Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
cuiyang07  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
Bài “Kẻ lừa đảo đội lốt người tu hành”, khởi thủy đăng trên báo An ninh Thủ đô, cho thấy một trường hợp sư giả hoạt động liều lĩnh, số tiền lừa đảo cao, cũng khá đặc biệt.

Còn việc sư giả đi khất thực, nhưng thực chất xin tiền, mỗi ngày kiếm cả triệu đồng, vẫn là chuyện thường thấy.

Ở giữa hai cực đó là một loạt những hình thức lừa đảo, làm tiền trung gian, chưa đến mức như “Kẻ lừa đảo đội lốt người tu hành”, nhưng táo tợn hơn kiểu giả danh khất thực, xin tiền nhiều.

Dưới đây chúng tôi xin ghi nhận lại một số cách thức, mánh khóe lừa đảo để quý Phật tử đề phòng.

Những kiểu làm tiền, lừa đảo kiểu sư giả như dưới đây vẫn thuộc loại thường gặp, vì những kẻ lừa đảo hoạt động chuyên nghiệp, tìm hiểu riêng đối tượng để tiến hành việc lừa đảo và có thể là họ làm hàng ngày.

Những cách này lừa đảo những món tiền lớn hơn là giả danh khất thực. Vì vậy, họ phải đến tận nhà Phật tử, tìm cách nói chuyện lâu, có khi ghé sạp, cửa hàng Phật tử tiểu thương làm chủ.

Cái cách để kẻ lừa đảo khoanh vùng đối tượng là chỉ dấu bàn thờ Phật. Có bàn thờ Phật thì là Phật tử, không sai.

Có thể họ mạnh dạn gõ cửa, bước vào, nhưng có trường hợp họ tìm cách “tình cờ” như câu chuyện dưới đây.

Một sư giả giả vờ trú mưa trước nhà Phật tử, không có hàng hiên, mà chỉ có một dàn dây leo. Thấy nhà sư bị ướt lạnh, trong khi mưa chưa ngớt, cô Phật tử chủ nhà mời sư vào phòng khách uống trà nóng.

Thế là có dịp, nhà sư nói về việc đi vận động tiền xây chùa nhưng không đủ. Để chứng minh, sư rút ra cho xem bản vẽ, ảnh ngôi chùa đang xây dang dở.

Sư đề nghị, nếu có thể thì xin mượn, có thời hạn, có làm giấy mượn. Phật tử nhà chùa, vì là nông dân ngoại thành rất nghèo, sẽ gom góp trả trong một thời hạn. Số tiền sư đề nghị cho nhà chùa mượn để tiếp tục công việc xây chùa lên đến hàng chục triệu đồng.

Cô Phật tử thấy động lòng trước cảnh chùa quê khó khăn, gom góp hết tiền có sẵn trong nhà, cúng dường một khoản, cho mượn một khoản lớn hơn, đến nhiều triệu đồng. Vì trời mưa, cô không thể ra máy ATM rút thêm, nếu không số tiền cho mượn có thể hơn.

Nhà sư viết giấy nợ trên mặt sau một danh thiếp, ghi tên Thượng tọa Thích…, Trụ trì chùa…, Ấp…, Xã…, Huyện…

Hết thời gian hẹn trả, cô Phật tử chờ mãi không thấy nhà sư mang tiền đến hoàn lại như đã hứa, bèn thu xếp đi tìm.

Địa phương ghi trên giấy nợ có thật, nhưng nơi đó không có ngôi chùa nào đang xây dựng cả.

Thường xảy ra hơn là việc đi vận động xây chùa bằng “sổ vàng”.

Sổ rất đẹp, bìa da, chữ vàng, ghi “Sổ vàng công đức” bằng 2 thứ tiếng Việt Hoa.

Tại Sài Gòn, những tăng ni giả cầm sổ vàng hoạt động mạnh ở quận 5, 6, 8, 11, nơi có nhiều người Hoa sinh sống, mà những người Hoa là những vị nữ Phật tử đứng tuổi, nhà có thờ Phật, hay sạp có thờ ông địa, thần tài… thường mù chữ Việt cũng như chữ Hoa, nói tiếng Việt lơ lớ, thường dùng tiếng Quảng Đông, Phúc Kiến…

Nhà sư hay ni cô cũng biết nói vài câu tiếng Quảng Đông, xá dài, rồi đưa sổ vàng ra.

Những trang tiếp theo thư ngỏ vận động tiền xây chùa, dựng tượng, đúc chuông bằng 2 thứ tiếng Việt Hoa, có đóng dấu vuông nhà chùa, do “Hòa thượng” trụ trì ký tên, là những trang ghi việc ủng hộ.

- Chủ tiệm vàng Kim… ủng hộ 20 triệu đồng.

- Chủ vựa vải… ủng hộ 18 triệu đồng

- Bà…, Việt kiều Mỹ, ủng hộ 10.000 USD

- Ông Robert…, Việt kiều Úc ủng hộ 8.000 Đô la Úc.

Những sạp, chủ tiệm được vận động khi xem sổ không khỏi chột dạ. Không lẽ mình ủng hộ vài chục ngàn đồng, coi sao được. Thí chủ có thể mù chữ, nhưng đương nhiên đọc được những con số.

Tiền ủng hộ có của họ cũng lên đến cả triệu, nhưng có khi được yêu cầu đừng ghi vào sổ, vì thấy ít so với những người khác, ngại kỳ…

Có lần, sau khi thấy người quen của tôi đã ủng hộ, tôi hỏi ni cô cầm sổ vàng trụ sở Ban Đại diện địa phương ngôi chùa đang vận động tiền, thầy Chánh đại diện là ai, thì những câu trả lời đều trật, kèm với vẻ lúng túng, sượng sùng. Làm ra lẽ thì mất mặt người quen mình vừa “ủng hộ”, nên phải đành thôi.

Trước những câu hỏi thấy không ổn, ni cô cầm sổ vàng đi nhanh ra đường. Một chiếc xe gắn máy chờ sẵn, hấp tấp phóng ào đi như chạy trốn.

Những vị tăng ni như thế ăn mặc rất nghiêm trang, nhìn bề ngoài không thể nói là sư giả.

Có lời đồn đại về việc dùng bùa ngải để lừa đảo, nhưng không đáng tin. Làm như trên đã đủ mức tinh vi để lừa.

Cái khó là những gia đình người Hoa, tiểu thương trong chợ hầu như không đọc báo Phật giáo, nên họ rất dễ tin và không được cảnh giác.

Những kiểu lừa đảo như trên không phải khất thực, nên rất khó nhận diện. Nhìn một thầy một cô mặc áo tràng đứng đắn, tay xách cặp táp, ai lại nghĩ rằng đó là những kẻ lừa đảo.

Có lần nghe kể, những người đi lừa xớn xác xách cặp vào sạp hàng của người theo đạo Thiên Chúa, bị họ tạt nước.

Minh Thạnh:Theo PTVN
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.