- Thứ đệ khất dĩ, hoàn chí bổn xứ, phạn thực ngật thu y bát, tẩy túc dĩ, phu tòa nhi tọa
- Đã theo thứ lớp đi xin ăn, rồi trở về chỗ cũ, ăn cơm xong, thu dọn y bát, rửa chân, trải tọa cụ ngồi
Giảng : Thứ tự là không chọn giàu, nghèo mà hóa duyên bình đẳng xin xong là xin nhiều lắm cũng không hơn 7 nhà . Nếu 7 nhà cho đủ thì không đến thêm nhà khác, trở về chỗ cũ là ý Phật muốn răn dạy các Tỳ kheo, trừ trường hợp mời riêng, không được luôn đến nhà người Bạch y , nên nói như thế.
Rửa chân – là Như lai thị hiện giống như phàm phu, nên nói là rửa chân, lại nữa theo pháp Đại thừa, không chỉ rửa tay, chân là sạch, một niệm tâm sạch thì tội nhơ trừ hết. Khi Như lai sắp nói pháp, phải trải tòa chiên đàn, nên nói trải tọa cụ ngồi.
Đức Phật ngày xưa Ngài đi khất thức, đi theo thứ tự không luận giàu nghèo sang trọng. Ngài chỉ đi trong vòng 7 nhà thôi, không đến thêm nhà khác, trở về lại chỗ cũ. Khi Đức Phật thị hiện biểu hiện, thể hiện ra như vậy cũng để nhằm mục đích răn dạy chư vị Tỳ kheo. Ngay đó nhìn thấy mà làm theo, không hơn, không kém để tâm thanh thản nhẹ nhàng, không vướng bận vào sự việc bình thường xảy ra trong ngay như đi khất thực . Không vướng bận, bận bịu ở nơi chốn, vương vấn trong sự ít nhiều về thức ăn, vật thực, ít nhiều về con người nơi chốn. Chỉ có trường hợp đặc biệt mới được đến nhà Bạch y cư sĩ, khi được sự thỉnh mời.
Đoạn kinh văn này nói đến Đức Phật khi khất thực xong, Ngài ăn cơm cong, thu dọn bát, rửa chân, trải tọa cụ ngồi. Đây cũng là công việc bình thường hằng ngày của Đức Phật. Những sắc biểu tri đó nó được thể hiện ở một tâm thanh tịnh, hoan hỉ, hoàn toàn hòa nhập với tất cả là một thể không hai không khác. Hòa nhập “ như vậy” biểu hiện Ngài, ngay đây ngài Tu Bồ Đề để thấy biết và Ngài A Nan đã thấy biết như vậy. Đức Phật đang thể hiện pháp bí tàng của chư Như Lai. Có đến như không có đến, đi như không có đi. Ngay đó không thấy sự bắt đầu ngồi, đang ngồi và đã ngồi. Thời gian và không gian cũng không có nữa. Ngay đây là một nguồn thiền vô tận mà chư Phật, đức Phật chúng ta đang biểu hiện. Từ ngay suối nguồn này sau này nó được chư Tổ bảo tàng nó, biểu hiện khắp mọi nơi như Ấn Độ, Tây Tangj và rõ nét nhất ở Trung Quốc với Đạt Ma Sư Tổ. Dòng thiền như lai àng này Đức Huệ Năng đã biểu hiện thực tại chân thật nhất để sau này đệ tử của Ngài Đức Sơn, Hoàng Bá, Lâm Tss, Qui Sơn, Qui Ngưỡng, Bạch Tượng … rất nhiều, rất nhiều vị Tổ đã biểu hiện nó, dòng thiền Như Lại này không những nó được biểu hiện ở chư Tổ Thầy ở Trung Quốc, Nhật Bản …không mà nó còn biểu hiện ở những dòng Nguyên Thủy rất ẩn tàng, rất vi tế, rất huyền diệu ở “danh sắc” qua thiền quán Vipassana.
Ở đoạn kinh văn này Đức Lục Tổ thể hiện văn tự như : “ Thứ tự là không chọn giàu nghèo mà hóa duyên bình đẳng, xin xong là xin nhiều lắm không hơn 7 nhà. Nếu 7 nhà cho đủ thì không đến thêm nhà khác, trở về chỗ cũ là ý Phật muốn răn dạy các Tỳ kheo, trừ trường hợp mời riêng, không được luôn đến nhà Bạch y, nên nói như thế. Rửa chân là Như lai thị hiện giống như phàm phu , nên nói là rửa chân, lại nữa theo pháp Đại thừa không chỉ rửa tay, chân là sạch, vì rửa sạch tay chân không bằng tâm sạch. Một niệm tâm sạch thì tội nhơ trừ hết. Khi Như lai sắp nói pháp, phải trải tòa chiên đàn, nên nói trải tọa cụ ngồi
Phần 2 : Khéo léo biểu hiện thưa thỉnh.
Từ không khởi đầu cho Huệ, cả hai thưa thỉnh trả lời rõ ràng, nên gọi là khéo léo biểu hiện thưa thỉnh.
Giảng: Ngay đây nói “ Từ không khởi đầu cho Huệ”. Từ ngữ ngay đây rất xứng với tâm thanh tịnh của Đức Phật, Đức Huệ Năng. Ngay đây ngôn ngữ cho thấy trước câu hỏi đều không có một pháp nào cả, từ tùy thuận “ Như lai” như vậy mà trả lời cho người hỏi, và tự như vậy , ngay nơi đó “ Huệ” mà hỏi. Thật là khéo léo là như vậy. Rõ ràng là như vậy. Từ ngữ ở đây dùng từ “ Biểu hiện” rất hay. Đức Lục Tổ Huệ Năng thật đầy đủ trí huệ, dùng từ ngôn ngữ rất xứng tâm giải thoát. Biểu hiện chỉ cho vạn pháp đủ duyên thì biểu hiện chứ không có chủ thể, không đủ duyên thì ẩn tàng. Ngay đây chúng ta sẽ thấy trên giáo pháp, giáo lý của Duy thức học, của kinh Lăng già, tâm pháp, pháp tướng.
Thời trưởng lão Tu Bồ Đề : Lúc ấy, trưởng lão Tu Bồ Đề.
Lục Tổ” Sao gọi là trưởng lão? Tuổi cao,đức trọng, nên gọi là Trưởng lão. Tiếng Phạn là Tu Bồ Đề, tiếng hoa đời Đường gọi là Giải Không.
Đức Lục Tổ Huệ Năng giảng pháp bàn bạc bình thường chất phát trong sự sống hàng ngày của chúng ta. Con người Ngài, trí tuệ của ngài bình thường như cao diệu, vi diệu không kể lường được
- Tại đại chúng trung, tức tùng tòa khởi thiên đản hữu khiên, hữu tất trước địa, hiệp chưởng cung kính nhi bạch phật ngôn: Liền từ trong đại chúng, đứng dậy trịch áo vai phải, gối phải quỳ xuống đất, tay chắp lại cung kính và thưa Phật rằng.
Giảng: Ngay nơi đây Tổ chỉ thấy chân thật ngay các pháp hiện hữu ( từ không sanh huệ) Ngài giảng thật chân thật . “ Tùy theo chỗ ngồi của chúng sanh, nên gọi từ chỗ ngồi đứng dậy” Một câu nói thật đơn giản, tùy theo chỗ ngồi của chúng sinh, ý nói rằng, tùy nơi nghiệp trí, nghiệp lực của mỗi chúng sinh là biểu hiện lên, tác động lên thân làm cho thân sanh sắc biểu tri có tư thế giả hợp là đứng. Nếu chúng ta dùng thiền quán Vipassana ta sẽ thấy như vậy. Ngay nơi phép quán pháp trên thân trong tứ niệm xứ. Ở đây có chỗ khác là nghiệp trí, nghiệp lực, nghiệp quả tác động biểu hiện lên là nói ở tầng chúng sinh chưa tỉnh ngộ do sự tác động của ý môn sanh khởi biểu hiện lên. Như động tác đứng dậy. Còn ngay đoạn kinh này nói từ chỗ ngồi của Đức Tu Bồ Đề, Ngài đứng dậy có khác sự biểu hiện này của Ngài Tu Bồ Đề, từ cái cửa không sanh ra cái Huệ là sự biểu hiện lên. Từ trong tự tánh thanh tịnh đó nó đã có sẵn rồi. Cho nên không gọi là Ngài từ nghiệp tác động biểu hiện lên sự đứng dậy, mà ngay đây Ngài chưa từng đứng dậy, chưa từng ngồi, chưa từng hỏi và Đức Phật chưa từng trả lời. Vì trong 49 năm qua Ngài chưa từng nói một lời nào cả. Một sự thể hiện đạo phật giải thoát thật vi diệu. Trong ngôn từ của Tổ “ Chỗ ngồi của chúng sinh, nên gọi là từ chỗ ngồi đứng dậy”. Sự khởi đầu của ngài Tu Bồ Đề ở đâu, trong vô lượng kiếp số ngài đã luôn tạo cái khởi đầu của sự ngồi đó. Ngài đã từng ngồi lâu rồi không có quá khứ vì khởi đầu không biết từ đâu và nếu không có sự ngồi thì không có đứng bao giờ, không có một chủ thể nào để bắt đầu và đứng dậy cả. Và sự khởi đầu, sự xuất phát tác động của câu hỏi cũng không biết ở đâu?
Trong một kiếp số nào đó ngài Tu Bồ Đề là một vi trần sắc danh trong 10 phương đã biểu hiện lên cái nhân lành đối với Đức Phật rồi, những kiếp số đó ai tính được nếu đã tính được thì không có Đức Phật bao giờ, và nếu hỏi lại không có cái nhân đó thì đâu có cái quả gặp Đức Phật và hỏi “ như vậy”.
Đã bao nhiêu năm, ngàn năm, 2 ngàn năm hay bao nhiêu rồi mà đến hôm nay cái cửa “ không” của Đức Long Thọ Bồ Tát vẫn mở con đường trung đạo cửa “ không” của Ngài vẫn luôn hằng có. Đức Tu Bồ Đề cũng vậy, Ngài cũng tùy chỗ ngồi mà tuy đứng dậy, câu hỏi đó vẫn vang lên đến ngày nay và mãi mãi
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm
Om Ma Ni Pad Mê Hum.
Cư sĩ Lê Thanh Hùng
Pháp hiệu. Thích Chánh Trí
Tông mật hiệu : Kim Cang Kiết Tường