Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
cuiyang07  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3645 lần trong 890 bài viết
TÔI VÀ NỖI BUỒN VÔ MINH



Nếu chúng ta ít nhiều thâm nhập giáo lý thiền, thì biết rằng đây là phương pháp tu đốn ngộ chỉ thẳng thấy tánh thành phật không có sự quanh co ngoắt ngéo như những phương pháp khác. Và các tổ ngày xưa thường dùng gậy, tiếng hét, lời thoại, sự điên gàn dở ....để chỉ thẳng cho cái tánh hằng có chân thật ngay nơi ấy. Nhưng cũng phải bao phen sóng dập, gió vùi người thiền sinh đó mới ngộ được cái lý đạo tột cùng mà các tổ chỉ dạy. Và cũng không ít các thiền sinh, thiền khách, kẻ tham vấn phải ngậm ngùi mà thoái lui, hay cứng họng không lời đối đáp. Vì các ngài sẽ nói đông, nói tây. Để trả lời cho những điều tham vấn, khai thị đó... Nếu không đoạt lý sự thì thiền sinh, thiền khách bị các ngài gài bẫy, lừa gạt đưa vào mê hồn trận của chính mình một cách ngoạn mục. Và tôi cũng chính là kẻ bị Thầy đưa vào mê hồn trận, nếu không thật tỉnh trí chắc tôi cũng sẽ như người đời, thói thường hay nói về những kẻ tu gàn dở.

Sau khi bước vào con đường tu mật chú, tôi thời gian đầu say mê với những giai thoại thiền của các tổ ngày xưa để lại, say mê với những tư tưởng của Ngài Thích Thanh Từ trên con đường tu tập giải thoát. Với tôi dù chỉ có một lần nhân duyên diện kiến Ngài trong tích tắc, nhưng trong tâm tôi Ngài là bậc thầy với trí tuệ siêu việt vượt bậc, luồng tư tưởng của Ngài đã làm rúng động bao trái tim chúng sinh tỉnh giác mà biết đường quay về với căn tánh chân thật của chính mình và tôi cũng là một trong những chúng sinh đó. Thật cơ duyên vì phương pháp tu của chúng ta ở đây lấy mật chú Chuẩn đề lập tông, và phương pháp tu là Thiền quán mật chú.
Khi tham vấn những giai thoại thiền xưa tôi cũng thường hay quán tưởng mình sẽ trả lời, đối đáp với các ngài như thế nào, nếu giả sử đặt mình trong trường hợp ấy. Quả thật thì tôi cũng bị cứng họng không có một sự suy nghĩ nào để có thể đáp lại được những lời thoại đó. Nhưng vì đó là những giai thoại đã trở thành huyền thoại, khi được viết lên nghĩa là khi chúng ta đọc đã có sự chủ động cho những tình huống đó. Nên ta có thể ngồi suy ngẫm, quán sét đưa ra sự phân giải, nhận định thế này, thế kia... Nhưng thật tế, nếu là kẻ ngông cuồng, tự phụ ngã mạn. Thì khi bản thân va chạm trực tiếp một cách không chủ động những tình huống tham vấn như thế. Chắc sẽ là nỗi hổ thẹn, muối mặt về sự tu học thấp kém của chính bản thân mình.

Gần đây nhất là tôi. Vì biết tôi ham thích lý thiền nên Thầy cũng thường hay chỉ dạy cho tôi những lý đạo thâm sâu nằm trong những giai thoại thiền, hoặc có khi thầy đưa ra một giai thoại thiền với những tình huống chéo ngoe làm cho tôi ngậm tăm không nói gì được.

Thầy đưa ra tình huống. Có một vị thiền sư đưa ra một để mục cho thiền sinh. Có một vị thiền sư đi lên núi chẳng may rơi xuống vực, rất may vì thiền sư đó cắn được một sợi dây. Đúng lúc đó có một vị thiền sư khác đi qua gửi lời thăm hỏi. Nếu vị thiền sư đó vì phép đối đãi mà trả lời cho vị thiền sư kia thì đồng nghĩa là Ngài sẽ chết. Còn nếu không thì thật sự phụ tấm chân tình của vị Thiền sư kia.

Thầy hỏi tôi câu này, tôi cứng họng không có lời đáp, về nhà suy nghĩ, quán sét mãi mà vẫn chưa có câu trả lời.

Rồi tiếp đến tôi cũng có những ấn chứng trong tu hành kể lại cho thầy những ấn chứng đó, Thầy không nói gì nhiều chỉ nói ngắn gọn : “Em vẫn con vô minh, ngu muội lắm. Nếu em chết bây giờ cũng chỉ là con ma lang thang thôi”. Tôi cười và nói đúng em còn mê muội, vô minh ....thế là cả một tràng tôi giải thích này kia của tôi tuôn ra để thừa nhận cái sự vô minh đó.

Nhưng khi xong câu chuyện. Có một cái “ Biết” đang lặng lẽ quan sát những cảm xúc của tôi. Tôi thấy tôi buồn, một nỗi buồn len lỏi trong tâm trí. Tôi thấy tôi đang tự ái, một sự tự ái ngầm đang trỗi dậy.

Rồi hết lần này đến lần khác. Thầy quây tôi làm tôi rối tung lên trong mớ bòng bong của cảm xúc, của nhân tình thế thái. Bao phen uất ức dồn nén tưởng nó đi mất tiêu đâu rồi. Đâu ngờ ngày hôm nay nó đủ nhân duyên trỗi dậy mạnh mẽ làm tôi mê mờ, mất lý trí, không tỉnh giác. Tôi oà khóc nức nở bảo thầy: “Dù gì em cũng là đệ tử của Thầy, Thầy cũng đã từng kỳ vọng vào sự tu học tinh tấn của em, giờ sao Thầy nỡ lặng lời với em như thế. Còn bảo em chết là con ma lang thang, không xứng đáng là đệ tử của Thầy.”

Thầy hỏi tôi tiếp: Giờ em có thấy buồn không?
Tôi bảo: Có!
Thầy hỏi tiếp: Giờ em có thấy khổ không?
Tôi bảo: Có!

Nếu em sống thật khổ như vậy, còn bày đặt phát nguyện thực hành Bồ tát đạo, hoá độ chúng sinh làm gì. Em không xứng đáng với những lời phát nguyện đó. Hãy quay trở về với cuộc sống đời của em đi.
Thầy đã từng nói với em. Thầy là con người của đạo, những đệ tử để đi được bên cùng Thầy phải là người ít ra sống cùng được với đạo. Em bày đặt phát nguyện tu học, phát nguyện này kia. Nhưng em hãy quay nhìn lại sự tu học của em kiểu gì, để em chìm đắm trong nỗi thống khổ, trong nhân tình thế thái, trong mớ hỗn độn của cảm xúc.

Thầy nói đến đây tôi mới bừng tỉnh dậy, đúng là nó trải qua như một cơn mơ.

Thầy hỏi tiếp: Đi ngủ em biết mình ngủ không?
Tôi trả lời : Em có biết!
Thầy hỏi tiếp: Lúc ngủ mơ em biết mình mơ không?
Tôi trả lời: Em có biết!
Thầy hỏi tiếp: Khi em vui, em biết mình đang vui không?
Tôi trả lời: Em có biết!
Thầy hỏi tiếp: Khi em buồn, em biết mình đang buồn không?
Tôi trả lời: Em có biết!
Thầy hỏi tiếp: Vậy em thấy có cái gì nó đi cùng em trong suốt sự kiện đó.
Tôi trả lời: Cái biết.
Thầy nói tiếp: Em thấy không trong tất cả mọi sự kiện xảy ra, Có một cái “Biết” không ngơ đó nó luôn đi cùng em,Đó là cái biết chân thật. Tại sao em thấy đau khổ, sự đau khổ này nó nằm ở đâu trong em, em chỉ cho Thầy xem! Tại sao em phủ nhận cái “ Biết” đó, để chạy theo Sắc, tưởng, thọ, hành, thức của thế gian. Em đã sống chân thật với những cảm xúc đó rất tốt, nhưng em phải tỉnh giác để thấy một cái “ Biết” đó. Mê và ngộ nó ở ngay chỗ đấy. Khi chúng sinh ở địa ngục họ cũng có một cái “ Biết” ngay nơi đây. Khi được vãng sinh về cực lạc, họ cũng có một cái “ Biết” ngay đấy. Cái biết này đâu có sự phân biệt đau khổ, sướng vui, địa ngục niết bàn đâu. Nó đã hằng có từ lâu trong em rồi. Em phải tỉnh giác được như thế, thì em mới xứng đáng với lời phát nguyện hành bồ tát đạo, mới là đệ tử của Thầy.
Còn nếu không tỉnh giác, thì đến khi nào em liễu ngộ được lý đạo, em quay lại câu chuyện của ngày hôm nay, em sẽ hiểu được điều mà Thầy muốn trao cho em, em sẽ hiểu được về bài học giá trị này .

Tôi đã bị thầy gài bẫy bao nhiêu lâu nay trong lý thiền mà tôi không biết. Tất cả những thứ tôi đọc, tôi tưởng chừng như liễu nghĩa được kia cũng chỉ là lý thuyết suông. Khi trực tiếp bị va chạm một cách không chủ động thì tôi vẫn bị sắc trần dẫn dụ lôi kéo. Những lý thiền đốn ngộ kia đã bị tôi quên lãng như chưa từng được biết đến. Thật xấu hổ cho sự ngu muội, vô minh, cho sự ngã mạn của bản thân mình. Thế mà tôi cũng đã từng có lúc tôi biết mình đang sống với cái biết chân thật đó, nhưng do sự huân tập chưa thành thục non kém nên tôi chưa sống được trọn vẹn với cái “ Biết” đó, tôi vẫn bị những cảm thọ nó vùi dập, nó thui trột trí tụê sự sáng suốt.

Học và hành thật quả là một quá trình. Để mà đứng ngoài nói vọng vô thì thật là đáng xấu hổ. Phải thật tự chứng, thì chúng ta sẽ có ngôn ngữ riêng và chung để biểu đạt chia sẻ cho mọi người cùng hiểu. Và cái thật tế nữa những ngôn ngữ này cũng chỉ sự vay mượn giả tạm của người này người kia mà diễn đạt, nhưng nếu đằng sau nó ta biết có một cái “ Biết” chân thật thì không hay có sự trở ngại ở đây nữa!. Hãy tự tại đi với cái chân thật hằng có đó.


Em thành kính tri ân bài học sâu sắc này Thầy đã dành cho em. Em xin hứa sẽ cố gắng tinh tấn để không phụ sự chỉ dạy của Thầy.


Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.



Cuiyang07

Sửa bởi người viết 18/03/2016 lúc 11:53:35(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 5 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
chuctinh trên 22-03-2016(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Tịnh trên 03-07-2020(UTC) ngày, lientrung trên 28-03-2021(UTC) ngày, haimat trên 24-04-2021(UTC) ngày, Thuong76 trên 25-04-2021(UTC) ngày
atm74  
#2 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Cam on bai viet cua chi.


UM CHIEC LE CHU LE CHUAN DE TA BA HA. BO LAM.
haimat  
#3 Đã gửi : 24/04/2021 lúc 11:57:19(UTC)
haimat

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 22-04-2021(UTC)
Bài viết: 3
Viet Nam

Cảm ơn: 198 lần
Được cảm ơn: 5 lần trong 5 bài viết
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm
Om Ma Ni Pad Mê Hum
thanks 1 người cảm ơn haimat cho bài viết.
Thuong76 trên 25-04-2021(UTC) ngày
Thuong76  
#4 Đã gửi : 25/04/2021 lúc 05:59:53(UTC)
Thuong76

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 07-07-2014(UTC)
Bài viết: 9

Cảm ơn: 1330 lần
Được cảm ơn: 433 lần trong 105 bài viết
Cảm ơn sư tỷ đã chia sẽ kính nhiệm và ấn chứng của sự tu học của sư tỷ
Ở bên cạnh Thầy vừa động lực để tiến tu.còn rãi đãi tâm còn phóng giật theo thế gian sẽ áp lực của tu học. Cũng như bọn đệ tu học không tinh nghiêm còn nhiều thứ tham thân tâm phóng giật sống bạc nhược buông thả ngủ quên trong dục vọng nên sự tu học không phát triển được cứ rậm chân tại nên rất sợ Thầy kiểm tra.Thầy mà không kiểm sách tấn chỉ dạy uốn nắn thì tu học biết nhiều kiếp cũng chưa thấy đạo.tỷ có đại phước mới đồng hành tu học cùng Thầy.có công mài sắt có ngày thành kim.đã quyết trí cứ vững bước tiến tu.Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.