Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
hieuthaychua  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
+ Tất cả các pháp môn từ thiền tông, Mật tông, Tịnh Độ Tông muốn giải thoát đều phải chung 1 điều là diệt tất cả các ngã chấp để trở về Vô ngã (Thiền Tông), Tánh Không (Mật Tông), Nhất Tâm Bất Loạn (Tịnh Độ Tông).... Trong Tâm mỗi người chúng ta luôn tồn tại 2 cái tâm: 1 cái vọng tâm (tâm giả) là cái tâm lăng xăng vọng động chấp ngã và 1 chơn tâm (tâm thiệt) là tâm vô ngã vô thường vô chấp, vô cầu, không dính mắc vướng bận. Vì thế, chúng ta hàng ngày tu là làm sao làm nảy nở huân trưởng cái chơn tâm của ta và diệt dần dần làm cho càng ngày càng teo tóp cái vọng tâm đó đi. Đến khi cái tâm giả hoàn toàn triệt tiêu thì lúc đó ta đã giác ngộ, giải thoát. Vì thế, ta tu sao hàng ngày càng thấy vui vẻ an lạc, an trú trong chánh pháp, tu sao ta thấy như nó bình thường như việc hít thở hàng ngày, đói thì ăn, khát thì uống, như nấu cơm chẻ củi, gánh nước hàng ngày vậy. Vì thế, việc tu cũng rất đơn giản chúng ta không tìm kiếm Phật đâu xa mà Phật tại Tâm của mỗi chúng ta. Mỗi người điều có Phật tánh, mỗi người đều sẽ là vị Phật trong tương lai. Do vậy chúng ta không tìm kiếm đâu xa mà hãy phát triển cái Chơn Tâm của mình ngày càng phát triển lên.
+ Vì thế chư Phật nói rằng chư Phật chỉ chứng tâm, không chứng hình thức, không chứng tu theo pháp môn nào, không chứng hình thức hành trì, cũng như nghi quỹ hành trì, không chứng thời gian hành trì là tu lâu hay mới tu, vì thế mới có thể lý giải nhiều người tu nhiều đời nhiều kiếp nhưng không giải thoát được nhưng lại có người chỉ tu trong 1 kiếp lại thành Phật. Chư Phật chỉ chứng chơn tâm của mỗi người. Vì thế, pháp phật là bình đẳng với tất cả chúng sanh không phân biệt giai cấp, địa vị xã hội, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt người đó là người thiện hay ác, không phân biệt là cư sĩ hay xuất gia, không phân biệt là ở cõi gì trong sáu cõi luân hồi. Chỉ cần mỗi chúng sanh tự giác ngộ tìm đến chơn tâm của chính mình.
1) Vì thế không nên Chấp vào Phật, Chấp vào Pháp, chấp vào Tăng. Rất nhiều người nông dân bình thường thất học chỉ đi lễ chùa vào mùng một hay ngày rằm, ban ngày người ta vất vả ngoài đồng nhưng những người này lúc nào cũng giữ ngũ giới cấm lúc nào cũng niệm 1 câu lục tự Nam mô A Di Đà Phật, đi đứng nằm ngồi gì thì cũng đều niệm, trong lúc làm việc miệng cũng niệm, trong lúc ngủ cũng niệm. Niệm chỉ với niềm tin duy nhất là khi vãng sanh sẽ trở về cực lạc. Khi họ thác đi họ đều về cõi Phật, họ chính là ông bà tổ tiên của chúng ta ngày xưa đó. Ngày xưa ông bà thất học thì sao mà biết tụng kinh, sao mà biết đọc để mà hành trì theo nghi quỹ hành trì, sống không rời khỏi lũy tre làng thì sao mà tìm được minh sư. Vì vậy, mới nói Pháp phật rất bình đẳng với tất cả chúng sinh là vậy.
Không chấp Phật có nghĩa là không chấp vào những kinh điển mà Phật dạy chúng ta là luôn luôn đúng, ai mà nói sai khác lời Phật dạy, hoặc nói những điều mà Phật không có dạy thì chúng ta đều chấp đều cho là sai, là tà kiến, là tà đạo. Phật nói 49 năm Phật hoằng Pháp nhưng Phật không nói lời nào. Phật nói những gì Phật dạy là như nắm lá trong bàn tay còn những gì Phật chưa dạy là như lá trong rừng. Vì sao Phật lại nói như vậy vì sợ chúng sanh cứ chấp vào những lời Phật dạy mà không thể tự mình đốt đuốc soi đường, tự mình tìm ra con đường giác ngộ riêng, mỗi người đều có con đường giác ngộ riêng không ai giống ai. Nếu chỉ thấy ngón tay Phật chỉ lên mặt trăng thì chúng ta chỉ đi theo hướng ngón tay của Phật thì chúng ta sẽ mãi không lên được mặt trăng.
2) Không chấp vào Pháp nghĩa là không nên phân biệt so sánh cao thấp hơn thua pháp môn này hơn pháp môn kia, chú này là vua của các chú, kinh này là vua của các kinh, Phật này là vua của các vị Phật...không nên phân biệt niệm chú hay hơn niệm phật và ngược lại. Như mình đã nói trên để giác ngộ thì cần tìm về chơn tâm của mình. Nhưng bằng cách nào để tìm về chơn tâm của mình. Có 8 vạn 4000 cách để tìm về chơn tâm của mình vì thế mới có 8 vạn 4000 pháp môn của chư Phật. Vạn Pháp duy tâm tạo. Tùy theo căn cơ, duyên nghiệp, tùy theo điều kiện làm việc, tùy theo tập quán sinh hoạt, tín ngưỡng của hàng tỷ người trên thế giới của các nước khác nhau trên thế giới, ở những vùng miền khác nhau thì có các pháp môn riêng để mọi người tu học. Nói tóm lại các pháp môn tu học chỉ là phương tiện để mỗi chúng ta chọn lựa đến bờ giác ngộ. Các pháp môn như là chiếc thuyền đưa chúng ta qua sông khi qua sông rồi thì nên bỏ lại chiếc thuyền nếu ta cứ ôm khư khư chiếc thuyền thì sao lên bờ được. Hoặc khi đã lên bờ rồi thì chiếc thuyền đâu còn có tác dụng nữa, Vì thế, khi thông một pháp thì có thể thông vạn pháp là vậy, khi chơn tâm ta vô ngã thì lúc đó chúng ta thấy vạn pháp như một pháp, tất cả các pháp là Không pháp.
Ví dụ, khi ta ra ngoài đường lỡ quẹt xe nhẹ mà bị người ta chửi mình thậm tệ là đồ chó... nếu ngay lúc đó tâm ta không khởi sân hận, vui vẻ cười với người chửi mình đó chính là Pháp Phật vậy. Hoặc niệm chú 1 câu úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha bộ lâm mà nhiếp tâm bất loạn thì đó cũng là một pháp Phật vậy. Hoặc niệm 1 câu Nam mô A Di Đà Phật đạt bất niệm tự niệm cũng là 1 pháp Phật vậy.
3) Không chấp vào Tăng nghĩa là không nên phân biệt, không so sánh ông tăng này tài giỏi, cao thấp hơn ông Tăng kia. Những lời thuyết pháp của các vị tăng, minh sư đức cao vọng trọng đều hoàn toàn đúng, nếu ai mà nói sai khác những gì những vị kia nói là vô minh, là tà kiến, là tà đạo... Vậy những người không có duyên, không có điều kiện tìm được minh sư là họ không tu hành được sao? Đó lý giải vì sao các Phật tử tâm lý cứ muốn mình quy y ở 1 chùa lớn, 1 vị cao tăng danh tiếng tên tuổi. Nếu vây thì thiệt thòi cho những phật tử ở vùng sâu vùng xa họ không có điều kiện quy y những vị này. Pháp phật là công bằng cho tất cả chúng sanh ở bất kỳ nơi đâu. Nếu ta có điều kiện gặp gỡ các Minh Sư, các Thiện Tri Thức để dạy bảo giác ngộ cho ta thì càng tốt còn không thì chúng ta luôn giữ trong chánh niệm và an trú trong chánh pháp thì hữu duyên ta sẽ gặp được minh sư trong hữu hình cũng như vô hình.
Vì thế Phật mới dạy:
Gặp Phật diệt Phật, gặp Pháp diệt Pháp, gặp Tăng diệt Tăng là vậy.

4) Thần thông chỉ là phương tiện thiện xảo trợ duyên cho các chúng sanh tu tập. Hay nói cách khác thần thông là một bài học chúng ta phải vượt qua nó nếu muốn lên lớp. Ví dụ thần thông là bước thứ 3 mà các phật tử hành thiền phải vượt qua. Đến lớp cuối cùng của thiền sinh là phải phá bản ngã trở thành vô ngã mới giải thoát được. Nếu ai đó không vượt qua bước này cứ đam mê thần thông thì sẽ bị trượt. Nếu chơn tâm không thắng nổi vọng tâm thì dễ bị lạc đường sẽ bị cái tâm giả dẫn đi vào ma đạo xa rời chánh pháp. Khi tâm ta không tĩnh thì dễ bị các thế lực tà ma lôi kéo. Vì thế, rất nhiều người kể cả mình cũng khó vượt qua cửa ải Thần Thông này. Vì thế, dùng thần thông làm con thuyền qua sông chứ cứ tiếc cái chiếc thuyền Thần Thông thì mãi không lên bờ Giác Ngộ được. Vì thế, Phật là ta mà ta cũng là Phật, Thiên ma cũng là ta mà ta cũng là Thiên Ma. Phật hay ma đều do tâm mình tạo ra cả.
Vì thế giải thích vì sao một số bạn đạo khi học nhân điện ham mở luân xa nhưng chưa huân trưởng được chơn tâm khi mở Luân Xa thường bị ma nhập. tương tự như trong các pháp môn khác cũng vậy như Thiền, Mật Tông, khí công, bùa ngải....
Đừng mong cầu Thần Thông hãy để cho Thần Thông tự nó đến rồi tự nó đi.
TÂM BÌNH THƯỜNG LÀ ĐẠO
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề.
Đệ tử con pháp chiếu xin đảnh lễ mười phương chư Phật,
Đệ tử xin đảnh lễ sư phụ Thanh Hùng.
hieuthaychua  
#2 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Cảm ơn sư huynh. Mong sư huynh chỉ dạy cho đệ nhiều hơn nữa.
thienduyen88  
#3 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
bài nay rất hay ,cảm ơn huynh đã chia sẻ
hoatnaovien  
#4 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Chấp pháp, chấp ngã, chấp hình chấp tướng luôn là tập khí chung của chúng sinh.

Tâm bình thường là đạo.
Đạo là sự sống bình thường quanh ta.
Khi thấy nó tất cả sự sống, nó bàng bạc bình thường thì sẽ thấy một cái tâm chân thật.

Cảm ơn bài viết của đạo hữu.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.