Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 20-12-2017(UTC) Bài viết: 0
Cảm ơn: 86 lần Được cảm ơn: 199 lần trong 25 bài viết
|
Bồ Đề Đạt Ma trả lời về vấn đề Sát Sanh Trên bước đường tu học có rất nhiều những ngoại duyên tác động lên đời sống của người tu, và chúng ta thường hay bị vướng mắc cho rằng là người tu thì nên làm như thế này, không nên làm như thế kia, như vậy mới đúng, như kia là sai. Nếu xét trên phương diện đời sống từ bỏ điều ác làm điều thiện lành là điều đáng được hoan nghênh, nhưng xét về khía cạnh của đời sống tu học thì chúng ta dường như vẫn bị kẹt ở một điều gì đó như là chấp thiện bỏ ác. Nếu ta chấp thiện bỏ ác tức là vẫn còn sự phân biệt trên ý thức, mà đã là ý thức thì chưa phải là sự rốt ráo của giải thoát. Ở đây mới chỉ là bước căn bản của sự tập sự tu học. Cho nên chúng ta cần phải rất khéo léo ở sự thực hành quan sát tâm tưởng của mình sao cho không chấp thiện ác trung đạo mà đi. Nói thì nghe chừng có vẻ rất dễ nhưng thực sự đó là những con đường rất, rất lắt léo, rất khó chạm và tầm cầu được nó. Tôi được thầy chỉ dạy cho đọc cuốn Tuyệt Quán Luận - nguyên tác: Bồ Đề Đạt Ma. và tôi thật sự ngỡ ngàng bởi những câu chuyện, những vướng mắc của đời sống của tâm thức được Bồ Đề Đạt Ma chỉ thẳng với một tâm bình đẳng không chướng ngại, không ràng buộc, không giới hạn...
Ở đâu đó tôi có gặp những thắc mắc và những câu trả lời của các vị về vấn đề sát sanh. Họ hỏi những câu như: Khoa học người ta chứng minh rằng cây cỏ cũng có tánh linh, bằng chứng là khi cây bị bệnh họ an ủi, yêu thương vỗ về nói chuyện chăm sóc cho cây, thì cây một thời gian ngắn sau là lành bệnh. Vậy khi chúng ta nói rằng ăn mặn là sát sinh vậy chúng ta ăn chay có coi là sát sinh chăng? và câu trả lời thắc mắc đó đều đông chung ở vấn đề : Là người tu chúng ta phải thực hành sự yêu thương muôn loài, yêu thương chúng sinh và ăn chay cũng là một hình thức để nuôi trưởng dưỡng lòng từ bi ...nếu ăn mặn không ăn rồi chẳng lẽ nhịn ăn luôn vì không ăn rau quả. Cho nên chọn cách nhẹ nhàng ít tạo nghiệp. Nói như vậy thì ta nghe cũng hợp tình hợp lý, nhưng nó là sự dập khuân kiểu mẫu và tôi cũng đã từng nghĩ rằng vậy. Nhưng ở sâu xa hơn có những diệu lý thâm sâu hơn mà chúng ta cần phải biết để mà thưởng lãm, để mà học tập để mà hướng tới.
Duyên môn Hỏi: Có nhân duyên được sát sanh chăng?
Nhập lý đáp: Lửa hoang đốt núi, gió mạnh thổi gãy cây, núi lỡ đè thú, nước tràn làm trôi trùng, tâm đồng như thế thì cả người cũng giết được. Nếu có tâm do dự, thấy sống, thấy giết, trong đó chưa hết tâm có, dẫu đến con kiến cũng buộc mạng ông.
Duyên môn hỏi: Đạo chỉ riêng ở trong thân hình linh tính chăng? Hay cũng ở trong cỏ cây chăng?
Nhập lý đáp: Đạo không chỗ nào chẳng khắp.
Duyên môn hỏi: Nếu đạo trùm khắp, cớ sao giết người thì có tội, giết cỏ cây không tội?
Nhập lý đáp: Nói tội chẳng tội đều là y cứ trên tình, theo sự, chẳng phải chánh Đạo. Chỉ vì người đời chẳng đạt đạo lý, vọng lập có ngã thân, giết tức có tâm, tâm kết thành nghiệp, tức nói là tội. Cỏ cây vốn vô tình, xưa nay hợp đạo, bởi lý là vô ngã; vì vậy người giết chẳng suy tính, tức chẳng luận tội và chẳng tội.
Bởi người vô ngã hợp đạo, nhìn thân hình như cỏ cây, bị chặt như cây rừng; nên ngài Văn Thù cầm kiếm bức Cù Đàm, ông Ương Quật cầm đao đâm họ Thích, đây đều hợp đạo, đồng chứng bất sanh. Vì rõ biết huyễn hóa, rỗng không nên chẳng luận tội và chẳng tội
Tuyệt Quán Luận- BỒ ĐỀ ĐẠT MA
Nguyên Thúy
Sửa bởi người viết 23/12/2017 lúc 05:04:17(UTC)
| Lý do: Chưa rõ
|
5 người cảm ơn Kim Cang_Đạo Nhất cho bài viết.
|
|