Danh hiệu: Guest
Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC) Bài viết: 1,188
Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
|
câu1 :nhận linh phù thần võ có cần phải kiêng gì không? câu 2: khi hành trì gặp những cảnh giới khác nhau thì làm sao phân biệt được thật giả? câu 3: tu hồi thì nghĩ cái gì cũng không, không cần linh ứng, chỉ biết hành trì để được an lạc, không thích nghe thuyết pháp cũng không muốn gần gũi tăng, hồi trước khi thọ nhận pháp tu em nói về phật pháp nhiều lắm, sau khi nhận em ít nói lắm mà hầu như em không muốn nói . Có phải em như thế là bị tẩu quả nhập ma không? Sửa bởi quản trị viên 14/03/2016 lúc 03:11:06(UTC)
| Lý do: Chưa rõ
|
|
|
|
Danh hiệu: Guest
Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC) Bài viết: 1,188
Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
|
[SIZE="4"]2 câu hỏi trên của duishocdao, hoatnaovien không đưa ra ý kiến vì Thichnguyenphuoc sưu tầm trích đăng về "Tánh không" đã khá rõ ý kiến giải. Nhưng mạn phép bàn về câu hỏi 3 của bạn.
Khi đã viên thông lý sự người chứng ngộ(, xin mượn tạm danh từ này) nhìn thấy rõ cái gì cũng không và cái không ở đây là thấy cuộc đời này như mộng, như huyễn , không có gì là thật ,đến cái thân này chỉ là sư giả tạm thế gian. Và họ sống một cuộc sống an lạc.
Chúng ta vì duyên nghiệp mới có mặt hiện hữu nơi đây để hoàn trả những gì đã vay mượn , hay đi nốt chặng đường đã từng đi…Nghĩa là chúng ta còn bị vô minh che lấp, còn phải tu sửa còn phải tinh tấn, còn phải nỗ lực nhiều trên con đường tu để có sự chứng ngộ giáo pháp bản thân. Ta như người mù cần có sự chỉ đường dẫn lối mới mong hầu đi đến đích cuối của cuộc hành trành, và pháp môn ta chọn theo tu học chỉ là phương tiện chỉ đường dẫn lối, là ngón tay chỉ mặt trăng. Người khéo tu, kẻ trí sẽ biết bám vào phương tiện đó để thấy rõ vầng trăng sáng tròn đầy viên mãn để trở về tánh giác, trở về nguồn côi, kẻ ngu sẽ bám vào cái ngón tay mà bỏ quên vầng trăng , bỏ quên mục tiêu ta muốn đạt được.
Hoatnaovien không biết cái sự giác ngộ của bạn đến đâu, nhưng việc bạn thấy tự bản thân rời xa Tăng, không thích nghe thuyết pháp, không thích nói về Phật pháp là dấu hiệu không tốt, Lấy ví dụ như vầy: Giáo Pháp giống như là bản đồ kho báu, Tăng ni hay bậc thiện tri thức giống như người hướng dẫn chỉ đường đi tìm kho báu vì bản thân họ đã kinh qua , khi nói về Phật pháp tức đã thể hiện được bạn đang đã đi đến đoạn nào của cuộc hành trình . Vậy bạn nên tự quán sát lại bản thân mình. Xem thật đúng mình đã trật lối hay chưa? Để có sự điều chỉnh lại cho phù hợp. [/SIZE]
|
|
|
|
Danh hiệu: Guest
Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC) Bài viết: 1,188
Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
|
Lanh tranh tôi xin được trả lời tí:
1. Bạn dusi hocdao hỏi “nhận linh phù thần võ có cần phải kiêng gì không?” Bạn hỏi câu này hẳn là bạn chưa đọc nhiều bài trong mục “Năng lực Mật chú thể hiện qua Thần võ” của Sư huynh TH. Theo mình là không cần thiết vì Thần võ cũng như Mật chú Chuẩn đề đều là một. Tuy 2 mà 1, tuy 1 mà lại là 2. Thần võ và Mật chú CĐ đều lấy sự tam mật gia trì (thân, khẩu, ý kết hợp, hòa quyện) làm gốc cho người tu tập. Có thể bạn đã biết, mật chú CĐ không câu nệ vào hình tướng, bất kể ai cũng có thể theo học tu tập hàng ngày trong đi, đứng, nằm, ngồi. Dù ở bất kì đâu, khi hành trì bạn chỉ cần tâm thanh tịnh quán tưởng Đức bổn tôn hoặc Kính đàn tròn sáng là đã có 1 pháp đàn đầy đủ sự oai nghiêm. Bạn hãy tìm hiểu thêm các bài viết về Thần võ của Sư huynh TH là sẽ cảm nhận điều mình muốn nói. 2. “Khi hành trì gặp những cảnh giới khác nhau thì làm sao phân biệt được thật giả?” Câu này thì mình xin vay mượn những ý giảng giải của Sư huynh để nói rằng, vạn sự do tâm mà ra, nên những cái gì có hình sắc nghĩa là có sinh có diệt và ko thể là thật. Dù cảnh giới là gì thì hãy luôn gắng nhớ, bám lấy thần chú chuẩn đề làm nơi neo tựa vì nó là chân ngôn, đã là chân ngôn thì không sinh không hoại, như nó vốn hằng có trong vạn vật. 3. Bạn có nói hồi trước khi thọ nhận pháp tu thì hay nói về phật pháp nhưng nay thì ko thấy mặn mà với việc nghe pháp, gần Tăng và bạn Hoatnaovien cho rằng đó là dấu hiệu không tốt. Tôi nghĩ rằng chưa hẳn đó là điều không tốt với bạn mà ngược lại. Hiện giờ là thời mạt pháp, có rất nhiều pháp môn và đủ loại trường phái lý thuyết. Không thể nói rõ rằng trước đây bạn được nghe những pháp gì, nó có thật sự đúng chánh pháp không, nó có được nói ra qua sự chứng nghiệm của người nói hay chỉ là sự vay mượn. Cũng ko thể nói rõ nay bạn không thích nghe thì là sự tụt lùi hay dấu hiệu không tốt. Tôi cho rằng, chính nhờ năng lực của thần chú chuẩn đề đã và đang “ngấm” dần vào con người bạn và phát huy năng lực của nó qua sự huân tập hàng ngày để bạn dần phá bỏ đi những “lý thuyết” để quay về với sự an nhiên, tự tại trong từng phút giây. Xin mượn ý của Sư huynh: Hãy cứ làm một người dốt nát, không biết gì cả ngoài “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”
|
|
|
|
Danh hiệu: Guest
Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC) Bài viết: 1,188
Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
|
mình đồng ý với ý kiến của lanh tranh, cái không của mình không phải là tánh không gì phức tạp quá đâu, chẳng qua mình thấy như vầy trước khi mình chưa gặp pháp thì mình tìm tòi đủ thứ, tìm đủ chùa hỏi đủ thầy nhưng chẳng có ai chỉ mình tí gì về pháp môn mật tông chắc cho mình nhỏ mà học đòi, toàn nói là con có hiếu với cha mẹ sống đúng đạo đức, mà những chuyện như vậy thì sách đạo đức học ở trường dạy dư rồi cần gì. cái mình cần là cái gì đó thiết thực hơn kia. Thế rồi duy nhất chỉ có chị tami và anh hùng là bày cho mình chi tiết khi hỏi về mật tông thôi, chắc có lẽ nhận được pháp này chắc đạt mục đích rồi nên không muốn tìm hiểu nhiều nữa chớ không phải tánh không gì đâu, ngộ được tánh không chỉ có các minh sư thôi còn dusi thì làm xàm mà sao ngộ được mà tánh không, nhưng cũng cảm ơn các đạo hưu nhiều.( khi mình viết câu hỏi này thì mình biết thế nào đạo hữu thích nguyên phước cũng viết bài mà, cho hỏi đạo hữu ở đâu vậy?)
|
|
|
|
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.