Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
thichdao  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
ĐỔ NGHIỆP



"Trí tuệ phân biệt, biết đâu là việc tốt nên làm, đâu là việc xấu nên bỏ. Đấy chính là Phật."

Cá nhân một người, một gia tộc, hay một quốc gia, nếu muốn sửa đổi họa phúc, vận mệnh của mình, phải tránh việc ác và phải tạo được nhiều âm đức. Một gia tộc muốn được hiển vinh cũng phải tạo được nhiều âm đức
Bệnh tật của một người là do nghiệp lực của mỗi cá nhân. Nếu chúng ta có bệnh tức là đã có tạo và trả nghiệp. Như vậy, muốn khỏi nghiệp, nhẹ nghiệp, muốn giúp cho thân tâm mình được nhẹ nhàng, thanh thoát, bệnh tật giảm dần, thì các bạn hãy tu học mà tự cứu lấy mình.

Đạo Phật cho chúng ta cơ hội được tu tập theo những dòng truyền thừa và những pháp môn khác nhau. Tất cả những truyền thống tu tập này được phát triển là bởi vì chúng ta có những nhu cầu khác nhau, ai thích hợp với pháp tu nào thì tu theo pháp ấy. Trên thực tế, cho dù chúng ta thọ nhận pháp từ ai hay cách nào đi chăng nữa, thì tựu chung, tất cả chỉ có một con đường, một cái đích tối hậu, và chỉ có một điều duy nhất mà chúng ta cần phải đạt được. Con đường đó, cái đích đó, điều cần đạt đến thì chính là trí tuệ, là một trong sáu pháp Toàn thiện Siêu việt (Lục độ Ba la mật).

Vậy làm sao để có thể đạt được tuệ giác hay trí tuệ bát nhã ấy, làm sao để trực nhận ra được bản tâm. Giống như Đức Phật đã giảng dạy cho chúng ta, chúng ta cần phải hoàn toàn nhiếp phục được tâm của mình.

Đây là đôi lời khai thị về những giai đoạn tu tập (để nhiếp phục tâm), ta sẽ nhận thức ra được rằng: không có gì đến mà cũng chẳng có gì đi.
Tính thật của các hiện tượng, tính ấy hoàn toàn không trụ vào đâu cả, tựa như hư không. Khi ta trực chứng được điều này, như Đức Phật đã chứng ngộ, thì chính điều ấy sẽ che chở được cho chúng ta. Tuy nhiên, cũng có vô lượng vô số chúng sinh chưa trực chứng được bản tâm, và, bất kỳ chúng sinh nào chưa trực nhận ra được bản tâm thì chúng sinh ấy sẽ phải trải qua những đau khổ rất lớn lao. Những cái đó gọi là nghiệp. Nghiệp được định nghĩa trong kinh điển là một sự huân tập, là thói quen, là hành động tạo tác của tất cả mọi người chúng ta. Thông thường, chúng ta sinh ra ở đời này đều mang thân tứ đại là thân tổng báo, nghĩa là thân gom chứa tất cả các nghiệp báo nhiều đời, nhiều kiếp để có mặt ở trần gian. Vì vậy, có thể nói, chúng ta hiện hữu giữa dòng đời này là do nghiệp, mà nghiệp mỗi người mỗi khác.
Nghiệp gồm có thiện nghiệp và ác nghiệp.

- Ác nghiệp hay còn gọi là nghiệp chướng thể hiện trên hình thái có những sự việc đến với ta giữa đời này mà mình không thể tự chủ. Có những lực thúc bách khiến cho chúng ta không định hướng, mọi việc bất như ý, hoàn cảnh bức bối, khổ não, tăm tối không thoát ra được... Nghiệp lực toàn quyền quyết định và thúc bách, khiến chúng ta phải chiêu cảm lấy tất cả mọi điều tương ứng dành cho mình mà chúng ta không chọn lựa được.

- Thiện nghiệp là sự thôi thúc, quyết tâm của chúng ta trong đời sống như gắng làm lành nghĩ thiện, trau dồi kiến thức, đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho những người xung quanh chúng ta. Chúng ta tu học, gần gũi các thiện tri thức để huân tập thiện nghiệp.
Tóm lại, nghiệp lực là một cái nghiệp vô hình, chúng ta không thấy được nghiệp, không biết chỗ trú ngụ của nghiệp, nhưng chúng ta có thể chuyển nghiệp được, đó là một điều chắc chắn.

Giáo pháp của Đức Phật vạch ra nhiều phương cách giải quyết một cách tốt đẹp mọi khổ đau của con người. Thứ nhất, nếu biết được tất cả những việc xảy ra đều do nhân quả, nghiệp báo của chính mình, chúng ta bắt đầu chuyển đổi từ ngày chúng ta tập tu.
Phải tập làm việc phước thiện, tạo phước lần lần… nghĩa là đừng bao giờ bỏ qua một việc dù là việc nhỏ, nếu việc đó làm lợi ích cho mọi người. Lúc đầu thì tập thương và bố thí cho những loài hạ đẳng một chút, dần dần, tập thương được người khổ đau… Phải tập như vậy để thành thiện nghiệp của chúng ta. Lúc đó tâm chúng ta mở rộng và chính sự phát tâm phát nguyện này là phát tâm Bồ Đề.
Khi chúng ta phát tâm Bồ Đề, chúng ta tu học Phật pháp và biết rõ hai điều bám sát chúng ta đời đời kiếp kiếp, một là thiện nghiệp, hai là ác nghiệp. Ác nghiệp luôn dẫn chúng ta đi xuống và thiện nghiệp luôn hướng chúng ta về cõi thánh thiện, cho đến cuối cùng đạt được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Hôm nay, nhân cơ duyên nói về nghiệp, Thích Đạo xin chia sẻ thêm cùng các đạo hữu về một câu hỏi:

"Con người muốn thoát ra khỏi khổ đau thì phải phát tâm trì chú, niệm Phật, tụng kinh... có người quả đã thoát được khổ đau và thành tựu, nhưng lại có người thì thấy phản tác dụng và ngày càng thêm đau khổ. Vậy có phải do tu mà đổ nghiệp không?"



Kinh chú của Phật có công năng làm cho con người hết khổ đau, tuy nhiên, những khổ đau được vô hiệu hóa bởi cõi tâm, các khổ đau dù có xâm phạm cũng không làm thể làm cho người tu bất hạnh, nên không thể có vấn đề phản tác dụng trong tu hành.
Có câu chuyện nói về nguồn gốc sự ra đời của kinh Từ Bi Thủy Sám, đại ý là:

Đời Tấn ở Trung Hoa, có Ngô Đạt 15 tuổi đã giảng kinh Niết Bàn đến nỗi các Hòa Thượng cũng chăm chú nghe. Khi lớn, Ngài được vua Tấn phong làm Quốc sư chuyên giảng kinh cho vua. Vua ái mộ sai người làm một tòa sen bằng trầm hương cho Quốc sư ngồi. Kể từ khi ngồi ghế trầm hương giảng kinh pháp, có một cái mụn to như mặt người mọc lên ở bắp đùi Quốc sư làm Ngài vô cùng đau nhức. Một đêm nọ, Ngài mộng thấy mụn ghẻ nói: “Tôi là Triệu Thố, cách đây 500 năm, ông là quan án sát đã xử tôi bị chết oan, tôi theo ông đã 500 năm để báo oán, nhưng vì ông tu hành giữ giới nên tôi không báo oán được. Nay ông thọ nhận tòa trầm hương để ngồi trên đó nên đã giảm phước, tôi có cơ hội để báo oán và làm ông đau nhức”.

Ngô Đạt hối hận lắm, đau nhức quá Ngài ngất đi trong mộng và được Quán Thế Âm Bồ Tát chỉ cách chữa bệnh. Tỉnh dậy, Ngài chuyên niệm danh hiệu Quán Thế Âm và làm văn thủy sám, phát nguyện sám hối lỗi lầm, từ đó Ngài không còn bị đau nữa.

Kinh chú của Phật tức là pháp Phật, pháp Phật có vô lượng pháp môn để đối trị chữa lành vô lượng phiền não trần lao của vô lượng chúng sinh. Cho nên, dù trải qua muôn ngàn khổ đau, chướng ngại, chúng ta cũng phải nhắm thẳng mục tiêu giải thoát, tu bất thối chuyển.
Kinh hay chú của Đức Phật, Bồ Tát chẳng qua là phương tiện giáo hóa cho muôn loài, trong đó có chúng ta. Chúng ta tu mà còn khổ đau là vì còn cố chấp với pháp của Phật, Phật nói một đường ta hiểu một nẻo, Phật dụng tâm ta dụng tướng nên ta khổ.
Hằng ngày, ta tụng "Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Ba Ha. Bộ Lâm" có công năng phá tan si ám, tịnh trừ tham dục, sân si, những tà niệm ái nhiễm… được chú lực gia hộ thì chính mình cũng phải thực hành những lời dạy của Phật, xả bỏ những ái dục thì tuệ sinh. Tuệ sinh thì không làm điều sằng bậy, cũng không còn khổ não nữa, nên nói chú của Phật, Bồ Tát làm cho hết khổ là vậy.
Ngược lại, nếu tụng chú mà hàng ngày vẫn làm ác, niệm ác vẫn dấy sinh thì chính chú lực ấy đẩy đưa ta đến chỗ khổ đau, lý do là ỷ vào có chú lực gia hộ cho tai qua nạn khỏi, nhưng không khỏi là vì còn có “ta”, nên các pháp giả hợp lúc nào cũng ở một bên ta, ta thấy nó là thật. Tụng chú mà vẫn khổ đau là do ta mất chính niệm nên còn thấy khổ.
Có chính niệm thì thấy “các pháp vốn giai không”, "ngũ uẩn không”, "không có ta” nên dù “có nghiệp khổ thật” thì vẫn thấy không có khổ đau. Đây mới là thấy tác dụng của chú lực, được Đức Phật, Bồ Tát gia hộ.
Người tu mật chú Chuẩn Đề thường nên sám hối tất cả nghiệp ác do vô tình hay cố ý đã tạo ra trong quá khứ nay không làm nữa… Thường quán chiếu thân vô thường, khổ không, vô ngã, luôn giữ chính niệm, thường hằng tỉnh thức... được như vậy đau khổ chắc chắn sẽ lần lượt tan biến .


"Nam Mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề".

Thích Đạo con xin thành tâm phát nguyện: "Có bao nhiêu người đọc bài này mà hiểu được một phần nhỏ về nghiệp thì con sẽ hồi hướng công đức này về cho người đó cùng hết thảy chúng sinh".
rlrn1406  
#2 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
nam mo a mi da phat.khi ta tỉnh tâm thì ta sẻ hết khổ đau va phiền nả.nểu tâm ta còn lăng xăn thì ta sẻ khởi lên phiền nảo.mà có phiền naỏ thi phải có khổ đau.nam mo a mi da phat
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.