Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ThanhHung  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
THIỀN QUÁN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ QUA KINH KIM CANG




UserPostedImage




Để cho diễn đàn Tâm Mật ngày càng đi vào con đường của Phật đạo, thể hiện sự an lạc, hạnh phúc trong pháp tu. Với hạnh nguyện độ sinh, hôm nay, đem những gì chân thật trong sự sống tu hành cùng chia sẻ với quí bạn đạo, lấy thiền quán Mật chú Chuẩn đề qua kinh Kim Cang. Đây cũng là một bộ kinh lớn trong giáo pháp của Đức Phật. Kinh Kim cang cũng là một trong những bộ kinh gối đầu giường của chư thiền giả. Cho nên, Kinh kim cang là một tác phẩm lớn, một bộ kinh tối thượng thừa của Hiển giáo. Với tính chất cao cả, vô thường như thế, hôm nay, sẽ kết hợp lại giữa hiển giáo kinh Kim Cang và Mật giáo “Mật chú Chuẩn Đề” để thể hiện lên phương pháp tu Hiển mật viên thông. Bộ kinh có nhiều chi tiết, bố cục khác nhau, cùng văn kinh nhiều ít. Ở đây, chỉ lấy những phần trọng yếu trong Kinh văn để xây dựng phương pháp tu học.

Đây cũng là một việc làm rất mạo muội, với tài hèn, trí huệ mỏng manh mà làm như thế thì cũng mong quí tôn túc giúp đỡ, hỉ xả cho. Chân Thành kính mong!

PHẨM 1


Chánh văn:

“Bạch thế tôn! Người thiện nam, kẻ thiện nữ phát tâm vô thượng chánh đẳng, chánh giác nên làm sao trụ? Làm sao hang phục tâm mình?”.

Bộ kinh Kim cang là một bộ kinh chuyên về vô tướng, vô trụ, vô pháp. Không một vật gì ngay đó cả, cũng không niệm khởi hình danh, sắc tướng gì cả. Mà sao lại có một câu hỏi như trên là nói: “Có thiện nam, tín nữ phát tâm vô thượng chánh đẳng, chánh giác….” Tâm vô thượng, chánh đẳng, chánh giác ở đâu? Làm sao để phát? Đậy là một câu hỏi rất hay để thể hiện lên cái tâm giác hằng có của tất cả chúng sanh, cái phật tánh mà ai ai cũng có cả. Cho nên, Đức Phật bảo rằng “Ta là phật đã thành, chúng sanh là phật sẽ thành”. Từ vô thủy, vô chung đến nay ai cũng có sẵn cái tâm đó. Nó bàng bạc trong sự sống hằng ngày của chúng ta. Nó hiện thức qua tất cả các giác niệm, vọng niệm thiện ác. Nó có trong tất cả sự vật vạn pháp. Đức Lục Tổ Huệ năng nói: “Có cả thảy sự vật là tâm, ly cả thảy sự vật là tánh”. Khi chúng sanh nghe Ngài nói như vậy tự hiểu, tự giác ngộ cái hằng biết đó tức là phát tâm vô thượng, chánh đẳng, chánh giác. Ngay chỗ đó, cái biết thể hiện lên tỏa sang lan rộng trong vạn sự, vạn vật. Nó đã lan rộng như vậy thì nó không có cái ta, không có pháp, không trụ vào một giác niệm, vọng niệm vạn sự, vạn vật, vạn pháp nào cả tất là “nó ly cả thảy” để làm chủ cả thảy. Tất là vô trụ mà trụ. Ở đâu cũng có cái giác biết đó cả, ở tất cả các nơi không có trụ cái giác biết đó. Cho nên, nó cao cả, nó vô thượng. Thiện nam, tín nữ thể nhập hằng giác đó tức là phát tâm vô thượng, chánh đẳng, chánh giác. Đã phát tâm vô thượng, chánh đẳng, chánh giác như thế thì trụ ở đâu? Trụ ngay chỗ “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”, trụ trên tất cả sự vật vạn pháp. Và trụ trên ly tất cả vạn sự, vạn pháp. Tất cả các niệm vạn sự vạn vật đến “giác niệm” hằng giác biết nhưng không trụ ở giác niệm nào cả. Ngay chỗ niệm đó biết đó, biết trên giác niệm đó tất là vô niệm, vô trụ. Ngay đó, không ngã, không ta, không người, không niệm, không trụ, không pháp.

Ngày xưa, Huệ khả cầu xin Tổ Đạt ma hang phục tâm cho. Đức Đạt ma bảo: “Ông hãy đưa tâm đây ta an cho”. Ngay tức khắc đó, Đức Huệ khả quán soi lại thấy tâm mình lăng xăng, không đem ra được. Ngài thưa: “Con không đem được”. Đức Đạt ma bảo ta đã an tâm cho ông rồi đó. Ngay tức khắc đó Đức huệ khả ngộ nhập tri kiến Phật, an lạc. Ngài đã thấy cái hằng giác biết đó trong cái lăng xăng hỗn tạp đó, cái hằng biết đó trong vô thủy, vô chung ba đời, quá khứ, hiện tại, vị lai không sai khác, không thêm, không bớt, không sáng tối. Ngài đã được Đức Đạt ma chỉ cho “cái biết” để hàng phục tâm mình. Như vậy, ngay đó tích tắc ngộ nhập. Cái hằng biết đó trong tất cả các pháp, vạn sự, mọi niệm thiện các không ta, không người mặc tình lui tới không ngăn ngại.

Như vậy mới đúng là Kim cang, không vật cứng gì phá vỡ lấy nó được.

Như vậy, khi người hành giả Mật tông đi vào hành niệm, họ đã ngộ nhập, phát tâm vô thượng chánh đẳng, chánh giác. Như vậy rồi thì họ chủ có biết một Mật chú Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha- Bộ lâm. Họ không còn phải biết giữ một pháp nào nữa cả, một lòng niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha . Bộ lâm”. Họ cứ niệm như thế, cứ nghe thấy trên từng giác niệm, vọng niệm, vạn sự, vạn vật đều nghe thấy bằng cái “Hằng giác biết” Thần chú Chuẩn đề. Lúc đó, miệng không còn niệm nữa mà tất cả các giác niệm nội thức thể hiện lên tất cả vạn vật, vạn pháp. Thần chú, âm thanh đã thể nhập cái giác biết đó. Khi đã thể nhập cái giác biết đó rồi thì tất cả sự tướng đều thể hiện “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Lúc đó, lý sự tương ưng, mình là tất cả, tất cả là mình, “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” là tất cả, tất cả là "Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm".

Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác
Trăng trong, mây bạc hiện toàn chân.

Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 19/06/2014 lúc 10:26:54(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 26-06-2014(UTC) ngày, Thuannadl. trên 24-12-2015(UTC) ngày, lientrung trên 07-04-2021(UTC) ngày
ThanhHung  
#2 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
PHẨM 2

DIỆU HẠNH VÔ TRỤ


Chánh Văn:

“- Lại nữa, nầy tu Bồ đề! Bồ tát đối với pháp nên không chỗ trụ mà thực hành bố thí. Nghĩa là, chẳng trụ sắc bố thí, chẳng trụ thanh hương vị xúc pháp bố thí.

- Nầy tu Bồ đề! Bồ tát nên như thế mà bố thí, chẳng trụ nơi tướng. Tại sao? Nếu Bồ tát chẳng trụ tướng mà bố thí, phước đức đó chẳng nghĩ lường?

- Nầy tu BỐ đề! Ý ông nghĩ sao? Hư không ở phía đông có thể nghĩ lường được chăng?

- Bạch thế Tôn, chẳng được.
- Nầy tu Bồ đề, hư không ở phương Nam, phương Tây, Phương Bắc, bốn phương trên dưới có thể nghĩ lường được chăng?

- Bạch thế tôn, chẳng được.

- Nầy tu Bồ đề! Bồ tát không trụ tướng mà Bố thí phước đức cũng lại chẳng thế nghĩ lường như thế.

- Nầy tu Bồ đề! Bồ tát chỉ nên đúng như điều đã dạy mà trụ.

Đoạn kinh văn này, Đức Phật bảo nên Bố thí chẳng trụ nơi pháp nào cả. Mà Bố thí tức là cho, chia sẻ lại. Như vậy, bố thí mà vô trụ thì làm sao để bố thí. Cho nên, phẩm này Đức Phật mới gọi là “Diệu hạnh vô trụ”. Diệu là không thể nghĩ bàn được. Mà muốn bố thí vô trụ như vậy, người hành giả phải thực hành mà không thực hành theo giáo nghĩa trên. Vì cái bố thì này là bố thí trong tâm pháp thanh tịnh tự có bao đời của chúng ta. Nghĩa là phải xả bỏ tất cả những cái gì, nghiệp quả, thiện ác, xấu tốt của mình đang có. Hãy cho những cái đó, chia sẻ lại những cái đó. Nghĩa là trong từng giác niệm chúng ta không trụ vào một vật, một pháp nào cả. Chia sẻ nhưng không có ai thọ nhận và không có ai cho cả.. Vì tất cả các pháp, nghiệp quả thiệc ác, của cải tài sản, tâm thức chúng ta ảnh hiện từng ngày, từng giờ, từng trong thời gian quá khứ, hiện tại, vị lai. Những thứ đónó đều là một giấc mộng. Như sương buổi sớm như ánh chớp. Nó chợt có, chợt không, nó vô thường biến đổi, nó không có một thật thể nào nhất định cả. Có duyên thì nó trụ hợp, hết duyên thì nó rã tan. Mọi duyên nó đều chi phối theo thành, trụ, dị, hoại, diệt. Nó điên đảo biến chuyển theo vọng tưởng của chúng sanh. Chúng ta càng ngày càng lún sâu trong những cái giả hợp đó không thể tỉnh giác. Chúng ta tự bố thí, thực hành bố thí nhưng đa số chúng ta đặt nền tảng trên sự giả hợp, vô thường để bố thí. Chúng ta lấy những sự nghiệp của cải (Nghiệp lực), tiền bạc, xây dựng trên tinh thần tham, sân, si, tạo tác mâu thuẫn đủ điều trong nghiệp thức, xây dựng cho ta cái ngã chấp để tạo dựng của cải rồi bố thí cho những người khác, có thực sự những chủng nghiệp thấy hiển hiện ra sự khổ đau. Ngay trong pháp bố thí của ta đều nhìn thấy, cảm thụ thật sự những sự nghiệp, nghiệp thức, nhìn nhận tất cả đều có thật, có tướng. Còn ngay chỗ Diệu hạnh bố thí vô trụ của Đức Phật là bảo chúng ta cũng nhìn, cũng thấy, cũng biết ngay chỗ đó những nghiệp thức vô thường giả hợp không có thực thể. Bảo người hành giả phải thường biết mình, biết sự nghiệp nghiệp thức trên chúng là vô thường, thân mình cũng giả hợp vô thường không có nhất định. Một ngày nào đó thân tứ đại này cũng sẽ rã tan, biến dạng, chuyển biến theo nghiệp lực. Đức Phật chỉ bảo rằng, chúng ta hãy thậm thâm quán soi, ngũ uẩn, sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Chúng cũng do sự giả hợp mà hình thành. Ngay chỗ đó, ngay khi bố thí đó, ta hãy nhìn thấy cái gì của ta, thí dụ như một người tên A thì cánh tay bên trái có phải của Anh A không? Cánh tay bên phải có phải là Anh A không? Rồi cái đầu, cái chân, ngũ tạng, lục phủ, tóc, tai, da thịt. Riêng chúng cũng không thể nào bảo rằng Anh A cả mà nó phải kết hợp lại những cái trên kia lại, tụ hội lại mới giả danh gọi là Anh A. Nhưng trong từng chi tiết nhỏ như tóc, nước bọt, tay chân, mỗi cái như vậy cũng do rất nhiều tế bào, nguyên sinh tử hợp lại. Nó có vô lượng cái sinh diệt đang ẩn hiện trên một con người giả hợp gọi là Anh A kia. Cho nên, trong hệ tu Bát nhã kim cang, Đức Phật dạy chúng ta phải có cái nhìn như vậy về thân tướng chúng ta. Qua cái nhìn chân thật đó thấy được sự duyên hợp giả có, không thực thế đó. Để ngay chỗ đó mà ta “có biết” để bố thí vô trụ trên. Khi đã nhìn được như vậy tức là ta tự trả về tứ đại đất, nước, gió, lửa. Ngay đó, không có tướng ta. Ngay chỗ đó, chơn thật các pháp đều thể hiện thì cái vô trụ bố thí vô tướng là như thế.

Trên kia, chúng ta nhìn về cái tướng giả hợp thô của sắc tướng. Còn trong tâm thức của ta, cái nào trong ta, trong từng giây phút lăng xăng lộn xộn trong ấy cái nào của ta, cai1o nào nó thật sự đâu thử chúng ta cùng nhau tự chỉ, tự bắt lấy ra trong đầu, trong tâm chúng ta coi cái nào của ta đâu? Có phải niệm giận là của ta không? Có phải sự tạo tác vui vẻ là của ta không? Rồi cái đau thương, cảm xúc nóng lạnh, hình ảnh rớt lại trong tâm ta trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai cái nào của ta đâu? Cái nào nó thực của ta thì nó ở mãi với ta, không mất. Cũng như một ngôi nhà, người chủ nhà luôn ở trong nhà, còn những người khác vãng lai đến đi như chúng ta nhìn thấy những hạt bụi lăng tăng, nhảy nhót xôn xao. Trong tâm tưởng trong đầu chúng ta nó cũng lăng xăng vậy đó, hết hình ảnh tốt đến xấu, hết cảm xúc nóng đến lạnh đến thoải mái. Rồi trong đó cũng có nhựng cảnh vô ký tức là chúng ta không thấy cảnh gì cả, niệm gì cả mà có cảm thấy buồn buồn, vui vui, mọi ý niệm xấu tốt có không chen lẫn nhau mà hình thành tâm thức, tạo thành nghiệp thức của chúng ta. Rồi nó dẫn chúng ta đi trong luân hồi sanh tử ba cõi không thoát nổi. Những ý niệm trên, chúng ta học nhận thấy nó về phần thô thôi. Còn về phần vi tế, chúng ta khó thoát. Nó nằm sâu trong sâu thẳm ở bên trong. Như khi chúng ta nhìn thấy một cành hoa, mắt chúng ta (Nhãn căn) tiếp xúc sắc trần là cành hoa thì ngay đó trong nhãn thức bắt đầu có vô lượng hình ảnh cảm xúc nhỏ niệm trong nhãn thức đó. Nó tự duyên với nhau, tự phân biệt rồi đưa ra kết quả là hoa đó đẹp hay xấu hay vô ký. Nó rất ghê gớm ngay chỗ sắc đó. Ngay đó, chúng ta chỉ thấy có một cành hoa thôi tức là chỉ thấy có sắc thôi. Nhưng ngay đó, nó có đủ ngũ ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Thấy đóa hoa có kết quả phân biệt rồi cho ra kết quả là hoa tốt đó. Thì cả một quá trình diễn tiến rất nhanh đó trong tâm thức, cảm thọ thương ghét chối bỏ đó nó cũng tham gia. Rồi cái tưởng, tưởng hình sắc của hoa này biến chuyển, chuyển động, đem những cành hoa được tàng trong tàng thức ra bắt đầu tưởng suy ngẫm liên tục. Tức là hành rồi nhận ra thức phân biệt thật là ghê gớm. Đến cuối cùng, chúng ta có kết quả là hoa tốt thì cảm xúc thô nó cũng hình thành theo. Nó làm cho ta có những cảm xúc vui, những động tác cười, chuyển động thân uốn éo để tạo nên hình danh, sắc tướng, tập nghiệp mà hình thành nên giả danh là “hạnh phúc”. Khi đã có những cảm thụ vui sướng kia hình thành thì tưởng thô nó cũng đi theo tưởng tượng được mất, có không, tốt xấu mà sanh ra bảo vệ, giữ những cái có đẹp, hạnh phúc đó thành nghiệp. Cái nghiệp là luôn luôn giả hợp nhiều yếu tố, chi tiết mà hình thành. Khi đã đạt thành nghiệp thức như vậy rồi bắt đầu cái hành là sự tưởng tượng, thọ cảm, sắc, thức liên tục hiển hiện lên không dừng trụ “Hành nghiệp” cái mà nó tiếp nối từ nghiệp này qua nghiệp khác khiến tạo tác cầu thành đó là cái “Lực”, sức mạnh của nghiệp còn gọi là “Nghiệp lực”. Nghiệp lực này nó sẽ dẫn chúng sanh đi luân hồi sinh tử. Thí như người nghiền rượu, khi một ngày không có rượu (sắc) thì cả thọ (thọ), tưởng, hành, thức bắt đầu nó sẽ chuyển biến thúc đầy. Cái lực ngay chỗ đó sẽ chuyển động. Không có rượu, chỗ nơi, mùi vị cay nóng. Khi nhớ đến đó thì cảm thọ, ôm ấp, mê man, vui vẻ khi uống rượu ở trong tàn thức lại về. Lấy cảm, thọ thức này so sánh hiện tại với quá khứ ma sát những cảm xúc đó rồi tự có một cái lực mạnh đòi hỏi phải chuyển động thân tướng ngũ ấm này. Chuyển động tâm thức tưởng tượng liên tục là phải uống rượu thôi chết, thôi mệt khó chịu. Một loạt cảm thọ, hình ảnh so sánh, phân biệt liên tục như vậy. Thì ngay chỗ đó, có đủ sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Năm Uẩn này mạnh lên nghĩa là chuyển động ma sát liên tục như vậy tạo nên một cái lực kinh khủng gọi là nghiệp lực dẫn người đó bất chấp cái gì trước mắt phải đi tìm rượu để uống. Thì ngay đó, tham, sân, si nó hiện lên tham uống, thèm uống không được thì si mê, mờ mịt, giận hờn, sân hận. Ngay đó tạo nghiệp, hình thành thế giới chúng sanh. Đó là con đường hữu trụ chấp có thật tướng. Nhưng khi hành giả chỉ trong quán soi thiền quán nhìn thấy bản chất của các pháp, nghiệp lực như vậy thì ngay đây hành giả đã có “Diệu hạnh bố thí vô trụ” rồi.

Những chủng nghiệp, niệm tưởng đó nó lăng xăng mãi không dứt. Người hành giả tu trì Mật tong diệu hạnh ngay chỗ đó họ kích thích những cái xấu, tốt vạn pháp đó để được hằng nghe “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Kết hợp hai nền tảng Hiển – Mật này để tu học. Bắt buộc mọi người hành giả tu Mật chú Chuẩn đề hôm nay phải hiểu rõ, thấu đạt vạn pháp duyên hợp. Thấy được tất cả các giả danh của nó rồi ngay tức thì ở đó buông xả xuống niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Họ sẽ luôn nghe thấy thần chú Chuẩn đề ở bất cứ nơi đâu, ở mọi niệm tưởng. Lấy Thần chú Chuẩn đề làm cọng dây vám cột mũi con trâu nhà mình để cho nó không đi buông lung dẫm đạp trên lúa mạ của người. Cho đến lúc, dây vám thần chú Chuẩn đề có mọi nơi, mọi niệm tưởng, mọi cử chỉ của Trâu nó đều thấy và Trâu càng ngày càng thuần phục. Thì lúc đó, chú mục đồng thảnh thơi ngồi thổi sáo, đi dạo. Đến một lúc nào đó, Thần chú Chuẩn đề “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” nó thành từng tế bào, thành từng niệm tưởng vạn. Mỗi mỗi cái, mỗi niệm tưởng như là Thần chú Chuẩn đề thì lúc đó chúng ta đi vào chợ, đi vào Xã hội ở mọi nơi đều có ta. Và mọi nơi đều có Phật Pháp. Lúc đó, tất cả đều là Phật pháp cả. Một sự bố thí buông xả toàn bộ nhưng có tất cả các hạnh bố thí. Đây mới chính là “Diệu hạnh bố thí vô trụ”.

“Tất cả các pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt bóng,
Như sương cũng như chớp,
Nên khởi quán như thế”

Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 19/06/2014 lúc 10:29:11(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 1 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
lientrung trên 07-04-2021(UTC) ngày
cuiyang07  
#3 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
Diệu hạnh vô trụ là pháp bố thí buông xả với 6 trần, khi buông xả 6 trần không dính kẹt nơi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, chẳng trụ nơi tướng, thì người hành giả sẽ hàng phục được tâm, an trụ tâm. Những lời kiến giải này Đức Phật vì ngài Tu Bồ Đề mà chỉ bày. Đa phần trong chúng ta đều nghĩ rằng bố thí mà không chấp hình chấp tướng thì công đức vô lượng , tức không thấy người được cho và người nhận là thực hành đúng như hạnh bố thí ba la mật. Nếu chúng ta hiểu theo nghĩa như vậy là chỉ hiểu theo nghĩa thô ở bên ngoài. Như sư huynh Thanh Hùng viết chúng ta thực hành hạnh bố thí đều đặt trên nền tảng của sự giả hợp kẹt nơi tướng và 6 trần mà khởi tâm bố thí, tay chúng ta cầm nắm 1 trong 6 thứ là động, nếu động thì ta trụ ở cái động đó rồi 1 chuỗi thức, tưởng thọ hành vọng niệm khởi lên vậy sao ta an được tâm, trụ được tâm. Đại đa số chúng ta thực hành bố thí đều mong cầu tìm kiếm sự tái sanh thuận lợi đời sau. Ấn tống kinh sách, cúng dường chư tăng , lễ lạy phật kính cẩn dùng mọi cách, để tạo ngàn nhân lành. Nhưng chừng nào chúng ta chưa thấy đạo chưa nghe được “ tiếng vỗ tay của một bàn tay” thì một thoáng nhìn tịnh độ chưa thấy, chưa gần được phật Ngài Hoàng Bá nói: Nếu chúng ta cầm 1 hạt cát đập nát ra thành trăm hạt cát trong đó có 99 hạt ta không thấy nhưng nếu ta còn thấy 1 hạt cát tức là ta chưa thấy đạo . Ở đây Diệu Hạnh Bố thí cũng vậy ngay nơi ta buông 6 trần, không trụ nơi tướng tức ngay nơi đó ta đã thực hành diệu hạnh bố thí độ chúng sanh ở bên trong ta, chứ không phải độ chúng sanh ở bên ngoài, bố thí bên ngoài như nhiều người lầm tưởng. Vì không có nhân, ngã, thọ giả ngay nơi đó ta đã hàng phục được tâm, an trụ được tâm, công đức như hư không phương nam, phương tây, phương đông, phương bắc bốn phía không thể nghĩ lường, tính được.

Là hành giả mật chú Chuẩn Đề chúng ta hãy để các vọng niệm lặng xuống, lắng tai nghe bằng tánh nghe âm thanh thần chú Chuẩn Đề, để thần chú Chuẩn Đề len lỏi vào các niệm để thần chú Chuẩn Đề điều phục các vọng tâm, để hành giả thấy biết rõ, tướng, 6 trần đều là Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, để mỗi mỗi hành giả ai ai cũng hiện bày được “ Diệu hạnh bố thí vô trụ”

Sửa bởi quản trị viên 19/06/2014 lúc 10:29:35(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.