[SIZE="3"][COLOR="darkred"]
[COLOR="darkred"][SIZE="5"]Con đường ta đi[/SIZE][/COLOR]
Thay mặt cho diễn đàn Tâm mật Cuiyang xin trả lời những thắc mắc của đạo hữu Lê Vĩnh Phúc trên con đường tu. Dưới đây là những ý kiến chia sẻ cùng đạo hữu mong giúp ích được những gút mắc trong lòng để đạo hữu vững bước tinh tấn hơn trên con đường tu Mật chú.
Thường khi người hành giả sơ cơ bước đầu thọ nhận pháp từ người Thầy đi trước. Qua nghi lễ đàn pháp, từ hạnh nguyện của người Thầy trên con đường hoằng pháp trao khẩu quyết âm chú, Tâm chú của chư Phật cho người hành giả. Người hành giả y theo khẩu quyết của người Thầy trao mà hằng ngày thọ trì đọc tụng, từ đó tuỳ theo căn duyên, nghiệp phước của mỗi hành giả mà có những ấn chứng khác nhau...Ấn chứng của đạo hữu Lê Vĩnh Phúc là thân người lắc lư, xoay vòng tay múa, hoặc lễ lạy, thấy mình lâng lâng như bay trong không trung ... là những ấn chứng rất bình thường của phần đa những hành giả sơ cơ. Đó chính là những tha lực của chư vị Hộ pháp tác động lên thân, tâm, cơ quan huyết mạch của người hành giả . Nhưng do tự lực bản thân của hành giả , chính là thời gian trì niệm ít chưa đủ số biến sự tĩnh tâm , nên sự tiếp nhận chưa hợp nhất phù hợp, nên bạn có những ấn chứng lắc, xoay vòng, lễ lạy...Để xả những ấn chứng đó, thì bạn có thể xả ấn, dừng lại. Sự xả ấn dừng lại này không có ảnh hưởng gì đến quá trình tu tập của đạo hữu cả.
Nhưng thay vì xả ấn, buông để nghĩ, đạo hữu hãy huân tập là dùng lý thiền, tức Hiển giáo vào những lúc như vậy. Không dừng trụ, phóng tâm theo những ấn chứng đó. Quán soi lại tâm mình, và chỉ có một cái biết thần chú Chuẩn đề ngay nơi những động tác ấn chứng đó. Khi đạo hữu huân tập được như vậy, tự khắc những ấn chứng kia sẽ hết.
Thắc mắc tiếp của Lê Vĩnh Phúc về các luân xa, Cuiyang xin cùng chia sẻ với bạn.
Giáo lý của Đức Phật đưa ra chỉ đường cho chúng ta là Thấy tánh, Đặt trên nền tảng Giới, định, huệ. Đã thấy tánh thì không còn nơi chỗ để dừng trụ. Nếu chúng ta tu học theo bất kỳ phương pháp nào để bồi đắp cho cái thân tứ đại, cùng lắm cũng chỉ là 100, 200, 300 tuổi rồi nó cũng bị hư hại. Đất trả về đất, nước trả về với nước, gió trả về với gió. Vì nếu đạo hữu chấp vào các luân xa, Tức là còn chấp vào cái thân, trụ ở các luồng khí, khi trụ các luồng khí mà tâm mình chưa có sự tĩnh tâm, chư được thanh lọc những bụi bặm tham, sân, si...sẽ rất dễ bị lạc đường tu. Thấy khí chuyển động này kia, tâm ta sẽ bị phóng theo nó, và sẽ bị nó điều khiển. Vì vô minh nghe theo người khác hướng dẫn là dẫn khí như thế này, thế kia sẽ tốt...Nhưng vì tâm chúng ta còn loạn động, chưa đạt được sự Thanh tịnh như như, như những vị Thánh nhân. Nên khi chúng ta đang điều khí, thì bị ngoại duyên tác động, phân tán tâm tưởng đúng lúc đang điều khí dẫn chạy các luân xạ, thì cái khí đó sẽ bị dừng ngay tại chỗ người điều khí, nó bị bế ngay đó và tán khí...Từ đó mới sẽ tạo ra những hiện tướng nóng tánh, khó chịu, bứt rứt, rồi cả những hiện tượng khùng khùng điên điên, ảo tưởng về bản thân mình là vậy.
Chính vì thế Đức Phật mới nói những phương pháp tu để bồi đắp cho cái thân vậy là tà đạo, vì nó không phải là mấu chốt đưa con người, chúng sinh đến sự giải thoát thân tâm. Nhưng ngay chỗ đó cũng không có sự ly. Bảo nó không có cũng không đúng, mà bảo nó có cũng không ngơ. Chính vì thế chúng ta tu sao phải có Hiển giáo đi kèm là vậy. Để biết được trong kinh nói gì, chỉ dạy sao. Biết các tướng là duyên hợp giả có không thật tướng. Từ đó mà phá chấp pháp, chấp ngã. Đã thấy biết rõ ràng như như như vậy, thì ta tu rất thảnh thơi không bị đoạ lạc, mau thắng giải trên con đường tu.
Vài lời chia sẻ cùng đạo hữu, cũng như tất cả những ai cùng có sự thắc mắc này. Để các đạo thấy biết rõ con đường mình đang đi có lầm khác với giáo lý của Đức Phật chăng?
ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA. BỘ LÂMCuiyang07
[/COLOR][/SIZE]