Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
TIẾNG CHUÔNG CỦA CÕI TA BÀ TỊNH ĐỘ Chuyến hành hương về đất Phật, tiếp tục viếng thăm tất cả các Thánh tích, đoàn chúng tôi đến thăm nơi trà tỳ Đức Phật. Theo kinh sách để lại thì khi Đức Phật nhập diệt nằm dưới hai cây sala song thọ…Thánh tích nơi đây chỉ còn lại những tháp do Hoàng đế Asoka xây để lại, hai cây sala song thọ cũng đã mất.
Nơi Đức Phật trà tỳ cũng chỉ còn lại hai cái tháp thôi. Đến nơi đây mọi người đi kinh hành xung quanh thấp ấy vừa đi vừa đọc: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, nhằm tưởng nhớ lại những giáo pháp công đức của người thầy 3 cõi. Công đức của Ngài để lại cho chúng sinh không thể nào kể tính đo lường được. Đúng là một vị vô thượng sư, như lai, ứng cúng chánh biến tri, vô thượng chánh đẳng chánh giác người thầy của ba cõi. Người thầy đáng được chư Thiên, người trời cúng dường, công đức của người không thể nghĩ bàn, không gì để so sánh được.
Khi chúng tôi đến đây với lòng thành tưởng nhớ Ngài, lòng cảm thấy hân hoan an lạc, một sự an bình hỷ lạc của 3 thời quá khứ, hiện tại vị lai chợt về hòa quyện với lòng kính ngưỡng đức Như lai. Đúng là như lai, sự đến cũng không thấy đến, sự đi cũng không thấy đi. Nhưng cái đến hỷ lạc đó nó vẫn tiềm tàng mãi mãi trong tàng thức của mỗi chúng sinh. Vì tất cả chúng sinh ai đều cũng có Phật tánh, thì phật tánh ấy là đã có pháp thân ngài nơi đấy, Đức Phật đã như lai nơi đấy, nơi đấy không có một sự dùng trụ mà nó cũng không bao giờ có sự đi cả. Nhưng trong mỗi nơi đấy bao giờ cũng có cái thường biết an lạc, thường lạc, ngã, tịnh, có cái ngã nhưng không dừng trụ, không có chỗ đi, không có chỗ đến mà nơi nào cũng có cả. Cho nên nó thường, nó không vướng mắc và cũng chưa từng có thấy sự vướng mắc “ như thị”, “như thị” đó mới gọi là lạc, là tịnh.
Đức như lai là như thế thì Ngài không có sự nhập niết bàn, không có trà tỳ. Lòng đại từ đại bi trí tuệ siêu việt đó nó luôn là báo thân, hóa thân của đức Như lai trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai. Ở đâu, nơi nào trong từng vạn pháp như lai luôn có nơi đó. Chúng sinh nào tâm thành tưởng nhớ đến giáo pháp của Ngài đều được lợi ích. Những người đi kinh hành chung quanh bảo tháp kia lòng luôn hỷ lạc, an định. Như có một bàn tay vô hình, như có làn hơi ấm thoải mái lan rộng trong tâm thức họ. Tất cả những sinh thần, sinh khí của Đức Như lai đều được tàng giữ lại qua những thánh tích, những sinh thần đó được tàng giữ lại trong mạn đà la vô hình và hữu hình. Đến những thánh tích chúng ta sẽ thấy những khuôn viên được bố trí theo hình vuông tròn, rồi những hình đường nét khác nhau, chúng được biểu diễn qua những đường nét để trở thành những mạn đà la, đàn pháp. Những sinh thần ấy bao gồm khí chất trà tỳ đức Phật, cộng với khí thiêng do đất nước gió lửa, ngay nơi đó hội tụ lại. Khí chất đó nó cuộn vào nhau, nhiều màu, nhiều sắc, từng vi trần của vi sinh nguyên tử, những ánh sáng muôn màu đó chúng chồng lên nhau, cuộn với nhau tạo thành lâu đài thành các. Những ánh sáng ấy nó cũng tạo nên hình đất bảy báu sáng rực rỡ, sinh khí xá lợi của Đức Phật, sinh khí xá lợi của chư đại đệ tử, chư vị Thánh chúng cùng những báo thân, hóa thân của chư thánh chúng đắc pháp bảo của Đức Phật Bổn sư Thích ca, đầy dẫy vô lượng vô biên trong vô hình kia. Đó là cõi trang nghiêm tịnh độ ta bà mà đức giáo chủ là Đức Bổn sư Thích Ca Mâu ni Phật. Đôi khi trong tư tưởng của chúng sinh cứ ngỡ rằng cõi tinh độ cực lạc quốc đức A Di Đà Phật mới trang nghiêm, còn cõi ta bà của Đức Bổn Sư Thích Ca không trang nghiêm, đó là vì chúng ta không hiểu, chứ thật tế mỗi đức Phật ra đời đều có pháp thân, báo thân cùng hóa thân cả. Pháp thân thì rộng lớn không tả và thanh tịnh vi diệu, còn báo thân chư như lai do bản nguyện độ sanh; bi trí đã trang nghiêm cõi tịnh đọ thật thanh tịnh vi diệu, an lạc. Tất cả chúng sinh được thọ hưởng giáo pháp Ngài đều trang nghiêm cõi tịnh độ ta bà này cả. Cho nên giáo pháp của Thích ca không bao giờ mất cả, nó đã hiển nhiên trở thành cõi ta bà tịnh độ, cực lạc quốc. Trong vô lượng kiếp đức Bổn sư Thích ca, ngài luôn trang nghiêm cõi ta bà, ngài hóa độ vô lượng vô biên chư vị Bồ tát, chư Thiên Thánh chúng, làm lợi ích muôn loài. Trong giáo pháp của đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, người tín tâm thọ trì tu học sẽ được giải thoát trong đời hiện tại. Đức Phật tại thế, đời quá khứ cũng vậy, vị lai cũng vậy. Người như chúng ta không gặp phật, giáo điển của đức Phật để lại tu học vẫn đắc pháp, vẫn về cõi ta bà tịnh độ của Ngài. Còn nếu chúng ta chưa đủ túc duyên để ngộ nhập tri kiến phật bằng trí Huệ, thì ngay nơi những thánh tích đó, chúng ta lui đến cúng dường, cung dưỡng cái tâm thanh tịnh. Ngay nơi thánh tích đó tất là đem cái tâm thanh tịnh này cung dưỡng trong những giờ phút linh thiêng này, nhất định sẽ được hòa nhập với sinh thần, sinh khí của Ngài để lại. Vì khi đức Bổn sư Thích ca Mâu ni nhập diệt có bảo rằng: Sau khi như lai diệt độ, những chúng sinh nào đến nơi ra sanh ra, nơi ta thành đạo, nơi ta chuyển pháp luân, nơi Như lai nhập diệt sẽ được lợi ích. Để chứng minh điều đó, ngay nơi bài viết này, ngay nơi ý niệm, ngay nơi sự an lạc này đối với tôi là một điều trọng đại nhất trong cuộc đời tôi. Điều gì trong tôi ngay nơi đó, một sự sống chân thật quay về với tự tâm thanh tịnh của mình.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Úm Ma Ni Pát Mê Hùm.
Cư Sĩ Thanh Hùng Pháp Hiệu Chánh TríSửa bởi quản trị viên 23/06/2014 lúc 04:55:25(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |
Cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
|
2 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
|
Phuc An trên 24-06-2020(UTC) ngày, haimat trên 14-06-2021(UTC) ngày
|