Danh hiệu: Administration
Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC) Bài viết: 1,390
Cảm ơn: 757 lần Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
|
Ngon...uynh đã viết: [size=8]kính chào sư tỷ! mình chưa nhận được và cũng đang chờ từng giây phút, cứ tự an ủi rằng duyên chưa đến, mong sư tỷ hoan hỉ kiên trì giúp đỡ. Hỏi: Nhân đây có 1 thắc mắc nhỏ xin tỷ điểm hướng dùm : dẫu biết rằng không có duyên thì cầu cũng không được, và bản thân mình cứ chờ duyên đến mà không có tác động, không có mong cầu thì cái duyên ấy có đến với mình không? (ví dụ thời gian trước mình có duyên nhận pháp từ Thầy Thanh Hùng, cầm điện thoại trong tay cứ lưỡng lự mãi, chỉ sợ làm phiền đến Thầy, không dám liên lạc, cuối cùng cũng bấm bụng gọi điện cho Thầy..)
Trả lời:
Để nói về vấn đề có duyên hay không duyên thì cần phải xét về rất nhiều nhân tố. Cái chính yếu nhất là cái nhân quá khứ ta có gieo trông và cái hành động hiện tại ta thực hiện để biến cái đó thành hiện thực. Không có chuyện không nhân mà có quả, hay há miệng chờ sung rụng. Như duyên cầu học cũng vậy, ta phải có cái nhân đã từng tu học ở nhiều kiếp trước, giờ tiếp tục tu hành, và cũng tùy căn cơ sâu dày của ta. Tức là ở kiếp trước cũng có tu qua, nhưng chỉ là phớt lờ, kiểu được chăng hay chớ, cưỡi ngựa xem hoa, thì cái nhân đó ở kiếp này cũng thế ta đến với sự tu còn nhiều nghi ngờ, còn nhiều xét nét, được thì chăng hay thì tốt, đứng núi này coi núi khác, sự tu hành cũng vậy chẳng đi đến đâu. Nó ngược lại với người có căn cơ sâu dầy, do kiếp trước huân tu xuyên suốt hoặc đã thành tựu một điều gì đó. ở kiếp này gặp đạo, gặp thầy họ quyết liệt cầu lắm. Cái bản ngã, cái tôi không còn, dù thầy có thái độ thế nào họ vẫn lăn xả vào cầu đạo. Nói như vậy để đạo hữu biết rằng ý nguyện luôn đi đôi với thực hành, chứ không phải là lời nói xuông. Còn chần chừ e ngại, nghĩa là ta còn chưa tin, còn đặt cái ngã lên trên.
Hỏi: Thêm 1 vấn đề gút mắt nữa, xin Tỷ hãy hướng dẫn mình cách lập bàn thờ Ngài Phật Mẫu Chuẩn Đề, nguyên là : mình ở nhà bên vợ, và bên đây có thờ : ngài Quan Công, ngài Chúa Ngọc, Cậu Tài, và Bác Hồ, (không có Gia Tiên hoặc Cửu Huyền Thất Tổ), Hỏi: mình muốn thỉnh 1 tượng bằng đồng Đức Chuẩn Đề Phật Mẫu cao khoảng 2 tất về trùm khăn để trên bàn thờ, hoặc trùm khăn để vào tủ kiếng (nguyên nhân trùm khăn là do cha mẹ vợ sợ trái phép hoặc kiêng kỵ vấn đề nào đó, sợ thất kính chư phật,..), khi trì chú, hoặc tụng niệm thì mở ra, mong Tỷ hãy chỉ mình 1 đường sáng, ÚM CHIẾC LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA, BỘ LÂM có phải " Phương tiện khéo" là có đủ điều kiện, đủ phương tiện để tu không Tỷ ? có phải có bàn thờ, có tượng Phật thì đường tu hiệu quả hơn không?
Trả lời: " Phương tiện thiện xảo" là tùy điều kiện, hoàn cảnh mà người hành giả đó khéo léo thích nghi với cuộc sống để có thể vẫn thực hiện được sự tu học của mình. Như điều kiện của gia đình đạo hữu thấy khá phực tạp, khi đạo hữu thỉnh ngài về còn phải trùm, phải che chắn e rằng nó hơi khiên cưỡng cho cả gia đình. Vậy đạo hữu có thể tự mình thực hiện pháp tu của mình mà không ảnh hưởng đến gia đình. Đó là đi, đứng, nằm, ngồi trì niệm : Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm trong tâm. Nếu có thể nữa không ảnh hưởng đến ai, thì chọn nơi thích hợp để công phu hành thiền quán niệm Chuẩn đề trong tâm thức. Sau này khi nào thuận được cả gia đình thì tôn tượng ngài ở nơi trang nghiêm thanh tịnh sau cũng được.
Đạo hữu có thể thỉnh kính đàn kiểu dạng gọn nhẹ có thể bỏ túi nhỏ cất đi, hoặc mang theo bên mình. Kính đàn là pháp khí của mật pháp Chuẩn đề có thể thay thế cho cả bàn thờ Tam bảo. Chỉ cần khi hành trì mở ra, xong thì đóng lại cất đi. Xét thấy trong trường hợp của đạo hữu Kính đàn là khả thi phù hợp nhất.
Quan trọng nhất của người hành giả là sự gia công, công phu trì niệm. Tất cả những điều khác là trợ duyên. Nếu không có sự tu học hạ thủ công phu của người hành giả, thì bàn thờ, kính đàn, linh phù cũng đâu có tác dụng gì. Chỉ là hình thức, phong trào để người đó đua tranh , khoe với thiện hạ thôi.
Chúc đạo hữu tu hành phát triển
|
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH |
4 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
|
|