Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
cuiyang07  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3645 lần trong 890 bài viết
UserPostedImage




Chuyện xưa của Tổ và chuyện nay của Trò



Tôi thường hay đọc những tích thiền của các vị Tổ ngày xưa để thấy được một phần nào đấy sự tu học của các Ngài mà tự mình học hỏi tầm cầu lấy tấm gương đó mà phấn đấu cho sự tu học của mình, cùng những bài học kinh nghiệm rút ra cho bản thân.

Khi đi sâu vào sự tu học mới thấy được pháp học ( Hiển giáo) với pháp hành ( sự tự tu tự chứng nghiệm) của bản thân là cả một trời một biển khác xa nhau. Từ đó mới thấy được ngày xưa các Ngài căn cơ ra sao mà chóng đạt liễu ngộ lý sự viên thông, và tự thấy bản thân mình thật kém phước báu để bay giờ vẫn còn đang trôi lăn, ngụp lặn trong vòng luân hồi sinh tử chưa thấy đường ra.
Tôi hay tự thắc mắc ngày xưa các tổ cầu sự tu học ở các Thầy không biết cuộc sống, sinh hoạt, sự chỉ dạy từ các Thầy như thế nào? Chứ bản thân tôi bây giờ thấy khó muôn vàn: Thầy nghiêm khắc, thậm trí rất hay mắng tôi vô minh, ngu dốt, rồi lại hay chỉ vạch ra những lỗi lầm của tôi. Nhiều khi tôi thấy tâm của tôi bị thầy bóc tách ra trần trụi quá. Tôi sợ Thầy đến mức không bao giờ có khái niệm nói dối thầy bất cứ điều gì, vì chỉ cần một câu nói, hay biểu cảm sắc thái rất bình thường của bản thân, thậm chí tôi chẳng cần nói gì cũng bị thầy phát hiện, bóc tách các vọng thức của tôi đang diễn tiến ra sao, tôi đang đeo đuổi vọng niệm gì...nhiều khi tôi giãi đãi việc tu hành, Thầy còn đuổi tôi: Nếu em thấy việc tu học vượt quá sự chịu đựng khổ sở của bản thân, không được bay nhảy hưởng thụ những thứ dục lạc của thế gian, thì em hãy cứ trở về cuộc đời để sống với xã hội, để giống với xã hội này. Còn ở chỗ Thầy chỉ có việc tu học, và phải xác định rõ việc tu học của bản thân để xác quyết con đường đi của mình, có như thế thì em mới đi được. Nói thật nhiều khi tôi thấy nản trí vô cùng, cái tâm vọng của tôi cũng háo hức, cũng náo nức theo những thú vui của thế gian, cũng bị cuốn theo những hương, sắc, âm thanh, thú vui của cuộc sống...cũng muốn buông mình để chạy theo chúng bạn của mình. Nhưng thường thì ngay những thời điểm đấy tôi hay nghe được, hay thấy được những bài pháp từ Thầy hay tôi vô tình đọc được từ nguốn giáo lý của Ngài Thanh Từ. Tự nhiên tâm tôi bình lại, và thấy thư thái, quay lại, nhìn lại bản thân mình mà tự xấu hổ cho ý nguyện tu học của bản thân.

Đấy là những lúc nhụt trí tôi nản, chứ thật Tâm thầy thương tôi thế nào tôi biết. Thầy lấy đòn roi để dạy tôi cho nên người, cho thành nếu quyết chí theo Thầy. Những lúc ở bên xứ người tôi ốm hay cả đoàn ốm Thầy tất bật lo bệnh cho từng người, . Thầy thức đêm để hành thiền, hầu như không ngủ, nhưng vẫn thăm bệnh hỏi han mọi người. Ấy thế mà chỉ ngay sáng hôm sau Thầy mắng tôi làm tôi chảy cả nước mắt vì cái tội : Em sang đây để tu tập hay là em sang đây để hưởng thụ cái sự ngủ nghỉ của em. Sự tu tập không có chần chờ ngày mai, ngày mốt. Em hãy sống sao cho xứng đáng với lời nguyện tu hành của em, hãy tu tập sao cho những ngày ở bên này giá trị là nền tảng thúc đẩy trợ duyên cho em phát triển về trí huệ, về sự tu tập những ngày sau. Càng đi tôi càng thấy sự nghiêm khắc của Thầy dành cho mình. Càng thấy Thầy là tấm gương sáng chói để tôi mãi noi theo về đạo hạnh, trí huệ.

Thầy dụng tâm tu hành suốt ngày đêm không ngừng nghỉ. Ở thầy tôi chưa từng thấy sự giãi đãi. Thầy hành thiền suốt ngày suốt đêm, thậm chí ngay cả khi thầy mang bệnh do thời tiết không thích hợp. Ấy thế mà thầy cứ cần mẫn tu hành miên mật, hầu như tôi thấy Thầy không có ngủ. Một ngày chừng chỉ 3 tiếng thôi. Có những lúc cả tháng dòng liên tục thầy đi làm đạo cúng lễ cho người ta từ 7h sáng đến 9h đêm. Tôi thì mệt lả không còn sức, thậm chí lạc cả giọng. Thế mà Thầy về vẫn hành thiền đến tận 2h sáng. Sáng 5h hoặc 6h đã dạy hành thiền tiếp. Tôi không biết thầy lấy sức đâu ra mà khoẻ thế. Thần sắc, sắc thái của Thầy vẫn bình thản, an lạc, không có gì là mệt mỏi. Thậm chí những lúc như vậy Thầy bị tôi làm phiền vì những thắc mắc trẻ con của tôi trong tu tập quán tưởng. Thầy cần mẫn lắng nghe và giải đáp những gút mắc để tôi không bị dính chấp những điều đó mà dễ dàng thênh thang trên con đường tu.
Có đạo hữu trêu tôi. “Càng đi chị càng thần tượng Thầy”. Đúng! Càng đi ra bên ngoài va chạm với nhiều tầng lớp tăng, ni, cư sĩ trong và ngoài nước tôi càng thần tượng Thầy. Vì những điều thầy chỉ không ngoài chân lý của đức Phật đã chỉ, nó đã bao hàm các pháp của thế gian. Hơn nữa thầy chỉ cho tôi những phương pháp, kĩ thuật hành thiền quán tưởng, cách thở... Cái này mới là những cốt tuỷ để người hành giả đạt thành trên con đường tu tập. Và những phương pháp, kĩ thuật hành thiền quán tưởng này đã thực sự từng bước giúp tôi thực chứng sự rút ngắn tu tập của bản thân. Tôi có niềm tin vững chắc. Tôi chỉ cần theo Thầy là tôi sẽ đạt thành được ý nguyện trên con đường tu tập. Tôi sẽ tìm thấy được viên ngọc bên vạt áo của mình, giống như các tổ ngày xưa, giống như Thầy tôi bây giờ đã tìm được nó bên vạt áo.

Nhân ngày đầu xuân năm mới. Em không biết nói gì để thể hiện lòng kính, tri ân, cảm tạ sâu sắc của em tới Thầy. Em viết bài này để gửi tới Thầy: Nguyện từ ân của Tam Bảo, lòng từ của người mẹ Chuẩn Đề luôn gia hộ, chiếu soi cho Thầy cho con và cho các chúng đệ tử khác lòng tin, tâm bồ đề kiên cố, trí tuệ sáng suốt, vững tin trên con đường tìm cầu giải thoát.

Nam Mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Sửa bởi người viết 24/06/2014 lúc 04:55:01(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 5 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
Hoatnaovien. trên 24-06-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 05-08-2014(UTC) ngày, Phuc An trên 09-06-2020(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 10-06-2020(UTC) ngày, HueVong trên 23-08-2022(UTC) ngày
dieuminh  
#2 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Chị thật may mắn được theo thầy Hành đạo , em cũng ước gì mình được như vậy mà chưa đủ duyên . Nam Mô A Di Đà Phật . Úm Chiếc Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha , Bộ Lâm .
ThanhHung  
#3 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
Vô niệm yếu chỉ - Mật đạo vi thể

UserPostedImage






Trong bất cứ pháp môn tu học nào của nhà Phật cũng đều đặt nền tảng căn bản ngay hơi thở của mình. Trong đời sống hơi thở rất quan trọng. Khi thai nhi trên đường phát triển hình thành, hơi thở cũng sẽ đến trước. Nó luôn đi cùng ý niệm. Thân tứ đại của thai nhi; đất, nước, gió, lửa bắt đầu hình thành, thì ý thức cũng sẽ hình thành hiển hiện và khi đó hơi thở cũng sẽ bắt đầu theo. Hơi thở ấy nó mang theo gắn liền với thân ta trong suốt thời gian mà chúng ta gọi là sự sống, vui cũng có mặt nó, buồn tủi hờn giận si mê, khổ đau an lạc cũng có nó đi theo. Như vậy chúng ta nhìn thẳng một cách khách quan để quan sát nó, thì ở thân hữu hình tâm thức, thọ cảm...khi chúng ta vui hởi thở thấy khác, khi buồn giận, si mê...tất cả đều khác. Hơi thở dài, ngắn, mạnh, yếu đều liên quan mang một nội dung chi tiết khác nhau. Vì sao, khi nói đến hơi thở lại dùng ngôn từ là nội dung, chi tiết nghe khó hiểu. Đó là chúng ta nhìn ở bề mặt hữu hình thì thấy nó lạ, nhưng khi một người hành giả đi sâu vào quán niệm hơi thở để tự chứng, nhìn thấy nó diễn biến như thế nào từ thân đến tâm thọ cảm sẽ thấy nó có nội dung chi tiết thật rõ ràng. Vì khi nhìn thấy được như vậy, thì người hành giả sẽ thấy được những phần chi tiết giả hợp của thân và tâm. Nhìn thấy nó với dạng của những hạt nguyên tử, phân tử cùng năng lực, sức hút, sức đẩy xoay ngược chiều, cùng chiều sinh diệt, còn mất chuyển đổi sang hình thức khác nhau. Rất nhiều những chi tiết như thế, sự chuyển động tạo thành những điện năng ( năng lực) để luôn luôn chuyển hoá ngay đây đức Phật bảo rằng “ Vô thường”. Nó không có thể của nó. Từ những hạt cực nhỏ mà đến ngày nay, nền khoa học đã khám phá, đã thấy nó. Nhưng nếu chúng ta bảo rằng những hạt đó là cực nhỏ để hình thành sự vật, sự sự trùng trùng duyên khởi, thì chưa chắc vì sao? Vì nếu nó đã hình thành có hình tướng, mặc dù thật cực nhỏ, nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng nó cũng được hình thành bằng những hạt cực cực nhỏ hơn hạt đó nữa, mà khoa học chưa tìm ra nó.

Ở cái sự vật hữu hình đó mà chưa tìm thấy nó, thì tìm tâm tánh, làm sao gặp được? Vì những phát minh những thành tựu của khoa học hiện tại đến nay cũng từ cái gọi là “ tâm” mà hình thành biết nó. Vì chính những cá nhân, nhà bác học đó họ cũng đã dùng những cái biết từ trong tâm của họ mà ra. Nếu vậy thì đức Phật, Ngài đã nhìn thấy chứng đắc được cái biết không thể nghĩ bàn đó. Ngài đã nói: “ Vạn vật duy tâm, vạn pháp duy thức”. Tất cả cho đến ngày hôm nay chúng ta đã nhìn thấy nội dung chi tiết đó, nếu chúng ta xâm nhập vào giáo pháp tu học của đức Phật.

Trong giáo pháp của đức Phật có rất nhiều tông phái khác nhau, như thiền tông, mật tông, tịnh độ...rồi lại có những phương pháp tu của phật giáo nguyên thuỷ...nhưng tất cả cũng đều qui về sự chứng giải vô thương, vô ngã, phải nhìn thấy rõ sự khổ, lạc hình thành, sự khổ, lạc qua thân, tâm, thọ, pháp.

Ở nguyên thuỷ, thiền quán Vipassanar là một môn thiền quán thật chi tiết từng nội dung sinh diệt vô ngã của thân, tâm, thọ pháp của vạn pháp. Ngay đây nếu người hành giả chuyên tâm tu học theo pháp thiền này sẽ nhìn thấy, biết tất cả những hành trạng, nội dung chi tiết của vạn vật, tâm pháp thọ cảm ở những chi tiết, vi tế. Khi chứng ngộ sẽ ở những cảnh giới tâm pháp này, người hành giả luôn luôn tâm phải tỉnh giác, xem tất cả những hành pháp đó với tâm quân bình, bình thản không nghiêng lệch chấp dính bất cứ một khía cạnh nào. Vì tất cả đều sanh diệt trùng trùng duyên khởi. Đây cũng là sự trở lại từ trong tự tánh thanh tịnh hằng biết của mình. Rất hay, nói lên danh từ này để làm chi? Để nói rằng tất cả các pháp của đức Phật đều hay, đều dẫn chúng sinh thoát khổ đến sự giải thoát. Chúng ta hãy nhìn kỹ, hiểu kỹ ( văn, tư, tu) để suy nghiệm lòng nhẹ nhàng an lạc không phải nghĩ pháp này tốt, pháp này xấu, bỏ cái này lấy cái kia chế trách tham đắm đủ điều. Khi khởi tâm hạnh ấy để tu tức là chúng ta đang tham, đang si mê, đang sân. Mà đã đặt nền tảng tham, sân, si thì sao mà an lạc, thoải mái khi thực hành pháp. Ở đây xin nói sơ lược về các pháp, con những nội dung bài viết sau tôi sẽ đi vào chi tiết rõ hơn.

Ở khía cạnh thiền nguyên thuỷ. Chúng ta nếu cố chấp phân biệt chúng ta sẽ thấy y vậy, nhưng với tấm lòng đầy tham, sân, si. Thiền nguyên thuỷ ngay nơi đó nó cũng có cốt cách đại thừa ngay nơi đó. Cũng nhìn ngắm quán sát sự vật duyên khởi sinh diệt chúng không có bản thế nhất định, chúng do sự duyên hợp tánh không. Ngay nơi đây người hành giả có cái thấy như vậy, cho đến khi cái biết nguyên thuỷ hằng có của nó đã là như nó.

Thiền Đại thừa Bắc tông đi vào quán các pháp, cũng nhìn thấy sự duyên hợp giả có của nó. Nó hình thành trên sự thành trụ di hoại diệt. Chúng cũng không có thật thể của nó. Khi thấy sự vật như vậy hành giả luôn quán tâm cũng như vậy, cho đến sự như vậy, lý như vậy không có mặt ở đó, nhưng có khắp ở mọi nơi. Tổ Huệ Năng diễn đạt ngay đây là: “ Có cả thảy sự vật là tâm, ly cả thảy sự vật là tánh”. Một sự diễn đạt thật gọn nhẹ, rõ ràng chân thật. Những chi tiết những nội dung này của các pháp, nó cũng đều nằm trong tam tạng kinh của nguyên thuỷ ở bộ Vi Diệu Pháp.

Ở đây nói đến Mật tông cũng vậy, người hành giả mật tông luôn phải hiểu biết rành rõ chứng giải về sự lý hiển giáo trên. Họ bắt đầu sự thật hành thâm sâu vào giáo pháp, họ đi sâu vào thiền định, tuệ quán cũng vậy. Thấy tất cả những điểm hạt nguyên tử , phân tử trên bằng những thọ cảm thấy ánh sáng, thấy biết sự chớp sáng đó là Mật chú Chuẩn đề. Ngay đây họ không còn dùng khẩu để niệm Mật chú nữa âm thanh sắc tướng thô Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Không còn nữa, mà ngay nơi đó có sự tưởng niệm biết rõ thần chú Chuẩn Đề trong từng giác niệm. Tất biết rõ Mật chú Chuẩn Đề: Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm trong từng điểm nhỏ ly ti, trong từng sự rung động chuyển động của năng lực. Tất là họ thấy biết trở về với chân chú “ Kim cang tạng” Đây là giáo lý mật của hệ kim cang. Họ thấy những sự chuyển động, màu sắc rung động; Om, Hùm...hay những tiếng tướng trong thiền định qua sự quán xét của tuệ quán. Nói chung tất cả sự chuyển động ấy là pháp, là vật, tâm là thọ hình thành nên tập nghiệp bất thiện, thiện cùng vô ký.
Như vậy sự thấy quán sát tu tập duyên khởi, tất cả sự vật đó để hình thành nên chân chú ( phật đạo). Đó là pháp tu thai tạng trong mật tạng. Đem những sự phôi thai vô minh ấy về với phật đạo, mà phật đạo đã hằng có từ lâu, tức thai tạng.

Người hành giả tu tịnh độ tông cũng vậy, họ niệm A Di Đà Phật hay một Đức Phật nào khác, cho nên khi tâm niệm đó, sụ cảm thọ thấy A Di Đà Phật, sự chuyển động sinh diệt từ trạng thái này, qua trnạg thái khác sanh diệt đều thấy niết là A Di Đà Phật, rồi cho đến tất cả sự vật đều biết rõ ràng A Di Đà Phật tức cực lạc quốc hiện tiền. Đó là như vậy, pháp Phật là như vậy mà chúng ta cứ tự nghĩ, tự vọng tưởng phân biệt Nam tông, Bắc tông, Mật tông, Tịnh độ. Những chữ đó, những âm thanh đó đều là những khái niệm danh sắc. có người chấp vào cho Phật giáo Nguyên thuỷ là tốt, cho tất cả lác xấu không phải giáo pháp của đức Phật. Thậm chí có người quá khích si mê tông phái của mình, xô đẩy chối bỏ tất cả nói: không có Phật A Di Đà, không có kinh A Di Đà và một số kinh, phương pháp tu khác. Rồi từ những ý niệm đó phật tử nghe qua, mà những phật tử này chưa có những ý niệm học biết về phật giáo chạy theo thầy của mình, rồi đi tuyên truyền nói rằng: “ Việt nam tu sai hết”. Thật là tội lỗi. Khi tôi viết lên những ý niệm này trong lòng luôn muốn thành tâm xin quí vị đừng tạo nên những khẩu nghiệp tội lỗi đó. Tất cả thế giới mọi người ai cũng biết tu niệm Nam mô A Di Đà Phật, trong đó có đủ tất cả mọi tầng lớp dân trí thức khác nhau, có cả lãnh tụ, quan chức, bác sĩ kỹ sư, Hoà thượng, Thượng toạ, Tăng ni. Có những vị trong đời hiện tại này, họ đã từ bỏ quan chức tiền tài danh vọng ẩn tu niệm Nam mô A Di Đà Phật, và chúng ta hãy nhìn lại thực tại của con người nơi thế giới này có biết bao nhiêu người đã được thọ hưởng từ Nam mô A Di Đà Phật, đã giúp cứu họ ra khỏi bùn nhơ tội lỗi, đoạ lạc. Rồi có biết bao nhiêu câu chuyên vãng sanh cực lạc Quốc hiển hiện đầy chứng cứ, chứng thực.

Ở đây tôi chỉ nói như vậy. Ở một khía cạnh tịnh độ A Di Đà Phật. Còn tất cả tông phái khác cũng hiển hiện đầy sự lợi lạc đem đến sự an bình, an lạc, hạnh phúc cho con người. Một lần nữa mong rằng từ tâm, từ lực của tôi gửi vào những ý niệm này, cầu mong ai đó hãy tĩnh tâm tỉnh thức xem nhìn lại thực tại tu học của mình để cầu sự sám hối mà tu học. Vì tất cả những ý niệm của mình nói ra dù vô tình hay có ý, tâm của mình sẽ ghi tạc nơi đó. Khi tâm vọng khởi, thì tội chướng sanh thiện thì quả thiện, ác thì quả ác. Những lời nói ý niệm đó xét cho cũng đâu đem lại lợi ích hạnh phúc, an lạc cho mình sao phải phí công tổn sức thực hiện, thể hiện vì mình tu mình chứng.
Cầu từ lực Tam Bảo gia hộ cho những chúng sinh đó thoát đi sự ngã mạn, cố chấp, thoát đi lửa tham, sân, si.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô Thấy Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Sửa bởi quản trị viên 23/06/2014 lúc 09:11:42(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 6 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 26-06-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 01-07-2014(UTC) ngày, yennguyen trên 02-07-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 07-07-2014(UTC) ngày, Phuc An trên 09-06-2020(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 10-06-2020(UTC) ngày
phuonghao  
#4 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Hy vọng sự cố gắng cũng như lòng thành kính
của chị sẽ được các vị chứng.
Nam mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha, Bộ Lâm
ThanhHung  
#5 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
Những tiếng nói của nội thức


UserPostedImage




Để củng cố một phàn nào trong cái thấy nghe hay biết trong tâm thức của chúng ta, vì những cái đó sẽ giúp chúng ta có những kinh nghiệm thực tại khi tiến tu. Xin phơi bày đôi chút trong tôi.

Cuộc đời tu học tôi đã có qua những khía cạnh, những chi tiết, nội dung tu học khác nhau. Tôi cũng đã tu học theo pháp hành, pháp học của thiền quán Vipassana Goenka, cùng tìm hiểu Pháp thiền Pa – auk. Những môn thiền này của phật giáo Nam tông nguyên thuỷ. Ở đây nó có những lợi ích riêng hay của nó. Còn thiền thấy tánh thành phật phát xuất từ đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật trong các kinh Lăng già, Niết bàn, Kim cang, Viên giác, Pháp hoa, Lăng nghiêm, Hoa nghiêm. Sự chuyển pháp luân pháp Đại thừa thấy tánh thành phật này tại núi Linh Thứu. Nơi đây tôi cũng rất vui là đã đến đây vài lần, được hưởng cái sinh khí muôn đời tại nơi đây, và nơi Đức Phật chuyển pháp luân lần đầu tiên Tứ Diệu Đề ở Sarnath tôi cũng đặt chân đến và tu học tại nơi đây đôi ba lần.

Đó là 2 lần chuyển pháp luân. Lần nhất sau khi Đức Phật thành đạo tại Bồ Đề đạo tràng Ngài hướng đến Sarnath chỉ cho 5 anh em Kiều Trần Như đắc quả A la hán thoát khỏi dòng sanh tử, tiếp đến cũng tại nơi đó Đức Phật đã dạy cho nhiều người cùng đã viên thành đạo quả. Cho đến ngày Đức Phật đến núi Linh Thứu thì đại hội Linh Sơn khai mở cái gì nơi đó? Cái gì đã chứng minh Đức Phật đã chuyển đại pháp luân cho chư vị Đại đệ tử nơi đó. Nó cũng chỉ là hình ảnh bình thường trong sự sống của mọi người. Với một động tác thoải mái đầy hỉ lạc, an lạc Ngài đã giơ một cành hoa lên, cả đại hội im phăng phắc chỉ có sự cười một nụ cười đi vào lịch sử phật giáo Đại thừa, một nụ cười đã hình thành và chuyển động nên giáo pháp Đại thừa. “ Thích ca niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu” Đức Ca Diếp đã cười, nụ cười đó đã chuyển động Tam thiên đại thiên thế giới, sự chuyển động đó cùng khắp, sự chuyển động đó đã đưa Ngài Bồ Đề Đạt Ma qua Trung Quốc. Vị sơ Tổ đã ra đời, một bước ngoặt của Thiền tông Đại thừa. Từ sơ Tổ đến Lục Tổ Huệ Năng cây Thiền này đó đã đơm bông kết trái, hạt giống ấy phát triển vô cùng tận.

Vì sao ở đây tôi lại chỉ nói đến Thiền tông thôi. Vì chỉ có tâm thiền đầy đủ trí huệ mới thực hiện hợp nhất “ Hiển Mật viên thông”. Vì người hành giả Thiền tông họ đi sâu vào nơi thiền quán về tâm, về thọ, về thân, về pháp. Họ sẽ thấy sự chuyển động của những vi thể nhỏ li ti hình thành nên “ vạn sự”. Họ sẽ thấy những sự rung động rất nhỏ cho đến lớn để hình thành vạn pháp tâm linh. Ngay đây tạm gọi là “ Tâm linh vi thể”, những sự chuyển động rung động sinh diệt đó chính là những tác dụng của Mật chú. Cũng như sự rung động tác động của đông tác Đức Phật giơ cành hoa lên, cũng như sự rung động, chuyển động thành nụ cười của đức Ca Diếp.

Những sự chuyển động này, rung động này. Nếu chúng ta hành thiền ở Vipassana thiền quán minh sát, Đức Phật dạy thật rõ. Ngay nơi đây chúng ta sẽ có những ý niệm hình thành của vạn sự, vạn pháp để đi vào tâm quân bình, tâm không nghiêng lệch, hay nói đúng hơn tâm ở Thiền Đại thừa gọi là trung đạo. Chúng ta khi tu học về đạo phật, phải có đầy đủ tâm an lạc, trung đạo. Ở ngay đây, đừng phân biệt hay dở, phải trái, thiện ác mà hãy nhìn thật kỹ quán soi các pháp một cách khách quan. Thì ngay đó chúng ta sẽ thấy rõ không có cái tôi của mình nơi đó. Từ lâu chúng ta cứ bảo rằng tôi đau, tôi đau ở chân, ở đầu, những khi chúng ta tỉnh giác quán sát cái đau đó, nó chỉ là những sự rung động lan đi do sự xáo trộn những hạt nguyên tử , hạt nhỏ nơi đó. Nó hoàn toàn không liên quan gì với cái biết cả. Ngay đây bạn sẽ thấy thân tâm khác, cái chúng ta gây ra tội lỗi là do chúng ta chấp dính có cái ta, có người của mình đang chịu nơi đó. Đó là một trong những sự kiện tâm thức thân tâm, thọ cảm xảy ra. Nó có cả vô lượng sự kiện như thế. Đây là một trong những chi tiết các bạn phải nhớ khi đi vào thiền quán Mật chú Chuẩn Đề. Vào nơi thiền quán này các bạn sẽ nhận thấy rõ ràng. Khi chúng ta nhận thấy rõ như vậy, thì lúc đó chúng ta sẽ kết hợp với lý Đại thừa. Bảo rằng các pháp đều duyên hợp giả danh không có thật. Thấy nơi đó ngũ uẩn mới giai không, không có thật tướng của nó. Từ không có thật tướng này đức Phật mới bảo rằng: không tướng, vô ngã, vô tướng, vô pháp. Vì ngay đó chúng ta không dính mắc vào bất cứ pháp nào cả. Nụ cười của Đức Ca Diếp sẽ nở ra, cho nên Đại hội Linh Sơn không bao giờ hết.

Ở những bài hướng dẫn này quí vị sẽ thấy lần lượt những cái gì nó còn tồn đọng trong ta, những cái gì đã phai nhoà, rồi để từ đó có cái nhìn khách quan ở các pháp. Tất cả các pháp, Phật pháp đều đem lại sự lợi ích, an vui, an lạc giải thoát cho chúng ta. Đức Phật Ngài đã trong vô lượng kiếp tu học, đến hôm nay Ngài đã sáng đạo nói lại cho chúng ta, dạy cho chúng ta tu học để giải thoá. Mà chúng ta không nhìn thấy cứ mãi lo chấp vào pháp, chấp vào ngón tay không thấy được mặt trăng. Sự chấp đó là một điều si mê. Đã si mê thì còn sân, hận, tham lam lẫy lừng. Tôi đã thấy rất nhiều vị tu sĩ, tăng ni, phật tử chia phe chia nhóm, chỉ trích với nhau, sân hận dẫy đầy cuồng tín. Những vị đó không hiểu những hành động đó nó đã, và sẽ che lấp trí huệ, làm mất đi phước báu của mình. Thì sự an lạc bao giờ đến với họ? Vì tự họ đã tự ý xua đuổi đi. Đây, khi tôi viết ra, nói ra các bạn nhìn thấy, nên thấy nó như những loại rác rưởi. Tâm bạn không cần phải đắn đo suy nghĩ gì cả. Đây cũng chỉ là những tiếng vang sinh diệt. Hãy nhìn thấy nó rồi thôi. Tất cả cũng chỉ là danh sắc, cơ duyên chúng ta ở đâu, thích hợp với cái gì, pháp gì hãy thực hành nó đó. Có thực hành mới biết cũng như người uống nước nóng lạnh tự biết, chứ người nói diễn đạt không bao giờ chân thật thực chứng.
Tất cả các pháp của Đức Phật nói ra đều tốt. Người là một bậc đại trí, thầy của ba cõi không có ai qua Ngài. Hãy hết sức kính trong thọ nhận pháp Phật mà tu học.
Chân thành, thàn kính mong tất cả chúng sinh đều nghe pháp, thực hành theo pháp của Phật.


Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô Thấy Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề.


Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Sửa bởi quản trị viên 23/06/2014 lúc 09:13:45(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 6 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 26-06-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 01-07-2014(UTC) ngày, yennguyen trên 02-07-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 07-07-2014(UTC) ngày, Phuc An trên 09-06-2020(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 10-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#6 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
Ánh sáng của kính đàn Viên Giác Chuẩn Đề


UserPostedImage



Để trên bước đường hành đạo tu học, người hành giả có tự thấy về tâm hành của mình trong từng thời gian. Trước nhất người hành giả phải nhất tâm cùa học, nhất tâm hướng về sự tu học của mình đã chọn. Một lần nữa xin nhắc nhở cùng quí bạn là “ Ta tự ngay nơi tâm mình đã chọn pháp môn này, pháp môn tu theo Thiền quán Mật chú Chuẩn đề có thích hợp với bạn không? Khi đã xác định tu học theo pháp môn này, thì phải hết lòng kính tin không thay đổi. Một con đường thẳng tiến, một mực cầu học tinh tấn. Chúng ta đừng suy nghĩ đặt niềm tin qua loa để cuối cùng thay đổi hết pháp môn này đến pháp môn khác. Đời người thời gian, sự già, bệnh tật, sanh tử không chờ đợi chúng ta. Nếu đã xác định kính tin, thì bạn hãy thọ nhận phương pháp tu học bằng từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn đầu bắt buộc người hành giả phải nhận pháp quán đảnh, thọ trì Ngũ Bộ Chú .

1. ÚM LAM. Tịnh pháp giới chân ngôn. Chân ngôn này sẽ giúp quí vị trong hành trì, trợ duyên trong việc thanh lọc thân tâm. Nghiệp cũ của chúng ta tạo từ quá khứ nó sẽ có gộc rễ thể hiện bằng những hạt nhỏ vi ti, những cảm giác trong thân, trong tâm. Trí huệ chúng ta chưa đủ sức để nhìn thấy nó. Cho nên Tịnh pháp giới chân ngôn, năng lực chân ngôn này sẽ giúp cho quí vị tịnh hoá được nghiệp lực cũ, dừng lại được những tâm hành hiện tại để dứt nghiệp ở tương lai.

2. ÚM XỈ LÂM. Hộ thân chân ngôn trong những pháp tu thiền định đều phải có những vị Thầy trực tiếp hướng dẫn. Người Thầy đó phải có đầy đủ kinh nghiệm thực tiễn trong phương pháp tu học “ Hiển mật viên thông”. cũng không ngoài những ngoại lệ trên, Người hành giả tu Thiền quán Mật chú lấy “ Úm Xỉ Lâm” để hộ thân mình. Trong bất cứ trường hợp tu học như thế nào, yêu cầu quí vị phải thực niệm “ÚM XỈ LÂM”. Thần chú này không chỉ là hộ thân chân ngôn không, mà năng lực của chân ngôn này sẽ phát tiết đầy đủ khả năng phát triển trí huệ. Vì chân chú này làm tâm chú của Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Ngài là đệ nhất trí huệ. Khi tâm chúng ta rối loạn xôn xao nhớ niệm thần chú Chuẩn Đề kèm theo Úm Xỉ Lâm.(Tức Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Úm Xỉ Lâm). Niệm cho đến lúc những hiện tượng đó hết, thân tâm nhẹ nhàng. Người hành giả đi sâu vào tâm định luôn có những thọ cảm, cảm xúc suy tư, hình ảnh thiện, bất thiện nó sẽ đi cùng với tâm thức ta. Cho nên Thiền là phải tĩnh tâm, nhìn thấy những cảm xúc thọ cảm, hình ảnh thiện ác, tốt xấu đó với tâm quân bình, thăng bằng không cảm thọ ái luyến không thấy sự cảm thọ dễ chịu đó mà thích, cảm thọ khó chịu mà bỏ, mà sanh tâm nóng giận. Tất cả chúng chỉ là những pháp vô thường sinh diệt. Quí vị không cần phải nặng nề khó chịu hay dễ chịu với nó. Để cho tâm quân bình, bao giờ quí vị cũng tâm niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Nhớ lấy năng lực của thần chú thấy nó, biết nó nhưng không dính mắc vào nó.

3. OM MA NI PÁT MÊ HUM. Lực tự đại minh chân ngôn là tâm chú của Đức Quan Thế Âm Bồ tát. Quí vị nên thọ trì, trì niệm chương cú này trong thời gian thiền quán. Thần chú này sẽ thanh tịnh diệt nghiệp rất nhanh, giúp cho người hành giả mau chứng pháp giải thoát. Trong pháp môn thiền quán Mật chú Chuẩn đề này. Chúng ta vừa thở ra, thở vào vừa tâm niệm tưởng Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Thần chú này sẽ giúp ta thấy biết thân tâm của ta từ thô cho đến tế. Trong quá trình Thiền quán xảy ra những hiện trạng tu niệm trên, người hành giả phải nghe Om Ma Ni Pát Mê Hum.
Pháp môn này đưa ra những chi tiết hành Thiền quán, quí vị thấy khó. Nhưng nếu quí vị cố găng chú tâm nhẫn nại, nó sẽ giúp qúi vị an tâm, an lạc rất nhanh. Chúng ta từ vô thuỷ vô chung đến nay do vô minh, nên gây tạo ra vô lượng vô biên tội chướng. Cho nên khi đi vào để thanh lọc nó, sẽ có những cái khó khăn, khó chịu. Có thể đưa chúng ta đến một sự chán nản. Hãy cố gắng hôm nay. Làm chưa được những gì thì ngày mai, ngàỳ mốt tiếp tục. Nó sẽ thành công!

4. ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA. Đây là tâm chú của đức Phật Mẫu Chuẩn Đề. Thần chú này, nó có công năng, năng lực sự rung động của nó thật sâu, thật vi tế mạnh bạo. Năng lực toàn hành dương, nên năng lực diệt nghiệp thật tốt, đưa người mau đến trí huệ, quả vị giải thoát. Thần chú này gói là Phật Mẫu. Tức là có công năng vi diệu tàng chứa những pháp bảo bí mật để giúp chúng sinh trở thành Phật quả. Ở Mật chú này Ngài nói rằng: “Những chúng sinh còn sống trong đời sống ngũ dục nếu chí tâm vẫn thành tựu”. Từ ý niệm đó cho nên Thiền quán Mật chú Chuẩn đề lấy Mật chú này làm nền tảng để phát tiết từng chi tiết tâm hành, sở hành trong thiền quán.
Trong suốt thời gian tu học, trong cả cuốc đời người hành giả Thiền quán Mật chú Chuẩn đề luôn luôn lấy Mật chú này: ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA. BỘ LÂM đi đôi với sự sống, đi đời với hơi thở như hình với bóng. Nó sẽ biến dạng, biến thể từ thô đến tế, từ vật qua tâm, từ tâm qua vật van pháp. Để nhìn thấy trực tiếp sự sanh diệt vô thường của bạn pháp qua đời sống tâm linh vi thể ( cuộc sống biết của những vật vi thể, hạt nhỏ của phân tử, nguyên tử). Vì năng lực của Mật chú cũng là một trong những sự rung động chuyển động sống biết đó.

Đây là những chi tiết nhỏ sơ lược để hành giả biết, để khi đi vào thiền quán chúng ta sẽ biết nhớ đến những năng lực vi diệu của chương cú, để bảo hộ, hỗ trợ chúng ta trên bước đường tu học

5. BỘ LÂM là tâm chú của Đức Văn Thù Sư Lợi. Năng lực này có đầy đủ sự bảo hộ cho hành giả, đầy đủ năng lực giúp cho hành giả mau đạt pháp. Những pháp chúng ta thực hiện chưa đạt kết quả mĩ mãn. Năng lực BỘ LÂM sẽ giúp chúng ta nhanh đạt thành.

Trong thiền quán ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA. BỘ LÂM sẽ đi suốt cùng chúng ta.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm

Sửa bởi quản trị viên 23/06/2014 lúc 09:16:41(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 6 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 26-06-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 01-07-2014(UTC) ngày, yennguyen trên 02-07-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 07-07-2014(UTC) ngày, Phuc An trên 09-06-2020(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 10-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#7 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
Sự hình thành ấn tướng



Để củng cố một số ý niệm khi chúng ta đi vào thực hành tu học. Như những bài viết vừa qua chúng ta cũng có một số khái niệm tổng quát sơ lược qua sự vận hành hình thành của tâm thức và vi thể để hình thành nên vạn sự vạn pháp. Nay chúng ta tiếp tục sẽ nhìn thấy biết nó, cảm giác lấy nó qua sự vận chuyển kiết ấn.

Ấn pháp trong bước tu thiền định rất cần, hay nói đúng hơn trong pháp môn tu học Thiền quán Mật chú này nó rất quan trọng đối với người hành giả. Ví dụ như 1 cơn đau đến hay một thọ cảm, cảm xúc buồn vui, bất cứ điều gì nó đến với chúng ta. Ngay hiện thời, hiện tại đó thân thể chuyển động tay chân hay các ngón tay, qua nhiều loại chuyển động đó bạn sẽ bắt gặp một loại chuyển động nào đó để hình thành nên một động tác hình tượng. Ngay đây tạm gọi là “ Ấn tướng”. Một sự dừng trụ có một tướng ngay đó. Ấn tướng đó sẽ làm ngưng, hay ngừng lại những loại cảm giác cảm xúc trên. Bạn cũng có thể dùng những động tác ấn tướng này để điều phục cảm giác thọ cảm. Chúng ta xiết chặt 10 ngón tay lại thân thể không nhúc nhích lay động, răng cắn lại, trong miệng phát ra những lời nói, những giọng không rõ ràng mà dân gian thường gọi là rên rỉ. Hình tướng, thân tướng bao gồm những ngón tay. Ngay đây chúng ta phân tích ra sẽ thấy “ thân mật”. Thân mật ngay đây sẽ làm cho thân không lay động an tĩnh để chịu đựng cơn đau. Còn khẩu mật luôn tuôn ra những âm thanh không hình thành rõ ràng âm hưởng, âm tướng gọi là tiếng rên rỉ. Nó ngay đây cũng giúp chúng ta bớt đau. Tiếp tục phân tích chúng ta sẽ thấy ý niệm dừng ngay giờ phút đó gọi là “ Chỉ” Ý mật. 3 mật này nó giúp chúng ta bớt đau. Khi cơn đau tới hay những cảm xúc khổ não mà chúng ta tạo thành thân mật, khẩu mật, ý mật này thì nó sẽ đem đến sự bớt đau, an một chút. Nhưng ở đây chỉ là một cấp độ Thiền chỉ thấp đơn giản, mà mọi chúng sinh ai cũng biết. Đã là ở cấp độ thấp cho nên loại Thiền chỉ này sẽ sanh diệt liên tục. Mặc dù ngừng được, dừng được chỉ bớt đau, nhưng chỉ một khoảnh khắc thôi cơn đau lại tiếp. Người đau đó phải tiếp tục thực hiện một pha thiền chỉ khác tiếp tục cho đến khi hết đau hoặc đến lúc cơn đau quá dữ, tư tưởng ý chỉ người đó không tiếp nhận được, không hình thành những loại “ Thiền chỉ” cao hơn với sự đau, với cảm giác đó người ấy sẽ hôn mê, hôn trầm. Sự hôn trầm này đưa chúng ta vào vô thức. Người thế gian chúng ta chỉ có 10% là ý thức, còn 90% là vô thức. Nơi vô thức đó hành nghiệp liên tục diễn ra nơi đó nó sinh diệt rất nhanh với vận tốc người thường chúng ta không biết được, làm chủ được. Cho nên gọi đó là vô thức. Cái thức nơi đó không biết được những gì đang xảy ra. Người nhìn thấy nó chỉ có những bậc thánh trí, chứng quả mới biết giải thoát. Một sự hôn trầm như vậy nó đưa chúng ta vào sự trầm luân vô minh. Vì ngay đó chúng không sáng, trí huệ không sáng nên vô minh. Đây là điểm móc xích sanh tử luân hồi đầu tiên mà Đức Phật đã nói thập nhị nhân duyên, vô minh, hành, thức, danh, sắc, lục nhập...Mắt xích này luôn di động không dừng trụ thoát khỏi nó. Qua một đoạn ý niệm vừa khởi lên mà chúng ta đã thấy trong một cảm giác đau đó, mà nó đã như vậy thì chúng ta hãy hình dung coi chúng ta đã có bao nhiêu thọ cảm, cảm xúc như vậy. Hễ khi bất cứ một cảm giác nào đó; danh, sắc... khởi lên qua thân, khẩu, ý, tham, sân, si đều hình thành nên nghiệp cả. Nhưng chúng ta cũng đừng quá bi quan vì Đức Phật đã từng nói: “ Ta là phật đã thành, chúng sinh là phật sẽ thành, tất cả ai cũng có phật tánh”. Như vậy chúng ta cũng sẽ thành phật nếu đi đúng y theo con đường của đức phật vạch ra, chỉ ra. Ngài là bậc đại trí huệ giải thoát, nhìn thấy rõ nguồn gốc sanh tử, thấy rõ sự vô minh khổ đau của chúng sinh. Ngài đã nói ra viết ra hành động ra bằng những phép hành, những có mấy ai chịu quay lại để nghe, để thấy, để tu theo ngài cứ mãi chạy theo những gì cho rằng cao cả huyền bí, mà bỏ qua cái chân thật đang ở trong ta. Nói như vậy không phải là không có lý trong lời nói ngôn từ đó, mà chúng ta hãy bốc lấy những ý niệm vừa khởi qua của tâm trạng một người bị cảm giác đau. Ngay nơi người cảm giác thọ cảm giác đau, nếu anh ta tỉnh giác nhìn thấy sự kiện đau trải qua trong thân tâm anh ta như vậy, bằng một cái tâm quân bình thăng bằng không nghiêng lệch ở cái khổ đau trên. Thì ngay đó cái đau và cái biết không có dính dáng với nhau. Nếu người chuyên tu về Thiền quán, ngay đây họ sẽ thấy cái đau đó với những sự rung động lan đi, rồi họ nhìn thấy những cảm giác khác lớn nhỏ hiện trên thân họ cũng đều là những sự rung động lan đi. Còn cái biết ngay nơi đó chỉ là biết trung gian thôi. Vì cái đau và cái biết thân tâm này không có dính với nhau. Nó dính với nhau là do sự chấp ngã ta cho rằng ta đau. Chứ thật tế đâu có ta nào ngay đó đau. Nếu ngay nơi đó có cái ta đang đau, thì cái ta nào đang nghe tim đập, cái ta nào đang thở, cái ta nào đang nghe tiếng động...như vậy quá nhiều cái ta. Hãy quán xét lại cái ta của mình thì không có. Đó là vô ngã, vô thường khổ. Nếu chúng ta biết như vậy rồi tất là ngay đây cái ý chúng ta không dinh mắc trong sạch, thân chỉ là cảm giác rung động, cái khẩu nơi đây chỉ thở nhẹ nhàng Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Người bình thường biết như vậy, nghe như vậy, thấy như vậy thì cũng là hành giả Thiền quán Mật chú Chuẩn đề. Thân ngay đây biết cảm xúc, cảm giác đó để dừng cái biết đó lại, thì người hành giả này tay họ có thể làm những động tác co duỗi chéo qua, chéo lại để tạo thành ấn tướng, thì cảm giác đau đó những sự rung động đó cái biết sẽ làm chủ được.

Đây chỉ nói ở một khía cạnh thọ của tâm thức khi hành thiền quán để cho các bạn có ý niệm về ấn tướng trước khi vào thực hiện pháp hành “ Thiền quán Mật chú Chuẩn Đề”




Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm

Sửa bởi quản trị viên 23/06/2014 lúc 09:17:24(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 5 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 26-06-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 01-07-2014(UTC) ngày, yennguyen trên 02-07-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 07-07-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 10-06-2020(UTC) ngày
quynhphuong  
#8 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
quynhphuong

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Được cảm ơn: 6 lần trong 5 bài viết
"Chúng ta xiết chặt 10 ngón tay lại thân thể không nhúc nhích lay động, răng cắn lại, trong miệng phát ra những lời nói, những giọng không rõ ràng mà dân gian thường gọi là rên rỉ."

Một loại thiền chỉ cấp thấp sinh diệt. "Ấn tướng và ấn chú" giải quyết những cơn đau, những cảm thọ thô. Như cách hướng dẫn của thầy quả thật rất vi diệu. Em để ý và quan sát thấy những cơn đau nhẹ hoặc đau dữ dội ập đến, thường chúng là có những phản ứng như toát mồ hôi, rên rỉ đau đớn, tay xiết chặt đan vào nhau, hoặc đặt tay vào chỗ đau đó mà cảm nhận sự đau đớn. Khi ta chú tâm vào sự đau đớn và rên la đó, quả thật sự đau đớn có giảm. Nhưng chỉ giải quyết được trong chốc lát. Khi cơn đau dữ dội hơn thì hết cách không biết xử lý ra sao. Vì có thể người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê, hoặc ngất...

Đạo là ngày trong cuộc sống đời thường, chỉ khác nhau ở chỗ giác và chưa giác mà thực hành để thấy tánh giác đó thôi.

Cảm ơn sự chia sẻ vi diệu của Thầy.

Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm.
thanks 1 người cảm ơn quynhphuong cho bài viết.
yennguyen trên 02-07-2014(UTC) ngày
ThanhHung  
#9 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
Cuộc hành trình không có điểm khởi hành điểm đến.




Trong phương pháp tu Thiền quán Mật chú Chuẩn đề này đòi hỏi người hành giả phải biết rõ về Hiển giáo, biết rõ về căn bản nền tảng của Mật chú Chuẩn đề.

Ở những bài luận trước chúng ta lần lượt quan sát qua các sở hành của tâm thức, từ từ đi vào chiều sâu của sự thực hành. Ở ngay những ý niệm này, chúng ta sẽ quan sát tiếp về ấn tướng, ý niệm của mình khi kiết ấn. Người hành giả dùng 10 ngón tay của mình chuyển động mở khép chéo với nhau, cuộn với nhau rất nhiều động tác kiểu dáng khác nhau để đến khi dừng trụ lại thể hiện nên một hình tượng ấn tướng. Người tu về Thiền Mật này sẽ gặp rất nhiều hiện tượng. Có người hành giả trong khoảng thời gian tu tập theo căn duyên phước báu của mình có thể chuyển động, chuyển một loạt rất nhiều ấn như vậy trong những giờ hành trì. Cũng có người biết man mác đôi chút, rồi cũng có người nhìn thấy sự chuyển động hình thành nên những ấn tướng. Nhưng đa số ở đây người hành giả bao giờ cũng khởi sự nghi của mình trong tâm thức. Họ ngĩ có phải đây là những ấn chứng, có phải đây là cái này, cái kia? Sự suy nghĩ lung tung khiến cho người hành giả khó định tâm được. Cho nên người đi trước thường bảo tu theo Mật tông phải có thầy chỉ dạy rõ là vậy. Nếu ngay sự chuyển động đó người hành giả đó không được một bậc thiện tri thức, hay nôm na là gặp những người đi trước chỉ dạy thì mãi ôm mối nghi đó trong lòng. Sự hành trì thiếu sự tín tâm rõ rệt, không được ấn tâm.


Ấn tâm là những phương pháp bao gồm động tác ý niệm của những người đi trước đã thực hành bằng sự an lạc, thoải mái có đầy đủ túc duyên lành được chỉ dạy rõ ràng. Đem lại so sánh và ráp lại thành một cái khuôn như một. Tâm người đi trước ấn lại tâm người đi sau không khác những hình ảnh ý niệm. Hai tâm này thành một gọi là ấn tâm, tâm ấn.
Được như vậy người hành giả đi sau mới thoải mái một lòng kính tin thực hành, một lòng tinh tấn. Qua sự kiết ấn tôi muốn quí vị hãy tĩnh tâm quán xét lại những động tác, những ý niệm cùng những năng lực đã chuyển đông qua tâm thức não bộ để ảnh hưởng lên hệ thần kinh của mình vận động mà hình thành ấn tướng.

Chúng ta nhìn lại tâm thức hành động trên cơ thể ta. Ở đây tôi sẽ khái quát đôi chút vấn đề, còn đi sâu hơn nữa chúng ta phải thực hành. Trong thực hành các bạn sẽ thấy nó như thế nào? Từ cơ sở đó các bạn nên tạo cơ duyên để chúng ta gặp nhau, sẽ có những giờ phút cùng trao đổi với nhau.

Bây giờ chúng ta nhìn lại thân tâm của mình, hãy nhìn bằng cách khách quan, tâm thăng bằng, tâm quân bình không nghiêng lệch về một khía cạnh nào cả. Đó là “chính kiến”. Chúng ta hãy quan sát ngay bản thân, chúng ta sẽ thấy da thịt, gân xương, tóc, lông, nước mũi, nước dãi, nước tiểu...tất cả các chất thảy, mồ hôi, nước mắt, lỗ chân lông...Ngay đây nếu chúng ta phân định thì sẽ thấy tất cả từng chi tiết một vừa phân tải ra đều có một nỗi dung đặt trên nền tảng duyên. Từng giọt mồ hôi nước mắt cũng đều hình thành do nhiều nguyên tố phân tử nhỏ nhặt li ti khác nhau hợp thành. Chúng được hình thành tạm gọi là phân định trên một lộ trình căn bản âm dương; Tứ đại, ngũ hành rõ rệt. Đó là phần thô còn nói về phần vi tế của nó “hành nghiệp” thì chỉ có những hành giả thâm nhập vào tâm pháp họ sẽ chứng đắc thấy ở đây những giọt mồ hôi, giọt máu, giọt nước mắt nó tác động hình thành phần thô này trên cơ bản ( thuỷ đại). Nhưng ngay trong nghiệp lực tác duyên hình thành chúng cũng có chủng Hoả đại, Địa đại, Phong đại. Nếu một mình ở thuỷ đại không thì thuỷ nước không có. Nếu ở biển không có gió thì biển không động, không sóng không tồn tại. Nếu không có ánh nắng mặt trời và nhiệt năng trong nước, trong biển thì cũng không có biển, rồi không có đất thì cái gì bao bọc lấy nó giữ nó. Mặc dù chúng ta thấy trên phần thô của chúng, nhưng bên trong ấy 1 là 1, 4 là 1. Bản chất của 4 đại là vậy. Như vậy chúng ta sẽ thấy vạn vật luôn nằm trong trạng thái vô thường chuyển biến luôn sanh diệt. Từ sự vận động chuyển động đó đến lúc có ý niệm đến thì ( thức) ở sự vật ngũ hành sẽ thể hiện; Kim, Thuỷ, Mộc,Hoả, Thổ. Ở con người thì có thân thể cũng do tứ đại, ngũ hành duyên hợp. Nhưng ở đây có phần “ nghiệp thức”, “tâm thức” cho nên trong thập nhị nhân duyên của Đức Phật nói: Khi thức sanh thì “ danh sắc” sanh. Danh sắc ở đây nói một cách đơn giản là những phần nào chúng ta không thấy được như gọi, tâm, thức...thì gọi là danh. Phần nào thấy được như; thân thể, đá, cây...gọi là sắc. Danh sắc đã sanh thì “lục nhập” sanh: Là sáu chỗ để cho sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp nhập vào tàng nơi đây gọi là lục căn: Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý chứa nhóm lại gọi là nhãn căn. Đã có lục nhập thì sẽ có xúc. Căn tiếp xúc với trần ví như nhãn tiếp xúc với sắc... Đã tiếp xúc thì sanh- thọ, thọ sanh – ái, ái sanh - thủ, thủ sanh - hữu, hữu thành sanh – sanh hình thành lão tử. Ở đây chỉ nói sơ lược qua thập nhị nhân duyên để tạm chỉ sự chuyển động hình thành ấn tướng, chứ không đi sâu vào thập nhị nhân duyên.

Thân thể, tâm tức ta nó đã hình thành như thế, nhưng ở trên bề mặt cơ thể ở da, xương, cốt, tuỷ, máu, thịt, tóc, ngón tay, ngón chân...các cái đều có liên quan mật thiết với nhau qua lý Tứ đại, Ngũ hành. Ở những ngón tay, nó có ngón chỉ Mộc tinh, Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh rất khác nhau. Ở những ngón tay này nó sẽ được chuyển động theo trung khu thần kinh, thần kinh cảm giác, thần kinh vận động. Nhưng cái gì để tác động lên não bộ trung khu thần kinh. Đó là tâm thức, một cái biết sâu xa, nhưng không nói ra được, không chỉ ra được gọi là tâm thức, tâm tánh, danh thức.

Đây là mấu chốt chúng ta hãy quan sát vào nơi đây để thấy sự hình thành của ấn tướng. Nhưng đây chỉ là một phần nhỏ, một khía cạnh nhỏ, nó là những hạt cát đất dính nơi móng tay của chúng ta. Còn cái gì gọi là Phật trí thì như đất của vũ trụ này. Người học chúng ta phải nhìn thấy, biết như vậy để tự soi lại với lòng mình, dẹp đi cái ngã mạn, cái thân, cái tâm này. Người xưa người ta xem nó như vái bọc đựng những đồ hôi tanh thối tha và những ý niệm chúng ta đang thấy ngay nơi đó cũng không có gì cả. Hãy xem như một cơn gió thoảng hãy nhẹ nhàng tu học.

Đạo thiền gió thoảng mây bay,
Xuân thu vạn dặm dấu giày nào in.


Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm

Sửa bởi quản trị viên 23/06/2014 lúc 09:18:20(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 5 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 26-06-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 01-07-2014(UTC) ngày, yennguyen trên 02-07-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 07-07-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 10-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#10 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
KHÔNG BAO GIỜ CÓ TIẾNG VỖ TAY


Trong bước đường tu học của chúng ta ở mỗi cấp độ tư tưởng diễn ra khi chúng ta huân tập tu phải nên thật tỉnh giác. Chúng ta phải thực sự quan sát biết rõ và vị trí cấp độ tu của mình. Trong vô số kiếp sinh tử chúng ta đã huân tập những gì? Hoàn toàn chưa biết, chưa hiểu rõ đang trong tình trạng vô minh. Cho nên khi chúng ta vào thực nghiệm tu học luôn phải biết rõ suy nghĩ nơi tự tánh thanh tịnh. Ở đây lấy kinh Kim cang, Bát nhã làm kim chỉ Nam. Khi chúng ta tu tập trong mỗi chặng đường phải luôn đặt vị trí tâm của mình trên nền tảng của kinh lý Phật tánh thanh tịnh này. Ở một diễn đàn nhỏ bé này , mà kêu gọi quí bạn quan sát đến hiểu lý tánh kinh đó thì đôi khi nó cũng rất khó. Có nhiều người nói với tôi. Tại sao viết những loại bài thể hiện như vậy, khiến cho rất nhiều người phàn nàn nói là: “ tư tưởng cao quá, xa vời quá. Viết thấp hơn”.

Ở đây chúng ta đã thấy rồi, con người hiện tại đây nó đã bao đời lăn lộn luân hồi sanh tử. Muôn điều, vạn điều đến vô lượng vô biên những thứ, những loại, những cái...đã làm mình đau khổ. Hết cuời rồi khóc, hết khóc rồi bệnh, sanh rồi lão. Mắt xích này nó chằng chịt duyên khởi trùng trùng. Sao ngay đây không mạnh dạn dùng trí hụê chặt đứt nó đi. Hãy thử một lần can đảm. Hôm nay chưa hiểu, thì hỏi, thì học. Ngày mai sẽ hiểu. Hãy quyết tâm. Mình hãy suy nghĩ: Mình sẽ thành Phật, Bồ tát giải thoát. Có mạnh dạn học, suy nghĩ như vậy còn hơn muôn đời cứ tự lầm lầm, lũi lũi đi trong sự vô minh cho rằng mình thấp hèn, thấp kém.
Nói như vậy, như là một cú sét đánh đến tai quí bạn. Hãy tỉnh lại! Hãy tự tin chính mình, tự xem coi quan sát lại kinh Kim cang, Bát nhã, Mật chú Chuẩn Đề. Nó cao thật đối với người cho rằng nó cao, nó thấp thật đối với người cho rằng nó thấp. Hai phạm trù này nó không có trong kinh Kim cang, Bát nhã, Mật chú Chuẩn Đề. Chỉ dạy cho người ta sống một đời sống thật chân thật ngay nơi chính mình.

Ngay nơi Mật chú Chuẩn Đề: Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, những âm từ, ngữ ngôn này nó hoàn toàn không có một nghĩa lý gì cả. Nó chỉ có âm ngữ như vậy, các bạn thọ nhận nó ngay nơi đó, đọc Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Quí bạn đang đọc niệm như vậy, các bạn có nghe biết rõ ràng nơi đó không? Nếu chúng ta tỉnh thức hoàn toàn sẽ nghe rõ, biết rõ. Đọc Om Ma Ni Pad Mê Hum cũng nghe rõ. Đang đọc như vậy, tiếng chim hót bạn có nghe không? Nghe chứ! Tiếng cười nói của người cũng nghe, trước mắt cũng nghe. Và nếu ngay nơi đó miệng bạn nếm vị cũng biết rõ, muỗi cắn trên thân cũng biết và mọi cái đều biết. Như vậy, một loạt sự lý diễn ra có những cái khác nhau, vì nó được trải qua ở lục trần: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Nó khác nhau như vậy, vì ngay đó ta có căn. Căn là sự chứa nhóm, thì như nhãn căn là sự chứa nhóm của mắt. Nó được huân tậo nhiều hình ảnh do mắt ( nhãn căn) tiếp xúc với trần là sắc gồm; đỏ, hồng, xanh, đen ...các loại. Cho nên, khi lục căn tiếp xúc với lục trần. Ngay nơi đó căn đã có sẵn những gì huân tập từ trước. Cho nên liền ngay đó lục thức; nhãn thức - sự biết của mắt cho đó là sắc; hoa, hồng, đỏ, vàng, tím v.v... Từ biết đó sanh ra thọ cảm, ái luyến. Tốt thì vui, xấu thì buồn. Được sanh vui hỷ lạc, mất không được thì sanh ra sân. Từ đó tham, sân, si sanh. Tham, sân, si sanh thì vô lượng vô biên pháp sinh theo thế giới, nghiệp thức trùng trùng duyên khởi. Còn nếu ngay nơi đây mắt ( nhãn căn), hay lục căn tiếp xúc với lục trần hai cái này không dính vào với nhau thì không có lục thức các nghiệp ngừng lại.

Ở đoạn trước, tôi hỏi quí vị một loạt câu hỏi là: Nếu đồng một lúc mắt thấy rõ biết, tiếng động tai vẫn nghe rõ, thân cảm xúc vẫn biết rõ, mũi ngửi mùi cũng biết rõ, lưỡi nếm vị cũng vậy. Thì ngay đây chúng ta sẽ thấy thực sự trở về với thực sự với tâm thanh tịnh của chính mình là. Nếu chúng ta đứng ngay vị trí vô phân biết. Nghĩa là ngay vị trí biết rõ đó, thì dù có vạn pháp sanh ra đau khổ, buồn vui, thiện ác gì đi nữa thì chỉ có cái biết rõ. Cái biết rõ đó các bạn có thấy không? Ngay nơi mắt, ngay nơi tai cho đến mũi, lưỡi, thân nó đều đồng như nhau không khác, cũng không hình tướng, không trước, không sau. Vì nhãn mắt cùng biết rõ như vậy, tai cũng vậy. Cái biết rõ đó ở nơi đâu cũng như vậy, không đến trước, không đến sau, như đến như không, như lai như khứ. Ngay nơi đây chúng ta sẽ thấy hoàn toàn từ vô thuỷ vô chung, nếu đứng ngay tự tánh vô phân biết đó thì lục căn và lục trần không bao giờ sáp nhập với nhau. Cho nên không có lục thức phân biệt sai trái vọng niệm đó. Ngay đây chúng ta sẽ thấy không có lục trần, lục căn, lục thức, 18 giới. Không có 18 giới thì không có thế giới, thời gian không gian, không có sanh cũng không có diệt kinh Bát nhã cũng thể hiện lên ngay đây.

Chúng ta đã quan sát qua một loạt ý niệm, quí bạn có thấy sự cao thấp nơi đó không? Một lẽ sống thật bình thường nếu chúng ta tỉnh giác. Nếu chúng ta chưa thấy điều đó, thì hãy tự xem lại, quan sát lại, hãy đảnh lễ Đức Phật, hãy đảnh lễ kinh Kim cang, hãy đảnh lễ kinh Bát nhã Ba la mật, hãy đảnh lễ Mật chú Chuẩn đề, hãy đảnh lễ Lục tự đại minh chân ngôn. Vì khi chúng ta chí thành tâm nguyện đảnh lễ như vậy, thì ngay nơi tâm ấy nó sẽ nhẹ nhàng nhớ nghĩ đến những nghĩa lý chân thật đó, thấy trí huệ của bậc Chánh đẳng Chánh giác không thể nghĩ bàn được.

Ngay nơi bản thân tôi khi xem qua những kinh chú đó lòng thật chí thành, nước mắt tôi rơi xuống lòng quá xúc động nhớ nghĩ đến công đức trí huệ siêu việt của Đức Phật. Ngài đã cho tôi quá nhiều, cho dẫu trong vô lượng kiếp thân tôi làm hạt cát, đất để cho Ngài đi lên cũng khong thể trả được cái ơn đức đó.

Chỉ có trí huệ đó mới phá tan những phiền não vô minh muôn đời. Vì khi tâm ta hàng phục qui về nơi tự tánh thanh tịnh đó, mọi vật mọi pháp, phiền não, an lạc, niết bàn, thánh phàm không có một sự ảnh hưởng nào cả. Muôn pháp là muôn pháp - tự tánh là tự tánh muôn đời không sai khác có sẵn từ bao đời – không tu không đắc- đạo ấy nơi tâm.

Một sự thật hiển bày ra ngay nơi tâm mình, tất cả các pháp cũng nơi ấy. Đây là một cái lý quí bạn nên thấy hiểu rõ như vậy rồi cũng phải đi vào thực hành ở sự lý nơi đây. Ta thấy nó không có tự tướng; tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sinh, tướng thọ giả. Về mặt lý thì thấy rất nhẹ nhàng, thấy nhận tưởng như ta đã thành Thánh, Thần, Phật liền ngay nơi đó. Chúng ta phải coi chừng sự đạo diễn của tâm thức. Nếu ngay đây có ý niệm về mình, thì sẽ có người. Có người thì liền sanh cảm giác, cảm xúc thiện ác tất chúng sinh. Khi có chúng sinh rồi buồn vui, an lạc, khổ...tướng thọ giả đến ngay. Con người chúng ta tu khó thoát ra khỏi tứ tướng này. Cho nên quí bạn phải rất tỉnh giác. Phải biết rõ từng chi tiết, nội dung của các pháp khi đi qua mà tâm đừng lưu luyến dính mắc hay buông bỏ.

Khi chúng ta thực hiện một pháp tu mà dính mắc vào nó như có những ý niệm là tôi đang tu pháp này để độ chúng sinh, để diệt trừ vọng niệm để thanh tịnh. Nếu chúng ta khởi nghĩ như vậy, thì sẽ đầy đủ tứ tướng trong đó đang thấy mình có tu, đang thấy mình độ, đang thấy pháp đó dẫn đến an lạc, thấy cảnh giới định loạn, tốt xấu đều là tướng ngã. Thấy mình đang tu là tướng nhân. Thấy độ người, thấy cảnh giới định loạn là chúng sinh. Tướng thọ giả là thấy an lạc. Như vậy khi người hành giả thực hiện pháp tu hiển lý như vậy họ luôn trong tâm ( cả thảy sự vật) luôn thấy rõ Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Ngay nơi đó chúng ta thấy hình như có tướng nơi đó, chúng ta sẽ nghi ngay nơi đó. Nhưng thực tế tâm biết từng pháp qua thể hiện lên Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Ngay nơi đó có cái biết rõ ràng luôn có mặt hằng có, đồng với cái biết vạn pháp. Cái biết đó không có thân, nó không có dính dáng vào một pháp nào cả. Buồn nó cũng biết, vui nó cũng biết. Ở bất cứ một pháp, một ý niệm nào nó cũng biết. Ở địa ngục nó cũng biết, thiên đàng địa giới cũng vậy. Nó biết trước khi có vật, sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

Văn kinh: Phật bảo Tu Bồ Đề. Các vị Bồ tát lớn, nên như thế hàng phục tâm kia. Có tất cả các loài chúng sinh hoặc loài sinh bằng trứng, hoặc loài sinh bằng thai, hoặc sinh chỗ ẩm ướt, hoặc hoá sinh, hoặc có hình sắc, hoặc không hình sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng ta đều khiến vào vô dư Niết bàn mà được diệt độ đó. Diệt độ như thế vô lượng vô số, vô biên chúng sinh mà thật không có chúng sinh nào được diệt độ. Vì cớ sao?

Này Tu Bồ Đề! Nếu Bồ tát còn có tướng ngã, tướng ngân, tướng chúng sinh, tướng thọ giả tức chẳng phải Bồ tát. (Trích đoạn 3 Chánh Tông của Đại Thừa)

Sửa bởi quản trị viên 23/06/2014 lúc 09:19:05(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 5 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 26-06-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 01-07-2014(UTC) ngày, yennguyen trên 02-07-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 07-07-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 10-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#11 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
THỰC TẠI Ở ĐÂU?




Như vậy chúng ta lần lượt quan sát trở về với thực tại của mình. Ở đây chúng ta thấy phương pháp hình thức tu để trở về với thực tại của mình, trở về với cái đã hằng có từ vô thuỷ, vô chung đến nay. Sự hiểu biết trực nhận này được Đức Phật nói ở bộ kinh Kim Cang. Bộ kinh này Đức Phật hoàn toàn không có dùng một pháp tu nào cả, mà Ngài chỉ nói lên thực tại mà thôi. Nhưng thực tại hiện giờ của mình đây toàn là sự vọng tưởng cả. Đúng thế. Chỉ cần chúng ta nhìn ngay thực tại của mình trong giờ phút, giây phút đó biết như vậy, thì chúng ta bắt đầu sự tu của mình. Cũng như trong kinh Kim Cang phẩm đầu Đức Phật sau khi đi khất thực về, ngài rửa chân rồi trải toạ xụ ra ngồi thiền. Ngay đó chúng ta sẽ thấy một sự sống thực tại của Đức Phật. Sự sống rất bình thường trên cái biết hằng có. Ngài ứngdụng khoan thai, an lạc như vậy. Từ ngay nơi đây cái nhân duyên thực tại đó mà bộ kinh Kim Cang ra đời. Ngài thể hiện cái tâm của mình, chỉ có chúng ta biết những cái đó nó hằng có, hằng sống trong từng sát na của mỗi người. Không cần chúng ta phải bày vẽ ra, tạo tác ra sự thiện ác, rồi đặt để khuôn mẫu biến sự hằng có vô ngại đó để trở thành hữu ngại tụ ràng buộc, bó buộc mình.

Tại sao chúng ta đang thực hiện pháp tu, có pháp rõ ràng mà hôm nay lại nói đừng tạo tác phương pháp khuôn mẫu nào. Nói vậy có mâu thuẫn không? Đây mới là một vấn đề chúng ta phải hiểu, phải tư duy để tu cho tốt ( văn, tư, tu).
Chúng ta từ vô thuỷ vô chung đến nay huân tập vô lượng vô biên những điều thiện ác vô ký, tham sân si. Nó đã trở thành nghiệp lực rồi. Nghiệp chúng ta tạm gọi hình dung nó như một vấn đề chi tiết nội dung nào đs mà chúng ta hết tam thực hiện, ôm ấp nó, thọ cảm nó. Để những cái đó nó hiển hiện thành một cái nghề, cái ý niệm thực hiện trên bề mặt sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Trải qua nhiều lần, nhiều kiếp ma sát chồng chất lên chuyển biến từ dạng này qua dạng khác, hay tạm gọi là sinh diệt. Nó chuyển động chuyển biến như vậy trở thành một năng lực tóm tắt gọi nó là nghiệp lực. Chúng ta đã tạo tác vô lượng vô số như vậy rồi, mà hôm nay tự nhiên chúng ta thực hiện lý sự của kinh Kim Cang thì có mấy ai thực hiện được. Cho nên từ đó chúng ta phải thể hiện, thực hiện theo những pháp bảo của chư Phật, chư Bồ tát tuỳ theo tâm thức tư tưởng, trí hụê của từng cá nhân mà thực hiện. Học Phật pháp thì chúng ta đừng bao giờ chấp nê vào một vấn đề nào cả. Mà hãy bình thản để nhìn thấy vấn đề bằng một sự tỉnh thức. Nói là kinh Kim cang cao siêu cũng đúng. Đúng với những trình độ tư tưởng cá nhân chưa đủ duyên lành phước báu để đón nhận. Nhưng đối với người thực tâm, trí hụê thì là sự sống của họ. Dù cho ở tầng lớp tư tưởng trí huệ như thế nào thì kinh Kim cang cũng đem lợi ích đến cho từng cá nhân họ. Cũng như nước với mặt trời bao giờ cũng đem lại sự lợi lạc cho chúng sinh. Vì tất cả chúng sinh ai cũng đều có Phật tánh cả. Trong từng sát na, từng hành động, từng cử chỉ ý niệm đều thể hiện lên cái phật tánh (kinh Kim cang). Tại chúng sinh không chịu nhìn thấy nó, cứ chạy cuốn theo vật. Từ những ý niệm này, chúng ta đã lần lượt và tiếp tục lần lượt thể hiện bằng những phút thực tại tạm gọi là pháp này, pháp nọ.

Cái thực tại hiện có trong thân chúng ta có rất nhiều, nhưng ở đây chúng ta tạm quan sát hơi thở ra vào của bản thân mình để cho sự quan sát này được xuyên suốt rõ ràng, thì người hành giả chúng ta cũng phải biết ngồi một số tư thế như kiết già, bán già hay một trong những tư thế mà lưng và cổ chúng ta thẳng, người hành giả ngồi với tư thế như vậy, hít vào thở ra nhẹ nhàng khoan thai. Hơi thở hít vào biết nó vào, hơi thở ra biết nó ra, dài ngắn chúng ta đều quan sát biết rõ. Trong quá trình thực hiện hơi thở ra vào, chúng ta nên tiếp tục những ý niệm tiếp theo như: Khi hơi thở ra vào, ta nên biết nó ra vào nơi cánh mũi của chúng ta. Chỉ cần biết nó ra vào nơi đó thôi, không cần phải theo dõi nó đi từ đâu đến đâu. Khi hơi thở ra vào, chúng ta cũng có thể biết nó ra vào nơi điểm dưới rốn của chúng ta. Biết nó với tư thế phình xẹp của bụng. Ở hai điểm đó người hành giả có thể chọn một điểm tuỳ theo sự thích hợp của mình. Trong lúc hít thở, hơi thở ra vào, người hành giả phải tâm niệm dùng ý niệm của mình mà tưởng: Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Chúng ta không cần phải qui định trong một hơi thở hay nửa hơi mà niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm cho khế hợp với hơi thở đó. Không cần thiết phải đặt định hơi thở vá ý niệm thần chú vào một qui củ. Hãy để hơi thở ra vào tự nhiên và ý niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm cũng tự nhiên thể hiện lên. Tay chúng ta có thể kết ấn Tam muội, hoặc ấn Kim cang hoặc ân Chuẩn đề tổng nhiếp. Người hành giả mới vào tu Thiền quán Mật chú Chuẩn đề như trên khoảng một thời gian nhất định, ít nhất là 10.000 biến.
Mới ban đầu, ngày đầu chúng ta nên thực hiện khoảng 108 lần , hay ít hơn tuỳ theo tâm tư nguyện vọng của mình. Niệm càng ngày càng tăng số biến ( lần) đó lên cho đến mỗi ngày chúng ta niệm trung bình là 1080 lần. Tức khoảng gần 1 tiếng 30phút. Nên nhớ hơi thở chúng ta từ từ nhẹ nhàng khoan thai. Có người trong khoảng thời gian này họ đắc sơ Thiền.
Thiền chi của sơ thiền là Tầm, Tứ, Nhất tâm, Hỷ lạc. Năm chi người hành giả chuyên tâm niệm hơi thở cùng thần chú một thời gian tâm an, do sự nhất tâm niệm như thế. Vì khi người hành giả vào sự tu tập này, đã thể hiện nên tầm và tứ mà trong kinh Đức Phật đã chỉ dạy. Tầm là kéo sự vật ý niệm, Tứ là làm dừng lại. Hai chi này là làm dừng lại những ý niệm tâm ảnh xảy ra trong tâm thức của người hành giả đó bằng sự niệm hơi thở và Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Vì được sự ngưng dừng vọng niệm đó mà tâm an. Ngay nơi đó liền sanh sự vui, nhẹ nhàng nơi tâm thân. Đó là hỉ lạc. Đã hội đủ năm Thiền chi trên, thì người hành giả đi vào sơ thiền.

Ở đây mục đích không phải là muốn đưa quí vị vào quả vị sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Mà ở đây thể hiện lên để cho chúng ta biết rằng mình đang đi qua đó, và cái đó cũng là những loài hoa trong những loài hoa đủ sắc màu, đủ hương vị trên đường đi. Biết nó như vậy để ngay đó, trong tâm người hành giả biết thực tại của mình, mà thực tại thì không thể chấp và bỏ cái hiện có đó, mà chỉ cần biết thôi. Mặc dù cái biết ở chặng này còn thô, nhưng cũng vẫn là cái biết. Chúng ta tu thực hành những pháp này, cũng những pháp kia thực tế theo kinh Kim cang. Chúng ta còn nhiều vấn đề để biết, để tạo một quá trình tu tập và để mọi tầng lớp tư tưởng chúng ta thâm nhập dần. Trên bước đường này tạm gọi là thâm nhập chú thật tế nó đã có sẵn nơi mình. Muốn xác thực nó chúng ta hãy cùng đi, cùng nghe thấy rõ ràng của kinh Kim cang.

Văn kinh: Tôi nghe như vầy: Một hôm Đức Phật ở nước xá về ( Sràvasti) tại rừng Kỳ Đà trong vườn Cấp Cô Độc cùng với chúng đại tỳ kheo là 1250 vị. Khi ấy gần đến giờ thọ trai, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào đại thành Xá Vệ khất thực. Trong thành ấy, Ngài theo thứ lớp khất thực xong trở về nơi chúng ở thọ trai rồi cát y bát, rửa chân, trải toà ngồi.

Ở pháp vô niệm yếu chỉ này, chúng tôi sẽ thể hiện tinh thần Kim cang, Mật chú Chuẩn Đề để tạo thành cuộc sống an lạc, nhẹ nhàng. Vì tinh thần kim cang cũng chỉ nói đến sự sống thực tại. Vừa sống, vừa vui, hát ca lên ca khúc Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm

Sửa bởi quản trị viên 23/06/2014 lúc 09:19:56(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 5 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 26-06-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 01-07-2014(UTC) ngày, yennguyen trên 02-07-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 07-07-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 10-06-2020(UTC) ngày
ledao  
#12 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ledao

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Được cảm ơn: 8 lần trong 6 bài viết
Thầy ơi! Chỉ huân tập cách thở không thôi cũng đã thấy khó rồi. Như thầy hướng dẫn: Bước đầu tiên thì khi chưa có sự huân sâu dày thì tác ý để huân tập, sau đó khi nó là tập khí, thói quen là hơi thở cuộc sống của mình rồi thì không cần tác ý mà vẫn có sự thở ra thở vào nhẹ nhàng khoan thai an lạc. Chỉ đơn giản bấy nhiêu thôi mà em vẫn chưa được thuần thục lắm. Biết rằng sự tu thật là khó ngay từ những điều đơn giản. Em sẽ cố gắng hơn.
ThanhHung  
#13 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
Hàng phục





Trong tất cả những pháp môn tu học thường hay có pháp Quán sổ tức ( Quán hơi thở), điều tức. Hiện nay phương pháp tu này thịnh hành ở những nước Myanmar, Thái Lan... Đa số những nước theo hệ phật giáo Nguyên thuỷ đi theo con đường tu tập Vipassana. Tôi cũng đã có nhân duyên trải nghiệm theo học ở những trường thiền, được gặp những thầy bạn tu theo hệ này. Ở pháp môn nào nó cũng đều có cái hay cái lợi thế của nó. Đức phật chỉ ra nhiều phương pháp như vậy để nhằm đáp ứng theo từng căn tánh nghiệp quả, công đức của từng con người. Trong chúng ta ai cảm thấy pháp nào nó phù hợp với mình, đem lại sự thuận lợi, dễ dàng thoải mái theo căn tánh, thì thọ nhận pháp tu.

Ý niệm khởi đầu chọn pháp tu cho mình, nó rất quan trọng. Cho nên ở đây, tôi một lần nữa mong các bạn hãy nhìn lại xem, coi trong nội tâm mình có được an ổn không, có thực sự tĩnh tâm tinh tấn theo pháp của mình tu chưa. Đừng để trong đầu mình lăng xăng phân biệt làm cho tâm chúng ta không bình an được, và sẽ không quyết định được vững chắc, vững tin vào con đường đi của mình. Vì nếu các bạn chưa vững tin, tin sâu vào thì trên bước đường tu theo pháp Thiền quán Mật chú này sẽ bị trở ngại. Vì sao có sự trở ngại đó? Vì trong phương pháp này lấy thiền và Mật chú cùng đi kèm với nhau. Hiển giáo và Mật giáo hai pháp này không rời nhau. Vì thực tế bản chất của nó không hai. Ở đây lấy kinh Kim cang, Bát nhã Ba la mật làm gia bảo, tinh tuý của kinh như tuỷ của người không thể thiếu được. Còn mật chú Chuẩn đề là sự chuyển vận, động chuyển của tinh tuý đó. Hai pháp này cùng hướng về cuộc sống an lạc, tuệ giác bản tánh Thanh tịnh.

Trên bước đường chuyển vận này, có lúc các bạn sẽ thấy quán niệm hơi thở, có lúc quán thân, quán thọ, tâm pháp. Rồi có những quả vị đi kèm theo đó, những thành tựu đó, những thất bại không thành tựu, thiện ác sẽ được lửa trí huệ của kinh Kim cang thiêu rụi hết. Những cái còn lại sau khi bị thiêu rụi, hay trước khi bị thiêu chúng ta thấy rõ nó qua.
Văn kinh: Khi ấy trưởng lão Tu Bồ Đề ( Subruti) ở trong đại chúng liền từ chỗ ngồi đứng dậy, bày vai áo bên mặt, gối mặt quì xuống đất chắp tay cung kính bạch Phật rằng: “ Thế tôn rất ít có Đức Như Lai khéo hộ niệm các vị Bồ tát, khéo phó chúc các vị Bồ tát. Bạch Thế Tôn: Người thiện nam, người thiện nữ phát tâm vô thượng chánh đảnh chánh giác nên làm sao trụ, làm sai hàng phục tâm kia.?

Đức phật bảo: “ Lành thay!Lành thay! Lành thay. Này Tu Bồ Đề như lời ông nói, Như lai khéo hộ niệm các vị Bồ tát, khéo phó chúc các vị Bồ tát nay ông hãy lắng nghe cho kỹ ta sẽ vì ông mà nói: “ Người thiện nam, người thiện nữ phát tâm vô thượng chánh đẳng, chánh giác nên như thế mà trụ, như thế mà hàng phục tâm kia”. Xin vâng, bạch Thế Tôn. Con nguyện thích được nghe.

Như đoạn kinh văn này hướng chúng ta đi với một tâm thật bình thản, không vướng bận một pháp nào cả. Một cử chỉ một động tác rửa chân, trải toà cụ ngồi. Một đức Phật như vậy. Tâm ngài rất chân thật thanh tịnh, lúc nào Ngài cũng thể hiện trong tự tánh thanh tịnh. Nếu một con người trong tâm không bình thản, an tịnh thì ngay nơi đó hơi thở, sắc mặt, động tác đi đứng không khoan thai. Nếu chúng ta có những điều suy nghĩ phân biệt trong tâm, thì tư thế đứng ngồi chúng ta không an ổn. Ở đây Đức Phật luôn trong bản tánh thanh tịnh an lạc. Ngay nơi đó Ngài Tu Bồ Đề là một vị đại đệ tử của đức Phật ngộ về tánh không, Ngài nhìn thấy nơi đấy, mà cả hội chúng chưa ai thấy. Ngài mới thưa hỏi với Đức Phật: “ Thế Tôn, rất ít có Đức Như Lai khéo hộ niệm các Bồ tát, khéo phó chúc các Bồ tát. Sự phó chúc của Đức Như Lai, Đức Phật hằng sống trong tự tánh thanh tịnh. Từng cử chỉ, từng hành động luôn thể hiện sự rõ biết hằng thanh tịnh đó. Như vậy có phải Ngài khéo hộ niệm không? Rất khéo hộ niệm. Nếu những vị Bồ tát hàng ngày kế cận bên Phật thấy biết những cử động ngôn ngữ, cử chỉ động tác thanh tịnh đó. Các vị Bồ tát đạt thành đạo quả, ngộ bản tánh thanh tịnh đó thì liền ngay nơi đó : “ Lành thay, lành thay, lành thay. Một sự phó chúc trao gửi ấn tâm từ đức Phật qua tâm của chư Bồ tát. Vì tâm tánh đó không hai. Thật là tuyệt diệu. Đức Phật người thầy vĩ đại đó luôn hộ niệm và phó chúc. Một bản kinh thật vi diệu và cũng ngay nơi đó ngài Tu Bồ Đề bạch với đức Phật rằng: “ Người thiện nam, người thiện nữ phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác nên làm sao trụ, làm sao hàng phục tâm kia”

Một câu hỏi của Ngài Tu Bồ Đề rất hay. Người phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác tức phát tâm tu học thành phật giải thoát, thì nên làm sao trụ, làm sao hàng phục tâm kia?”. Ngài ngay đây nói lên cái tâm hiện đang có ngay nơi sát na đó. Làm sao hàng phục tâm này, làm sao trụ? .
Ở đoạn kinh văn này chúng ta nên tĩnh tâm mà nhìn lại, vì ở đây Ngài nói đến từ “ hàng phục tâm”. Nếu chúng ta không nhìn thấy rõ ràng bằng tuệ giác của mình thì coi chừng chúng ta đi khác con đường mình đang đi. Vì nơi đây nó xảy ra hai khía cạnh khác nhau. Nếu chúng ta suy nghĩ hiểu từ hàng phục là dẹp trừ bỏ đi thì nó là một con đường khác. Con đường đi này phải dùng những pháp, những kỹ thuật trừ bỏ, dẹp đè nén vọng tưởng nghiệp lực trong tâm, ngay đây còn ngã pháp để tu. Còn nếu chúng ta đi theo con đường tu giải thoát Đại thừa thì khác, từ “ hàng phục” ở đây được biết là qui phục đem về với bản tánh thanh tịnh hằng có. Ngay đây không có ngã pháp dính vào. Trong Thiền học có một câu chuyện của ngài Huệ Khả thỉnh cầu đức Đạt Ma Sư Tổ nhờ ngài an tâm cho. Ngay nơi sát na giờ phút đó ngài Đạt Ma bảo: Hãy đưa tâm ra cho ta an. Quá bất thần một thủ thuật nghệ thuật thật nhanh khiến cho ngài Huệ Khả không kịp suy nghĩ gì cả. Ngài buột miệng một động lực từ nơi thanh tịnh đó phát ra, con không tìm được tâm. Cũng ngay nơi cái thấy rõ ràng từ tâm Đức Đạt Ma ngài nói: Ta đã an tâm cho ngươi rồi. Một sự tỉnh ngộ ngay nơi đó Ngài Huệ Khả đã thể hiện cái thấy rõ ràng của mình từ tâm thấy rõ ràng của Đức Đạt Ma, một sự tâm ấn thành một tâm không khác. Câu chuyện này chúng ta thấy từ hàng phục tâm bằng sự qui về qui phục đem về thật rõ ràng. Nếu chúng ta hiểu như vậy, thì ngay nơi đây có ngã pháp không? Vì tâm biết rõ ràng của hai ngài như một không sai, không khác thì không có ngã nhân, chúng sinh, thọ giả nơi đây đồng một tâm thanh tịnh. Tâm ấy Đức Phật đã hộ niệm cho chúng ta ba đời quá khứ hiện tại vị lai không khác. Như vậy hàng phục là qui phục đem về khác với sự trừ bỏ, đè nén ...hai phương pháp tu rất rõ ràng được thể hiện.

Đức Phật bảo: “ Lành thay, lành thay, lành thay! Này Tu Bồ Đề như lời ông nói. Như lai khéo hộ niệm các vị Bồ tát, khéo phó chúc các vị Bồ tát. Nay ông hãy lắng nghe cho kỹ ta sẽ vì ông mà nói: “ Người thiện nam, thiện nữ phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác nên như thế mà trụ, như thế mà hàng phục tâm kia” Xin vâng, bạch Thế Tôn! Con nguyện thích được nghe.

Như vậy chúng ta thấy Đức Phật bảo rằng: Nên như thế mà trụ, như thế mà hàng phục tâm kia. Tức là ngay nơi tâm thấy rõ biết thanh tịnh của chúng ta. Tâm ấy được Đức Phật hộ niệm ngài đã thể hiện nó trong việc rửa chân trải toạ cụ đầy sự thanh tịnh an lạc đó để trụ, để hàng phục.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Sửa bởi quản trị viên 30/09/2014 lúc 10:08:22(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 7 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 26-06-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 01-07-2014(UTC) ngày, yennguyen trên 02-07-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 07-07-2014(UTC) ngày, Phuc An trên 09-06-2020(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 10-06-2020(UTC) ngày, HueVong trên 23-08-2022(UTC) ngày
ThanhHung  
#14 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
NHỮNG ĐOÁ HOA LỬA



Trong quá trình tu học mỗi hành giả chúng ta nên lấy kinh Kim cang, Bát nhã để làm nền tảng tu học. Người hành giả khi đi vào hành trì hãy biết ngay nơi đó tự tánh thường có, thường biết rõ ràng. Khi chúng ta hít thở ra vào tâm niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Hơi thở và tâm niệm sẽ khế hợp với nhau. Khi tâm người hành giả được an, thì ngay nơi đây chúng ta bắt đầu sẽ thấy rõ ràng như: có người đang tu, có pháp tu, có sự an định, có hỉ lạc. Như vậy tự nhiên trong huân tập sẽ trở thành một chuỗi hiện tướng thể hiện lên, hình thành tứ tướng. Người, pháp = nhân, an định, chúng sinh - hỉ lạc thoải mái, thọ giả. Tứ tướng này chúng ta đã nói qua, nhưng quí bạn đừng ngại nó hãy cứ nhìn thấy nó rõ ràng, hãy biết tự tướng chân thật của nó, mỗi lúc nó sẽ luôn luôn đổi mới. Tứ tướng này nó luôn luôn thể hiện làm sao để thoát nó đây khi trong kinh Kim cang đòi phải ly tứ tướng này. Không có sự ly bao giờ. Ở đây tất cả là hàng phục đem qui nó về nơi tự tánh, qui về với tự tánh là sao? Thật mắc cười. Thật tế đã sẵn có cả không thêm không bớt, không tới không lui gì cả. Khi chúng ta thực hiện tu ngay chỗ đó, biết sự việc đó rõ ràng. Khi đã biết như vậy ngay đó liền mất ngay trước khi cái mới đến. Dường như có đi có đến chứ thật tế cái mới đó đến cũng trong cái biết rõ ràng. Từ cái biết 1 đến 2,3,4,5...cái biết đều không biết sự rõ ràng. Như vậy chúng ta nằm trên cái vị trí rõ ràng đó, thì không có trước không sau, cũng không có người có ta, không chúng sinh cũng không thọ giả vì không có cái tới biết đó. Nếu có cái tôi biết thì tứ tướng sanh khởi. Nghe cũng vậy, ngửi cũng vậy, nếm cũng vậy, thân cảm xúc cũng vậy. Và tất cả sự việc vạn pháp hàng ngày cũng diễn ra như vậy, nó hằng có tự tánh biết như vậy. Buồn, đau, khổ, sung sướng, hỉ lạc. Tất cả cái đó các bạn hãy nhìn thấy rõ tướng của nó. Khi chúng ta nói tham, sân, si hay vạn pháp đi nữa chỉ có nói rồi tưởng ra thôi, chứ thực tế có ai thể nghiệm biết chân thật các tướng đó không. Nếu biết tỉnh giác thì tất cả tự tướng rõ biết đó nó đều như nhau không có trước sau gì cả. Có đau khổ, có đau buồn là tại vì chúng ta để tứ tướng vào, ghép nó vào chứ bản chất chân thật nó không có ai, không có người chịu đựng từ bỏ trong đó, không có chúng sanh tốt xấu, an lạc gì cả. Cho nên không có buồn vui giận hờn si mê thọ giả. Tất cả đều do chúng ta tự tạo nên ảo cảnh, ảo ảnh, vọng tưởng ảo giác mà thôi. Mà những cái đó do chúng ta tự huân tập, do cộng nghiệp nhiều đời mà thành gốc rễ chằng chịt không thể thoát và nhẹ nhàng thấy nó được.

Khi chúng ta đã biết rõ như vậy, hãy để cho (hành) sự vận động nhanh liên tục mang Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Người hành giả khi thọ nhận ban đầu đọc tụng bằng âm thanh sắc tướng ( tướng ngôn ngữ, sắc ngôn ngữ). Qua thời gian dùng thọ niệm - Quí bạn thấy dùng từ này vô lý quá không? Thật tế chúng ta hành sâu vào tâm niệm chúng ta ngồi ngay ngắn, an tĩnh, thân tâm an lạc. Sự an lạc đó nó sẽ nổi lên thần chú Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Cũng như gió mát thổi trên cơ thể. Thay vì người không tu thấy mát, nhưng người tu theo pháp Thiền quán Mật chú này sẽ thấy những sự lạc, nhẹ nhàng vang lên bằng cảm tưởng Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Mặc dù nói thọ niệm nhưng trong ý niệm đó cũng có âm thanh sắc tướng mang Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Sắc và thọ niệm dính vào nhau, nhưng ở đây sắc âm này gọi là “ sắc tịnh âm” cái tịnh của âm thanh. Nhưng ở hai khía cạnh trên sắc, thọ cũng chưa đủ nói lên là người hành giả đó đang thọ niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, mà ngay đây anh “tưởng niệm” quyết định. Nếu ngay đây người hành giả thực hiện được chu kỳ đó thì nghe gió, âm thanh, tiếng động, hình ảnh...đều biết Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Người hành giả thực hiện được định như thế này sẽ đạt được những quả nhị thiền, tam thiền.

Ngay nơi tâm thức thể hiện tâm lực này thường xảy ra vô số linh ảnh, cảnh giới, thấy ma quỉ, thần tiền, thánh phật, bồ tátv.v... Ở ngay đây người hành giả thực hiện được mật chú Chuẩn đề linh nghiệm, niệm được, thực hiện được như thế phải niệm khoảng 1 triệu biến trở lên. Thần chú Chuẩn đề bắt đầu hoà vào vạn pháp từ từ trở về trên con đường tự tánh thanh tịnh . Ở ngay đây quí vị sẽ lần thấy được năng lực huyền diệu của Mật chú. Ngay đây thiền và Mật không khác. Ở đây nói thấy những hình ảnh, cảnh giới như trên đã mô tả, nếu người hành giả chấp nhận an trú nơi đây thì thể hiện như trên. Còn nếu theo pháp tu Thiền quán Mật chú Chuẩn đề này là phải tu Hiển mật viên thông cứu cánh niết bàn để giải thoát. Và lấy kinh Kim cang, Bát nhã để làm kim chỉ nam thì tất cả những hiện tướng đó là chúng sinh có sắc, không sắc.

Kinh Kim Cang nói đoạn 3 (Chánh tông của Đại thừa).

Văn kinh:
Phật bảo Tu Bồ Đề các vị Bồ tát nên như thế mà hàng phục tâm kia. Có tất cả các loài chúng sinh hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằng thai, hoặc sanh chỗ ẩm ướt, hoặc hoá sanh, hoặc có hình sắc, hoặc không có hình sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng ta đều khiến vào vô dư niết bàn mà được diệt độ đó. Diệt độ như thế vô lượng, vô số, vô biên chúng sinh mà thật không có chúng sanh được diệt độ.

Đoạn kinh văn này chúng ta sẽ lấy cái sự sống của sự toàn giác đức Phật. Đã toàn giác thì ngay nơi đó không có một mai nào dính mắc và không dính mắc cả. Dính mắc và không dính mắc cùng toàn giác ngay nơi đoạn kinh văn này chúng ta sẽ thấy cái sự sống nơi đó. Đức Phật đưa ra những chúng sinh trong bản kinh văn này để chúng ta thấy rõ ràng nơi trong ta có sẵn những chúng sanh trên.
Trong đoạn kinh văn này Đức Phật bảo rằng Ngài đã độ tất cả chúng sinh ấy vào vô dư niết bàn rồi Ngài mới thành đạo quả Phật. Nếu như vậy tại sao chúng ta là chúng sanh sanh bằng thai sanh hôm nay lại còn ngồi đây chưa vào vô dư Niết bàn. Ở đây đặt ra nghi vấn trên để thầm bảo chúng ta hãy tự tỉnh giác như với lòng mình. Nếu chúng ta chấp vào văn tự ngữ ngôn của kinh thì chúng ta không bao giờ thấy được cái chân nghĩa của kinh, không thấy được tự tánh thanh tịnh. Căn cứ theo ý thức hệ của chúng ta hiện nay lấy trí thức này để phân ra chín loại chúng sanh thì 4 loại chúng sanh như; loài sanh bằng trứng, loài sanh bằng thai, loài sanh chỗ ẩm ướt, loài hoá sanh. Bốn loại chúng sanh này trong tâm của người chưa có công phu tu tập, loại phàm phu người bình thường nào cũng có. Còn 5 loại chúng sinh như loài có sắc, không hình sắc, có tưởng, không tưởng, vừa có tưởng vừa không tưởng. Năm loại chúng sanh này là có công phu tu tập. Khi hành giả tu tập sẽ thấy những chúng sanh này. Đây là sơ lược qua những ý niệm danh tự của chín loại chúng sanh trong tâm chúng ta, nó được nằm sâu trong tàng thức của chúng ta qua từng giai đoạn tu học, từng cấp độ tư tưởng mà nhìn thấy biết nó qua kinh Kim cang. Còn về phần thô ở thế gian này loại sanh bằng trứng như; gà, vịt, chim v.v...loài sanh bằng thai như con người, heo, ngựa, bò v.v... sanh nơi ẩm thấp; lăng quăng, trùng... loài hoá sanh như những loại vi trùng, vi khuẩn,v.v...Đây là phần thô hình tướng. Còn đi sâu vào công phu tu học chúng ta sẽ thấy những chúng sanh có hình sắc, không hình sắc, có tưởng, không tưởng, vừa có tưởng vừa không tưởng. Dù thô, dù tế, hình tướng không hình tướng, tưởng cùng tưởng...tất cả cũng nằm trong tâm chúng ta cả. “ Vạn vật duy tâm, vạn pháp duy thức” Duy thức học diễn giải ngay đây. Tất cả những kinh Phương Quảng Đại thừa của Đức Phật không nói gì ngoài tâm. Vì tâm và vật không khác. Để đi vào thực trạng của tâm thức từ đó ta sẽ có một sự sống tỉnh thức hơn.

1. Loài sanh bằng trứng (noãn sanh) như gà, vịt, chim ...loài này mang một nghiệp lực nhân quả nhiều đời kiếp mà hình thành nên. Do sự ôm ấp, chấp giữ si mê. Từng ôm ấp một hoài bão tình yêu, ước mơ nhưng không thành hiện thực, không thực thi được...trứng đẻ ra không thành con được, rồi những sự ràng buộc bảo thủ một lớp tập khí bao quanh những nỗi niềm suy nghĩ thí như muốn mua cái này, mua cái kia, muốn làm điều này điều kia nhưng chưa thực hiện được. Những ý niệm đó trong tâm chúng ta nó xảy ra hiện thực trong tâm chúng ta, ngay nơi đó hãy đưa nó về vô dư niết bàn. Đem nó về với niết bàn kia là làm sao? Không phải làm gì cả mà chỉ biết rõ ràng như thế thôi thì chuyện đó không sinh khởi nữa. Mà muốn được làm như vậy thì chúng ta phải hiểu ngay nơi đoạn kinh này Đức Phật nói ngay cái ý là những vị Bồ tát lớn mới làm được chuyện đó. Ngay nơi ý này Đức Phật chỉ cho chúng ta là Ngài nói chúng ta muốn độ được những chúng sinh vào vô dư y niết bàn thì ngay nơi đó Bồ tát đó phải ở ngay vị trí vô dư y niết bàn. Bồ tát lớn đó ngay vị trí đó phải là những vị Bồ tát ngay nơi hàng thập địa Bồ tát thấy rõ bản tánh thanh tịnh, biết rõ ràng tất cả các pháp đều là Phật pháp, chúng sanh niết bàn, phiền não không khác sức sống tỉnh giác thực tại rõ ràng hằng có. Nghĩa là chư Bồ tát lớn đó đã ở trong vô dư y niết bàn. Vị trí của Ngài là như vậy thì chúng sanh tất là niết bàn. Ngagy nơi kinh Kim cang này Đức Phật chỉ nói cách sống thực tại, sống thực tại như vậy thì chúng sinh cũng thực tại như vậy không khác, cho nên không có một chúng sanh nào diệt độ cả. Vì sự sóng thực tại rõ ràng đó không có đức Phật, chúng sinh phiền não. Chỉ có sự sống thực tại thôi không khác. Ngài chỉ sống thực tại trí huệ bừng sáng rõ ràng đó để tất cả chúng sanh trong tâm ấy hiện ra trong ánh sáng giác ngộ thực tại đó. Thì tất cả chúng sanh đều được trí huệ thực tại đó đó. ĐỘ như thế thì không có một chúng sanh nào độ cả. Vì ngay nơi đây không có tứ tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, niết bàn phiền não cũng không có cái có và không có thực tại ngay nơi đó.

2. Loài sanh bằng thai ( thai sanh). Những chúng sanh này ta thấy như con người, con trâu, bò, chó, mèo ...vừa sanh ra là có liền. Còn trong tâm chúng ta khi khởi nghĩ một chuyện gì thì làm ngay, tính mua một món này, bán sẽ lời được một đồng. Vừa nghĩ thực hiện ngay được một đồng. rất nhiều ý niệm lăng xăng trong đầu chúng ta khi suy nghĩ liền thực hiện được. Thực hiện ngay tất là chúng sanh “thai sanh”. Những tâm thức này khi thể hiện trong tâm ta, chỉ thấy rõ ràng như vậy thôi, biết rõ ràng thì nó bình thản tự nhiên không vướng bận, không chấp bỏ...( vì chúng ta đang ở vị trí bản tánh thanh tịnh vô dư y niết bàn)


3. Loài sanh chỗ ẩm ướt ( thấp sanh). Những chúng sanh sanh ra như lăng quăng rồi sanh muỗi, sanh trứng nước, rong rêu...Còn chúng sanh sanh ra từ nơi ẩm ướt trong tâm chúng ta là như thế nảo? Cha chết, mẹ chết, đau đớn, tình ái, thất tình, thương phận sinh ra nước mắt, nước mắt sanh ghèn, đỏ mắt, đau mắt...những tình cảm luyến ái đau khổ, sự ma sát cảm thọ của tâm sinh lý sinh ra tinh ; nước mắt, mồ hôi, nước giãi, nước tiểu...
Chúng sinh sanh ra từ ẩm thấp, ẩm ướt này trong tâm thức rất nhiều người hành giả chúng ta tu nên tĩnh tâm tỉnh thức biết rõ nó. Tất cả những loài chúng sanh trong tâm chúng ta sanh khởi nên gởi cho chúng Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Khi tất cả chúng sanh thể hiện lên trong tâm chúng ta, ngay nơi đó biết rõ Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Mặc dù đây cũng là pháp tu, những thần chú này không có nghĩa gì cả, thần chú này cũng là vô tướng, cho nên người hành giả chuyên tu đến giai đoạn thức ý niệm, tức biết khắp mọi nơi là Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm và trên bề mặt của các pháp khổ vui đều biết Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm thì vạn pháp là một, một là vạn pháp không hai. Ngay nơi đây cũng không phiền não, khong niết bàn thì cũng không tứ tướng ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả gì cả. Vì chỉ có biết rõ ràng thôi.

Sửa bởi quản trị viên 23/06/2014 lúc 09:21:21(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 6 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 26-06-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 01-07-2014(UTC) ngày, yennguyen trên 02-07-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 07-07-2014(UTC) ngày, Phuc An trên 09-06-2020(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 10-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#15 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
ÁNH SÁNG CỦA MẬT CHÚ



Để chúng ta có ý niệm rõ ràng khi tiến từng bước vào pháp môn tu học thiền quán Mật chú chuẩn đề. Có người bảo rằng Thiền và Mật hai tông khác nhau.Đó là một sự suy nghĩ của một số người họ đứng ở bên ngoài nhìn ngắm, màu sắc của vườn hoa chứ chưa thực sự đi vào trong vườn hoa, không biết hương vị, hương thơm và chưa hoàn toàn biết sự trồng hoa, ươm mầm giống hoa. Từ ngay ý niệm này mà danh ngôn Mật ngữ Thiền quán Mật chú Chuẩn đề hình thành để nhằm mục đích ngay danh từ ngữ ngôn đó tác động đến tâm ý người tìm học được gợi lên sự sáng toả của Thiền học và Mật học trong khi tu học Mật chú Chuẩn đề.

Trong những bài viết trước chúng ta đã có những ý niệm biết cách tu quán hơi thở trong khi niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Đã biết những lần biết trước, lần biết sau luôn đổi mới trong tâm thức. Nói như vậy để ngay nơi cái biết đó chúng ta hãy biết rõ ràng hơn cái biết đó từ đâu, nó được hình thành từ nơi vọng thức hay cái biết hằng có trong tự tánh chúng ta đây mới là vấn đề tu học của Mật chú Chuẩn đề.
Có ý niệm như thế bạn hãy tĩnh toạ, tâm an tĩnh, hít hơi vào biết hơi nó đang vào, thở ra biết hơi nó đang thở ra. Ngay nơi đó trong nội thức chúng ta cũng vang lên Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Ngay đây bạn có bao nhiêu cái biết, chúng ta thử phân định xem

- Cái biết hơi thở vào.
- Cái biết hơi thở ra
- Cái biết Úm cho đến Chiết và cho đến Bộ Lâm. Một câu thần chú Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm ta đều biết từng chữ, từng câu rõ ràng như vậy. Cái biết hơi thở ra vào cùng cái biết chín chữ trong thần chú Chuẩn đề và cái biết từng câu Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Những cái biết đó có khác nhau không. Chúng ta hãy nhìn ngay “ cái biết rõ ràng”. Cái biết rõ ràng của hơi thở ra vào “ Cái biết rõ ràng” chín chữ thần chú Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm không hai không khác. Và một điều quan trọng ngay nơi đây giờ phút hiện tại đó ai đang biết rõ ràng nằm sâu bên trong. Cái biết đó không hình không tướng, không dài không ngắn, không sắc màu, không có âm thanh, không có thời gian. Nếu có thời gian thì chúng ta đã chấp vào sự vật, sự việc, vào lý vào sự. Thí như: Khi chúng ta biết hơi thở ra là trước, biết niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm là sau. Khi biết như vậy tức chấp vào sự vào lý chạy theo vật theo pháp. Cái biết như vậy nó đã đưa chúng ta vào luân hồi sanh tử, chạy theo sự vọng tưởng tìm theo dấu vết của vật của pháp, của sự của lý. Chúng ta phai “ Tỉnh giác” ngay giờ phút hiện tại này. Ta chỉ biết rõ ràng ngay nơi đây khi niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Ngay nơi hiện tại đó biết như vậy, tiếng vang đến cũng biết rõ như vậy, không cần phải đắn đo phân biệt ngay nơi đó. Vì nếu đắn đo phân biệt tức là tình thức “ thức”
Để giãi bày lại nghĩa trên chúng ta sẽ thấy như thật sự kiện khi “ căn” tiếp xúc với “ trần” không có hợp với “ thức” thì không thể sinh ra vọng tưởng 18 giới được. Mắt –( căn) tiếp xúc với (trần) cành hoa, mắt có một động lực tiếp chuyển động đến cành hoa. Mắt ( lực) hoa ngay nơi đó chỉ biết rõ ràng hiện tượng đó, đừng cho nó là hoa hồng, hoa trắng đẹp xấu gì cả. Nghĩa là “ cái biết” trong căn trạm đến trần cũng bằng cái biết không hai không khác. Biết như vậy nó sẽ là một chuỗi không hai không khác. Vì khi biết từ căn đến trần khoảng giữa căn và trần đó nó cũng có biết thật tại rõ ràng. Ba điểm này căn = biết, trần= biết, khoảng giữa nối từ căn đến trần = biết. Cái biết thật tại tự tánh thanh tịnh đó nó hằng có trong ta. Vì ngay nơi căn ấy nó đã hằng biết. Ngay nơi trần, vật, pháp đó nó cũng hằng biết và lúc khoảng giữa đó không có căn và trần cũng đều “ hằng biết” không sai không khác.
Như vậy căn, trần, thức 3 cái này trở về với bản nguyên thanh tịnh của nó không bao giờ có sự hoà hợp nào cả. Căn, trần, thức không có hoà hợp thì không có 18 giới và cũng không có pháp bao giờ.

Ngay nơi đay chúng sanh chúng ta vì vô minh nên tạo nghiệp, tạo nên thế giới vạn pháp, luân hồi sanh tử. Ngay nơi căn đó chúng ta không biết nó có cái biết hằng có mà vọng chấp thấy có sự, có vật, có lý. Đã có sự, có vật vạn pháp tức sẽ có ái thủ; thương mến thọ cảm để sanh thủ , để rồi có hữu sanh, lão, bệnh, tử trùng trùng duyên khởi. Nó diễn tiến từ ngay căn ( mắt) thấy tiếp đoá hoa hồng ( trần). Ngay nơi đây liền phân biệt cho nó rằng tốt xấu, hoa hồng, hoađỏ v,v... Một diễn biến như thế sẽ dẫn chúng ta theo vật. Chúng ta đã biết rằng sự chuyển biến chạy theo vật là như vậy rồi, biết thật rõ cái lý đó nhưng sự huân tập chạy theo vật chấp có, chấp không tốt xấu bao đời khó có thể một thời khắc mà ta buông bỏ được. Để giúp chúng ta trong suốt quá trình tu học luôn luôn kiểm chúng được lý trên. Một phương pháp rất tốt là ngay hiện tại này quá bạn nên kính tin thọ trì miên mật Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Khi chúng ta đã có tín tâm đến Mật chú thì cũng ngay nơi thời phút hiện tại đó quí bạn nên bỏ tất cả những ý niệm đã gom góp uốn nắn trong kinh nghiệm tu học của mình. Những ý niệm từ xưa đến nay khi chúng ta mới bước đầu dẫn chân trong sự tu học. Nếu những kinh nghiệm phương pháp tốt nó sẽ giúp cho quí bạn được an lạc, an tịnh nhẹ nhàng rồi. Nếu chua đem lại sự lợi ích cho mình thì hãy quăng nó đi, bỏ một cách nhẹ nhàng coi như mình là một người dốt nát chưa biết gì, chỉ nhất tâm niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Có nhất tâm như vậy nó mới giúp mình nhẹ nhàng an lạc được. Vì hành trang tu học mang theo bên mình chỉ có 9 chữ thôi, ở bất cứ thời điểm nào trong ngày chúng ta đều trì niệm đựơc. Ngay nơi đây chúng ta cũng lấy căn tiếp xúc với trần hoàn toàn không có thức nơi pháp tu này. Nếu quí vị chỉ một mực niệm, một mực biết rõ thần chú, khi chúng ta thực hiện như vậy mà ngay nơi giờ phút đó vọng tưởng nổi lên thì liền ngay đó tỉnh thức biết rõ ràng vọng niệm đó bằng Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Chúng ta biết như vậy trong suốt những thời gian tu học của mình thì sự biết đó càng ngày càng sâu nhiệm. Sâu và vi tế đến mức nào đó những sự chấn động rất nhở rất vi tế trong tâm ta đó cũng được thể hiện bằng Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Hay những điểm sáng, những chấn động sâu thẳm trong tâm đều thấy biết rõ ràng thần chú. Thì ngay nơi tâm không vô biến xứ đó không còn có cái thân thối này nữa, không còn có bộ óc, hệ thần kinh, không có cửu khiếu mắt, tai, mũi, lưỡi thân xúc màn ó vẫn biết những hạt sáng đó thể hiện thần chú. Biết sự chuyển động đó là Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Như vậy cái biết đó có phải là cảnh giới của thức vô biên xứ không. Vì cái biết đó là “ Thức” mà cái biết không bờ bến chỗ nào cũng có niệm nào cũng có, có phải là vô biên xứ không. Nhưng ngay đây người hành giả Thiền quán Mật chú Chuẩn đề họ không có dừng ở nơi đó vì tất cả đa số người hành giả tu theo Mật hạnh luôn thể hiện theo lòng đại từ đại bi của Chư Phật, họ luôn luôn quên mình để thọ sanh cứu độ chúng sanh thoát vòng biển khổ. Mặc dầu nơi đây cái biết cùng khắp đó là thân của họ, một cái thần trong những cõi trời sắc, vô sắc giới, nhưng họ cũng không chấp dính vào đó. Vì trong sự xa thẳm ( Tạm gọi như vậy) ngay trong nó đã có cái biết rõ ràng hằng có. Biết như vậy người hành giả đó không chấp dính vào thức vô biên xứ đó mà tỉnh tỉnh lặng lặng tự lót vào phi tưởng phi tưởng thiên. Mặc dầu không còn tưởng nữa nhưng vẫn còn cái không tưởng không tưởng đó nữa. “ Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm” Cái kỳ tâm này với Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Chỉ là một không hai, không khác. Cái kỳ tâm đó trở lại trong vô lượng kiếp để hoá độ chúng sinh và hộ trì phật đạo.

- Vô luợng vô biên chúng sanh thệ nguyện độ.
- Phiền não vô lượng vô biên thệ nguyện đoạn.
- Phật pháp vô lượng vô biên thệ nguyện học.
- Phật pháp vô lượng thậm thâm thệ nguyện thành
- Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Om Ma Ni Pad Mê Hùm.

Sửa bởi quản trị viên 23/06/2014 lúc 09:22:05(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 5 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 26-06-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 01-07-2014(UTC) ngày, yennguyen trên 02-07-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 07-07-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 10-06-2020(UTC) ngày
yennguyen  
#16 Đã gửi : 02/07/2014 lúc 09:08:06(UTC)
yennguyen

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 17-06-2014(UTC)
Bài viết: 1

Cảm ơn: 536 lần
Được cảm ơn: 275 lần trong 83 bài viết
Nếu thấy những phương pháp đó không đem lại sự an lạc cho mình, thì có dám vứt bỏ nó đi để nhất tâm một con đường không? Trong chúng ta ai có dám chăng?!
Linhchieu'  
#17 Đã gửi : 21/07/2014 lúc 02:04:33(UTC)
Linhchieu'

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 24-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 79 lần
Được cảm ơn: 21 lần trong 6 bài viết
Nếu thật sự muốn “tăng thêm công đức, giới thành tựu đầy đủ”.chúng ta cần quyết tâm nương tựa lâu dài nơi các bậc thiện tri thức để tu học. Em nguyện xin được nương tựa vào sự chỉ dạy của thầy.
ANNATRUONG  
#18 Đã gửi : 17/09/2014 lúc 11:27:58(UTC)
ANNATRUONG

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 18-08-2014(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 25 lần
Được cảm ơn: 8 lần trong 5 bài viết
Cám ơn Thầy Hùng đã cho con hiểu thế nào là chấp pháp , mong được Thầy dẫn dắt trên con đường đạo . Nam Mô Thất Cưu Chi Phật Mẫu Đại Chuẩn Đề Vương Bồ Tát Ma Ha Tát . Úm Chiếc Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm .
yennguyen  
#19 Đã gửi : 19/09/2014 lúc 09:51:54(UTC)
yennguyen

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 17-06-2014(UTC)
Bài viết: 1

Cảm ơn: 536 lần
Được cảm ơn: 275 lần trong 83 bài viết
Không sợ thầy không hướng dẫn chỉ dạy, chỉ sợ tâm mình không đủ sự tín tâm cầu học, không đủ lực, không đủ lòng kiên nhẫn, nhẫn nhục để thực hành trì niệm pháp mật.
Anh Tuyet  
#20 Đã gửi : 10/06/2020 lúc 12:36:02(UTC)
Anh Tuyet

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 22-07-2014(UTC)
Bài viết: 7
Woman
Viet Nam

Thanks: 1008 times
Được cảm ơn: 295 lần trong 118 bài viết
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm Om Ma Ni PadMe Hum.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.