Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
TrungNhi  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
TrungNhi

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Câu trả lời cho Bát Nhã
Lời dạy của đức Phật về sự hiện hữu của vũ trụ nhân sinh đa dạng và linh hoạt như khối sóng, không có bờ mé. Trong Phật pháp lấy đại thừa làm trung tâm điểm và trong pháp Đại thừa lại lấy Bát nhã làm trung tâm. Bát nhã là gì? Lời jải thích hay nhất cho danh từ ấy là trí tuệ hiểu biết về tánh không.
Chữ Không rất huyền diệu, khó hiểu nói ‘ Có’ chẳng trúng, nói ‘Không’ chẳng nhằm. ‘Không’, chẳng thể dùng lời nói,cũng chẳng phải dùng tâm tư để thấu hiểu đạo lý đó. Dưới tòa sen của đức Phật, có 1vị tôn giả được xưng tụng là Người giải không đệ nhất, đó là Tu bồ đề - một trong mười đại đệ tử của Phật.
Chuyện kể rằng:
Một ngày nọ, có ngoại đạo Bà la môn thuộc giới trí thức gặp Tu bồ đề trên đường đi bèn chất vấn:
- Tôn giả Tu bồ đề! Nghe nói ngài là người giải không đệ nhất trong hàng đệ tử Phật, tôi xin hỏiTất cả sự vật trên thế gian đều tồn tại một cách rõ ràng mà ngài lại cho là không, vạy ngài trả lời sao cho trọn vẹn lời nói ấy?
Tu bồ đề đưa ngòn tay chỉ một ngôi nhà và nói:
- Ông xem gian phòmg này, nó do 4 yếu tố đất- nước- gạch- ngói và các duyên hòa hợp mà thành. Nếu đem phân tán đất, nước, gạch, ngói thì thực trạng cái phòng có còn không? Không còn. Và cái tên gọi gian phòng cũng không còn nốt. Gian fòng này mà ở trong thôn xóm này thì thật là đẹp đẽ, nhưng nếu đem so sánh với những fòng ốc chốn đô thành thì nó thật là xấu xí, nhỏ hẹp. Những fòng ốc nguy nga của chốn thành thị nếu đem so sánh với các cung điện của hoàng cung thì thật nó không đủ sức để nói. Từ mặt lý tương đối ấy cũng có thể thấy đc cái lý ‘ Không’ rồi. ‘ Không’ chẳng fải fủ định hết thảy, Không có bối cảnh của Không, Không có nội dung của Không. Không nó là diện mục bổn lại của tất cả sự vật.
Bà la môn nọ nghe xong, trầm tư một fen, chấp tay làm lễ Tu bồ đề nói:
- Tôn giả, ngài chẳng hổ danh là bậc đệ tử giải không đệ nhất của Phật Đà, lời dạy của ngài khiến tôi rát cảm phục, thiệt xấu hổ cho tôi, chẳng đủ tư cách cùng ngài đối luận.
Không là nghĩa lý của Phật pháp đại thừa, Không là đại biểu cho tinh thần Phật giáo đại thừa. Ai không là đệ tử Phật cố nhiên khó có thể hiểu được tính không đó và chữ Không trong bài viết này chỉ là một ý nhỏ, Bạn đọc nên xem bài ChỮ “không” trong bài kinh bát nhã’ của cuyang07 gửi đăng trong mục Pháp âm – Pháp thoại của diễn đàn mới hiểu hết tính trọn vẹn của Không.
Chúng ta đang là thành viên của Tammat, Tammat hoạt động trên tinh thần Phật giáo cao cả và thần chú Chuẩn Đề là nền tảng cốt lõi kết nối mọi thành viên.‘ Trong Phật pháp lấy đại thừa làm trung tâm điểm và trong pháp Đại thừa lại lấy Bát nhã làm trung tâm’ câu viết này có gợi nhắc cho bạn ý j chăng? TrungNhi vừa liên tưởng: Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha bộ lâm trong Tammat jống như Bát nhã trong Đại thừa vậy. Có thể, sự liên tưởng của TrungNhi là khập khễnh, nhưng khi bạn yêu,bạn sẽ biết thế nào là ‘ hàng trăm chỗ lệch cũng kê cho vừa’
( Bài này tựa đề do TrungNhi tự đặt, câu chuyện về tôn giả Tu bồ đề là TrungNhi viết lại theo cuốn sách ’10 đại đệ tử Phật’ của nxb Văn hóa thông tin, không thấy đề tên tác giả)

Cố tình gieo jống xuống
Nhân quả đất liền sinh
Không tình cũng không jống
Không tánh cũng không sinh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.