Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
Câu chuyện một vì sao Bầu trời mùa đông, ban đêm rất đen bởi những lớp mây mù phủ kín, xa xa tôi nhìn thấy một vì sao sáng. Một bầu trời rộng mênh mông nhưng chỉ có một vì sao. Đây là một viễn cảnh tôi nhìn thấy nó qua cửa sổ của máy bay trong chuyến đi về Đà Nẵng ban đêm. Khi tôi thấy một vì sao ấy, trong tôi đã có một cái thấy biết qua giáo lý của Đức Phật. Khi nhìn thấy vì sao đó ta thấy nó hiện diện biểu hiện trong bầu trời đêm hư không mênh mông đó, ta có một cái tưởng vì sao đó chỉ là một đốm sáng rất nhỏ so với hư không kia. Nhưng nếu chúng ta nhìn với sự quán sát, thiền quán ta sẽ thấy nó trong đốm sáng đó có muôn vàn sự việc, sự vật, vạn pháp khác nhau chúng đang chuyển hóa lẫn nhau trong tứ tướng sinh, trụ, dị, hoại diệt, biểu hiện rồi ẩn tàng. Nếu chúng ta càng tiến gần đến ánh sáng đốm sáng đó cũng sẽ lớn dần, to dần lên và càng lúc càng lớn. Cho đến một lúc nào đó thời gian nào đó, đơn vị thân này chỉ là một đốm sáng rất nhỏ nơi vì sao đó. Như vậy đốm sáng đó chúng ta quan sát sẽ thấy có vô lượng hạt sáng đủ màu, vô lượng tia sáng đủ màu chúng chuyển hóa lên xuống đổi tướng đổi màu sắc lớn nhỏ, dài ngắn, tròn vuông rồi kết hợp lại thành những tòa nhà, lâu đài, cầu vồng, hàng cây, hình người, hình thú …Do từng chủng nghiệp của từng chúng sinh nhìn nó. Ngay nơi đó sẽ chuyển hóa theo tâm tưởng của chúng sinh đó. Thử hỏi chúng sinh đó ở đâu? Tâm đó ở đâu? Nhìn chúng với sự thiền quán ấy chúng ta sẽ thấy một sự giả hợp, nhiều sự giả hợp, nhiều lý giả hợp. Tất cả vạn pháp vạn vật trên vì sao đó, cũng như vạn pháp vạn vật, ý niệm trong tâm của ta. Tâm ấy cũng ở đâu? Có phải tâm ấy là một điểm biết, điểm giác trong vạn hữu – Điểm biết giác trong vạn hữu thì tất cả vạn hữu, vnaj pháp ấy đều có tâm ấy. Như vậy tâm biết vì sao đó, chúng sinh vạn pháp ấy có khác với ta không? Ở đây tôi xin lấy bài kệ của trung quán luận của Đức Long Thọ Bồ tát viết – Thiền sư Nhất Hạnh dịch.
Chư nhân duyên sanh pháp Ngã thuyết tức thị không Diệc danh vi giả danh Diệc danh trung đạo nghĩa
Chư nhân duyên sanh pháp – Các pháp từ duyên sanh Ngã thuyết tức thị không – chúng ta thấy các pháp đó, tự tánh của nó là không. Diệc danh vi giả danh – Diệc danh trung đạo nghĩa. Nó chẳng quá chỉ là tên gọi , là giả danh, là thiết lập khi nhìn sâu vào ta thấy tính trung đạo của nó. Tức là nó không có cũng không không, không tới cũng không đi, không còn cũng không mất.
Đây là 4 câu kệ rất nổi tiếng của ngài Long Thọ. Ngay nơi bài kệ này ta thấy lý sự vạn vật, vạn pháp chuyển hóa biểu hiện, ẩn tàng trên vì sao ấy và tại nơi chúng ta ở đây. Các pháp ấy đều do nhân duyên sanh cả và tất cả các pháp đó tự tánh của nó là không. Không đây không phải là không ngơ không có – có nhưng nó giả hợp, nó hợp lại nhiều sự, nhiều lý để hình thành, nhưng vì tính chất chúng vô thường luôn chuyển hóa với nhau. Cái này chuyển lên sinh thì có những cái khác chuyển sang ẩn tàng cứ có cơ duyên thì biểu hiện, không thì ẩn tàng chuyển hóa sang lý sự khác . Thật tế chúng không có sinh, không có diệt. Nó cũng không đến và không đi như những ánh sáng điện năng, sự chấn động, sự tĩnh lặng, sáng tối cùng sự vật ở trên vì sao kia. Chúng từ đâu đến và sẽ đi về đâu? . Khi đi thì phải có người đi ( chủ thể), nhưng ở đây chúng ta thấy các pháp không có tính nhất định độc vị của nó, chỉ là do nhiều cái, nhiều thứ giả hợp lại. Ngay nơi giờ phút hiện tại trên một đơn vị nhỏ của một pháp nà đó, thí dụ như hạt đậu, hạt bắp thì cũng cùng một lúc có nhiều sự chuyển hóa và ẩn tàng. Như vậy thì cái nào là đi, và cái nào đang đi, cái nào đi rồi. Nếu nói về đi thì phải từ đâu đến, từ không có mà có thì mới gọi là đi và cũng phải có chủ thể hiện diện ngay thời gian đi đó thì mới gọi là đi và đang đi. Ở đây chúng ta thấy các pháp đều xảy ra. Thứ nhất là mỗi pháp đều do sự giải hợp, ngay đây không có chủ thể. Thứ hai không có chủ thể nên có vô cùng pháp, vô vàn sự chấn động, vô vàn sự kiện nơi pháp đó, chúng biểu hiện lên rồi các pháp ẩn tàng, thì ngay nơi đó ta sẽ thấy không có thời gian, quá khứ, hiện tại, vị lai. Vì khi một pháp nào đó vừa biểu hiện lên thì cũng ngay nơi đó có rất nhiều pháp ẩn tàng. Như vậy thì không hình thành được thời gian đi, rồi chủ thể đi cũng không. Và các pháp cũng chỉ ẩn tàng rồi biểu hiện chứ đâu có mất ( diệt) đâu mà gọi là đi. Đi có nghĩa là từ nơi không mà đến có, và cũng từ có mà đến không. Từ không đến có gọi là sinh, và từ có đến không gọi là diệt. Ngay nơi đây cũng không có sự sinh diệt ấy luôn. Cũng như hạt bắp chuyển hóa nảy mầm để có cây bắp, cây bắp chuyển hóa lớn lên để có bông rồi có trái, rồi chuyển hóa mất cây bắp ( già cỗi mất đi) mỗi quá trình chuyển hóa để biểu hiện ra như vậy thì nó cũng có vô vần sự ẩn tàng khác cũng nơi cây bắp ấy thể hiện. Trong chuyển hóa cây bắp từ hạt đến lớn già có trái…thì có rất nhiều nguyên tố, nguyên tử vi sinh bốc thoát ra khỏi cây bắp ấy. Nước sẽ bốc lên không gian làm mây, chuyển động năng lượng đi vào vũ trụ trong con người, con vật rất nhiều chủng loại, nhiều thứ, nhiều sự nhiều lý như vậy trong sự ẩn tàng và biểu hiện, nó không có mất, nó không có diệt mất, nó chuyển hóa qua lại trong ngoài xa gần đều có nó cả. Nếu đã có nó ngay nơi sự vật pháp đó biểu hiện thì đâu gọi là sinh được. Nó đã có sẵn thì không gọi là sinh được, và nó đã có sẵn thì không có gì gọi là diệt. Không sinh thì không có sự đi, không có thời gian đi, không có một chủ thể nào ngay đó cả. Vì không có sự đi thì không có chủ thể, có chủ thể mới gọi là đi.
Trong sự mà thế gian gọi là đau khổ, Nước mắt, đau bệnh, tử sinh. Ngay nơi ấy chân như màu nhiệm xuất hiện, Bật cười lên cho chim muông hót, hoa nở, suối reo. Nụ cười ấy trong mùa xuân bất tận, Trong suối reo hoa hát trong ánh mặt trời. Ngay nụ cười đó em sẽ thấy tôi còn mãi, Trong ánh nắng ban mai. Nơi trời xanh thiên nhiên tỏa sáng. Ánh trăng bóng nước, liễu lục hoa thơm. Thấy trời như vậy. Để một lúc nào đó em nghe trong tiếng suối reo, Tiếng chim hót, ở những nụ hoa đang nở. Tiếng thu sang, bước xuân đến, Và những nỗi âm thầm, thì thào của nhịp tim đang đập. Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm
cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: Thích Chánh Trí Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết Tường |
Cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
|
7 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
|
|