Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chân lý  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Tam Mật gia trì đó là Thân mật, Ý mật và Khẩu mật điều này chắc hẳn tất cả các bạn đạo hữu hẳn ai cũng biết! Hôm nay tôi xin phép được làm rõ ý nghĩa hơn một chút cho 3 định nghĩa trên.
Thân mật: chủ yếu gồm kết thủ ấn, tức uốn các ngón tay của hai bàn tay thành những tư thế khác nhau. Mật tông nhận định rằng, mười ngón tay trên hai bàn tay có thể kết nối nội tại với ngoại tại, vừa tương thông với phủ tạng của người tu hành, vừa tương thông với tính của chư Phật. Trong Mật Tông, những thủ ấn khác nhau sẽ giúp người hành giả cảm ứng được với chư Phật Bồ Tát, như vậy sẽ rút ngắn được chặng đường tu hành. Nói nôm na là nếu cơ thể con người là một máy thu thanh thì thủ ấn chính là cần ăng ten giúp cơ thể chúng ta bắt sóng với giới tự nhiên. Ngoài động tác kết ấn thì tu trì thân mật còn có các phép tu khí, mạch, luân xa, tinh chất và các tư thế ngồi thiền.
Khẩu mật: Hay ngữ mật, tụng niệm chân ngôn ( mật chú ). Chân ngôn là những lời nói bí mật do chư Phật thuyết nói, là lời lẽ chân thât cực kỳ huyền mật có khả năng nối thông giữa con người và vũ trụ. Chân ngôn gồm rất nhiều loại, những vị Bổn Tôn khác nhau sẽ sở hữu những chân ngôn khác nhau. Ta có thể chia chân ngôn ra làm 5 loại: Chân ngôn của Phật, chân ngôn của Bồ Tát Kim Cang, chân ngôn của hai thừa, chân ngôn của các cõi trời, chân ngôn của cõi trời Đại cư. Phân loại theo tính chất của pháp môn tu luyện, ta nhận thấy có bốn loại là phép tức diệt, phép hàng phục , phép triệu thỉnh và phép tăng ích. Chân ngôn có khả năng làm phát triển những tiềm năng của sự sống, phát triển trí tuệ cao siêu. Người hành giả trì tụng chân ngôn lặp lại nhiều lần, vừa có tác dụng giúp bản thân đễ dàng nhập định hơn vả lại tạo những tần suất rung động( sát na) để đả thông các kinh mạch, khí huyết làm thức dậy những nguồn năng lượng nội tại.
Ý mật: Chủ yếu là sử dụng ý thức của bản thân hành giả để tiến hành quán tưởng. Đối tượng quán tưởng của người tu Mật tông hết sức phong phú, bao gồm bốn chủ thể đó là: chữ, sự, pháp, người, được gọi theo Mật giáo Tây Tạng là bốn Mandala. Chữ, tức là quán tưởng chữ cái tiếng Phạn; Sự, tức là các sự vật như hoa sen, pháp khí….Pháp, như việc quán tưởng sự từ bi, hỷ xả; Người, như quản tưởng hình tướng các vị bổn tôn…
Với phương pháp tu luyện tam mật tương ứng, thân, khẩu, ý người hành giả sẽ được thanh lọc để tương ứng với tam mật của chư Phật, Bồ Tát, đạt đến cảnh giới tam thiền hoặc cao hơn nữa “ Ta tức là Phật, Phật tức là Ta”. Đây chính là một phương pháp tu trì thực tiễn và căn bản nhất của Mật Tông, là cơ sở của tất cả các pháp môn tu trì Mật Tông mà pháp môn Chuẩn Đề cũng không ngoại lệ.
Chúc các đạo hữu tu hành tịnh tấn!
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.