Hoa 3.000 năm mới nở một lần xuất hiện liên tiếp tại Việt Nam (PL&XH)-Theo huyền tích của Phật giới “Ưu Đàm Bà la hoa” phải 3.000 năm mới nở một lần. Tuy nhiên, trong các kinh tạng tiếng Hán của Phật giáo
Đại thừa, hoa ưu đàm trở nên rắc rối hơn.
Diệu pháp liên hoa kinh liên kết hoa ưu đàm với sự ra đời của chư Phật
[16]:
"Chư Phật xuất thế là sự khó có, vì lẽ lâu xa mới gặp một lần. ........... Và rồi những ai nghe nổi pháp này, thì người như vậy là người khó có. Như hoa ưu đàm ai cũng ưa thích, đến như chư thiên cũng thấy hiếm có, vì lẽ thỉnh thoảng mới trổ một lần. ........... Nên người như vậy hết sức khó có, khó có hơn cả hoa thiêng ưu đàm. Nhưng gần đây ở Việt Nam trong 1 tháng liên tiếp xuất hiện loại hoa được cho là loài hoa thiêng ở những địa điểm khác nhau, cùng với đó là những lí giải nửa hư nửa thực… về loài hoa kỳ lạ!
"Ưu Đàm Bà La hoa" có gốc tiếng Phạn, là loài hoa may mắn linh thiêng gắn với nhiều huyền tích của Phật giáo và có nghĩa tiếng Hán là hương thơm của đóa quỳnh. Theo kinh Phật, 3.000 năm loài hoa được đặt cái tên Ưu Đàm này mới nở một lần nên không phải ai cũng có duyên kì ngộ được xem. Từ hàng nghìn năm nay, dân gian vẫn đồn đại rằng, loài cây này chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng trong truyền thuyết. Đặc biệt hơn, hoa Ưu Đàm còn có khả năng kỳ diệu là có thể sinh sống trên bất kỳ bề mặt nào mà nó bám được. Truyền thuyết kể rằng, mỗi lần cây ra hoa là một điềm lành báo hiệu Đức Phật ra đời hay Bậc Luân Vương xuất thế. Kinh của nhà Phật viết, hoa Ưu Đàm do điềm lành linh dị sinh ra; đây là loại hoa của trời, trên thế gian không có. Nếu một đấng Như Lai hoặc Đức Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện nơi thế giới con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại ân và đại đức của Ngài.
Không chỉ tại Việt Nam, báo chí thế giới cũng đã đăng tải về việc phát hiện thấy hoa Ưu Đàm tại nhiều nước. Hai mươi năm trở lại đây, hoa Ưu Đàm đã xuất hiện ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Úc, Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore. Một tạp chí Phật giáo cung cấp thông tin, có một ấn phẩm khoa học về loại cây kỳ lạ này từng được đăng vào năm 2007 tại Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ, Đức. Kể từ đó, huyền thoại về loài hoa độc nhất vô nhị này thu hút sự quan tâm của mọi người. Theo đó, hoa Ưu Đàm có hình dáng mong manh như những sợi tóc, hoa nở có hình quả chuông, có nhiều nhánh riêng và nở những bông hoa bé nhỏ màu trắng, tỏa mùi hương kỳ lạ tương tự như mùi gỗ đàn hương. Những bông hoa này nở vào sáng sớm, sau đó cụp lại vào giữa trưa nắng. Mỗi bông hoa có đường kính dài 1mm. Bởi vì loài hoa này khá nhỏ bé và không dễ phát hiện, do đó trong hàng nghìn năm qua, vô số truyền thuyết đã đi tìm câu giải thích về sự hiện hữu của nó trên trần gian.
Vào tháng 7-1997, loài hoa thần thánh này bất ngờ xuất hiện trên mặt một pho tượng Phật ở Hàn Quốc. Và từ 2005 trở đi rất nhiều ngôi chùa ở Hàn Quốc đã xuất hiện hoa Ưu Đàm. Tháng 5-2005, tại chùa Chính Giác (Hàn Quốc) một tín đồ khi quét dọn đã phát hiện thấy bên trái tượng Phật Di Lặc bằng gỗ có cụm hoa trắng khá bất thường, dùng khăn lau cũng không mất đi. Quan sát kỹ thấy giống hoa, có cả lá, thân rễ nên mới báo với hòa thượng. Mọi người cho đó chính là hoa Ưu Đàm mà kinh Phật ghi lại. Tại TP HCM tháng 2-2011, một nam sinh viên ĐH Bách khoa phát hiện bốn đóa hoa nhỏ li ti, trắng muốt, thân như trong suốt, mỏng manh như sợi tơ cao khoảng 7-8mm. Vì đã nghe truyền miệng và xem ảnh về hoa Ưu Đàm nên đã nhờ người ghi lại hình ảnh những bông hoa này, đó là những bông hoa có cánh, có cả nụ. PV một tờ báo cũng khẳng định trong bài viết của mình đã tận mắt chứng kiến loài hoa này mọc trên cửa sắt nhà một nông dân tại Quảng Nam cách đây 3 năm.
Sáng 3-5 vừa qua, tại đền Tràng, thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng, đã phát hiện hoa Ưu Đàm huyền thoại trong kinh Phật nở trên đại hồng chung (chuông) của chùa. Ông Lương Văn Thắng, thủ hộ chùa Minh Đức cho biết: Những người đầu tiên phát hiện hoa thiêng là nhóm thanh niên tới vãng cảnh. Họ kinh ngạc phát hiện trên đại hồng chung có mấy cụm hoa nhỏ xíu, sắc trắng muốt, óng ánh như tuyết. Ông Thắng cực kỳ bất ngờ vì chưa thấy loại hoa này nở ở đây bao giờ! Loài hoa kỳ lạ nở trên đại hồng chung, với 3 cụm, bông hoa bé như hạt gạo, có tơ mảnh như mạng nhện.
Sau đó đúng một tháng, vào ngày 3-6, hoa Ưu Đàm lại được thấy mọc trên thanh nhôm cửa và song sắt nhà ông Đinh Gò, ở thôn Diêm Điền, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Hoa Ưu Đàm tại nhà ông Gò mọc thành khóm có chỗ 5 bông có chỗ 20 bông, tổng cộng là 25 bông, hoa nhỏ li ti, màu trắng thanh khiết, mọc trên thân cây rất mảnh. Tin tức lan truyền khiến các vị sư gần đó đến tận nhà xem và khẳng định đó là hoa Ưu Đàm.
Khi thông tin được đưa lên các phương tiện truyền thông, nhiều phản hồi cho rằng, những bông hoa được cho là hoa tiên này chỉ là trứng một loài côn trùng thuộc nhóm Green lacewing. Côn trùng này thường đẻ trên các bề mặt cứng, khô ráo, trứng có hình dạng giống như một cây nhỏ. Khi ấu trùng chui ra khỏi trứng, vỏ để lại trông giống một bông hoa đã nở. Các chuyên gia sinh học khi được phỏng vấn thì cho rằng, phải được tận tay sờ, mắt thấy cùng với đó là tiến hành các xét nghiệm sinh học thì mới có thể khẳng định được đó là cái gì, chứ còn qua ảnh không thể phân biệt được đó là thực vật hay sinh vật. Thậm chí một chuyên gia về sinh học còn cho biết chưa bao giờ tận mắt thấy loài hoa hay sinh vật giống như các bức ảnh đã được đăng tải.
Ý kiến bảo vệ đó là hoa Ưu Đàm thì cho rằng, mọi người đã nhầm lẫn trứng côn trùng Green lacewing với hoa Ưu Đàm bởi vì cả hai có bề ngoài giống nhau. Trứng lacewing khi soi dưới kính hiển vi có thể thấy trứng này như những hạt bầu dục không có cánh hay cấu trúc nhị hoa. Loài hoa Ưu Đàm huyền thoại được thấy những năm qua cũng có kích thước tương tự như trứng lacewing và cũng nằm trên một cuống mỏng. Nhưng hình ảnh chụp hoa Ưu Đàm tại Hải Phòng khi phóng to cho thấy rõ cả cánh và nhị hoa với màu trắng thanh khiết, chứng minh đây không phải là trứng côn trùng.
Cùng với đó nhiều ý kiến cho rằng, loài côn trùng này đẻ trứng vào mùa xuân, và thường đẻ ở nơi ẩm ướt, trên thân cây. Loài hoa này thì thường mọc vào mùa hè và có ở khắp nơi như trên lá cây, chuông đồng, thủy tinh, gỗ, giấy… Thậm chí có người cho rằng, đã tận mắt chứng kiến và nó là hoa thật, nở hơn một năm nhưng vẫn không héo.
Tuy nhiên đến nay, câu hỏi tại sao hoa có thể mọc được trên kim loại thì vẫn chưa có lời giải đáp thuyết phục.