Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
cuiyang07  
#1 Đã gửi : 06/06/2017 lúc 02:42:40(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
Những thử thách của người Thầy với Đệ tử nhập môn


Trong kinh điển mật tông Tây Tạng thường có những trác tuyệt lưu truyền huyền thoại được ghi chép nói về những thử thách môn đồ của người Thầy với những người đệ tử trước và sau khi nhập môn.

Hiện nay chúng ta được nhận sự phổ truyền rộng rãi bằng phương pháp quán đảnh điểm đạo coi như lễ nhập môn. Từ đó chúng ta cho rằng đây là sự bắt đầu tu học , thâm nhập mật pháp. Nếu hiểu sơ khai thì ta cũng có thể lý giải như vậy. Nhưng trên thực tế để được thọ nhận sự truyền thừa chỉ dạy bí mật từ vị Thầy, thượng sư, Bổn tôn mà bản thân người hành giả đó muốn nương tựa, thì không phải như vậy. Trước khi được thọ nhận làm đệ tử, người Thầy đó luôn dùng rất là nhiều phương cách để thử thách người môn đồ này ở nhiều khía cạnh của đời sống cũng như tâm thức kéo dài trong một thời gian dài. Khi người hành giả đó trải qua được những sự thử thách cam go đó. Thì khi đó người môn đồ mới chính thức được người Thầy đó thu nhận làm đệ tử. Chịu sự hướng dẫn sai sử chi phối mọi mặt của sự tu học, mà không có một mảy may nghi ngờ người Thầy đáng kính của mình.

Nếu chúng ta trong sự tu học chưa được trải qua những sự thử thách cam go nào từ người Thầy chưa biểu hiện lên được điều gì tự sự tu học cũng như niềm tin của môn đồ với người Thầy đó. Thì sự thọ nhận tu học kia chỉ là những bước tìm hiểu hoặc chỉ là sự trì tụng niệm căn bản, chứ chưa có những cơ duyên để tu học chuyên sâu, tu học với người Thầy hữu hình và với những chư vị Thầy vô hình. Đây mới là con đường thực sự của pháp tu mật, con đường tắt, pháp môn Đốn ngộ.

Dưới đây tôi xin chia sẻ lại câu chuyện của tổ sư đạo sư Tilopa đã thu nhận đệ tử và truyền dạy cho Ngài Naropa như thế nào . Trong tác phẩm của nhà nghiên cứu, hành giả người pháp Alexandara David neel Đạo sư và Huyền Thuật do Huỳnh Ngọc Chiến dịch.


Tiểu sử của đạo sư Narota, pháp tự của Tilopa đã phác họa nên một bức tranh lý thú nhưng không kém phần phóng túng về quá trình “ thuần hóa” môn đồ của một đạo sư pháp môn “ Đốn ngộ” hay “con đường tắt”.

Câu chuyện về mười hai thử thách lớn và mười hai thử thách nhỏ của nhà học giả Narota đã trở thành kinh điển trong giới Mật tông Tây Tạng và luôn được kể lại cho các naldjorpa trẻ tuổi để họ noi gương học tập.

Narota sinh vào thế kỷ 10 tại Cachemiri. Ông là con trai trong một gia đình Bà la môn, kiến thức rất uyên bác và là một cao thủ về huyền thuật. Ông làm pháp sư chánh tế cho một vị tiểu vương . Một hôm vị tiểu vương xúc phạm đến ông, và Narota quyết tâm báo thù.

Ông khép mình trong một tòa lâu đài biệt lập, và lập một đàn tràng huyền thuật hình tròn gọi là kyilkhor để giết chết vị tiểu vương. Khi ông chuẩn bị triển khai huyền thuật thì một thiên nữ Dakini bất ngờ xuất hiện, hỏi ông có biết cách tiếp dẫn một “ linh hồn” đi về cảnh giới cực lạc, sau đó đưa hồn về nhập xác để hồi sinh hay không. Vị cao thủ huyền thuật phải thú nhận rằng trình độ của ông còn xa lắm mới đạt đến mức đó. Thiên nữ Đakina bèn mắng nhiếc ông thậm tệ. Bà chỉ cho ông thấy rằng ta không được quyền hủy hoại những gì ta không có khả năng khôi phục, và tuyên bố hành động hận thì thiếu cân nhắc của ông sẽ khiến ông tái sinh trong hỏa ngục. Narota hoảng sợ nên cầu xin một pháp môn giúp ông thoát khỏi số phận kinh khủng đó. Thiên nữ liền khuyên ông nên đi tìm đạo sư Tilopa để cầu xin truyền thụ pháp môn “ Đốn ngộ” là pháp môn thù thắng vi diệu giúp ta tiêu trừ mọi nghiệp báo và đạt quả vị Niết bàn ngay trong đời này. Nếu Narota thấu triệt được pháp môn này và tu thành chánh quả thì ông sẽ thoát khỏi sinh tử luân hồi, có nghĩa là thoát khỏi cảnh đọa đày trong địa ngục.

Naropa liền dẹp bỏ đàn tràng kyilkhor, rồi vội vã lên đường đi đến Bengale là nơi Tilopa đang sống.

Lúc đó Tilopa là một đạo sư tiếng tăm vang dội. Sauk hi đắc pháp, ông trở thành một nhà tu khổ hạnh . Đó là loại khổ tu được mô tả là “ Tâm không còn yêu ghét, không quan tâm đến vinh nhục, xả ly tất cả, đoạn tuyệt hoàn toàn với gia đình, xã hội và tôn giáo”. Trai lại Naropa thuộc dòng dõi Ấn độ giáo chính thống, bẩm sinh đã là đẳng cấp Bà la môn quý tộc thượng lưu. Sự kết hợp hai nhân cách hoàn toàn trái ngược nhau đã làm phát sinh một vở tuồng hài hước, nhưng là một tấn kịch cay đắng cho Narota.

Buổi hội kiến đầu tiên giữa Narota với vị đạo sư tương lai diễn ra trong một tự viện phật giáo. Lúc đó, Tilopa gần như trần truồng, ngồi xổm dưới đất ăn cá, vứt một đống xương bên cạnh. Vì không muốn kẻ ăn xin bẩn thỉu kia làm ô uế đến sự thanh khiết của giai cấp mình. Narota liền đi vòng để tránh xa. Lúc đó, một vị tăng từ trong nhà bếp bước ra quở trách Tilopa đã phạm tội sát sanh trong khuôn viên nhà chùa. Vừa nới, vị tăng vừa ra hiệu cho Tilopa cút đi. Tilopa không thèm trả lời, mà huơ tay một cái rồi đọc một câu mật chú, đống xương cá kia lập tức hồi phục lại phần thịt đã mất để trở lại thành một đàn cá, rồi nhảy tung lên không biến mất. Bữa ăn sát sinh tàn bạo kia không lưu lại một dấu vết gì, còn Tilopa thì biến mất.

Narota sững sờ kinh ngạc, một ý tưởng vụt lóe lên trong đầu ông. Kẻ hiển lộ thần thông kia hẳn phải là Tilopa mà ông đang tìm kiếm. Naropa vội vàng hỏi thăm và biết ngay trực giác mình đã đúng. Ông gấp rút đuổi theo vị hành giả du già kia, nhưng ông ta đã bặt tăm.

Từ đó, Narota bắt đầu một loạt các chuyến viễn du, mà những người viết tiểu sử ông luôn thêm thắt điểm tô thêm, nhưng cơ bản là có thực. Người môn đồ tự nguyện cứ theo đuổi Tilopa ở nơi nào là ông lập tức tìm đến, nhưng lần nào cũng vậy, hễ ông đến nơi thì Tilopa vừa mới bỏ đi. Nhiều khi Narota gặp Tilopa một cách tình cơ, song thực ra đó là những ảo ảnh do Tilopa dùng thần thông biến hiện để thử thách vị môn đồ.

Một hôm, Narota đến gõ cửa một ngôi nhà bên đường để khất thực. Chủ nhà bố thí cho ông một vò rượu, nhưng ông từ chối vì một tu sĩ Bà la môn không được quyền uống rượu. Ảo ảnh lập tức tan đi, ngôi nhà biến mất, chỉ một mình ông đứng cô đơn giữa đường trên không nghe vọng lại tiếng cười chế nhạo của Tilopa “ Chính là ta đó”.

Một lần khác, khi một người dân làng nhờ ông giúp lột da một con vật chết. Ở Ấn độ, đây là công việc của giai cấp paria hạ tiện. Đối với một tu sĩ Bà la môn chỉ cần đến gần những người thuộc giai cấp đó cũng đủ để bị ô uế rồi. Narota vội bỏ chạy, trong lòng ca,r thấy ghê tởm và phẫn nộ. Ông lại nghe đạo sư Tilopa cười nhạo từ cõi vô hình: “ Chính là ta đó!”.

Một ngày khác, Narota thấy một người đàn ông đang nắm tóc bà vợ đánh đấm đấm túi bụi, bà này gào khóc kêu cứu. Thấy ông đi tới, gã kia kêu lên: “ Đây là vợ tôi, tôi muốn giết mụ ta, tới giúp tôi một tay, không thì di tránh giùm cho.” Narota nổi giận xông tới giằng gã đàn ông ra, đánh cho y một trận thừa chết thiếu sống để cứu người phụ nữ. Lần này, ông lại nghe tiếng đạo sư Tilopa cười khinh bỉ: “ Chính là ta đó!”.


Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm - Om Ma Ni Padme Hum


.....................
Còn tiếp

Cuiyang07
Mật tông hiệu: Liên Hoa Pháp Hỷ

NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 9 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
Thuong76 trên 06-06-2017(UTC) ngày, chuctinh trên 07-06-2017(UTC) ngày, yennguyen trên 10-06-2017(UTC) ngày, Huyentrang89 trên 11-06-2017(UTC) ngày, Haophuong trên 14-06-2017(UTC) ngày, Liễu Pháp Bạch Y trên 16-06-2017(UTC) ngày, HaiLam trên 19-06-2017(UTC) ngày, Hoatnaovien. trên 21-06-2017(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 20-07-2017(UTC) ngày
yennguyen  
#2 Đã gửi : 10/06/2017 lúc 09:51:12(UTC)
yennguyen

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 17-06-2014(UTC)
Bài viết: 1

Cảm ơn: 536 lần
Được cảm ơn: 275 lần trong 83 bài viết
Những thử thách nghe thật lạ đời. Đi chùa thấy các Thầy sư hiền hòa nhẹ nhàng lắm, đâu có dữ như vậy. Nhưng biển cả mênh mông, không thể vì không biết chưa gặp mà cho là không có. Mong sự chia sẻ tiếp để biết thêm sự rèn luyện của các vị đi trước với đệ tử của mình
thanks 3 người cảm ơn yennguyen cho bài viết.
Huyentrang89 trên 11-06-2017(UTC) ngày, cuiyang07 trên 12-06-2017(UTC) ngày, Haophuong trên 17-06-2017(UTC) ngày
Huyentrang89  
#3 Đã gửi : 11/06/2017 lúc 01:00:29(UTC)
Huyentrang89

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 28-10-2016(UTC)
Bài viết: 5

Cảm ơn: 166 lần
Được cảm ơn: 116 lần trong 38 bài viết
Câu truyện thật thú vị, em đọc mấy lần mà thấy hay vui và ý nghĩa lắm , vị Thầy Tổ Tilopa thử thách đệ tử rất nhiều tình cảnh chớ trêu nhưng Ngài Narota vẫn không bỏ cuộc Ngài kiên trì quyết trí đi theo con đường tu học Chánh Pháp giải thoát khỏi luân hồi sanh tử . Em mong Diễn Đàn Tâm Mật chia sẻ thật nhiều câu truyện hay về sự tu học cho chúng em noi gương và có thêm ý trí quyết tâm hơn trong sự tu học .
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm . Om Mani Padme Hum

Sửa bởi người viết 11/06/2017 lúc 01:01:20(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

thanks 1 người cảm ơn Huyentrang89 cho bài viết.
cuiyang07 trên 12-06-2017(UTC) ngày
cuiyang07  
#4 Đã gửi : 12/06/2017 lúc 11:10:30(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết

Các cuộc phiêu lưu khác tiếp theo của Narota cũng tương tự như vậy.
Dù là một cao thủ huyễn thuật, nhưng Narota vẫn không sao lường được cảnh tượng biến ảo khôn lường do Tilopa bày ra. Ông muốn điên cả đầu, thế nhưng khát vọng tìm cho được Tilopa để làm lễ bái sư càng thôi thúc ông mãnh liệt. Narota lang thang khắp xứ sở, lớn tiếng kêu gọi tên vị đạo sư thần bí; vì biết rằng vị đạo sư kia có thể hóa thân thành mọi hình tướng, nên ông sẵn sàng quỳ phủ phục dưới chân của mọi khách qua đường để lễ bái.

Một buổi chiều nọ, Narota đến một nghĩa trang. Một bó củi nằm lăn lóc ở một góc, thỉnh thoảng có ngọn lửa lóe ra, giữa các thanh củi cháy dở là một xác người co quắp cháy đen. Nhờ ánh lửa, Narota thấy loáng thoáng có một người nào đó nằm dài dưới đất, Ông xem kỹ lại thì thấy người kia đang nhìn ông mỉm cười tinh quái. Narota vụt hiểu ngay, ông liền quỳ mọp xuống và đặt bàn chân của sư phụ lên đầu. Lần này thì Tilopa không biến mất nữa.

Suốt bao nhiêu năm, Narota đi theo hầu hạ mà vị sư phụ lại không hề dạy cho đệ tử một chữ nào. Trái lại,Narota lại tỏ ra hết lòng tuân mệnh và tin tưởng thầy tuyệt đối, dù phải chịu đựng vô vàn điều thử thách. Tôi xin kể lại một vài điều.

Theo tập quán của những vị khổ tu Ấn độ, thì hằng ngày Narota phải đi khất thực và trở về với bình bát chứa cơm, canh. Ông dâng bình bát lên cho sư phụ, và theo giới luật, ông chỉ được ăn sau khi đạo sư của mình đã ăn no. Tilopa ăn hết sạch và bảo rằng thức ăn ngon qua nên muốn ăn thêm. Không đợi thầy nói thêm, Narota vội vã ôm bình bát dến nhà vị thí chủ tốt bụng để xin thêm. Khi đến nơi ông thấy cửa đã đóng, nhưng vị môn đồ kia không nản chí, Ông phá cửa , đi vào nhà bếp thì thấy vẫn còn cơm canh trên lò lửa, liền múc thêm cơm canh cho đúng với sở thích của sư phụ. Đúng lúc vị chủ nhà trở về, bèn cho ông một trận đòn ra trò khiến mặt mày thâm tím.

Narota cố lê thân về gặp Tilopa, nhưng vị sư phụ chẳng thèm ngó ngàng gì đến gã đệ tử đáng thương, mà chỉ buông một câu khinh khỉnh:

_ vì ta mà người phải chịu đựng bao điều khổ cực, chắc ngươi rất hối hận vì đã làm đệ tử ta phải không?
Dù thân thể đau đớn như dần, Narota đáng thương vẫn cố lấy hết sức để thề rằng ông hoàn toàn không hề hối hận khi nhận Tilopa làm sư phụ. Ông cho rằng được làm môn đồ của đạo sự như Tilopa phải trả một giá rất đắt, có khi bằng cả sinh mạng.

Một lần khác khi đi cạnh một ống cống lộ thiên, Tilopa quay sang hỏi các đệ tử cùng đi với mình:

Nếu ta yêu cầu thì ai trong số các ngươi dám uống nước cống này?

Vấn đề không chỉ là vượt qua được cảm giác tởm lợm, mà còn phải chịu đựng sự uế tạp, một điều rất nghiêm trọng đối với tu sĩ thuộc giai cấp Bà la môn. Trong khi các đệ tử khác còn đang do dự thì Narota đã bước tới để uống nước cống kinh tởm kia.

Thử thách sau đây càng dã man hơn nữa.

Hai thầy trò sống trong một thảo am ở bìa rừng. Một hôm khi đi khất thực ở làng về, Narota thấy trong lúc ông vắng mặt, Tilopa đã vót một số xiên tre và đang trui chúng trên lửa. Narota ngạc nhiên, liền hỏi sư phụ mình dùng thứ đó để làm gì.?
Tilopa mìm cười đầy ý nghĩa, rồi hỏi:

Nếu bị ta bắt buộc thì liệu ngươi có chịu đau nổi không?

Narota liền trả lời rằng ông đã tận hiến cho sư phụ nên sư phụ muốn làm gì tùy thích.

- Vậy thì hay lắm – Tilopa ra lệnh: Ngươi hãy chìa tay ra đây.

Narota ngoan ngoãn vâng lời. Tilopa liền dùng các xiên tre đang nóng đâm vào từng móng tay, móng chân của Narota. Rồi bỏ mặc đệ tử đang quằn quại đau đớn trong thảo am, Tilopa thản nhiên bỏ đi ra ngoài và dặn Narota cừ nằm đó chờ ông về.

Mấy ngày hôm sau vị đạo sư tàn nhẫn kia mới quay về. Ông thấy gã đệ tử đang ngồi xổm trong lều, các xiên tre vẫn còn đâm sâu vào da thịt.

Tilopa cất tiếng hỏi:
Mấy ngày qua sống một mình, ngươi suy nghĩ những gì? Giờ đây có phải ngươi đang nghĩ rằng ta là một gã sư phụ mất hết nhân tính và tốt nhất là nên bỏ đi, có đúng vậy không?
Narota liền đáp:

- Con đang nghĩ đến cuộc sống khủng khiếp đang chờ con ở địa ngục, nếu như con không có cơ duyên được gặp sư phụ để học pháp môn “ Đốn ngộ”, giúp con chứng ngộ và giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Tôi xin kể thêm một thử thách hài hước khác nữa.

Tilopa đang cùng môn đồ đi dạo thì gắp một đám rước cô dâu. Vị đạo sư liền ngoảnh mặt hỏi các môn đồ:

- Trong các ngươi đây, ai có thể cướp được cô dâu đem đến cho ta? Ta thích cô ta
Một lẫn nữa, trước khi Tilopa dứt lời, Narota đã xông tới đám rước. Đoàn người trong đám rước nhận ra đó là một vị tu sĩ Bà la môn nên ngỡ rằng ông ta đến để ban phước cho cô dâu. Nhưng khi thấy Narota nắm lấy cô dâu toan dắt đi thì nào là gậy gộc, nào guốc dép, nào hộp đựng lễ vật thi nhau đập tới tấp lên người Narota. Và vị môn đồ nhiệt tình kia một lẫn nữa lại nằm im bất động tại chỗ sau trận đòn trí mạng.

Ngay sau khi hồi tỉnh, ông đã vội lê bước một cách khó nhọc theo Tilopa. Vị đạo sư quái dị vẫn chào đón ông bằng câu nói quen thuộc sau mỗi lần thử thách: “ Ngươi có hối hận không?” Và cũng như mọi lần, Narota khẳng định dù có phải chết muôn vạn lần ông vẫn cầu mong được làm đệ tử Tilopa.

Tiếp theo đó, ông bắt phải nhảy xuống từ mái nhà cao, băng qua lò lửa, và hoàn thành nhiều điều thử thách lạ thường mấy lần khiến ông suýt mất mạng.

Sau một chuỗi dài những khổ đau, cuối cùng Narota đã được bù đắp công lao, nhưng không phải bằng hình thức điểm đạo hay truyền pháp thông thường.





Trích đoạn trên tôi đưa ra từ cuốn sách Đạo sư và Huyễn Thuật của Alexandra David Neel là tôi thấy đó là những bài học giá trị, rất giá trị từ một vị Thầy đáng kính, một bậc thầy giác ngộ, cũng như tư chất của một vị đệ tử. Có thể rất nhiều những vị hành giả chúng ta khi đọc qua những ý niệm, những câu chuyện trên cho rằng đó là câu chuyện không có thực hoặc vị Thầy kia quá ác, hoặc giả vị môn đồ kia có quá bất giác khi một lòng tin tưởng vị Thầy đáng kính một cách tuyệt đối. Nhưng thật tế đó là những bài pháp vi diệu một con đường tắt, mà vị Thầy đáng kính kia đang mài rũa cho một nguồn sáng mới, một ngon chủ đăng sáng chói tiếp nối sau này giáo pháp tối thượng của Đức Phật.

Tôi khi đọc những câu chuyện này có những sự chấn động rung chấn trong tâm thức chân thật. Vì tôi thấy hình ảnh vĩ đại, tấm lòng từ bi, một trí huệ trác tuyệt vi diệu của vị Tổ đáng kính Tilopa và một hình ảnh người Thầy vĩ đại của tôi cư sĩ Thanh Hùng. Ở đây có một sự tương đồng vi diệu ở một lối tu, , ở một tầm tư tưởng vượt bậc, ở một lối thử thách phi lý, vô lý. Nhưng nó lại là sự " đốn ngộ" tối thắng mà tất cả các hành giả mua đạt , muốn sự thắng ngộ. Tôi không thể sánh được với một hình ảnh vĩ đại là ngài Narota, nhưng vì tối phước báu có được chút ít sự tương đồng trong cảnh ngộ của những bước đầu tu học, nhận những sự thử thách từ vị Thầy, có những đồng cảm nhận, thọ nhận những ý niệm chân thật tại ngay giờ phút giây đó.

Sau mỗi lần Thầy thử thách tôi: Thầy luôn hỏi tôi một câu quen thuộc: " Em có hối hận không? Khi lựa chọn con đường này, khi lựa chọn tôi là vị Thầy của mình".
Tôi cho dù lúc đó chưa lãnh ngộ được ý chỉ từ thầy, nhưng một lòng tuyệt đối tin tưởng: Em không hối hận khi lựa chọn con đường tu này, cũng như không hề hối hận khi nương tựa vị Bổn sư là Thầy.

Trong muôn vàn thử thách từ vị Thầy của mình. Thầy là nhà sáng chế, biên kịch, đạo diễn, diễn viên. Đối đãi với tâm thức của tôi như một trò chơi. Dạy cho tôi phải biết y như vậy. Làm chủ chính mình.



Cuiyang07
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 5 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
chuctinh trên 12-06-2017(UTC) ngày, Liễu Pháp Bạch Y trên 16-06-2017(UTC) ngày, Haophuong trên 17-06-2017(UTC) ngày, HaiLam trên 19-06-2017(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 20-07-2017(UTC) ngày
Liễu Pháp Bạch Y  
#5 Đã gửi : 16/06/2017 lúc 12:34:18(UTC)
Liễu Pháp Bạch Y

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 26-03-2017(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 268 lần
Được cảm ơn: 251 lần trong 48 bài viết
Những gì mà mà Ngài Narota đã nhẫn nại đầy ý trí quyết tâm tu học cầu đạo của Ngài thật sự em rất ngưỡng mộ , nhiều tình thế oái oăm quá nhưng cách xử lý của Ngài vẫn là nhất một lòng cầu đạo tôn kính vâng theo người Thầy của mình , không bận tâm suy nghĩ về lòng tự tôn hay ngã mạn tức giận từ bỏ . Có những lúc em đã nghĩ nếu bây giờ em không tu học thì sẽ bị đoạ vào địa ngục vì những mê lầm tham sân si gây ra biết bao tội lỗi từ vô thuỷ vô chung đến nay . Người đệ tử có duyên phước tìm được người Thầy Đại Sư mà mình muốn được theo tu học cầu đạo giải thoát , thì người Thầy cũng dành cho đệ tử những thử thách , chỉ có người Thầy giác ngộ mới biết đệ tử của mình cần phải hoàn thiện điều gì ? Cần phải nếm trải những gam go nào để vượt qua . Cũng có những lúc tâm trí em rối bời với tâm thức của mình , nhưng em vẫn cố gắng nhớ đến lời Thầy dạy , lời Phật dạy , lời chị chia sẻ để giữ lòng cầu học đạo vững tin nơi người Thầy mình tôn kính
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm . Om Mani Padme Hum

Sửa bởi người viết 16/06/2017 lúc 12:39:32(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

thanks 3 người cảm ơn Liễu Pháp Bạch Y cho bài viết.
Haophuong trên 17-06-2017(UTC) ngày, HaiLam trên 19-06-2017(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 20-07-2017(UTC) ngày
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.