Thông báo

Icon
Error

3 Trang123>
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ThanhHung  
#1 Đã gửi : 19/06/2014 lúc 10:47:43(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
Ý MÔN




UserPostedImage


Tâmmật - Thời gian rất dài nghiệp lực ấy đã nằm sâu trong tàng thức chúng ta, nghiệp lực ấy nó cũng như một chuồng ngựa, mỗi con ngựa là một chủng nghiệp thiện và ác khác nhau.



Trong pháp tu Thiền quán Mật chú Chuẩn đề đòi hỏi người hành giả phải luôn thực hiện nghiêm túc trong tam mật: Miệng ( khẩu) niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, Tay kiết ấn tức thân, Ý luôn quán tưởng. Ở đây quán tưởng rất nhiều chi tiết đề mục khác nhau, nhưng trong bài này chúng ta sẽ lần lượt quán chiếu theo 9 chữ phạn Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. (Bộ Lâm ).

Khi chúng ta tín tâm để thực hành tu Thiền quán Mật chú Chuẩn đề thì phải bỏ tất cả những gì đeo đẳng trong tâm, trong tiềm thức cho đến thân, lễ nghi. Ở đây chúng ta đảnh lễ niệm Đức Bổn Sư Thích Ca, Đức Quan Thế Âm, Đức Uế Tích Kim Cang, Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề, Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Lễ nghi ngắn gọn để cho tâm thức chúng ta nhẹ nhàng an lạc hành niệm, ngồi hoặc đi kinh hành. Chúng ta có thể xen kẽ ở hai tư thế ngồi tĩnh toạ, hoặc đi kinh hành ( hành thiền). Miêng chúng ta đọc Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, tay kiết ân Kim Cang hoặc Chuẩn đề tông nhiếp, Ý duyên theo linh phù, hoặc chín chữ Thánh phạn. Trong tâm thức mình biết niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, phải có sự cảm nhận rõ ràng từng âm thanh, từng chữ. Trước nhất chúng ta hướng tâm theo chữ Lam, chúng ta hành trì với một tâm hoàn toàn kính tin vào Mật chú với một tinh thần cần mẫn nhẫn nại, có khi trong suốt buổi hành trì của mình không thể nào quán thấy chữ Lam được. Chúng ta tu học phải hết sức nhẫn nại mặc dù chưa được cứ niệm cứ quán hết giờ này đến giờ khác, hết ngày này đến ngày khác nhẫn đến hết tháng và năm . Ở sự tu học của mỗi hành giả nó đều liên quan đến nghiệp lực của chúng ta . Nghiệp trong tâm chúng ta, cái nghiệp gây tạo trong rất nhiều kiếp, mà nhiều kiếp thì biết bao nhiều thời gian. Thời gian rất dài nghiệp lực ấy đã nằm sâu trong tàng thức chúng ta, nghiệp lực ấy nó cũng như một chuồng ngựa, mỗi con ngựa là một chủng nghiệp thiện và ác khác nhau. Khi thời duyên con ngựa nào mạnh nó phóng ra khỏi chuồng thì nó hiện thực ra, còn nếu nó không đủ thời duyên chưa đủ mạnh thì nó cũng đang nhảy nhót chộn rộn, lăng xăng trong chuồng đó. Có những con đang ngủ, những con đang thức, có con đang ăn, rồi có những con cắn, đá nhau quyết liệt, có những con đang bệnh tật ( mang chủng loại đau thương) bị thương do đạp dẫm nhau, ngựa lớn, ngựa nhỏ, ngựa già trẻ có những con đang ngóng cổ lên la hét giận dữ, những con thều thào vì sức yếu. Rồi có những con đực, con cái yêu đương thương hận ,ca hát vui nhộn giận hờn với nhau, rồi có những con không ăn, không hát, không hoạt động nó chết đi thân thể ấy vộng với cỏ, với phân, nước giãi, nước mắt tạo thành những mùi vị khác nhau. Có những con thích mùi này những con không thích mùi kia v.v... Câu chuyện của chuồng ngựa như vậy, nếu chúng ta cứ viết, cứ nói mãi thì không có giấy mực nào ghi lại nổi. Đây là câu chuyện chuồng ngựa thực sự nhưng nếu người hành giả có tuệ quán, quán xét tất cả pháp sẽ thấy trong từng hạt nhỏ ánh sáng trong tâm hiện tại của mình một hạt sáng nhỏ rất nhỏ nhưng nó mang đầy đủ một tổng hợp sắc bao gồm: đất, nước, gió, lửa, màu, mùi, vị, dưỡng chất, bản tánh : nam, nữ hoặc cái đực và sắc nghiệp. Chỉ một hạt phân tử nhỏ ấy mà người hành giả thấy như vậy đó. Hạt vi tử đó với chuồng ngựa kia không khác. Ở đây nói đến chuồng ngựa, nói đến hạt sáng vi tử đó để khởi lên ý niệm Thiền quán của chúng ta trong tu học. Đây là một vị hành giả quán sát theo Minh tuệ quán của Đức Phật ( Vipassana), họ quán thấy được như vậy là đã có tuệ quán, có định thật sâu. Ở đây không luận đến quả vị nhưng những vị hành giả đó làm được điều đó ở phật giáo nguyên thuỷ đã đạt được quả vị Thiền quán. Còn ở bậc thiền nào thì quí vị tự chứng ngay nơi đó. Ở đây chỉ đi qua thể hiện lên những ý niệm mục đích để cho người hành giả thấy nghiệp lực trùng trùng duyên khởi và con đường tu học của mình phải thực sự nghiêm túc và kiên nhẫn. Nếu không hiểu ở những vấn đề trên chúng ta dễ sa ngã giãi đãi không có tâm kiên nhẫn tu học. Nghiệp lực tàng nơi tàng thức chúng ta như thế biết bao đời. Chúng ta cũng không biết được, mà hôm nay mới tu có vài ngày vài ba tháng mà muốn quán được sáng thành tựu thì cũng khó. Cũng có những hành giả trong thời gian ngắn quán được là do công đức tu học của họ đã huân tập nhiều đời, nhiều kiếp。

Để trở lại vấn đề tu thiền quán, chúng ta phải cố tâm kiên nhẫn để quán chữ Lam ấy sáng, tuỳ theo mức độ quán tu và mức độ sáng của chữ Lam hoặc những chữ Phạn trong cửu tự Thánh phạn Chuẩn đề mà tâm người hành giả đạt được những mức độ an lạc, an định khác nhau. Có người nói rằng : “ Sao mà đơn giản thế, chỉ quán có một chữ Lam hoặc các chữ Phạn Chuẩn đề sáng lên mà đạt được thiền định?”.
Mang một sự nghi này cũng tốt, tu là phải có những giờ phút nghi rồi hỏi ( nghi vấn) để thực chứng ngay tâm của mình mà khởi lòng tin vững chắc tin tấn tu học.
Chúng ta lần lượt sẽ phân giải khi chúng ta ngồi tĩnh toạ. Trước nhất phải điều tức hơi thở ra vào nhẹ nhàng, thoải mái, miệng niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Chúng ta quán sát từ đầu của chữ Lam đến đuôi chữ Lam, cứ tới lui dụng tâm mình vào Lam tự đó, một thời gian tâm ta không còn tạp niệm nữa chữ Lam ấy bắt đầu lộ ra từng nét cho đến cả nguyên chữ Lam. Mới thời gian đầu chúng ta thấy chữ Lam màu trắng đục mờ lần lần nó sáng lên. Chúng ta cứ kiên trì, tâm không giao động ( trạo cử) cho đến một thời gian nào đó nắgn hay dài đều ảnh hưởng đến sự tu và công đức của người hành giả đó. Chữ Lam và tâm chúng ta in như một ( nhất tâm). Khi được tâm như vậy người hành giả đừng vọng động tâm nhẹ nhàng thoải mái cho đến lúc chữ Lam đó sáng lên, sáng bằng cách sáng choang,ánh sáng trắng hiện tượng này người ta gọi trong danh từ chuyên môn của Thiền vipassana gọi là Tợ tướng. Tướng chữ Lam mờ trước gọi là học tướng. Khi thấy như vậy người hành giả tâm ấn, ngay tâm ấy sinh hỷ lạc. Đến đây ngay giờ phút này, người hành giả đạt 5 thiền chi : Tầm, Tứ, Nhất Tâm, Hỷ, Lạc đã đi vào sơ thiền của sắc giới.
Ở đây chúng ta đưa ra phương pháp tu thể hiện theo giáo lý của Vipassana, nhưng chúng ta không đi theo con đường đó, mà chúng ta đi theo con đường Thiền quán Mật chú nằm trên nền tảng thấy tánh thành phật, thiền trực chỉ. Ngay đây chúng ta dùng cái biết để đi vào tự tánh.Chúng ta cũng biết thực nghiệm, thể hiện lên phương pháp quán đó nhưng vị trí tu học chúng ta ở cái biết hằng có của tự tánh thanh tịnh. Người hành giả thực hiện Thiền quán như trên khi thấy ánh sáng trong rực rỡ của Lam tự rồi. Người hành giả có cái thường biết đó, biết sự hỷ lạc nó cũng là giả hợp. Hỉ - vui, Lạc - thoải mái, nhẹ nhàng đều nằm trên thọ ấm chỉ là vọng tưởng ( Chúng sinh có tưởng trong kinh Kim cang). Biết như vậy họ bình thản nhẹ nhàng không chấp, không bỏ thì ngay nơi đó họ thể hiện ánh sáng chữ Lam đó sáng rộng ra, biến chuyển nhiều vi trần ánh sáng mang Lam tự đó. Động lực mà tác động tâm người hành giả đạt được cảnh giới đó là do họ thoải mái không chấp dính vào hỉ lạc liền ngay đó tiếp tục họ đạt nhị thiền, tam thiền. Vì sao mà đạt được tam thiền? Vì ngay nơi đây thân của họ lần lượt thay vào những hạt vi tử ánh sáng nhỏ đó. Bằng chứng là ngay nơi đó họ có cái biết rõ ràng rằng những hạt vi tử đó nó đang thể hiện Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Những hạt đó nó uyển chuyển nhẹ nhàng, nhiều hạt như vậy đều niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm thì thân họ cũng là những hạt đó. Khi thân nhỏ chuyển động, sự chuyển động ấy là thần chú, nó trở về với cái hằng có thanh tịnh ( Thai sinh tông, Kim cang tông ). Khi những hạt nhỏ đó là thân thì ngay đó là ý thân. Khi là ý thân thì đâu còn hơi thở nữa, tất ngay đây liền đạt tứ thiền. Để chứng minh điều đó trong kinh đã nói kết quả đạt tứ thiền là ngay nơi đó không còn hơi thở nữa.


Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm

Sửa bởi quản trị viên 05/08/2017 lúc 11:07:18(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 20 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
yennguyen trên 19-06-2014(UTC) ngày, Hoatnaovien. trên 24-06-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 24-06-2014(UTC) ngày, Linhchieu' trên 24-06-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 25-06-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 01-07-2014(UTC) ngày, 21kimngan trên 06-08-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 07-08-2014(UTC) ngày, HaiLam trên 05-09-2014(UTC) ngày, ngocson trên 30-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 04-10-2014(UTC) ngày, Thuannadl. trên 19-10-2014(UTC) ngày, anhdao3107 trên 19-12-2014(UTC) ngày, Haophuong trên 10-05-2015(UTC) ngày, thánh tâm trên 24-07-2015(UTC) ngày, NgocDuc trên 20-01-2016(UTC) ngày, Phuongthao149 trên 20-02-2017(UTC) ngày, Kim Cang Đạo Nguyệt trên 25-10-2019(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Tịnh trên 09-06-2020(UTC) ngày, Phuc An trên 09-06-2020(UTC) ngày
yennguyen  
#2 Đã gửi : 19/06/2014 lúc 12:05:41(UTC)
yennguyen

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 17-06-2014(UTC)
Bài viết: 1

Cảm ơn: 536 lần
Được cảm ơn: 275 lần trong 83 bài viết
Đứa trẻ lên ba, và người già không khác đều biết đều thuộc. Nhưng để thực hành thì chưa ai làm nổi, số ít và thật sự là con số ít mới làm được. Con thì vẫn thì vẫn là đứa trẻ lên ba, sợ khi về già cũng không khác mấy.
ThanhHung  
#3 Đã gửi : 21/07/2014 lúc 09:16:23(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
ÁNH SAO TRONG BỌT NƯỚC




Trong tất cả phương pháp tu học của Phật đều nằm trọn trên giới, định, hụê, chỉ quán. Để chúng ta thực hành tốt trong phép chỉ quán ở đây phương pháp chỉ quán nằm trên nền tảng tu theo Mật chú, cho nên những phép tu quán đều bắt đầu ở những chữ Thánh phạn, lấy phép quán Thánh tự để đi vào tâm tánh thanh tịnh. Những bước tu ban đầu chúng ta lấy cái “ danh” đi vào tâm tánh thanh tịnh, chứ thật tế bản tánh thanh tịnh đã hằng có, quí bạn nên nhớ kỹ điều này.

Trên những đề mục ban đầu tu quán chúng ta đã có những phương pháp chi tiết nội dung quán “ Lam” tự, chúng ta đã từng bước thực hiện. Hôm nay tiếp tục dùng pháp quán “ Lam” tự tiếp.

Cũng như pháp quán trước, người hành giả ngồi tĩnh toạ, hơi thở ra vào nhẹ nhàng, khi chữ Lam được trong sáng như tơ rồi, hoặc ánh sáng chưa được sáng toả, chúng ta nên lấy một điểm này nó lan rộng toàn bộ nhiều chữ Lam, hoặc những hạt đó có thể là những điểm cảm giác như đau, ngứa cũng được. Chúng ta tưởng những điểm Lam tự đó lan từ điểm trên đỉnh đầu lan từ từ xuống cổ, 2 tay, rồi thân mình, rồi đến hai chân, đến 2 bàn chân, từ bàn chân quán ngược lên đỉnh đầu. Chúng ta quán đi quán lại nhiều lần. Chú ý là trong những lần quán lên quán xuống trên đường lên xuống đó là những cảm giác nào nổi lên thí dụ: Khi chúng ta quán chữ Lam lan từ trên đỉnh đầu cuống tưởng tượng như dùng nước đổ từ trên đầu xuống cái ý chúng ta quét xuống như nước chảy từ trên đỉnh đầu xuống. Khi nước chảy đến cổ rồi đến tay, thân mình, 2 chân, bàn chân quét ý niệm mình như vậy. Nếu có những cảm giác ở bất cứ nơi đâu trên đường ý niệm, mình quét qua đều để ý nó, chỉ để ý nó thôi, không cần phải phân biết cảm giác này là; đau, ngứa, khó chịu, hay thoải mái, không cần phân định nó mà hãy tĩnh tâm quán xét nó. Đó là bề mặt cơ thể từ da đến xương tuỷ, chúng ta quán những cảm xúc đó. Còn về tâm thức chúng ta khi tu quán như thế mà thấy hình ảnh, nghe âm thanh, ý niệm nào đến trong khoảng thời gian đó thì chúng ta nghe thấy rõ ràng cũng không cần phân biệt, phân định một vấn đề nào đừng nghĩ nó là niệm tốt là xấu, đừng nghĩ nó là âm thanh khó chịu, âm thanh dễ nghe thoải mái, đừng ý niệm những hình ảnh đó là gì cả. Hãy để cho tâm thật an định, bình thản, thoải mái trung đạo quân bình.

Trong thời gian quán tưởng này nên nhớ tâm ta luôn thể hiện Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ lâm hơi thở nhẹ nhàng điều hoà, phải cố gắng tinh tấn nhìn nghe những điểm cảm giác nhỏ đó là Lam tự. Chúng ta phải thực hành tu học nhiều lần như vậy. Trong quá trình tu quán như vậy tuỳ theo căn duyên phước báu của từng cá nhân con người, mỗi duyên nghiệp khác nhau. Khi người thực hành sâu vào quán niệm trên, chuyên tu như thế thì một thời gian người hành giả sẽ thấy những hạt sáng đó đủ màu; trắng, xanh, vàng, đỏ, đen, nâu...( Đây là tứ đại) ở những bài viết sau chúng ta sẽ bàn sâu kỹ hơn vào tứ đại. Chúng ta thấy như vậy rất nhiều hạt đủ màu chen với nhau, hòa hợp với nhau tạo thành một cơ thể tứ đại này.

Ở phép quán này người hành giả cũng có những vị thấy những hạt sáng đó nó tự nói, tự thể hiện lên( Ngay đây có một ngôn ngữ bí mật) Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Đây không phải là chúng ta nghe từng chữ Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, mà ở đây là một sự cảm nhận Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Nếu người hành giả thấy được như thế thì nó sẽ là một khung không gian ( khung trời) đầy màu sắc nhảy múa. Tức những hạt đó chuyển động, sự chuyển động này nó là gió ( phong). Khi người hành giả cảm nhận được như vậy là do thọ tưởng, thọ tưởng này mang một lực nhiệt là hoả đại ( lửa), hoặc mang một lực mơn mơn, trơn rít ấy là thuỷ ( nước). Cái mà chúng ta thấy một bầu hư không, tàng chứa những hạt đó mang tính năng mịt mịt đó là đất. Như vậy chúng ta đã thực sự đi vào cận cảnh tánh của đất, nước, gió, lửa.

Khi tâm ta vui cười xung động tham giận, luôn bao giờ cũng thể hiện từ bên trong nhiệt lực, từ những hạt hoả đó tác động hình thành nên. Khi chúng ta ái luyến tham dục nước ái từ trong những hạt đó kết hợp tác động nên, khi ta buồn rầu, tinh thần u ám nặng nhọc địa đại phát sinh, khi hoạt động lưu chuyển thì phong đại thể hiện. Ở đây chỉ nói một chút ý niệm tứ đại thôi để chúng ta có căn bản tu học. Như vậy khi thấy hay biết nghe như những ý niệm người hành giả tu học như thế trong đi, đứng, nằm, ngồi trong mọi hoàn cảnh sống sinh hoạt, những ý niệm, những loại cảm xúc đến đi ( sanh diệt) chúng ta đều biết Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Trong phép thiền quán của hệ phật giáo nguyên thuỷ cũng có những phép quán như; quán thọ trên thân, quán thọ trên thọ, quán tâm, quán pháp cũng thực hiện pháp tu ban đầu bằng hơi thở, rồi quán thọ... Ở đây chúng ta cũng có quán thọ, quán tâm, quán pháp như vừa nêu trên, nhưng pháp tu này quán sát để thấy sự giả hợp của từng hạt phân tử, những hạt vi sinh tử đó để mục đích nhìn tận sâu thực chứng nó rồi từ đó đưa ý niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm vào từng niệm khởi để huân tập từ từ những ý niệm khởi lên chỉ là Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, phương pháp tu như vậy sẽ được thể hiện trong từng thời gian khi người hành giả thoải mái và thực hiện trong bất cứ tư thế nào nằm, ngồi, đi, đứng. Người hành giả tu theo pháp tu này sống bình thường như một người bình thường, nhưng nếu họ thật sự chuyên tu huân tập như thế thì lúc làm việc, nói chuyện, đi, đứng, ngồi, nằm bao giờ những hạt đó cũng chuyển động mang Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Nếu những hạt đó chuyển động như thế thì tất cả trong ngoài, mọi vật, mọi ý niệm đều mang Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Khi đó không còn ta, còn người, còn vật tất cả chỉ là một pháp Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Mà Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm của Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề, tâm của ngài, tâm của một Đức Phật thì không thể dùng một lời nói, ngôn từ hành động nào để diễn đạt được cả, và không thể dùng một lý, một hành động, một loại trí tuệ nào để nhìn thấy cái năng lực đó. Nói tóm lại phương pháp tu ở đây chỉ có chín chữ Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm một pháp duy nhất trong vạn pháp, người hành giả chỉ chuyên cần niệm tụng như thế sẽ đột nhập, thể nhập vào những ý niệm trên. Quí bạn hãy kính tin, lòng tin chắc chắn bỏ tất cả những pháp , những ý niệm từ trước trong tâm của mình, chỉ còn duy nhất một pháp Chuẩn đề, có như thế mới có kết quả tốt trong thực hành pháp. Ở đây chỉ gợi ý như thế, nếu ai đủ sự kính tin nơi pháp thì thực hiện như trên để thấy biết.

Sao lại nổi cáu vì những chuyện vặt?
Chính trong những chuyện như thế,
Mà lời dạy của người thầy được minh chứng,
Hãy nhớ, kiên nhẫn không phải đơn thuần chỉ là một từ.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm

Sửa bởi người viết 21/07/2014 lúc 09:21:47(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 18 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Kyhoadithao. trên 21-07-2014(UTC) ngày, Haophuong trên 21-07-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 21-07-2014(UTC) ngày, yennguyen trên 22-07-2014(UTC) ngày, 21kimngan trên 06-08-2014(UTC) ngày, Hoatnaovien. trên 08-08-2014(UTC) ngày, HaiLam trên 05-09-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 20-09-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 22-09-2014(UTC) ngày, Thuannadl. trên 19-10-2014(UTC) ngày, Linhchieu' trên 11-12-2014(UTC) ngày, anhdao3107 trên 19-12-2014(UTC) ngày, thánh tâm trên 24-07-2015(UTC) ngày, CaoQueMinh trên 29-09-2015(UTC) ngày, NgocDuc trên 20-01-2016(UTC) ngày, Kim Cang Đạo Nguyệt trên 25-10-2019(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Tịnh trên 09-06-2020(UTC) ngày, Phuc An trên 09-06-2020(UTC) ngày
yennguyen  
#4 Đã gửi : 22/07/2014 lúc 06:53:01(UTC)
yennguyen

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 17-06-2014(UTC)
Bài viết: 1

Cảm ơn: 536 lần
Được cảm ơn: 275 lần trong 83 bài viết
Phải là người thấy pháp mới thực chứng những điều như thế này. Biển học mênh mông ai sẽ là người tiếp nối. Một câu hỏi vang trong hư không, ai sẽ là người nhận được tâm pháp đi đó?
ThanhHung  
#5 Đã gửi : 06/08/2014 lúc 09:32:11(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
HƯƠNG VỊ SÔNG HẰNG



Ở những phần trước chúng ta cũng đề cập trong những phương pháp tu quán tưởng đến những chữ phạn tự trên cơ sở điều hoà hơi thở. Người hành giả tu niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm khi ngồi với tư thế kiết già, bán già hay những tư thế ngồi thoải mái khác miệng chúng ta trì niệm.

Ở đây người hành giả nên trì niệm nhớ nghĩ Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm trong tâm, trong lúc đó hơi thở cứ hít thở ra vào thoải mái nhẹ nhàng, phải hoàn toàn nghe từng âm thanh của thần chú cho rõ ràng. Chúng ta trì niệm như thế cũng phải thật kiên nhẫn, phải có thời gian, vì thời gian huân tập lâu nó sẽ giúp cho chúng ta tâm được an định. Ở ngay đây nó sẽ xảy ra nhiều hiện trạng tâm thức khác nhau. Có khi do tâm từ từ an tĩnh, ngay nơi đây giờ phút này tâm sẽ thể hiện lên một hạt sáng sáng. Mới ban đầu nó còn lu mờ ( theo từ chuyên môn của nhà thiền thì đây gọi là học tướng ánh sáng, chưa sáng, chưa trong). Người hành giả phải thoải mái tâm mình tỉnh giác trì niệm tiếp, khoảng một thời gian ngắn thì hạt sáng đó sẽ trong sáng . Vị trí nó thường ở ngay cánh mũi, nơi môi và mũi chạm nhau thành hình tam giác, hay trên ngay chỗ giữa chân mày, hoặc trên giữa đầu, đỉnh đầu, tuỳ theo sự tu tập của mỗi người có khi nó nằm sâu trong tiềm thức chúng ta. Có thể người đó hình dung tợ tướng này ở dưới rốn, vì do người hành giả đó hít thở đưa hơi xuống đan điền thuần thục. Khi người hành giả trì niệm thấy hạt sáng này trong sáng lên gọi là “Tợ tướng”. Hiện tướng này từ từ giúp ta vào định, vào thiền. Có rất nhiều cách khác nhau, như những bài trên tôi cũng đưa ra một vài thí dụ, cho nên người hành giả nên xem coi phương pháp nào phù hợp với mình. Phù hợp ở đây là nói lên cái hạt gọi là tợ tướng. Người trì niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm theo hơi thở ra vào thoải mái, người hành giả này tâm an định, nghe theo từng âm thanh thần chú cũng sẽ thấy tợ tướng kia. Còn người hành giả ngồi trì niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, họ quán Lam tự và cũng điều tức hơi thở ra vào lấy Lam tự làm đề mục, một thời gian sau Lam tự sáng rõ cho đến lúc những hạt sáng mang Lam tự đó ở khắp mọi nơi đủ màu, đây cũng là tợ tướng. Và cũng người trì niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm tai họ nghe Om Ma Ni Pad Mê Hum hởi thở cũng được điều tức ra vào nhẹ nhàng thoải mái, thời gian sau những chữ Lục tự phạn âm, phạn tự kia sáng lên cũng thành tợ tướng. Mặc dù phương pháp tu Thiền quán Mật chú xem rất đơn giản, nhưng lợi ích, đem đến cho người hành giả rất da dạng, phong phú, đầy đủ trí hụê phước báu. Rất nhiều con đường đi vào tự tánh thanh tịnh, lần lượt sẽ dẫn giải hướng dẫn, chúng ta sẽ đi vào bằng con đường an chỉ định đi vào các bậc thiền bằng tợ tướng đã khơi dậy trên đây.

Ở đây chúng ta thấy người hành giả lần lượt sẽ đạt tợ tướng qua các bước khác nhau, nhưng tựu chung nền tảng của nó là Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Mật chú này sẽ đi cùng hành gia suốt đoạn đường đến lúc chúng ta nhẹ nhàng vào tự tánh thanh tịnh, có lúc mật chú là thầy, có lúc Mật chú Chuẩn đề là Hộ pháp, có lúc Mật chú Chuẩn đề thể hiện lên các chủng tử trí huệ của Chư như lai. Khi người hành giả thấy tợ tướng đó tâm luôn phải an tĩnh, tỉnh giác trì niệm trong tâm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, người hành giả chuyên tâm trì niệm như vậy lúc đầu nó chỉ là âm thanh thôi, nhưng trở về sau sâu hơn những âm thanh đó bản thân từng âm từng chữ đó sẽ biến thể thành từng tợ trướng đủ sự rung động, đủ màu. Khi người hành giả trì niệm ban đầu quán hơi thở cho đến lúc thấy tợ tướng điểm ánh sáng đó, lúc đó hơi thở co giãn theo điểm sáng đó nó thay thế dần cho cái thân chúng ta. Cho nên hiện tượng tâm thức ngay nơi đây gọi là thân, tâm tách ra là vậy. Khi thân tách ra thành hạt đó “ tợ tướng” thì tâm sẽ làm nhiệm vụ quán sát nó. Tâm ngay nơi đó được duy trì bằng cái biết của sự quán biết âm thanh Mật chú. Có nghĩa là tâm niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm thì sẽ quán thấy tợ tướng này. Khi quán thấy tợ tướng đó, các động chuyển phát sáng hoặc duy chuyển tợ tướng đó nó sẽ mang âm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, hoặc mang âm Úm Lam, hoặc Om Ma Ni Pad Mê Hum. Khi thấy biết như vậy tâm bắt đầu đi vào sự an chỉ định, hoặc an định nhập vào thiền chỉ. Ngay đây người hành giả niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, thấy tợ tướng đó phát lên thần chú , hoặc ánh sáng trong sáng phát lên, thì tâm sẽ sanh hoan hỷ, khi đã sinh hoan hỷ thì chúng ta sẽ thấy những thiền chi rõ rệt; tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm bằng sơ thiền.
Tầm tứ là kéo giữ quán soi lên âm thanh hơi thở, ở đây là chúng ta tập trung nghe âm thanh thần chú, thấy hơi thở ra và rõ ràng là tầm tứ. Từ ngay nơi đây do sự nhất tâm, nghe âm thanh thần chú, nghe thấy hơi thở ra vào, hoặc thấy tơ tướng ánh sáng trong rõ ràng thì liền sanh hỷ lạc. Như vậy sẽ đầy đủ 5 thiền chi; tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm chúng ta đã đi vào sơ thiền. Người hành giả giữ được bậc thiền, sơ thiền này khi lâm chung tắt hơi thở cuối cùng thấy biết được sẽ sanh lên cõi trời.

Ở đây cũng đã nhắc lại tiếp những ý của các bài vừa thể hiện trước đây, mục đích để chúng ta càng lúc càng để ý thực hiện sâu hơn. Đây là bề mặt lý thuyết, nhưng tiến sâu vào sự tu học thực hành thì phải đòi hỏi sự kiên trì, tinh tấn, chuyên sâu hành trì. Khi đi sâu vào việc hành trì người hành giả trước tiên cũng phải có một nền tảng giới luật rõ ràng, phải có sự giữ giới hạn chế bớt những dục vọng của thân tâm. Vì những việc bất thiện nghiệp đó sẽ là nghiệp chướng ngăn chúng ta khó thực hiện được pháp tu. Trước nhất chúng ta phải giữ gìn giữ ngũ giới cầm, đã chọn cho mình bước đường tu học thì trước nhất phải có một đời sống nhẹ nhàng, không sân hận, tham dục, không sát sanh hại vật trộm cắp. Chúng ta sẽ cùng bàn sơ qua về sự tiết dục để tu học, còn tìm hiểu sâu hơn tôi sẽ có đề mục sau.

Trước nhất chúng ta sát sanh, hại vật ăn uống đủ tất cả những huyết nhục, có đầy đủ những huyết nhục sẽ kèm theo sự tánh hơi, vị nặng nề của mỡ thịt huyết thì bắt buộc phải dùng ngũ tân hành, hẹ, tỏi, ớt. Ở đây chỉ nói mặt thô chưa nói sâu về sự đau đớn oán hận trong nghiệp thức của chúng sinh bị giết hại. Khi những thức ăn màu, mùi vị đó vào bao tử chúng ta , thì sẽ tạo thành một sự phản ứng hoá học nhào trộn, nhiệt độ trong cơ thể sẽ tác động vào thức ăn đó tạo nhiều cacbonic thân khí sẽ làm cho phổi phải làm việc nhiều để tống hơi đó ra hít dưỡng khí oxy vào. Khi phổi đã làm việc nhiều thì tim cùng phải bóp nhiều lên tăng tốc. Như vậy thì lượng máu sẽ bị đẩy nhanh phản hồi nhanh tạo thành sự ma sát trong thành mạch, trong não. Sự ma sát này sẽ tạo nên những vọng tưởng làm cho người hành giả khó ngồi yên tĩnh để tập trung tu học, và bên cạnh đó sẽ kèm theo những thọ cảm khó chịu do các mạch máu co giãn nhanh ảnh hưởng khí huyết tim mạch khiến cho chúng ta khó ngồi tu học. Đó là một phần lớn tác động đến sự tu học của chúng ta, nếu chúng ta không tiết chế trong ăn uống thì sẽ khó khăn trong tu học. Còn nếu chúng ta uống rượu thì lại càng khó hơn, mỗi người chúng ta ai uống rượu sẽ biết và thấy những gì xảy ra khi rượu và các chất say vào cơ thể chúng ta khó làm chúng ta an ổn để tu học, rồi cái thọ cảm của dục lạ, thọ cảm của sự trộm cắp tham,sân, si, rồi thọ cảm buồn vui giận hờn của vọng ngữ nó đều làm cho người hành giả khó tu học. Ở đây như đã nói chỉ bàn sơ qua về giới, sau này sẽ bàn sâu hơn vào sự vận hành của nghiệp. Trong vấn đề những nghiệp thiện và ác, vì đây là một tiêu đề rất lớn của người tu nó phải thể hiện riêng biệt rõ ràng.

Để trở lại vấn đề chúng ta đang diễn đạt sự giữ giới của một hành giả yêu cầu người hành giả phải chuyên tâm thấu hiểu về sự vận hành của nghiệp thiện và ác, từ đó lấy cái lực chuyên tu hàng ngày của mình. Mong rằng chúng ta phải kiên quyết niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm trong đi, đứng, nằm, ngồi. Người chuyên tâm như vậy để đưa mình đến sự nhất tâm định lực, từ định lực đó nó sẽ từ trợ giúp chúng ta ly khai dần những nghiệp bất thiện. Ngay bây giờ đời sống làm ăn, sinh hoạt trong xã hội khó tránh những điều dẫn đến những chi tiết bất thiện nghiệp. Nhưng chúng ta cũng phải tỉnh giác cứ rảnh thời gian nào, trống thời gian nào cứ niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Chúng ta phải tỉnh giác sống chung với nghiệp để từ từ loại bỏ nó ra. Chúng ta kiên quyết không chịu khuất phục thua nghiệp được, hàng ngày có trăm nghiệp bất thiện đến thì chúng ta sẽ cũng có hàng trăm niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Cái đau đến chúng ta cũng biết ngay cái đau đó nói niệm lên thần chú, cái buồn, cái giận cũng vậy, luôn cả sự vui cũng vậy. Chúng ta kiên tâm như vậy từ từ những nỗi buồn vui xung quanh mình nó sẽ đều biết niệm mật chú Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, cố gắng tu học như vậy để tự tìm con đường giải thoát, hạnh phúc cho mình.


Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 17 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
21kimngan trên 06-08-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 07-08-2014(UTC) ngày, Hoatnaovien. trên 08-08-2014(UTC) ngày, HaiLam trên 05-09-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 06-09-2014(UTC) ngày, yennguyen trên 09-09-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 20-09-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 22-09-2014(UTC) ngày, Thuannadl. trên 02-11-2014(UTC) ngày, Linhchieu' trên 11-12-2014(UTC) ngày, anhdao3107 trên 19-12-2014(UTC) ngày, Haophuong trên 11-04-2015(UTC) ngày, thánh tâm trên 24-07-2015(UTC) ngày, NgocDuc trên 20-01-2016(UTC) ngày, ANNATRUONG trên 07-06-2016(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Tịnh trên 09-06-2020(UTC) ngày, Phuc An trên 09-06-2020(UTC) ngày
Hoatnaovien.  
#6 Đã gửi : 08/08/2014 lúc 03:26:06(UTC)
Hoatnaovien.

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 24-06-2014(UTC)
Bài viết: 1

Cảm ơn: 90 lần
Được cảm ơn: 15 lần trong 7 bài viết
Đi từ sơ thiền đến tứ thiền...dù ở bất cứ phương pháp nào cũngluôn luôn có những tợ tướng hay ấn chứng rõ rệt chung thể hiện lên điều đó. Nếu không có những tợ tượng ấn chứng này, mà tự nói bản thân đạt được tứ thiền thì cũng chỉ là vọng ngữ. Từ chia sẻ của Thầy để chúng ta có những thước đo, sự thẩm định riêng để biết được là vọng ngữ hay là lời chân thật.
Linhchieu'  
#7 Đã gửi : 04/09/2014 lúc 03:25:23(UTC)
Linhchieu'

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 24-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 79 lần
Được cảm ơn: 21 lần trong 6 bài viết
Nguyên văn câu trong kinh Hoa Nghiêm (Phật thuyết vào thời điểm mới chứng ngộ): "Ưng quán Pháp-giới tánh, Nhất thiết duy tâm tạo". Nghĩa là: Nên quán tánh của pháp giới, tất cả do tâm tạo. Diễn rộng [để khỏi hiểu nhầm]: TÂM này không phải theo nghĩa giản đơn như tâm tình, tâm tưởng... mà là bản thể của vũ trụ, như ngôn ngữ của các nhà vật lý lượng tử gọi: Trường Thống nhất, Trường Siêu dây, Trường Hợp nhất. Đã gần 1 thế kỷ, Max Plank (Nobel vật lý 1918 - thầy của A. Einstein) từng phát hiện: "Vũ trụ này vốn không có cái gọi là vật chất, vật chất thật ra là hiện tượng do ý niệm tích lũy tạo thành". Ngày nay đồng nghiệp của ông đã chứng minh một cách thuyết phục, nó trái ngược với lối suy nghĩ nhìn nhận thông thường: “Trong phần lớn vũ trụ, kể cả vật chất, là rỗng không” (Stuart Hameroff). Tuy nhiên khoa học lượng tử mới phát hiện vũ trụ ảo do VỌNG TÂM (a-lại-da biến hiện), còn cách khoảng rất xa với CHÂN TÂM của Phật giáo. Một cục sắt đặc, trên sự chứng nghiệm khoa học, trong nó vẫn có khoảng trống để các hạt dao động không ngừng. Nếu ta chẻ cục sắt đó ra, ra mãi, sẽ tạo nên các loại hạt như proton, neutron, electron, hạt quark, hạt của Chúa (Hạt Higgs, được tìm thấy vào tháng 3 năm 2013). Gần ba ngàn năm trước, Thích Ca Mâu Ni Phật đã thấu suốt những “tiểu quang tử” với cách gọi và hình ảnh biểu hiện khác nhau. Bắt đầu là Ngưu mao trần (hạt bụi ở trên đầu lông trâu), mắt thường khó thể nhìn thấy; Ngưu mao trần chia làm bảy phần sẽ được Dương mao trần (hạt bụi trên lông dê); chia làm bảy thì sẽ được Thố mao trần (hạt bụi trên lông thỏ); chia tiếp làm bảy thì thành Thủy trần (bụi [trong] nước), nhục nhãn không thể thấy, tức trong nước cũng có khoảng không dành cho các hạt; Thủy trần tiếp tục chia làm bảy sẽ thành hạt Kim trần - loại hạt dao động trong cục sắt đặc ta lấy thí dụ ở trên. Kim trần phân làm bảy sẽ là Vi trần; phân tiếp làm bảy là Sắc tụ cực vi; phân tiếp làm bảy thì gọi là Cực vi chi vi. Đây là áo mật trong kinh Hoa Nghiêm được Master ChinKung - tiến sĩ, giáo sư danh dự của 2 trường đại học danh tiếng ở Úc là Queensland và Griffith đưa ra giảng giải, khuyên người đời tin nhận giáo lý Đức Phật.

Nhỏ đến hạt Sắc tụ cực vi, chỉ bậc A la hán mới thấy được. Xét ngang ở hạt Kim trần, Sắc tụ cực vi đã cho thấy vật chất vốn là sự giả hợp từ cái không. Điều này khế hợp với Bát Nhã Tâm Kinh: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”.

Hạt của Chúa và Chủng tử Phật (Nhụy Nguyên)


Như lời trích dẫn của Nhụy Nguyên nói đến hạt Sắc tụ cực vi. Vậy Sắc tụ cực vị này có khác với những gì Thầy Hùng chia sẻ ở Ý Môn là:



Ở phép quán này người hành giả cũng có những vị thấy những hạt sáng đó nó tự nói, tự thể hiện lên( Ngay đây có một ngôn ngữ bí mật) Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Đây không phải là chúng ta nghe từng chữ Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, mà ở đây là một sự cảm nhận Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Nếu người hành giả thấy được như thế thì nó sẽ là một khung không gian ( khung trời) đầy màu sắc nhảy múa. Tức những hạt đó chuyển động, sự chuyển động này nó là gió ( phong). Khi người hành giả cảm nhận được như vậy là do thọ tưởng, thọ tưởng này mang một lực nhiệt là hoả đại ( lửa), hoặc mang một lực mơn mơn, trơn rít ấy là thuỷ ( nước). Cái mà chúng ta thấy một bầu hư không, tàng chứa những hạt đó mang tính năng mịt mịt đó là đất. Như vậy chúng ta đã thực sự đi vào cận cảnh tánh của đất, nước, gió, lửa.

Mong được mọi người chỉ điểm

Sửa bởi người viết 04/09/2014 lúc 03:28:25(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

thanks 8 người cảm ơn Linhchieu' cho bài viết.
HaiLam trên 05-09-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 06-09-2014(UTC) ngày, yennguyen trên 09-09-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 20-09-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 22-09-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 04-10-2014(UTC) ngày, anhdao3107 trên 19-12-2014(UTC) ngày, Hoatnaovien. trên 20-12-2014(UTC) ngày
cuiyang07  
#8 Đã gửi : 08/09/2014 lúc 03:44:29(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3645 lần trong 890 bài viết
Những áo mật trong kinh hoa nghiêm mô tả về sắc tụ cực vi chi vi, như sự mô tả mà Đức Phật đã thấu suốt những tiểu quang tử đó: "Bắt đầu là Ngưu mao trần (hạt bụi ở trên đầu lông trâu), mắt thường khó thể nhìn thấy; Ngưu mao trần chia làm bảy phần sẽ được Dương mao trần (hạt bụi trên lông dê); chia làm bảy thì sẽ được Thố mao trần (hạt bụi trên lông thỏ); chia tiếp làm bảy thì thành Thủy trần (bụi [trong] nước), nhục nhãn không thể thấy, tức trong nước cũng có khoảng không dành cho các hạt; Thủy trần tiếp tục chia làm bảy sẽ thành hạt Kim trần - loại hạt dao động trong cục sắt đặc ta lấy thí dụ ở trên. Kim trần phân làm bảy sẽ là Vi trần; phân tiếp làm bảy là Sắc tụ cực vi; phân tiếp làm bảy thì gọi là Cực vi chi vi". Để nhìn thấu được những điều như vậy ngoài Đức Phật ra phải hàng Thánh nhân mới thấy được.

Và ở đây những điều Đức Phật thấu suốt đó có sự khác biệt gì so với những chi tiết mà Thầy Hùng chia sẻ : "Tức những hạt đó chuyển động, sự chuyển động này nó là gió ( phong). Khi người hành giả cảm nhận được như vậy là do thọ tưởng, thọ tưởng này mang một lực nhiệt là hoả đại ( lửa), hoặc mang một lực mơn mơn, trơn rít ấy là thuỷ ( nước). Cái mà chúng ta thấy một bầu hư không, tàng chứa những hạt đó mang tính năng mịt mịt đó là đất. Như vậy chúng ta đã thực sự đi vào cận cảnh tánh của đất, nước, gió, lửa". Đức Phật ở thể tánh thanh tịnh đã thấu suốt và chỉ dạy lại những ấn chứng đó trong kinh Hoa Nghiêm. Còn thầy Thanh Hùng thấy biết được những điều như trên là do sự tu hành chứng đạt những ấn chứng mà Đức Phật làm dấu để lại. Đi lại gặp lại những dấu tích mà Đức Phật đã từng chỉ dạy nói lên sự tu hành khế hợp không ngoài khác giáo lý của Đức Bổn Sư.
Trong phương pháp Thiền quán Mật chú Chuẩn đề, người hành giả phải thực hành đầy đủ phương pháp thiền quán Vipasana trên lý tánh Đại thừa. Người hành giả phải thực hành được sự quán danh, sắc để thấy được Kim phân trần, tiếp đến Sắc tự cực vi, tiếp cực vi chi vi để chuyên chở những tiểu quang tử đó...và phải thấy được những hạt nguyên tử quang tử đó nó mang đầy đủ đất, nước, gió, lửa, màu, mùi, vị...Và cuối cùng trên lý tánh đại thừa, tánh thanh tịnh để thấy rằng vũ trụ, con người từ vô thuỷ vô chung đã không có điểm đầu và điểm kết.Vì nó được hình thành kết tụ bởi những hạt nguyên tử quang tử đó. Và khi thấy được thân tứ đại này, hay vũ trụ này được hình thành chuyên tải bằng những hạt cực vi chi vi đó thì nó chẳng là cái gì để mà phải xây dựng ngã, xây dựng tự ngã để trầm luân trong sinh tử.

Đấy là điều mà Thầy đã chia sẻ và chỉ dạy cho Tôi.

Sửa bởi người viết 08/09/2014 lúc 03:48:46(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 11 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
yennguyen trên 09-09-2014(UTC) ngày, HaiLam trên 09-09-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 20-09-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 14-10-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 28-11-2014(UTC) ngày, Linhchieu' trên 11-12-2014(UTC) ngày, anhdao3107 trên 19-12-2014(UTC) ngày, Hoatnaovien. trên 20-12-2014(UTC) ngày, thánh tâm trên 24-07-2015(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Tịnh trên 09-06-2020(UTC) ngày, Phuc An trên 09-06-2020(UTC) ngày
cuiyang07  
#9 Đã gửi : 16/09/2014 lúc 03:35:49(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3645 lần trong 890 bài viết
NHỮNG ÁNH SÁNG CỦA CHƯ PHẬT




Trong những bài trước chúng ta đã bàn qua về niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, quán tưởng chữ “Úm Lam” để đi vào sơ thiền với 5 Thiền chi ; tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm.

Khi người hành giả niệm Mật chú Chuẩn đề hơi thở ra vào thoải mái, hơi thở dài biết hơi thở dài, ngắn biết ngắn cứ tuần tự hành trì như đã hướng dẫn. Khi quí vị thấy chữ “Lam” trở thành đốm sáng lớn hay nhỏ, tuỳ theo mật độ hành trì của hành giả, chỉ biết nếu đốm sáng chưa rõ thì đó là học tướng, tiếp tục tỉnh thức trì niệm thoải mái cho đến lúc đốm sáng đó trở thành hạt nhỏ sáng rõ ràng. Chú ý di dời hạt sáng đó đến ngay cánh mũi. Ngay đây hành giả luôn tĩnh tâm nhẹ nhàng không có tâm chấp, bỏ, hay phán đoán một điều gì cả, cho đến lúc tâm thấy vui thoải mái. Hành giả nên thản nhiên với tâm là; không vui, không buồn, không hỉ để tự ngay nơi đó ly tâm hỷ ra. Vì hỷ còn dính lại tất còn động. Khi người ta vui cười hỷ lạc thì tâm động – tâm động sẽ không giữ được sự an định. Người hành giả ngay nơi đây cứ bình tĩnh nhẹ nhàng Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Nếu trong hành trì tâm ta giữ được 2 thiền chi là; lạc, nhất tâm thì hành giả sẽ nhập vào nhị thiền, tam thiền. Tiếp tục nữa chúng ta nên quán sát “ Lạc” - một sự lâng lâng thoải mái ngay khi ta niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, ta nên tỉnh thức, bình thản với lạc để chúng ta nhập vào tam thiền. Khi tâm ta chỉ còn một sự nhất tâm với hạt sáng “ Lam” tự này tiếp tục chúng ta xả ly. Vì tất cả những gì khi chúng ta muốn đi sâu vào thì phải xả những cái vướng mắc. Khi này, ngay đây người hành giả không cần phải để ý đến hơi thở nữa, mà phải thấy cái điểm sáng tợ tướng đó nó trong sáng, ánh sáng phát ra, mọi vấn đề chi tiết xảy ra ngay nơi đây chúng ta đều thoải mái không lấy không bỏ, hãy để cho tâm ánh sáng này phát tiết ra.

Bốn bậc thiền ở đây viết ra coi nó rất đơn giản, nhưng trong thực hành đòi hỏi người hành giả phải đầy đủ sự kiên nhẫn, tinh tiến liên tục hành thiền, niệm chú miên mật. Người hành giả phải quyết tâm trì niệm quán tưởng “ Lam” tự để đạt đến tợ tướng của nó. Chữ “ Lam” ấy hay hoặc tư tưởng quán tưởng phải thực sự trở thành điểm sáng, khi đã trở thành điểm sáng hãy an trú nó ngay cánh mũi. Người hành giả nên chuyên cần hành niệm, trong quá trình hành niệm đó sẽ giúp cho quí bạn rất nhiều sự hiểu biết trong đó. Ở phương pháp tu mật chú này quí vị phải chuyên cần quán tưởng, sự quán tưởng không thể thiếu được. Vì tất cả đều đặt trên nền tảng tam mật gia trì; miệng niệm ( khẩu) chú, Tay kiết ấn ( thân), tâm quán tưởng ( ý) linh phù, quán tưởng danh sắc. Chúng ta phải thực hành đúng như vậy mới đem lại được kết quả tốt.

Trở lại vấn đề tợ tướng, người hành giả bắt buộc phải thực hành đạt thành tợ tướng. Tợ tướng này nó có rất nhiều hình ảnh khác nhau, nhưng tựu trung nó là phải phát sáng. Có người hành giả trì niệm hơi thở ra vào quán thấy tướng hơi thở như sợi tơ hay hoặc linh phù phát sáng. Xin nhắc lại khi tợ tướng phát sáng người hành giả phải tuần tự đi vào chứng các bậc thiền theo sự hướng dẫn. Chúng ta phải lần lượt chứng đắc qua sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền để có ánh sáng trí huệ thâm nhập vào vạn pháp. Khi người hành giả có tợ tướng là chữ “ Lam” phát sáng hãy quán tưởng từ ít sang nhiều cho đến cùng khắp mọi nơi. Nên chú ý là không bao giờ quên niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm lấy tâm chú của Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề như một vị Phật tại nơi đây đang dạy chúng ta thực hành. Người hành giả độn căn chưa hiểu năng lực tha lực sẽ giúp họ đạt thành, người có trí huệ bén nhạy sẽ mau thành tựu. Tất cả các tông khác luôn phải nhờ một vị thiện tri thức, người thầy hữu hình chỉ dạy, còn ngay nơi Mật chú Chuẩn đề này sẽ có vô lượng chư Phật, Bồ tát, Thánh chúng giúp cùng những thiện tri thức hữu hình. Cho nên người hành giả hành niệm thiền quán Mật chú Chuẩn đề kkhông cần phải đắn đo suy tư so sánh gì cả. Chỉ một mực vững tin nơi Mật chú, cứ niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, quán tưởng linh phù theo sự chỉ dẫn không cần phải làm thêm chuyện gì cả. Thực hiện như vậy thì ngay nơi đó nó cũng đầy đủ lý thiền cả Tiểu thừa, Đại thừa, nguyên thuỷ quán minh sát vipassana cùng mật chú .
Đức Phật là một vị đại trí, một trí tuệ không thể nghĩ bàn, ngài đã đưa ra giáo pháp thiền, mật, tịnh, nguyên thuỷ, đại thừa. Tất cả nếu người hành giả chuyên tâm với một tâm thành giải thoát đều thấy nó chỉ là một mối không khác. Nhưng đối với thế gian vạn pháp, ngài tuỳ theo cơ duyên, nghiệp của của từng vùng, từng quốc độ, từng cá nhân, từng chủng loại mà có thấy sai khác. Nhưng thực tế không có sự sai khác bao giờ. Khi chúng ta tu tập một pháp môn nào đó, nếu trình độ tư tưởng trí tuệ không bén nhạy, thì nên tìm một phương pháp nào đó dễ nhớ, dễ thực hành phù hợp với căn cơ nguyện vọng của mình mà thực hành, thì sẽ đưa chúng ta đến sự lợi ích an lạc, đừng bao giờ tìm cầu mãi, nắm bắt cái này, ảo tưởng cái kia, phân định cho rằng hay rằng dở. Chúng ta đã là một con người đang đi tìm chân lý nhờ sự giúp đỡ của bậc thiện tri thức, nhờ sự gia hộ của Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Thánh Chúng có nghĩa rằng chúng ta còn đang trong con đường u mê vô minh, đừng vọng tưởng mong cầu khẳng định sự tốt xấu trong đó, vì chúng ta chưa đủ năng lực cùng trí huệ làm điều đó. Nói như vậy để mọi người chúng ta cùng tĩnh lại để cố gắng tu học, thực hành pháp bảo cua Phật hầu tìm con đường giải thoát cho bản thân mình. Nên nhớ rằng thân chúng ta được giả hợp bằng ngũ uẩn; sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Chúng ta có làm cách mấy đi nữa cũng khó có thoát ra khỏi sắc. Sắc có muôn hình muôn vẻ có ai làm chủ được sự tham, sân, si trước những bức tranh muôn hình muôn vẻ đó, rồi bên cạnh đó nó có muôn sự, vạn sự thọ cảm xúc. Trước sự quan hệ đến những bức tranh sắc màu muôn hình muôn vẻ của cuộc đời này, chúng ta cứ mãi chấp dính vào sắc, thọ đó để tưởng tượng ( tưởng) thành tiếp vô lượng bức tranh ấy ( hành), rồi cứ vô lượng chi tiết sắc, thọ, tưởng, hành trong những bức tranh đó. Chúng ta cứ ghi đặt cho nó là cái này cái kia, cái kia là của mình, chính đây là ngã của mình đặt ra vô lượng cái biết đó thành từng dấu ấn ( thức) vạn vật cứ như vậy mà tiến triển theo lòng tham, sân, si không có đầu, không có cuối vô thuỷ, vô chung ( vô minh) vạn vật tiến triển không ngừng ( vô thường) thành rồi chuyển hoá trụ, trụ thành dị hoại diệt rồi trở lại bản chất của sự vật. Vạn pháp là như thế nhưng chúng ta cứ mãi u mê chấp cho đó là thật có cho nên thành khổ, thật là một sự khổ triền miên nếu chúng ta không có ánh sáng trí huệ của Chư Phật thì muôn đời đoạ lạc.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu Chánh Trí

Sửa bởi người viết 02/10/2014 lúc 04:21:56(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 14 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
HaiLam trên 18-09-2014(UTC) ngày, yennguyen trên 19-09-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 20-09-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 14-10-2014(UTC) ngày, Thuannadl. trên 07-11-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 03-12-2014(UTC) ngày, Linhchieu' trên 11-12-2014(UTC) ngày, anhdao3107 trên 19-12-2014(UTC) ngày, Hoatnaovien. trên 20-12-2014(UTC) ngày, Haophuong trên 11-04-2015(UTC) ngày, thánh tâm trên 24-07-2015(UTC) ngày, NgocDuc trên 20-01-2016(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Tịnh trên 09-06-2020(UTC) ngày, Phuc An trên 09-06-2020(UTC) ngày
HaiLam  
#10 Đã gửi : 18/09/2014 lúc 09:02:58(UTC)
HaiLam

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 28-07-2014(UTC)
Bài viết: 111

Cảm ơn: 428 lần
Được cảm ơn: 147 lần trong 78 bài viết
Theo ý môn này mà Thầy Thanh Hùng chia sẻ chỉ dạy từng bước tu chứng. Với phương pháp Thiền quán thể hiện đầy đủ Thiền, Mật, Tịnh, đầy đủ giáo pháp nguyên thuỷ, đại thừa. Người hành giả phải đạt chứng được 4 quả sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Đây đâu phải là điều dễ.

Sửa bởi người viết 18/09/2014 lúc 09:03:39(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Tieuhoathuong.  
#11 Đã gửi : 20/09/2014 lúc 11:15:38(UTC)
Tieuhoathuong.

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 01-07-2014(UTC)
Bài viết: 1

Cảm ơn: 375 lần
Được cảm ơn: 100 lần trong 38 bài viết
Thời Đức Bổn Sư là thời thượng pháp, chỉ cần được gặp Đức Phật, nghe ngài thuyết là Đắc đạo. Còn giờ là thời kỳ mạt pháp tu mà dễ chứng đắc đâu có đúng với quy luật sanh, trụ, dị, hoại, diệt. Tu hoài, tu hoài, tu hoài... sao vẫn lăng xăng ở đâu đó, mỗi chỗ mỗi nơi một tý? Mạt pháp mà, chánh pháp nhãn tạng của Như lai khó tầm cầu, ở ngay sát bên mà vọng kiếm ở đâu đâu.
HaiLam  
#12 Đã gửi : 03/10/2014 lúc 02:02:17(UTC)
HaiLam

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 28-07-2014(UTC)
Bài viết: 111

Cảm ơn: 428 lần
Được cảm ơn: 147 lần trong 78 bài viết
Sự khổ luyện trong tu hành của Thầy thật đáng được học hỏi, nhưng mấy mai có đủ dũng khí để ra bãi tham ma nghĩa địa quán xác chết, quán thi thể tử thi như Thầy, xem người ta róc thịt, bẻ xương. Bùn đất nước máu hoà lẫn cùng nước mưa tạo nên khung cảnh ảm đảm ghê rợn, rồi hình ảnh mỡ người, máu hồng hồng loang lổ... Chỉ cần nhìn thấy một phần trong đấy thôi cũng đủ ám ảnh tâm trí, như một ác mộng kinh hoàng. Giống như phim kinh dị, hút máu người. Thậm chí mình thấy nó còn ghê sợ hơn. Nếu không tỉnh trí chắc dễ bị điên lắm.

Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm.
thanks 2 người cảm ơn HaiLam cho bài viết.
yennguyen trên 13-10-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 03-12-2014(UTC) ngày
yennguyen  
#13 Đã gửi : 03/12/2014 lúc 09:57:07(UTC)
yennguyen

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 17-06-2014(UTC)
Bài viết: 1

Cảm ơn: 536 lần
Được cảm ơn: 275 lần trong 83 bài viết
Quán 32 thể trược này khó quá thầy ơi. nước, máu, mủ, tim, gan, phổi, thận, tóc, thịt...tùm lum. Nhất là quán bộ xương trắng, em hình dung mình là bộ xương, một khung xương nhưng thấy đen xì xì. Nhưng thật sự là khó quán quá.
Kyhoadithao.  
#14 Đã gửi : 06/12/2014 lúc 09:51:05(UTC)
Kyhoadithao.

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 25-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 242 lần
Được cảm ơn: 51 lần trong 29 bài viết
Quán 32 thể trược quán sự chết của mình. Bình thường họ còn không chấp nhận bị mất một sợi lông, để quán sự chết, chấp nhận cái chết của chính mình. Không ai dám, không ai chấp nhận mặc dù chỉ là sự quán thôi. Họ chấp chặt quá, và ngay chính bản thân em cũng vậy. Chưa thể chấp dù đó chỉ là sự tập quán tưởng, nó vẫn có một điều gì đấy nhức nhối, nuối tiếc, hoảng sợ.
thanks 1 người cảm ơn Kyhoadithao. cho bài viết.
21kimngan trên 09-12-2014(UTC) ngày
yennguyen  
#15 Đã gửi : 12/12/2014 lúc 10:52:27(UTC)
yennguyen

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 17-06-2014(UTC)
Bài viết: 1

Cảm ơn: 536 lần
Được cảm ơn: 275 lần trong 83 bài viết
Thầy ơi, càng ngày càng khó quá. Lúc đầu thì còn háo hức, quán mãi không được thành ra nản.
Kyhoadithao.  
#16 Đã gửi : 20/01/2015 lúc 03:24:34(UTC)
Kyhoadithao.

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 25-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 242 lần
Được cảm ơn: 51 lần trong 29 bài viết
Ai cũng có bản tâm hằng có mà không chịu nhận. Con cũng vậy. Vì không thấy được cái tướng của nó nên hay nói khoang khoảng lên rằng biết. Nhưng thực tế cũng chẳng biết gì.

úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lam.
ThanhHung  
#17 Đã gửi : 04/02/2015 lúc 09:43:00(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
Quán tâm chú Chuẩn Đề



UserPostedImage



Trong phương pháp tu mật chú Chuẩn đề thường thường hành giả hay bỏ qua hoặc không chú tâm đến phép quán chín chữ phạn. Ở đây khi chúng ta trì niệm trên nền tảng tam mật gia trì mà chúng ta bỏ qua phép quán này là chúng ta đã bỏ mất đi một phân quan trọng. Trong chín chữ phạn đó Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, người hành giả phải tập quán từng chữ một, cùng nghe âm thanh từng chữ, cùng biết từng chữ có nghĩa là trong một niệm đó người hành giả phải thấy biết một cách rõ ràng ngay thời gian đó. Người hành giả phải tập quán như vậy. Mới ban đầu chúng ta chưa quán được như thế, trong những buổi hành trì người hành giả phải thứ tự quán Úm biết rõ ràng chữ Úm cùng miệng của mình đọc Úm, ý niệm của mình ngay nơi đó không một giây nào chần chờ ngay đây. Nếu chưa được chữ Úm hãy tiếp tục chữ Chiết cứ xoay vần nhanh không cho tình thức nổi dậy. Miệng cũng phải liên tục niệm. Các bạn đừng sợ là chữ này không giống, màu này không đúng, đừng có các cái ngay nơi đó, bản tâm tánh thanh tịnh của chúng ta lúc nào cũng có hiện hữu cả, luôn chiếu soi vạn vật cũng như tấm gương bản chất của gương bao giờ cũng chiếu soi thể hiện cả vậy gì đến, niệm gì đến đều chiếu soi cả. Cái dụng của sự chiếu soi ấy là cái biết rõ ràng. Bạn hãy nhìn ở tấm gương ngay nơi đó có một vật nào hiện lên, một niệm nào hiện lên bạn biết ngay, chỉ biết ngay nơi đây thôi, ngay nơi đây hoàn toàn vô ngã đừng dính vào niệm vật đó mà phân biệt thì không là sanh diệt, là luân hồi, và trong tấm gương ấy có tiếng Úm bạn biết ngay, tiếng Chiết bạn cũng biết cho đến từng chữ Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Như vậy tiếng nghe hay sự nghe đó nó có sẵn chúng ta sẽ thấy tiếp nếu Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, ngưng không còn thể hiện lên mà một vật, một niệm nào khác nổi lên nếu bạn chuyên tu bạn vẫn thấy nghe nơi một niệm đó là Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm tu như vậy tới đây là sự tu trong vô niệm thể hiện được tâm chú của Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề, vì phật tánh luôn hiện hữu đã hằng có để đi vào pháp thân hằng có của Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề. Khi tất cả đều lặng không thể hiện lên, nhưng cái biết đó vẫn có. Ngay đây người hành giả coi chừng còn đọng lại trong tâm mình. Chư tổ gọi là “ tri giải” cái biết của lý. Ngay đây có cái biết chồng lên cái biết, biết trên lý giải. Ngay đây hãy kiên nhẫn niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Cứ thoải mái niệm quên đi những lý giải để liền chứng ngay Phật tánh thanh tịnh của chính mình. Ở đây khi người hành giả thấy biết nó rồi thì Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm để bảo nhậm sự thấy đó.

Có người hỏi rằng: Mật chú Chuẩn đề Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm là Mật chú tổng nhiếp tất cả 5 bộ thần chú lớn và mỗi bộ có 5 bộ nhỏ tổng cộng 25 bộ thần chú lớn. Cho nên thần chú rất vi diệu về mật pháp thuật huyền linh. Sao ngay đây chỉ nói đến cái biết coi đơn giản hoá chuyện phép thuật?


Đây là một câu hỏi của rất nhiều người chấp đến lý sự hình thức,cái biết đó nó rất đơn giản, thấy rất đơn giản nhưng có mấy ai tu được ngay chỗ đó. Biết rõ như vậy mà không dính mắc vào 6 căn 6 trần thì đã thấy tánh rồi. Đó cũng gọi là phật tánh. Khi đó người hành giả đã thực sự sống trong cái biết, biết đó là thân tâm, sống trong cái an lạc đó không có nhơ sạch, không có phàm thánh. Ở chỗ nào cũng có và ở chỗ nào cũng không có, nó rất vi diệu. Ở đây không có 3 thời quá khứ, hiện tại, vị lai chỉ có sự sống chân thật, niệm đến biết, niệm đi biết. Tất cả vạn tượng sự việc đến là thân biết cả, nhưng thân này cũng không nằm trong vạn vật, vì nó đã có trước bạn vật, vạn pháp.
Xin nói lên một câu chuyên. Xưa có sư Linh Huấn hỏi ngài Qui Tông:
- Thế nào là Phật?.
- Qui Tông bảo: Ta nói cho ông nhưng ông có tin chăng?
- Linh Huấn thưa: Lời chân thật của Hoà Thượng con đâu dám chẳng tin.
- Qui tông bảo: Chính là ông đó.
Quí vị có thấy Chư Tổ cũng như vậy, cũng sống như vậy. Tất cả phương tiện của Phật tổ lập ra đều chỉ cho chúng ta quay về với thực tại của mình. Chính ngay như Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni sau bao nhiều năm tu khổ hạnh, sau bao năm tầm thầy học đạo, công phu tu học của ngài đạt đến những tầng thiền cao nhất ở thế gian này, nhưng ngài cũng chưa an, cuối cùng Ngài quyết buông tất cả ngồi với cội Bồ đề ( Tất bát la) thiền định xoay lại chính mình mà thấu tột cội nguồn sanh tử, dứt sạch đi phiền não sanh tử vô minh, tự chứng vô thượng chánh đẳng chánh giác. Từ sự chứng đắc đó Đức Phật đã thốt lên: “ Lạ thay! Lạ Thay! Tại sao chúng sinh trong thân có đầy đủ trí tụê Như lai mà không tự thấy biết? Ta phải dạy cho các chúng sinh ấy giác ngộ thành đạo, để chúng sinh lìa hẳn sự trói buộc của vọng tưởng điên đảo, thấy đầy đủ được trí tuệ, Như lai ở trong thân họ cũng với Phật không khác. ( Phẩm tánh khởi – Kinh Hoa Nghiêm).
Đây là một lời cảnh tỉnh chúng ta hãy tỉnh lại để thấy ngay nơi chúng ta đã có đầy đủ không thiếu gì cả. Ai ai cũng có Phật tánh. Đức Phật bảo: “ Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”.

Bài kệ của Đức Phật:
Pháp gốc, pháp không pháp
Pháp không pháp cũng pháp
Nay đây trao không pháp
Pháp pháp đâu từng pháp

Đây là nói trên phương diện thấy tánh còn nếu chúng ta tu học Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, khi chúng ta thấy vạn vật, vạn niệm, vạn pháp đều là thần chú Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Như vậy có phải là thần thông không? Thần thông tức là mọi cái biết được thông suốt trong vạn vật, vạn pháp, vạn niệm. Khi đó một điểm, một lằn gạch, một hình vuông, hình tròn, một cây, một vật tất cả khi chúng ta biết chúng đều có Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Cái biết đó không cở vật không có ở ta nhưng cùng khắp. Như vậy khi chúng ta hành pháp, hành niệm tất cả những ý niệm trong tâm, những sự vật, vạn pháp đều sống như ta sống lại thì có thần thông không? Thần chú Chuẩn đề có đúng là tổng nhiếp 25 bộ thần chú không?

Lời Đức Phật nói không sai, hãy tin vào lời nói của chư Phật. Nếu chúng ta không tin vào chư Phật thì chúng ta sẽ đi về đâu?



Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.



Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi người viết 04/02/2015 lúc 09:46:12(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 10 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Thuannadl. trên 04-02-2015(UTC) ngày, Thuong76 trên 06-02-2015(UTC) ngày, anhdao3107 trên 09-02-2015(UTC) ngày, yennguyen trên 12-02-2015(UTC) ngày, Hoatnaovien. trên 13-02-2015(UTC) ngày, HaiLam trên 15-02-2015(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 16-07-2015(UTC) ngày, NgocDuc trên 19-09-2015(UTC) ngày, Linhchieu' trên 24-10-2015(UTC) ngày, Phuc An trên 09-06-2020(UTC) ngày
chuctinh  
#18 Đã gửi : 12/02/2015 lúc 05:12:35(UTC)
chuctinh

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 27-10-2014(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 699 lần
Được cảm ơn: 405 lần trong 74 bài viết
Mô phật!
Những ngày cuối năm ai cũng bận rộn với những công việc gia đình,xã hội.đọc bài viết của Thầy chợt thấy thanh thản,nhẹ nhàng.cũng chỉ một pháp tu mà Thầy đã tận tình chỉ dạy cho chúng con những phương pháp khác nhau để tùy theo căn cơ,hoàn cảnh của mỗi người mà áp dụng tu học.
Thật hạnh phúc cho chúng con khi được thọ nhận pháp bảo này và được nương tựa vào Thầy trên bước đường tu học!chúng con sẽ cố gắng thực hành theo những gì Thầy đã dạy.
ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA.BỘ LÂM!
thanks 1 người cảm ơn chuctinh cho bài viết.
HaiLam trên 16-03-2015(UTC) ngày
Hoatnaovien.  
#19 Đã gửi : 13/02/2015 lúc 10:00:23(UTC)
Hoatnaovien.

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 24-06-2014(UTC)
Bài viết: 1

Cảm ơn: 90 lần
Được cảm ơn: 15 lần trong 7 bài viết
Ai cũng đang bận rộn với chuyện tết, chuyện gia đình. Vậy là tâm mình bị phóng theo vật rồi. Tự hỏi lòng mình xem có phóng dật không. cũng đang phóng theo vật vậy. Báu sẵn trong nhà chẳng thấy, chỉ thấy cảnh sắc bên ngoài thôi.

Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm.
HaiLam  
#20 Đã gửi : 17/02/2015 lúc 12:02:31(UTC)
HaiLam

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 28-07-2014(UTC)
Bài viết: 111

Cảm ơn: 428 lần
Được cảm ơn: 147 lần trong 78 bài viết
Mải lo chuyện tết nhất, mà em cũng giải đãi tu trì. E thành tâm sám hối.

Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ah, bộ lâm.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (8)
3 Trang123>
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.