cảm xúc thấy nghe đều là “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Lúc đó, thân mật cũng thể hiện. Hằng ngày, người hành giả kiết ấn đủ những ấn, đủ những động tác. Nhưng những động tác, sự chuyển động đó từ đâu ra, cũng từ trong tự tánh thanh tịnh. Khi một Đức Phật ngồi tĩnh tọa đại định, ngài luôn luôn kiết một ấn pháp, kiết ấn đó để chi? Để lan tỏa, thể nhập vào Vũ trụ. Một sự bế, buông xả hoàn toàn mất hút không dấu vết.
Những ấn pháp rất vi diệu. Mỗi ấn có động dụng của tự tánh riêng. Người hành giả chỉ cần kiết ấn, niệm chú kết hợp. Ấn pháp – Mật chú, ý mật phù thành một thì ngay chỗ đó cũng không ta, không người, không một pháp gì cả, thể nhập hoàn toàn, tự do, tự tại, không ngã, không pháp. Một sự thể nhập của lý tối thượng thừa Thiền cùng sự sự thanh tịnh. Sự thể nhập như vậy gọi là như lai tự tánh. Người hành giả Mật tông được thọ hưởng Thiền và Mật. Lấy Thiền mật, hiển mật viên thông để làm cứu cánh tu học.
Trong khuôn khổ bài viết này, chỉ đưa ra vài nét trong tam mật gia trì để nhằm cho hành giả tinh tấn tu học. Sau khi học qua hiển giáo để cuối cùng vận dụng thể nhập vào tự tánh bằng tâm phú ngoằn ngoèo lên xuống. Thấy nó rất đơn giản nhưng khi kiết ấn, nội tâm thức niệm chú thì nó sẽ diễn đạt được tự tánh thanh tịnh diễn đạt của trí tuệ siêu thoát, trong đó “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” ngay đây không có ta niệm. Hãy biết cái biết đó ngay khi nó đang sanh niệm thì vô niệm. Cũng chính ngay đó, “úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” không tướng, không, không, không, chẳng không. Đấy chính là như lai chân thật tướng.
Cư Sĩ Thanh Hùng, Pháp Hiệu Chánh Trí Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 09:53:42(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |