Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
cuiyang07  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
[SIZE="3"][COLOR="darkred"]

[SIZE="5"]Điều phục vọng tưởng[/SIZE]


HỎI: Tôi là một Phật tử tu theo pháp môn Tịnh độ, niệm Phật A Di Đà. Nay tôi có vài điều mong được quý Báo hướng dẫn: Niệm Phật trước khi đi ngủ có nên lần tràng hạt hay không? Lúc ngồi niệm Phật, vọng tưởng nhiều, suy nghĩ lung tung... đoạn trừ và điều phục nó bằng cách nào? Lúc ngồi kiết-già niệm Phật chân mau tê nhức nên khó ngồi lâu là do ma quấy nhiễu hay do sức khỏe, có cách nào khắc phục không?

ĐÁP:

Lần tràng hạt trong khi ngồi niệm Phật (mỗi câu Phật hiệu lần một hạt) là phương tiện để nhiếp tâm chánh niệm nhằm hướng đến thành tựu nhất tâm. Lần tràng hạt cũng là cách để hành giả nhận biết rõ về thời lượng (cũng như số lượng) niệm Phật mà vị ấy đã phát nguyện trì niệm như 10 chuỗi, 20 chuỗi… chẳng hạn. Do đó, trong các thời niệm Phật nói chung, lần tràng hạt hay không đều được, tùy mỗi người.

Đối với những hành giả sơ cơ, sức huân tu còn yếu thì “vọng tưởng nhiều, suy nghĩ lung tung” trong khi niệm Phật là việc rất bình thường. Đoạn trừ và điều phục vọng tưởng chỉ là cách nói, thực tế thì hành giả không phải đoạn trừ hay điều phục gì cả mà chỉ cần ghi nhận thật rõ tâm mình, tâm có vọng tưởng hay không đều biết rõ, rồi chú tâm vào Phật hiệu. Điều cần lưu ý là không ngại vọng tưởng nhiều (vì nó nhiều như vậy từ rất lâu rồi), chỉ ngại không kiên trì chú tâm vào Phật hiệu mà thôi. Nếu trong thời khóa niệm Phật lỡ có thất niệm (vọng tưởng hay hôn trầm) một thời gian, khi phát hiện ra liền đưa tâm trở về an trú nơi Phật hiệu. Căn bản của công phu niệm Phật là cứ liên tục đưa tâm trở về với Phật hiệu cho đến nhất tâm. Chính sự tinh tấn, bền bỉ niệm Phật như thế, lâu ngày chánh niệm sẽ mạnh dần lên và vọng tưởng yếu dần đi cho đến lúc an tịnh hoàn toàn.

Lúc đầu tập ngồi kiết-già thì hầu như ai cũng bị tê nhức, nhất là ở hai chân. Nếu ý chí mạnh mẽ, kiên trì chịu đựng và ngồi đúng cách thì sau một thời gian cơ thể sẽ thích nghi dần, khi ấy hành giả có thể ngồi tịnh niệm lâu đến hàng giờ hoặc lâu hơn nữa. Đối với những người có bệnh phong thấp, tê nhức, máu huyết lưu thông không đều sẽ nhanh đau, khó ngồi lâu, nói chung là trở ngại hơn người bình thường. Để khắc phục tê nhức trong khi ngồi kiết-già, hành giả cần: Ngồi thẳng, ngay ngắn với bồ-đoàn và tọa cụ; quần áo phải rộng, mềm và thoáng; không ăn uống quá no hay dùng nhiều chất kích thích; ngồi thẳng mà không căng, thả lỏng toàn thân; không gian nơi ngồi yên tĩnh và thoáng mát; khi ngồi đến đau nhức, thì không nên xả sớm mà cần chịu đựng thêm một thời gian (nếu không kham nhẫn để vượt qua giai đoạn này thì sẽ không ngồi lâu được); sau khi hết thời gian ngồi cần xoa nắn toàn thân đúng cách v.v… tất cả đều nhờ nơi ý chí, quyết tâm của bạn.

Theo: Giacngo[/COLOR][/SIZE]
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.