Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
|
NGHI QUỸ HÀNH PHÁP CÚNG DƯỜNG CHƯ PHẬT
Khi người hành giả đi vào con đường tu Mật pháp, có những người do căn cơ duyên nghiệp cao dày, có những sự kiện ký bí huyền nhiệm hay có những ấn chứng, những điềm mộng hướng dẫn người hành giả tu tiếp, có những bước đường tu tạm gọi là nhanh hơn. Cái “Nhanh hơn” ở đây là do nhiều đời, nhiều kiếp người đó đã thọ nhận pháp rồi. Do họ đã có sự tu huân tập từ trước, cho nên đến hôm nay họ nhớ lại, do duyên lành đã đến. Còn có những người khi thọ nhận pháp rồi sao tu mãi không thấy những ấn chứng gì lạ cả, cứ lẳng lặng mà đi, xem coi rất chậm. Rồi tự buồn tủi bảo rằng mình nghiệp quá nặng cho nên tu chưa được tiến bộ, chưa phát khởi mầu nhiệm nhưng chưa chắc đã là như vậy đâu các bạn. Vì Đức Phật có nói rằng: “Những người nghe, đọc, tụng Thọ trì Thần Chú đều là có phước báu lớn cả mới gặp được Thần chú. Có những người trong vô lượng kiếp chưa được nghe âm thanh của Thần chú nói chi đến chuyện thọ trì tụng niệm”.
Người được thọ nhận Mật Pháp tu trì là đã trải qua rất nhiều đời, nhiều kiếp đã gieo trồng cội phước ở Chư phật rất nhiều. Như vậy, để hình dung lại vấn đề tu tập, chúng ta tự soi rọi lại mình để biết mình, rõ sự tu hành, huân tập của mình để chúng ta tiếp tục tinh tấn, tu học.
Và hôm nay, chúng ta thấy những sự kiện, cùng những sự ấn chứng, trong đó bao gồm ấn chứng và không ấn chứng thì những điều trên thế nào cũng có liên quan đến thời gian đã qua, kiếp đã qua.
Trong qua khứ, chúng ta đâu có biết rằng là mình đang vấp phải, tạo nghiệp những cái gì, thiện cùng ác. Hôm nay, để chúng ta vững lòng tin tu tập, vững bước, tinh tấn, tiến tu. Tôi sẽ chia sẻ cúng quí bạn về phương pháp tạo những ruộng phước điền để hộ trợ bước đường tu học của chúng ta.
Trước hết là chúng ta hãy tạo sự kính tin đối với Chư Phật, tam bảo gọi tắt là “Tu kính Điền”. Một sự kính tin, kính trọng đem hết xác thân, tâm tư, nguyện vọng của mình đối trước tam bảo chư phật, kính lạy mười phương thế giới chư phật. Vậy làm sao mà chúng ta đem cái tâm này chu biến mười phương kính lạy Chư Phật, tam bảo? Đó là một vấn đề hôm nay phơi bày ra để chúng ta cùng tu học.
Trong pháp tu Mật tông, muốn đi vào chiều sâu của nội thức, kích thích nội căn thì luôn luôn lúc nào chúng ta cũng phải thực hiện sự Thiền quán Mật tông cả. Mỗi ngày, sau những động tác lễ lạy trước bàn thờ tam bảo xong (Nếu không có bàn thờ, hành giả lễ lạy trong tâm của mình), chúng ta ngồi kiết già hay bán kiết già, hoặc cách ngồi khác. Lưng của mình nên thẳng, các bạn nên mua một cái tọa cụ tức là một cái gối tròn của chư tăng dùng để ngồi thiền. Chúng ta ngồi lưng thẳng đầu hơi gập xuống một chút, mắt chúng ta nhắm lại nhưng không khít, miệng cắn lại hai hàm răng vừa chạm nhẹ lại, hai tay đối lưng lại với nhau, tức là lòng bàn tay mặt ngửa lên, lòng bàn tay trái úp xuống, hai ngón tay cái và hai ngón tay út đan nhau.
Khi đã kiết ấn xong rồi, hơi thở ra vào nhẹ nhàng, thoải mái, miệng niệm Ngũ tự Đà La Ni: “Úm, phạ nhật ra vật”. Miệng đọc liên tục như vậy, ý niệm chúng ta mới tu ban đầu thì nên để hình Đức Bổn Tôn Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề trước mặt mình. Rồi mình tưởng tượng mình đang quỳ xuống lễ lạy người. Cứ quán tưởng như vậy cho thuần thục. Rồi ta tiếp tục quán tưởng ta đang cùng lúc thân ta phân ra lễ lạy nhiều Chư Phật Bồ tát như vậy. Cho đến khắp mọi nơi ta đều quán tưởng như vậy, lễ lạy, cung kính Chư Phật, chư Bồ tát. Miệng chúng ta cứ niệm: “Úm phạ nhật ra vật”.
Cứ tu hành như vậy thì từ từ do sức quán chiếu của mình thì sẽ thấy rất mầu nhiệm. Tâm ta nó sẽ được huân tập vào cảnh giới của Chư Phật, sẽ được vào những Quốc độ của Chư Phật. Khi chúng ta thấy thân tướng của mình đã có thể biến hiện nhiều nơi. Lúc đó, ta nên quán trên tay ta có những món vật thực, hoa trái hay hoặc là ta dùng tay trái của mình bưng lên một đĩa trái cây hay một cành hoa, hay bát cháo nâng lên để trước trán. Lúc đó, tay mặt của mình dùng ngón tay cái cùng ngón vô danh bấm nhau lại, ba ngón tay kia mở bung ra. Miệng chúng ta sẽ đọc sang Thần chú khác là Tịnh Pháp giới Chơn Ngôn – Úm lam.
Do ta trì tụng Thần chú “Úm lam” này thì những đĩa trái cây, món ăn vật thực kia nó sẽ được thanh tịnh. Và do năng lực của Thần chú đó nó sẽ giúp cho thân ta chu biến khắp mọi nơi, sẽ lan tỏa ra mười phương thế giới. Và khi năng lực đó chi biến ra khắp mọi nơi. Lúc này ta nên trì tụng vô lượng oai Đức Quang Minh Thắng Diệu lực biến thực chơn ngôn: “Nẵng mô tát phạ đát tha, nghiệt đa phạ lồ chỉ đế. Úm tam bạt ra, tam bạt ra hồng”, chấp hai tay lại gia trì 21 biến.
Năng lực gia trì chơn ngôn, công năng của Thần chú sẽ biến chuyển, làm cho các món ăn vật thực kia thành các món ăn của Chư thiên, thượng vị cam lồ, phụng cúng dường biến khắp mười phương, cúng dường vô tận tam bảo. Khi trì niệm Thần chú này, nên kiết xuất sanh cúng dường ấn - Hai tay chấp lại, mười ngón tréo nhau, hai lóng đầu của các ngón giao nhau, để trên đảnh đầu tụng niệm xuất sanh cúng dường chơn ngôn 21 biến: “ Úm nga nga nẵng tam bà phạ, phiệt nhật ra hộc”. Năng lực của chơn ngôn này cũng làm cho biến hiện những thức ăn vật thức, lầu các, đèn nến, tràng phan, hương hoa…cúng dường Mười phương Chư Phật, tam bảo. Nếu trường hợp không có món ăn vật thức, ta quán tưởng, nghĩ tưởng những vật thực kia cũng thành tựu pháp cúng dường.
Đây là một phương pháp quán tưởng bằng tâm thức của hành giả. Dùng sức thiền quán, tỉnh giác quán tưởng vật thực, quán tưởng hình tượng, sắc thân của Chư Phật, quán tưởng hành trang, động dụng của chính bản thân người hành giả đó. Qua sự quán tưởng đó, những chơn ngôn “Úm Lam”, rồi những âm thanh của chơn ngôn sẽ sống lại do trong thời gian người hành giả ngồi tĩnh tọa, điều tức hơi thở, bỏ qua những tạp niệm, chỉ tưởng vào Thần chú. Lúc đó, tâm của người hành giả đi vào cái một, cái biết chỉ có một thần chú đó thôi. Lần lần những câu Thần chú đó qua trong tâm ta từng chữ, từng chữ một, từng âm thanh một. Cứ cái biết như thế thì hành giả bắt đầu đi vào cái định, thanh tịnh. Nhờ cái định, thanh tịnh này bắt đầu cõi giới và bi nguyện của chư phật như lai ảnh hiện. Do sự kính lễ, toàn tín vào Đức Phật. Thì lúc đó, tâm hành giả sẽ đi theo cái năng lực kính lễ kia mà hình thành cảnh giới lễ lạy mười phương chư phật và cúng dường Chư Phật, đúng với nghĩa Thiền là tĩnh lặng chiếu soi, quán là giữ lại nuôi dưỡng để phát khởi tâm lành.
Đây là một chuỗi hành trì qua thiền quán tu kính điền. Người hành giả Mật tông chúng ta phải biết tu như thế, phải biết kính lễ để tạo phước điền, phải biết cúng dường chư phật Bồ tát để tạo phước điền thắng phước, để chúng ta gieo trồng hay để cho những hạt giống trí huệ nó phát khởi trên những thửa điền đất kia. Trên chúng ta kính lễ cúng dường. Ở dưới chúng sanh, chúng ta cũng phải tỏ ra bi điền những ruộng thắng phước đo lòng từ bi, bố thí.
Ở bài sau, tôi sẽ chia sẽ về phương pháp Bố thí cho súc sanh, ngạ quỹ.
Cư sĩ Thanh Hùng, Pháp Hiệu Chánh TríSửa bởi quản trị viên 21/07/2014 lúc 02:28:53(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |
6 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
|
|