Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
daison1979  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Bệnh tật là một trong bốn nỗi khổ (sinh, lão, bệnh, tử) mà chúng sinh sinh ra trong thân xác người phải chịu. Hiện nay, có rất nhiều chứng bệnh lạ mà y học hoàn toàn chịu bó tay.

Theo Kinh Nhân quả thì người mang nhiều bệnh hay bị chết yểu đều do từ nguyên nhân sát sanh mà chịu quả. Bệnh ung thư là một trong những trọng bệnh cướp đi mạng sống con người thể hiện rất rõ tính sát sanh của nghiệp.

Phần 1 - Nghiệp sát tạo ra chết yểu và mang nhiều chứng bệnh

Kinh Địa tạng Bồ Tát Bản nguyện nêu rõ: Này Bốn ông Thiên vương Ngài Địa Tạng Bồ Tát nếu gặp kẻ sát hại loài sanh vật, thời ngày dạy rõ quả báo vì ương luỵ đời trước mà phải chết yểu ….Nếu gặp kẻ dùng nước sôi hay lửa chém. Chặt giết hại sinh vật thời ngài dạy rõ quả báo phải luân hồi thường mạng lẫn nhau….Những chúng sanh trong cõi Diêm phù đề từ nơi thân khẩu ý tạo ác kết quả trăm nghìn muôn sự báo ứng như thế.

Mỗi một loại bệnh đều có những dấu hiệu và tiến trình của căn bệnh khác nhau. Nhưng có lẽ căn bệnh ung thư là một trong những trọng bệnh có diễn tiến gần nhất trong việc trả nghiệp sát của chúng sinh.

Quan sát những dấu hiệu từ lúc bắt đầu cho đến lúc người bệnh mất ta thấy, Đầu tiên là sắc mặt thâm đen, nếu nhìn được từ trường xung quanh cơ thể sẽ thấy chuyến sang mầu xám khói. Hào quang bị rút lại. Lòng mắt trắng lộ ra. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi không muốn làm gì. Tính tính trở nên khó chịu và thể trọng người tự nhiên sút ký không rõ nguyên nhân.

Khi căn bệnh xẩy đến, người bệnh sụt ký từng ngày, mất máu liên tục và người ngày một gầy yếu đi cứ như một sức mạnh vô hình nào đó đang ăn thịt, ăn máu của người bệnh. Sức mạnh vô hình đó chính là khối u ác tính ngày một lớn lên do hút máu, ăn thịt người bệnh.

Khi người bệnh sắp ra đi thì bắt đầu cảm thấy đau đớn vô cùng, như có ai đang xẻ thịt lột da mình và cuối cùng người bệnh gần như chỉ còn da bọc xương. Thật là đau xót. Bất kỳ cơ quan nào trên cơ thể con người đều có thể bị ung thư. Các dấu hiệu và tiến trình xẩy ra không có sự khác biệt nhiều.

Theo y học hiện đại thì nguyên nhân của bệnh ung thư chính là sự tương tác giữa các yếu tố chủ thể của gien với các tác nhân bên ngoài như điều kiện môi trường, chế độ sinh hoạt ăn uống….

Thành công nhất đối với y học hiện nay không phải là tìm ra phương thuốc chữa bệnh ung thư mà họ đã tìm ra nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư đó chính là sự sắp xếp sai lệch của chuỗi AND trong cơ thể con người. Sự sắp xếp sai lệch đó khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành gien đột biến, sản sinh ra các tế bào lạ nhiễu loạn, phá hoại các tế bào lành và hình thành những khối u còn gọi là u ác tính.

Như vậy, sự biến di của các gien là nguyên nhân cơ bản hình thành các khối u ác tính, môi trường và chế độ ăn uống chỉ là những điều kiện thích hợp cho sự phát triển của những tế bào lạ. Để dễ hiểu hơn ta có thể đưa ví dụ : Không phải 100% người hút thuốc lá đều bị ung thư phổi. Chỉ có những người mang gien biến dị này thì mới mắc bệnh ung thư phổi. Như vậy , hút thuốc lá chỉ là điều kiện, hay duyên để cho ung thư bộc phát.

Một con người sinh ra, nếu mang gien đột biến này thì khó có thể tránh khỏi mắc phải căn bệnh nan y này. Nếu người đó giữa gìn cẩn thận, ăn uống điều độ có cuộc sống lành mạnh thì chỉ khi nào cơ thể suy yếu hoặc khi về già căn bệnh mới bộc phát. Còn với những người có cuộc sống bừa bãi thì ngay từ trẻ đã mắc bệnh ung thư do tạo điều kiện cho u ác tính bộc phát sớm.

Cơ sở khoa học này là một minh chứng khá thuyết phục cho quan điểm của Phật giáo khi nói về nghiệp sát là nguyên nhân chính gây ra những căn bệnh nan y tạo nên sự chết yểu của con người.

Theo quan điểm Phật giáo, chúng sinh sinh ra trong thân người là do nghiệp dẫn dắt. Nghĩa là sinh ra để thọ quả báo, trả nợ những gì mà họ đã gieo nhân trong kiếp trước. Ngay sau khi nhập thai, đứa trẻ sẽ chọn lấy những gien của bố, của mẹ phù hợp với nghiệp của mình. Những gien đó được sắp xếp theo một trình tự nhất định (sắp xếp của chuỗi AND) để hình thành nên thân tướng, cơ thế vật chất con người.

Cơ thể Béo, gầy, cao thấp…gần như đã được quy định ngay trong sự sắp xếp của chuỗi gien AND khi đứa trẻ mới sinh ra. Ở Tây Tạng người ta con nhìn được thể vía của một đứa trẻ mới sinh ra. Nghĩa là nhìn được hình dạng khi đứa trẻ đã là người trưởng thành.

Trong lời thuyết giảng của Pháp Sư Tịnh Không có đoạn: Thân tướng con người từ khi sinh ra cho đến lúc 40 tuổi chịu sự chi phối của nghiệp kiếp trước. Sau 40 tuổi cho đến lúc chết thì chịu sự chi phối của kiếp hiện tại.

Sức khoẻ và bệnh tật của con người cũng vậy. Chuỗi gien AND cũng quy định sức khoẻ và một số loại bệnh mà con người dễ và sẽ mắc phải trong cuộc sống sau này. Vì nhân gieo khác nhau nên nên kết qủa cũng muôn nghìn trùng sự báo ứng.

Trong Kinh nhân quả - Phật nói Kinh Nghiệp báo sai biệt cho Trưởng Gia Thủ Ca những người chết yểu, hay mang nhiều bệnh là do những nhân như sau: Mười nghiệp bị quả báo chết yểu.

1. Tự mình sát sanh.

2. Bảo người sát sanh.

3. Khen ngợi sự giết.

4. Thấy giết vui sướng.

5. Đối với người oán ghét thì muốn tiêu diệt.

6. Thấy người oán của mình bị tiêu diệt rồi trong lòng sung sướng.

7. Làm hư thai tạng của người khác.

8. Dạy người hủy hoại (thai tạng).

9. Xây dựng miếu thờ trời để giết hại chúng sanh.

10. Dạy người đánh nhau để hai bên bị tàn hại.

Mười nghiệp bị quả báo nhiều bệnh.

1. Thích đánh đập tất cả chúng sanh.

2. Khuyên người đánh đập

3. Khen ngợi sự đánh đập.

4. Thấy đánh đập thì hoan hỷ.

5. Làm não loạn cha mẹ khiến cha mẹ buồn rầu.

6. Não loạn Thánh Hiền.

7. Thấy người oán của mình bị bệnh khổ, trong lòng vô cùng vui sướng.

8. Thấy người oán của mình lành bệnh, trong lòng không vui.

9. Đối với bệnh của kẻ oán thù, cho không đúng thuốc trị bệnh.

10. Đồ ăn cách đêm khó tiêu lại ăn vào.

Từ những nhân trên ta có thể suy luận một chút, do tự tay sát sanh hoặc ủng hộ người sát sanh… mà những oan gia trái chủ đã đòi mạng bằng cách tác động vào chuỗi AND của con người khi nhập thai tái sinh. Sự tác động này đã tạo sự sắp xếp sai lệch chuỗi AND và chính điều đó khi gặp điều kiện thích hợp những tế bào ung thư sẽ phát triển.

Nợ máu phải trả bằng máu, nợ thịt phải trả bằng thịt. Khi con người mắc chứng bệnh này chẳng ai lấy máu lấy thịt của mình cả. Chính khối u trong cơ thể mình tự ăn mình. Có lẽ đó chính là các oan gia trái chủ đã đến đòi nợ.

Nhìn cảnh giết chóc sinh vật dã man, người ta liên tưởng đến những bệnh nhân bị hành hạ đau đớn mất máu,thịt trong tương lai. Đó là chưa kể đến những con vật sau khi lên được thân người sẽ tiến hành những cuộc thảm sát ghê gớm đến mức nào. Lịch sử loài người đã chứng kiến không biến bao nhiêu cuộc thảm sát. Theo Cư sĩ Lý Bỉnh Nam thì nghiệp sát chính là nguyên nhân dẫn đến các cuộc chiến tranh hiện nay.

Kinh Ðại Niết Bàn có đoạn: Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, nhưng bịvô lượng phiền nảo che phủ nên chúng sinh chẳng nhậnthấy được. Ðối tượng chúng sinh trong giới cấm sát sinh của đạo Phật đó là loại hữu tình chúng sinh, tức là những chúng sinh có hệ thần kinh, có tình cảm, biết cảm giác (đua đớn và vui sướng) như người và các loài động vật trên bộ, dưới nước và trên không…Từ những thú vật lớn như voi, hổ cho đến những con và nhỏ bé như kiến, sâu trùng…

Ðức Phật nó, Phật tánh của chúng sinh ở trong thân ngũ ấm, nếu sát hại ngũ ấm gọi là sát sanh. Chúng ta cũng nên biết rằng nếu một ai đó làm đau đớn hay hủy mạng sống của chúng ta thì chúng ta cũng oán hận, cũng đau đớn như vậy.

Nhiều người mắc bệnh nan y thường được mọi người khuyến nên niệm Phật. Nếu phước tốt thì khỏi bệnh, nếu không vượt qua được thì hy vọng có thể về Tây Phương Cực lạc hoặc không bị đoạ vào ba đường ác đạo.
Phần 2: Lạy Phật tiêu nghiệp chướng
Hiện nay, ở Việt Nam cũng như một số nước châu Á khác ảnh hưởng nhiều tư tưởng Phật giáo. Không chỉ những người theo Phật mà cả người dân bình thường cũng dùng câu niệm Nam mô A Di Đà Phật thay cho lời chào khi gặp nhau. Khi tâm không bình yên hay lúc bệnh tật họ cũng niệm Phật để trấn an tinh thần. A Di Đà Phật trở thành câu niệm ăn sâu vào trong tâm thức của người dân.
Nhiều người mắc bệnh nan y thường được mọi người khuyến nên niệm Phật. Nếu phước tốt thì khỏi bệnh, nếu không vượt qua được thì hy vọng có thể về Tây Phương Cực lạc hoặc không bị đoạ vào ba đường ác đạo.
Thực tế có không ít người đã thoát khỏi các căn bệnh nan y nhờ niệm Phật. Chuyển tế bào từ ác tính sang lành tính. Cơ cở của sự chuyển hoá này vẫn được cho là bí ẩn, huyền diệu không thể giải thích được. Nhưng không phải ai cũng có được sự may mắn đó. Nhiều người nghi ngờ về sự hiệu nghiệm của nó. Có người còn cho đó là mê tín dị đoan không có một cơ sở khoa học nào.
Để mọi người hiểu rõ thêm về sự vi diệu, bất khả tư nghì của câu niệm đại thần chú A Di Đà Phật, tôi xin được đi sâu thêm vào phần này
Qua những điều phân tích ở phần một, ta thấy rõ cơ sở bệnh tật của con người trong kiếp hiện tại trừ những bệnh cảm cúm thông thường do thời tiết, chế độ ăn uống…thì đều có nguyên nhân từ những hành vi tác tạo trong quá khứ. Muốn thay đổi được quả báo trong đời này con người phải tác động vào những nhân đã gieo trước đây.
Tư tưởng của nhiều đạo giáo cho rằng, con người sinh ra đều có một số mệnh nhất định (có thể do trời định). Bộ Kinh dịch Trung quốc cũng đã đoán số mệnh này thông qua tứ trụ (năm, tháng, ngày, giờ) sinh của con người. Nho giáo, Khổng giáo… đều cho rằng số mệnh con người là khó thay đổi, nó được quy định như một sự việc bất biến mà con người phải tuân theo.
Quan điểm Phật giáo không cho là như vậy. Con người sinh ra có số mệnh, nhưng không bất biến, vẫn có thể thay đổi mệnh của mình bằng việc tác động vào quy luật nhân quả. Vì sao vậy ? Vì chữ mệnh có thể hiểu là đồng nghĩa với chữ nghiệp. Nghiệp chính là những hành vi từ thân, khẩu, ý tạo nhân chính cho con người đã gieo từ các kiếp trước, đến kiếp nay bắt đầu trổ quả.
Người ta có thể tác động thay đổi nhân bằng cách: Làm thui chột, thêm vào hay bới đi… những gì mà con người đã gieo trước đây.
Dựa trên cơ sở này mà Phật giáo đã sử dụng các phương cách tác động vào nhân trong quá khứ đó là trì tụng Kinh Chú, lạy Phật sám hối nghiệp chướng, không sát sinh, an chay, phóng sinh các loại sinh vật…
Ba tông phái chính của Phật giáo hiện nay là Mật tông, Thiền tông, Tịnh độ đều có các phương cách tịnh, trừ tiêu nghiệp chướng cho các để tử của mình. Vì nếu không tiêu được nghiệp thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong tiến trình giải thoát.
Trì tụng Chú, Sám hối Lạy Phật để tiêu nghiệp là một phương pháp khoa học có cơ sở theo quy luật nhân quả của Pháp giới (vũ trụ).
Thế giới chúng ta đang sống là thế giới vật chất Vật chất có quy luật của vật chất. Trong vũ trụ bao la này không chỉ có một cảnh giới mà ta đang sống Trong tam thiên đại thiên thế giới có đến 10 cảnh giới khác nhau (Phật, Bồ Tát, Bích Chi Phật, A la hán, Trời, A tu la, người, súc vật, ngạ quỷ, địa ngực).
Những cảnh giới đó cũng có các chuyển động theo quy luật khác nhau. Sự tương tác giữa các cảnh giới hay còn gọi là cảm ứng đạo giao giữa con người với các cõi giới khác không theo quy luật vật lý thông thường.
Thế giới tâm linh chịu sự vận hành theo quy luật của pháp giới vũ trụ. Nhiều các hiện tượng thuộc về thế giới tâm linh khoa học vật chất không thể giải thích được. Nhưng không phải vì thế mà nói nó là mê tín dị đoan, hoang tưởng và không có cơ sở ….
Trì tụng Kinh Chú Phật thuộc về thế giới tâm linh. Có rất nhiều bài Chú vi diệu vô cùng. Nó có thể thay đổi được tâm thức, nghiệp thức và đạt được sự linh ứng không thể nghĩ bàn. Câu niệm Nam Mô A Di Đà Phật là một câu đại thần chú bất khả tư nghì. Nếu dùng tâm để niệm bạn sẽ thấy nó như một thần lực dẹp được vọng niệm trong đầu.
Khi người niệm đến nhất tâm bất loạn. Niệm mà không niệm, không niệm mà niệm thì thế giới Chư Phật thập phương cùng niệm với bạn. Lúc đó cảm giác an lạc xuất hiện một cách diệu nghiệm. Như vậy, niệm Phật và Sám hối nghiệp chướng hoàn toàn có cơ sở để chuyển nghiệp, biến khối u ác tính thành khối u xơ lành tính. Chỉ có những người có niềm tin sâu vào Phật giáo sẽ hiểu được.
Niệm Phật, sám hối… phát tâm cầu nguyện được vãng sanh về Cực lạc quốc sau khi rời bỏ báo thân thuộc về pháp môn Tịnh độ Tông. Ba bộ Kinh chính trong pháp môn Tịnh Độ là Kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng thọ và Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Kinh Quán Vô Lượng Thọ là bộ kinh còn có tên là Tịnh Trừ Nghiệp Chướng Sanh Chư Phật tiền.
Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ có đoạn: Ðức Phật bảo Tôn giả A Nan:" Nầy A Nan! Ông thọ trì lời Phật vì đời vị lai tất cả đại chúng, những người muốn thoát khổ, mà nói pháp quán địa ấy. Nếu người quán địa ấy thì trừ được tội sanh tử trong tám mươi ức kiếp, bỏ thân hiện tại, đời khác quyết định thọ sanh quốc độ thanh tịnh, tâm được không nghi.
…Trong quốc độ Cực Lạc diệu bửu ấy, mỗi mỗi khu vực có năm trăm ức lầu báu….Trong các âm thanh ấy đều diễn nói niệm Phật, niệm pháp, niệm Tỳ Kheo Tăng. … Nếu thấy như vậy thì trừ vô lượng ức kiếp cực trọng ác nghiệp, sau khi mạng chung, quyết định sanh nước Cực Lạc.
Ngày nay các đệ tự của Phật đã dùng câu niệm Phật A Di Đà để diệt vọng tưởng và tịnh, trừ nghiệp vãng sanh về Tây Phương Cực lạc. Câu Niệm A Di Đà Phật đã trở thành một câu thần chú bất khả tư nghì mà chỉ có những người trì tụng nó một cách tinh tấn mới hiểu được công năng của nó.
Trong các điển tích của Phật giáo cũng như những câu chuyện có thật trong lịch sử có rất nhiều chuyện kể về nhiều người thông qua lá số tử vi đoán biết được số mệnh chết yểu của mình. Họ đã an chay niệm Phật sám hối nghiệp chướng phóng sinh làm công đức mà tăng tuổi thọ của mình. Khổng Minh (được cho là thánh nhân) sau một trận đánh hoả công bắt Mạnh Hoạch chết hàng vô số sinh mạng. Ông hiều rằng sau trận đánh này tuổi thọ của ông sẽ giảm đi 10 năm. Cuối cùng ông chết vì lao lực kiệt sức ở 55 tuổi.
Thực tế câu niệm Nam Mô A Mi Đà Phật có công năng rất lớn và rất hiệu nghiệm trong việc thay đổi tâm thức chuyển nghiệp chữa bệnh. Nhưng không phải ai cũng có thể thành công khi niệm Phật hiệu này. Nó cũng khó như việc nhiều người niệm Phật nhưng không phải ai cũng vãng sanh được về thế giới Tây Phương Cực lạc. 48 đại nguyện của đức Phật A Di Đà trong kinh Vô Lượng Thọ là tuyệt đối xác thực, vấn đề người niệm Phật có đạt đến mức nhất tâm bất loạn hay không và có thành tâm chí nguyện hay không.
Để kết thúc bài viết tôi xin được đưa lời khai thi của Pháp sư Tịnh Không khi nói về ý nghĩa của công phu niệm Phật. “Thế nào gọi là niệm Phật? Ý nghĩa của chữ niệm theo cách chiết tự là: ở trên có chữ kim, ở dưới có chữ tâm. Như vậy có nghĩa là gì? Là cái tâm hiện tại vậy. Trong nhà Phật nói một niệm hiện tiền, cái tâm một niệm hiện tiền đó là niệm. Trong cái tâm một niệm hiện tiền này có đầy đủ: chân thành – thanh tịnh – bình đẳng – chánh giác – từ bi; Có cả nhìn sâu – buông xả – tự tại – tuỳ duyên, đó gọi là niệm Phật. Như vậy, mười điều chân chánh là Phật. Vì sao gọi là chân thành? Bởi vì trong chân thành có thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi, cho đến nhìn sâu, buông xả, tự tại, tuỳ duyên, niệm Phật. Cho nên, trong một điều có đủ chín điều còn lại, kinh Hoa nghiêm nói: một tức nhiều, nhiều tức một, một và nhiều không phải hai; kinh Duy ma nói: bất nhị pháp môn.”

Nam Mô A Di Đà Phật ! Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mầu Ni Phật !

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.