Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
cuiyang07  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết

Thời gian đó, hễ đi đâu, ngồi nhậu nhẹt, gặp bạn bè anh Lê Văn Th. cứ oang oang: “Sắp tới tao chết, tao sẽ phù hộ chúng mày ăn mấy con đề”.
Những người biết trước cái chết (!?)


Ông Dương Văn Thớ sống đã 60 năm trên lưng chừng quả núi Dưỡng Chân, có thế quy ẩn xà (rắn quấn rùa) ở làng Mỹ Cụ (Chính Mỹ, Thủy Nguyên, Hải Phòng), dẫn tôi xuống ngôi nhà hoang ngay dưới chân núi, chỗ “cổ rùa” bị dân làng chặt đứt mở đường. Đó là nhà của bà Trần Thị R., là chị họ của ông.

Hôm tôi đến, con cháu đàng làm 49 ngày cho bà R. Mặc dù bà R. đã 70 tuổi, song bà rất béo tốt, khỏe mạnh, chẳng có bệnh tật gì. Bà vẫn nuôi lợn, nuôi gà đầy chuồng và sống tự lập, không cần nhờ vả con cháu.

Ở tuổi bà, chuyện về trời là bình thường lắm, vì không phải tuổi già cũng đủ bệnh nọ tật kia. Nhưng cái chết của bà R. thì đúng là quá sốc, không ai có thể tin nổi, cứ như bà biết trước.

Theo lời ông Thớ, trước khi chết mấy hôm, bà lên gặp ông, ngồi trò chuyện vui vẻ, cười nói oang oang, rổn rảng. Tâm sự tình chị, tình em, tình nghĩa gia đình chán chê, rồi bà nghiêm mặt nói: “Tôi dặn chú thế này. Mấy ngày nữa tôi sẽ đi theo “Thần Rắn, Thần Rùa”. Chú chỉ đạo các cháu cứ để tôi ở nhà rồi làm tang ma, không khiêng tôi đi đâu cả. Tôi dặn thế và nhớ làm theo lời tôi”.
UserPostedImage
Bà R. đã chết một cách kỳ lạ trong ngôi nhà bên núi Dưỡng Chân.

Thấy bà chị đang khỏe mạnh, vui vẻ, tự dưng nói chuyện chết chóc, ông Thớ tỏ ra bực bội, mắng bà dở hơi. Sau này, ông Thớ mới biết, hôm đó, bà còn đi gặp mặt hàng xóm, con cháu, anh em và đều tâm sự những lời quái gở như thế.

Dặn dò mọi người xong, bà nhốt gà lợn cẩn thận, góp giỗ chu đáo, tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo đẹp và nằm chết trên giường. Sớm hôm sau, thấy gà gáy inh ỏi, lợn kêu eng éc đòi ăn mà không thấy bà đâu, con cháu mở cửa vào nhà thì thấy mẹ nằm chết cứng đơ trên giường. Ai cũng tin bà bị “Thần Rùa” gọi đi. Mọi người làm tang ma cho bà đúng như lời bà dặn.

Có một cái chết nữa, cũng rất giống với cái chết của bà R., tức là cái chết do người chết báo trước, đó là cái chết của anh Lê Văn Th., 37 tuổi. Anh này chết năm ngoái.

UserPostedImage

Ông Dương Văn Thớ đã kể rất nhiều cái chết kỳ quái của người dân quanh quả núi này.
Thời gian đó, hễ đi đâu, ngồi nhậu nhẹt, gặp bạn bè anh cứ oang oang: “Sắp tới tao chết, tao sẽ phù hộ chúng mày ăn mấy con đề”. Trước hôm chết mấy ngày, đang đi thong dong ngoài đường, ông Thớ gặp anh Th. Anh Th. cười nói vui vẻ, vỗ vai ông trêu đùa: “Ông có tiền cho con vay mấy chục ngàn đi uống rượu. Sắp tới con chết, con sẽ phù hộ cho ông sống lâu trăm tuổi, của ăn của để đầy nhà”.

Mấy hôm sau anh này chết thật. Mọi người đều tin rằng “Thần Rùa” gọi anh ta đi và báo trước cái chết cho anh.

Trong làng còn có một cái chết cũng như kiểu báo trước, ấy là cái chết của anh Trần Văn M. Anh này từng ở ngay chân núi Dưỡng Chân, từng đào trúng hầm mộ, thu được vô số của quý. Thấy trong làng có nhiều chuyện chết chóc quái gở, nên vợ chồng chuyển đi xã khác, rồi dựng nhà mới khang trang ở xã Gia Minh, cách núi Dưỡng Chân 6km để ở.

UserPostedImage
Có ý kiến cho rằng, làng động long mạch do đào hồ trên đỉnh núi Dưỡng Chân.

Một hôm, anh bảo vợ thông báo với mọi người trong gia đình là anh vừa… chết. Mọi người kéo xuống viếng đám ma mới biết anh này còn sống sờ sờ. Thế là anh này mổ lợn khao nhà mới và mời mọi người ăn nhậu say sưa.

Nhưng quái gở thay, vài hôm sau anh M. chết thật, chết bất đắc kỳ tử, chết không rõ nguyên nhân. Lần này thì mọi người từ Mỹ Cụ xuống nhà anh ăn đám ma thật! Sau vụ ấy, không ai dám đưa cái chết ra đùa giỡn nữa, vì sợ “Thần Rùa” và “Thần Rắn” nổi giận.

Cột điện… giết người!

Ngoài sự việc chết bất đắc kỳ tử, chết lạ lùng, chết “phủi mồm” xảy ra với những hộ dân ở quanh núi Dưỡng Chân thì chết vì tai nạn giao thông cũng diễn ra liên tục, năm nào cũng có. Tai nạn bị thương tật thì nhiều lắm.

Hỏi chuyện về những người chết tai nạn giao thông, ông Dương Văn Thớ bấm ngón tay đếm từ một đến mười, rồi ông lắc đầu bảo không nhớ được, vì nhiều quá, cứ diễn ra liên tục trong nhiều năm nay.
UserPostedImage
Ngôi tháp cổ tuyệt đẹp ở chùa Mỹ Cụ.

Chuyện đau lòng nhất xảy ra gần đây là gia đình chị Hoàng Thị S., cũng có họ hàng với ông Thớ. Chị S. năm nay mới 47 tuổi, song góa chồng từ 4 năm trước.

Chồng chị đi làm về, tự dưng kêu mệt rồi lăn ra chết chẳng rõ nguyên nhân. Một mình chị ở vậy nhọc nhằn nuôi 3 cậu con trai khôn lớn. Nhưng vụ tai nạn xảy ra cách đây 3 tháng, đã đẩy mấy mẹ con chị vào đường cùng.

Hôm đó, hai anh em đèo nhau đi từ Quán Toan về, đến xã Mỹ Đồng thì bị ông chủ một lò đúc ở xã này lái ô tô đâm vào. Người em thì chỉ bị xây xát nhẹ, nhưng cậu anh bị chấn thương sọ não, nằm bệnh viện trên Hà Nội 3 tháng nay chưa về.

Đau lòng không kém là vụ ông cháu ông Đ., đều chết thương tâm. Ông đang đi bộ ở vỉa hè, bị xe máy quệt vào, ngã lăn ra chết. Hơn tháng sau, người cháu trai của ông, làm nghề lái xe ô tô, không hiểu do ngủ gật hay sao, mà lao thẳng vào xe container chết ngay tại chỗ.
UserPostedImage
Phần núi Dưỡng Chân ở phía Tây bị người dân múc bán.
Rồi trong làng, có anh vừa mua xe máy, mới lái thử đã đâm vào ô tô chết. Có anh vừa sung sướng hét ầm ĩ vì trúng đề, lát sau gia đình đã nhận được tin báo đâm vào gốc cây ngay đầu làng Mỹ Cụ chết tươi.

Nhắc đến cái cột điện ở đầu làng Mỹ Cụ, ông Thớ cứ thở dài thườn thượt. Riêng cái cột điện ấy đã cướp đi mạng sống của mấy thanh niên trong làng và cả là làng khác, nhưng cùng xã Chính Mỹ.

Mới tháng trước, hai thanh niên ở xóm 9 đèo nhau đâm vào cột điện, cậu 21 tuổi ngồi sau chết tại chỗ, cậu lái xe vẫn đang nằm viện. Rồi cách đây 10 ngày, một thanh niên cũng lại đâm thẳng vào đúng cái cột điện đó. Lúc ông Thớ ra xem thì vẫn thấy mảnh da đầu dính ở cột điện, có cả tóc. Người dân khiêng đến bệnh viện thì tắt thở.

Mặc dù cái cột điện ấy gây tai họa cho rất nhiều người, nhưng chả có lý do gì để chuyển nó đi, bởi vì nó nằm sát mép đường, chứ không chềnh ềnh giữa đường.

UserPostedImage
Nhiều cái chết liên quan đến cột điện này.
Tai nạn ở chỗ cột điện đầu làng Mỹ Cụ khủng khiếp đến nỗi người dân phải dựng một cái miếu nhỏ ngay dưới gốc cây đa mới trồng, giữa ngã ba đầu làng và ngày đêm hương khói. Mặc dù nhìn cái miếu rất mất thẩm mỹ, lại cản trở giao thông, nhưng vì nghĩ có thần thánh, quỷ ma ở đó bắt người, nên dân làng buộc phải dựng lên để thờ phụng.

Tôi ra đầu làng Mỹ Cụ nhìn cái cột điện ấy và thấy cột điện nằm ở mép đường. Tuy nhiên, nó lại nằm ở chỗ cua gấp. Khi đám thanh niên đi ẩu, tốc độ nhanh, vào cua gấp, lập tức mất lái, trượt xe, văng vào cột điện. Nhiều vụ chết người do va đập vào cột điện là điều dễ hiểu chứ không có gì thần bí như người dân thêu dệt. Thiết nghĩ, việc di chuyển cột điện ra chỗ khác cũng là việc nên làm.

Ông Thớ dẫn tôi vào ngôi nhà xập xệ nằm ngay sau nhà ông, ở phần đuôi núi Rùa. Ngôi nhà tràn ngập bất hạnh này là của vợ chồng bà Phạm Thị Q. và ông Nguyễn Văn N. Người con trai yêu quý, khỏe mạnh của bà đã bị tật nguyền suốt đời vì tai nạn giao thông.

UserPostedImage
Chết tai nạn nhiều quá, nên người dân Mỹ Cụ đã dựng ngôi miếu ngay đầu làng.
Tiếc là, hôm tôi đến, bà Q. đưa con xuống Hải Phòng khám bệnh, nên cửa khóa im ỉm. Con trai bà là công nhân của một nhà máy đóng tàu dưới Hải Phòng. Ngày 26 Tết năm 2009, đang trên đường về nghỉ với gia đình, thì bị tai nạn giao thông. Hai xe máy đối đầu nhau. Vụ tai nạn quá nặng đã cướp đi cả hai mắt của cậu con trai. Bao nhiêu tài sản cũng theo đó mà tiêu tán.

[COLOR="#4b0082"]Cư sỹ Lương Gia Tĩnh, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam: “Chuyện trấn yểm và long mạch có tồn tại trong tín ngưỡng của người Việt”
Trong giáo lý của Phật giáo không nói đến chuyện trấn yểm hay hàn gắn long mạch. Tuy nhiên, thực tế, ở Việt Nam, Trung Quốc và một số quốc gia khác nó vẫn tồn tại trong đời sống tín ngưỡng. Ở một nước người ta gọi hiện tượng này là Phật giáo Bắc tông hay Đại thừa phật giáo…

Trong lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận, việc trấn yểm tồn tại trong thời Lý, Trần khi xây dựng chùa chiền hay cất đất làm nhà để tránh tà ma, xua đuổi tà khí và quan niệm đó vẫn lưu truyền trong dân gian cho đến ngày nay. Xét về mặt tín ngưỡng, nó hoàn toàn được chấp nhận và không có gì sai trái hay mê tín dị đoan cả.

Tuy nhiên, việc trấn yểm thực sự có linh nghiệm hay không thì chưa ai có thể khẳng định được, nhưng phải thừa nhận một điều rằng, nó đã mang lại cho con người sự an tâm, thanh thản về mặt tâm lý. Khi tâm yên ổn, cuộc sống của người dân vì lẽ đó cũng được an bình hơn chăng?

Lê Trang [/COLOR]

Còn tiếp…

Theo . VTC new
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 2 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
Anh Tuyet trên 19-07-2020(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Tịnh trên 24-07-2020(UTC) ngày
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.