Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
Cung chúc tân xuân
Đạo thiền gió thoảng mây bay, Xuân thu vạn dặm dấu giày nào in
Đã 3 mùa trăng sinh nhật tôi đã đến với dòng sông Hằng, với Linh Thứu sơn. Thật là một cơ duyên. Đã 3 năm như vậy cứ đến rằm tháng mười là tôi đã đến Ấn Độ, đến nơi đây vừa lúc trăng tròn ngày 15 tháng 10 âm lịch của Việt Nam. Và mỗi lần như vậy chúng tôi đều được quy y Phật, Pháp, Tăng. Con quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng lần thứ nhất…lần thứ hai, lần thứ ba. Sau mỗi lần quy y như vậy, sau mỗi lần đến và đi như vậy là đến một mùa xuân, và màu xuân nó cũng đến và cũng đi, không thỉnh nó cũng đến, không xua nó cũng đi. Như vậy quy y lần một đến lần ba, mùa trăng sinh nhật thứ một đến mùa trăng sinh nhật lần 3 nó cũng vậy, vạn vật luôn luôn biến đổi, nó cứ trôi đi, cứ sinh diệt trên đầu già đi. Trong cái sự sinh diệt biến đổi đó, vạn vật lôi cuốn chúng ta đi là tại ai thể nhỉ? Là tại nơi tâm ta cả. Tại chúng ta cứ thấy mãi hoa kia nở, cứ thấy mãi sư đi đến của mùa xuân, mà quên đi tiếng cười của Ca Diếp trên đỉnh Linh sơn Đức Thích Ca dơ lên cành hoa Ca Diếp mỉm cười Đức Phật đưa lên cành hoa, ngài Ca Diếp đã thấy hoa tâm nở ngay nơi ấy chưa bao giờ tàn, nó được ướp bằng cái thấy của Ngài và Đức Phật. Như vậy có ai bảo rằng hoa đã tàn, hội Linh sơn chưa từng có. Cho nên sao mà tàn và mất. Trăng mọc lên soi sáng vạn vật, trăng lặn rồi cũng soi sáng chứ. Ánh trăng và vạn vật biến đổi chứ cái sự soi sáng hằng biết có bao giờ mất. Nó không phải là một vật, không phải là cái gì cả. Những vật đến nó đều soi sáng rõ ràng. Ngay nơi chúng ta có bao giờ vật đến mà không biết không? Luôn cả không biết cũng là cái biết đó. Xuân đi trăm hoa rụng, Xuân đến trăm hoa cười, Trước mắt việc đi mãi, Trên đầu già đến rồi. Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một nhành mai. Đây là một bài thơ của Thiền sư Mãn Giác, Ngài đã phơi bày sự việc trong đời sống qua mùa xuân, ngài đã thể hiện sự vô thường trong bài thơ. Nhưng trong cái vô thường biến đổi đó có một cành mai trong sân, trong đêm giá lạnh nó lại thể hiện một cành mai nó đã có tự bao giờ, nó luôn thể hiện hằng có trong vô thường biến đổi. Nó không có lệ thuộc trong sự đi đến của mùa xuân, cũng không lệ thuộc của sự ra đi của mùa xuân. Thuở bé chưa từng rõ sắc không. Xuân về hoa nở rộn trong lòng. Chúa xuân nay bị ta khám phá. Trải chiều giường thiền ngắm mặt hoa. (Thơ Lý Trần)
Bài thơ này nó cũng nói lên luôn có cành mai trong lòng, luôn có sự tỉnh giác, thấy biết tất cả những việc vạn pháp đến đi là như thế không còn dính mắc. Xuân đến thấy hoa nở, xuân đi thấy hoa tàn không chạnh lòng. Xuân đến người giàu, người nghèo, khổ vui gì cũng thấy hoa nở, cái thấy biết rõ đó ai cũng có cả. Chúng ta hãy thấy hoa nở biết ngay đó như vậy, thể hiện cuộc sống chân thật mình ngay trên cái thấy biết chân thật đó, thì mỗi người chúng ta đều biết xuân đến cả. Mặc dù ngay nơi đây chúng ta không có những vật chất tiền bạc, nhưng chúng ta cũng bằng mọi người, mọi tầng lớp là thấy hoa nở mùa xuân đến rồi biết hoa tàn mùa xuân đi. Cái thấy này không có sự chênh lệch, khi chúng ta thấy chân thật như vậy. Chúng ta ngay nơi đó có một niềm vui chân thật, lời một bài hát quí vị đã từng nghe: “ Hạnh phúc quá đơn sơ mà đời tôi đâu có ngờ”. Thật như vậy, nếu chúng ta sống thật chân thật ngay giờ phút hiện tại đó, thì hạnh phúc ngay nơi đó. Khi ngay nơi đó chúng ta đói thì cứ ăn món ăn dù dở, dù ngon cũng đem đến sự an lạc cho chúng ta. Khi khát cũng vậy, thì cứ uống thức uống ngon hay dở cũng đem lại sựu an lạc cho chúng ta. Khi mệt buồn ngủ, thì cứ ngủ dù nằm trên giường trên nệm nhà cao cửa rộng, hay dưới đất, ngoài sân vẫn cho ta giấc ngủ an lạc. Chúng ta đón xuân đến với một tinh thần an lạc như vậy, thì lúc nào chúng ta cũng có xuân cả, chứ không chờ đợi thời gian nào cả. Đêm qua sân trước một cành mai - Thiền sư Mãn Giác. Trải chiếu giường thiền ngắm mặt hoa – Thơ Lý Trần. Cũng thế bản thân tôi sinh ra cũng trong hoàn cảnh nghèo, bệnh tật nhưng lúc nào và mùa xuân nào tôi cũng Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Một bài thánh ca đón chúa xuân của tôi trong muôn thuở. Có năm có tiền cũng vậy, không tiền cũng vậy, năm mua được hoa cũng vậy, năm không mua được hoa ngắm cũng vậy; Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Cho đến màu trăng bên Ấn Độ cũng vậy, mùa trăng ở Việt Nam cũng vậy, tiếng cười của Ngài Ca Diếp trên ngọn Linh Thứu cũng như tiếng cười đón trăng xuân của chúng ta. Xin kể lại câu chuyện: Có một cô thôn nữ người Nhật, cô ta nghèo hay gánh nước với trăng, cô ta cũng mãi chạy tìm chân lý, tìm cầu sự tu học giải thoát bao nhăm như vậy. Sự nặng trĩu trên thâm tâm cô như những đôi nước trên. Trăng đến cô gánh nước hay nhìn trăng trong thùng nước, lấy sự đó tầm vui, rồi một ngày đó đôi gánh, gánh nước của cô đã gãy, thùng bể nước mất trăng cũng mất, cảm giác nhìn trăng ấy cũng mất. Hiện tượng như vậy đã giúp cô biết được sự sống chân thật của mình. Ngay nơi đó tất cả đều mất, tất cả đều tự buông xuống chỉ còn cái biết sự sống chân thật hằng có. Cô đã đi tìm nó bao nhiêu năm…Khi cô tình đã viết lên những dòng như: Bằng cách này hay cách khác tôi đã cố giữ đôi thùng nước. Mong rằng chiếc đòn gánh dòn yếu kia sẽ không gãy, Bất chợt đứt thùng văng. Không còn nước trong thùng, không còn trăng trong nước, Tay tôi rỗng không chẳng có vật gì, Tâm tôi rỗng không, chẳng có vật gì. Chiyono Cuộc đời đạo trăng nước xuân chúng ta nói mãi cũng không hết, vì nó chỉ là cái danh. Cái danh đó nó đưa chúng ta đi mãi, đi mãi tìm những cái bóng vọng tưởng thôi. Hãy tỉnh giác đón xuân bằng tâm chân thật của mình, niềm vui chân thật bao giờ cũng đem lại sự an lạc.
Năm mới xin thay mặt diễn đàn Tâm mật kính chúc vị tâm năm mới tràn đầy hạnh phúc, sức khỏe dồi dào, gia đình an khang thịnh vượng, sự nghiệp hưng thịnh, thân tâm an lạc, trí huệ như hải. Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: Thích Chánh TríSửa bởi người viết 18/02/2015 lúc 10:04:07(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |
Cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
|
7 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
|
|