Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
Giác niệm hơi thở Trong mọi hành trạng của sự sống bao giờ cũng ảnh hưởng đến hơi thở. Cho nên người hành giả khi thực hiện phép tu, chính bản thân nơi ấy phải thực hiện đến sự quán xét hơi thở để tìm giác niệm hơi thở.
Giác niệm hơi thở là gì? Khi chúng ta thở vào thấy rõ biết nó vào đến đâu, khi thở ra biết nó ra đến đâu. Ở đây dùng từ biết nó ở đâu, đến đâu đó là thể hiện lên cái biết hơi thở đó nó là một phần của giác niệm hơi thở. Đi sâu vào hơn chúng ta dùng chữ “ Niệm’’ để chỉ rõ chiều sâu của nó, lặng sâu ở bên trong, sự ghi nhớ ở sâu bên trong. Sự ghi nhớ này giúp chúng ta thấy biết được luồng hơi thở ra vào, và ở ngay đây để kiểm chứng nó, chúng ta sẽ có 2 cách quán niệm cùng một cái biết.
Khi chúng ta thở ra vào. Mới ban đầu nên dùng Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Vì sao phải dùng Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm? Vì đây là tâm chú của Đức Chuẩn Đề, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Khi thở vào chúng ta sẽ xử dụng Úm Chiết Lệ Chủ Lệ...khoảng thời gian này hơi thở chúng ta đến dưới rốn ( độ khoảng lóng ngón tay), tức đan điền. Ngay đây khi đến đó ta ngưng lại một chút rồi thở ra... Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Ngay đây ngừng lại một chút, rồi tiếp tục thở vào ra như trên. Tâm chú của chư Phật Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, nó hoàn toàn không có một ý niệm nghĩa lý gì. Ngay đây, như vậy sẽ giúp người hành giả không vướng bận nghĩa lý, ngữ ngôn. Ngay đây mặc dù không nghĩa lý gì, nhưng tâm chú này nó có đầy đủ tha lực, người hành giả quán xét hơi thở như vậy, lấy tâm chú đó làm giác niệm, giác niệm ấy nó sẽ thể hiện ngay trên hơi thở ra vào cùng ngay trên tâm chú đó. Đây cũng là một nghĩa lý để giúp người hành giả tu học. Nghĩa thứ 2 làm tâm chú này nó đầy đủ tha lực, chứng minh rằng thần chú này do Đức Phật nói ra. Nhưng qua nhiều thời gian biến đổi cả âm thanh, âm ngữ đi từ sắc tộc này qua sắc tộc nọ. Tất cả mọi cá nhân của mọi quốc gia sắc tộc nào nếu thành tâm, tín tâm trì niệm đều có năng lực thủ hộ giúp cho trong đời sống tu học, trong đời sống hiện tại sinh hoạt trong xã hội ở mọi tầng lớp đều được lợi ích riêng.
Như vậy, khi người hành giả tu trì trong giác niệm hơi thở kia sẽ được lợi ích trước mắt ngay trong hiện tại đó. Khi Úm Chiết Lệ Chủ Lệ thở vào, người hành giả có cái biết, cái nhìn thấy đó ngay tức thời đó là giác niệm. Khi người hành giả thở ra, từng chữ được niệm khởi, ngay từng niệm khởi đó người hành giả cũng biết. Đó là giác niệm. Đây là nói về Thiền quán xét, người hành giả thực hiện được như vậy tâm sẽ thấy nhẹ nhàng thoải mái. Từ ngay đây người hành giả sẽ thấy, cảm nhận những thọ cảm tâm hành của mình từng lúc, từng giây. Họ sẽ cảm nhận của hơi thở ngắn dài. Mặc dù có khoảng cách của hơi thở ra , thở vào trên Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, nhưng người hành giả chúng ta nên thực hiện kéo dài hởi thở ra, thở vào hoặc ngắn để chúng ta quán xét những hành trạng thọ cảm tâm hành. Như khi trong cuộc sống, chúng ta sẽ thấy đến hơi thở có liên quan mật thiết đến những thọ cảm. Khi giận hơi thở sẽ thô ngắn hổn hển, cảm xúc buồn suy tư vọng tưởng, các thứ hơi thở cũng ảnh hưởng theo. Khi chúng ta cười, chúng ta khóc, khi đau, khi thoải mái. Mọi cái đều ảnh hưởng đến hơi thở. Ở dòng thiền phật giáo nguyên thuỷ, thiền Vipassana, tức minh sát cũng dạy người hành giả quán xét hơi thở để rọi quán thọ, quán thân. Giác niệm hơi thở này cũng trên tinh thần đó, nhưng có những chi tiết kinh nghiệm của bản thân dùng kỹ thuật sống, kỹ thuật tu hơi khác chút. Tựu trung cũng theo lời phật dạy trong kinh, trong giáo lý kinh nguyên thuỷ về hơi thở. Ở đây khi người hành giả thực hiện những bước tu giác niệm hơi thở đó, tâm cũng phải lắng dịu giới tâm, cũng phải quán xét thấy những pháp vọng động che lấp giác niệm, như; tham dục, thùy miên ( sự mê ngủ, mê mờ tâm thức), trạo hồi - sự xao động, thực – ăn uống, tham ăn, thích ăn làm mê mờ tâm thức, tham sân si. Vì tất cả những thứ trên, nếu chúng ta còn tham đắm nó, thì hơi thở chúng ta sẽ không dài, không nhẹ nhàng. Nó sẽ ngắn và thô kệch khó dẫn chúng ta đến định.
Qua sự nhìn thấy quán xét trên, chúng ta sẽ lấy những ý niệm đó để thực hiện kỹ thuật phép quán hơi thở. Tất cả những thọ cảm đều ảnh hưởng đến hơi thở. Cho nên, khi biết như vậy người hành giả nên thực hiện những phép thở ra, thở vào dài. Trong thời gian thở ra, thở vào dài nó sẽ giúp cho người hành giả làm dịu được những thọ cảm đang sanh khởi trong tâm mình. Ngay đây chúng ta sẽ thấy tự thân chúng ta sẽ tách ra thành hai thân: Một thân bằng xác thịt, một thân bằng hơi thở. Ngay đây chúng ta dùng thân hơi thở này để thực hiện phép tu. Trong khi hành trì, người hành giả ngồi kiết già hoặc bán già, hay chúng ta ngồi ngay ngắn. Chủ yếu là lưng, cột sông ngay thẳng. Ngồi làm sao cho cột sống ngay và phải giữ cho thân không được xao động ngã tới, ngã lui, lắc qua lắc lại. Khi thân đã điều chỉnh như trên, người hành giả bắt đầu thực hiện kỹ thuật phép thở vào thở ra. Trong quá trình thở như vậy, dần dần chúng ta điều tức hơi thở từ thô đến tế, từ mạnh đến nhẹ nhàng thoải mái. Để tiện việc kiểm chứng hơi thở, chúng ta nên biết trong khi thở ra, thở vào trên đường thở đó phải chọn cho mình một điểm trên đường thở đó. Dòng Thiền nguyên thuỷ hay dùng điểm biết đó ngay trên đỉnh mũi của mình, hay trên vị trí môi trên nhân trung. Khi đã có điểm biết đó rồi người hành giả thở ra, thở vào đều biết nhìn thấy điểm đó. Chính ta nhìn thấy biết như vậy, trong kinh Đức Phật nói rằng đó là: “Tầm tâm”. Chúng ta đang ghi nhận đối tượng, và ngay đó tâm đang thể hiện đối tượng đó, biết ngay đó gọi là: “Tứ”. Khi tâm đã tầm, tứ như vậy rồi. Tức là tâm chúng ta có nhất điểm. Khi đã thấy biết rõ ràng như vậy. Ngay nơi đây sẽ sanh một loại thọ cảm dấy lên tức là “ Hỉ” mừng, mà khi đã mừng thì liền ngay đó tâm chúng ta sẽ thấy sự vui vui, tức là “Lạc”. Trong kinh nói khoảnh khắc thấy như vậy, đầy đủ những thiền chi như trên, thì người hành giả ngay đó sẽ chứng đắc được Sơ thiền. Sơ thiền ở đây trong các kinh nguyên thuỷ Đức Phật nói đến bốn quả vị: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Tứ Thiền được ghi nhận có đầy đủ những yếu tố như: Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc và tâm nhất điểm.
“Ở đây, này các Tỳ-kheo, Sariputta ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Và những pháp thuộc về Thiền thứ nhất như tầm, tứ, hỷ, lạc, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; các pháp ấy được an trú bất đoạn. Các pháp ấy được Sariputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sariputta biết đến khi an trú, được Sariputta biết đến khi đoạn diệt. Sariputta biết rõ như sau: "Như vậy các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đoạn diệt". Sariputta đối với những pháp ấy, cảm thấy không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sariputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sariputta, còn có nhiều việc phải làm hơn nữa".” ( Trung Bộ Kinh)
Đây là lời nói, đồng nghĩa sơ đồ cho người hành giả. Nhưng được thể nghiệm nó hay không do chính bản thân người hành giả. Đó là hiển giáo chúng ta đang đi. Ngay đây chúng ta hãy tìm kinh nguyên thuỷ của Đức Phật dạy để ấn chứng lại cho chính mình.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.
Cư sĩ Thanh Hùng Pháp Hiệu Chánh TríCòn tiếp Sửa bởi quản trị viên 24/06/2014 lúc 04:51:56(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |