Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
Anh Tuyet  
#1 Đã gửi : 16/02/2018 lúc 10:16:42(UTC)
Anh Tuyet

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 22-07-2014(UTC)
Bài viết: 7
Woman
Viet Nam

Thanks: 1008 times
Được cảm ơn: 295 lần trong 118 bài viết
Đầu xuân năm mới 2018 tôi xin kính chúc sức khỏe Thầy, Sư Tỷ và đông đảo các đạo hữu, chúc gia đình Tâm Mật của chúng ta một năm mới đầy đủ trí huệ, tâm dũng mãnh trên con đường đạo, thực hiện trọn lời thệ nguyện hộ trì chánh pháp, đời đời đời cửu trụ. Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha bộ lâm Om ma ni padme hum🙏
Dưới đây là bài học của bản thân tôi được thọ nhận từ Thầy, đầu năm mới xin được chia sẻ tới các đạo hữu!
Nếu không được gặp Thầy: Cư Sĩ Thanh Hùng và nếu không được chứng kiến đời sống hàng ngày của Thầy, không được Thầy chỉ dậy tận tình thì cả cuộc đời tôi không được biết thế nào là giàng buộc, thế nào là không giàng buộc. Trong phạm vi suy tư của bản thân, tôi xin được viết lên đây những gì mình được học.
Đối với đời sống gia đình và xã hội, nếu ta được chỉ dậy với phương pháp của Thầy, ta sẽ dần thấy rõ sự giàng buộc giữa cha mẹ và con cái, giữa người vợ và người chồng, giữa người Thầy và học trò, giữa những người bạn với nhau ....
Khi cha mẹ sinh ra con cái, nuôi dậy cho tới khi lớn khôn, dựng vợ gả chồng cho con, hỗ trợ công việc sự nghiệp cho con ... Trên chính chặng đường đó thì sự giàng buộc giữa cha mẹ và con cái đã rất sâu nặng, điều đó thể hiện rõ ràng qua việc cha mẹ luôn muốn con cái thuận theo sự sắp xếp của mình, thuận theo mọi tư tưởng của mình nếu không được vậy những người cha mẹ ấy sẽ đau lòng mà than khóc, cho rằng con cái của họ là những người con bất hiếu và từ chỗ đó họ gây ra mọi áp lực về phía con của họ!
Và ở vị trí của những người con thì họ luôn suy tư rằng: Cha mẹ sinh ra ta thì phải chăm sóc ta, nâng niu chiều chuộng ta, hy sinh bản thân mình vì ta, tạo dựng cho ta sẵn sàng một con đường thuận lợi nhất có thể, thậm chí có người con còn mong muốn ở cha mẹ của họ cả những điều vượt khỏi khả năng của cha mẹ họ và khi người con không thoả được mong muốn của mình thì từ đó mà sinh ra sự oán hờn, trách cứ triền miên.
Nói tới mối quan hệ giữa vợ chồng cũng vậy, hai bên đều đòi hỏi và yêu cầu ở đối phương phải yêu thương mình, đồng cảm với mình, thấu hiểu mình và luôn ở bên cạnh mình, luôn ở trong tầm nhìn của mình, sống và làm việc, sinh hoạt trong tầm tay và tư duy của mình. Nếu người vợ hay người chồng nào không thuận theo ý của đối phương lập tức có sự giận hờn, trách móc, tạo ra cho nhau một không khí đầy áp lực...
Đối với những mối quan hệ Thầy và Trò cũng vậy, người Thầy luôn hướng học trò phủ phục dưới tư tưởng và kiến thức của mình, một lòng dạ vâng thưa gửi, nếu người học trò không sống được với tư tưởng của một người Thầy như vậy thì người học trò đó không được đánh giá tốt.
Trong vị trí của người học trò thì luôn đi kiếm tìm một người Thầy đạo mạo, uy nghiêm, luôn gây dựng lên một vị Thầy tài giỏi, lễ nghi, hết lòng và bao dung ..... Nếu vị Thầy ấy không có được đủ những đặc điểm đó lập tức trong lòng học trò sinh nghi và len lén sự bất tin, bất kính từ khi nào không hay ...!
Đối với mối quan hệ bạn bè thì giữa hai người họ sẽ giàng buộc nhau bằng tình cảm, bằng kỷ niệm, bằng niềm vui, nỗi buồn, sướng, khổ, hoạn nạn ..... Nếu không ai đáp ứng cho người bạn của mình những điều đó họ lập tức giận hờn, trách móc, nói qua nói lại, nói tới nói lui, cứ vậy và làm cho nhau phiền lòng mãi khó có thể thoải mái được.
Tại sao ở đây Cư Sĩ Thanh Hùng lại chỉ dậy và giúp cho chúng tôi nhìn thấy những sự giàng buộc đó?! Bởi Thầy muốn dậy cho chúng tôi biết cân bằng hơn trong cuộc sống. Thầy muốn chúng tôi khi sống ở bất cứ hoàn cảnh nào, ở trong mối quan hệ nào ta cũng đều sống trọn vẹn trong cái nghĩa tình, lý lẽ nhưng không để bản thân bị trói buộc trong điều gì! Như là người nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết và Thầy luôn nhắc lại cho chúng tôi ghi nhớ:
Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng! Để làm gì em biết không?! Để gió cuốn đi .....
Ở đây người nhạc sĩ tài hoa ấy, người Phật Tử trường chay ấy đã gửi gắn tới người nghe một điều: Hãy sống trọn vẹn tấm lòng mình nhưng đừng chấp chứa, hãy để cho gió cuốn đi, sống vậy thôi cuộc đời sẽ nhẹ nhàng biết bao.
Sự giàng buộc giữa cha mẹ và con cái không hẳn là hoàn toàn không tốt nhưng hãy ráng bỏ đi những áp đặt, những áp lực cho nhau. Bỏ đi được sự giàng buộc ấy ít nhất cha mẹ sẽ được thoải mái trong lòng, không còn nhọc sức lo lắng cho con cháu cho tới khi nhắm mắt xuôi tay vẫn không hết lo, hơn nữa cha mẹ còn được sống đời sống an nhàn, tự do, tự tại. Đối với con cái khi không bị giàng buộc tuyệt đối từ phía cha mẹ: Họ sẽ độc lập, tự tin, bản lĩnh, trưởng thành và được quyền sống trọn với lý tưởng, với hoài bão của chính bản thân mình.
Từ phía người con cũng vậy, khi bản thân không đòi hỏi và gây áp lực từ cha mẹ mình thì chính bản thân sẽ tự mình đứng vững trên đôi chân, sẽ có nhiều cơ hội khám phá và phát triển bản thân tốt hơn nhiều so với sự trông chờ từ phía cha mẹ mình.
Đối với vợ chồng, Thầy trò, bạn hữu cũng vậy, nếu tất cả cứ thoải mái đến với nhau, sống được với nhau ở nhiều khía cạnh, không phân chia đặt để thì những mối quan hệ ấy được tự do, được bay bổng và ở trong đó là thứ tình cảm bao dung, bao la hơn bao giờ hết bởi nó không còn bị hạn chế bởi sự đòi hỏi và giàng buộc mà vẫn đầy đủ niềm vui và hạnh phúc cho nhau!
Bài học ý nghĩa và quý báu này Thầy đã luôn truyền trao cho chúng tôi, giúp cho chúng tôi thực tập một cuộc sống thoải mái, thoát khỏi những sự giàng buộc trong cuộc sống mà vẫn sống thật xứng đáng để luôn tự hào rằng mình là người đệ tử của Đức Phật, sống sao cho xứng đáng để không hổ thẹn với Đức Phật. Thầy đã luôn gieo trồng trong chúng tôi những tư tưởng tuyệt vời ấy bằng chính đời sống hàng ngày của Thầy, khi trên đàn pháp có khi Thầy nghiêm khắc, thẳng thắn chỉ rõ vào vấn đề cho chúng tôi học cách đối diện mình, đối diện với sự thật. Lại có những khi Thầy trao cho chúng tôi lòng tin mãnh liệt, lòng tôn kính Tam Bảo, ngay khi đó Thầy đã biến hoá thật sắc sảo để những người học trò như chúng tôi được học tập, sinh hoạt một cách thoải mái nhất, chân thật và ân tình nhất. Rồi những khi Thầy Trò cùng nhau nấu bữa cơm, cùng ngồi xuống ăn bữa cơm, cùng uống chén trà .... Khi đó, Thầy luôn thể hiện là một người anh đầy kinh nghiệm mà hướng dẫn các em theo sau, có những khi Thầy lại thể hiện là một người bạn rất vui vẻ, hài hước và duyên dáng. Lại có khi Thầy biểu hiện đầy đủ năng lực của một vị Thầy có trí tuệ uyên thâm với những bài thuốc trị bệnh, với những thế võ khi thì nhẹ như bay, khi thì nhanh và mạnh như sấm chớp rền vang. Và cả những khi Thầy uốn nắn chúng tôi về đạo đức sống hàng ngày từ nếp ăn, nếp ngủ, nếp đứng, nếp ngồi, nếp cười, nếp nói .....
Chân tình đến vậy mà không hề có sự giàng buộc đúng sai, phải trái ..... Được sống bên Thầy và chứng kiến ở Thầy những điều đó chúng tôi đã dần thấy và học cách sống thoải mái ấy, cuộc sống an lạc, chi túc, tự tại mà không hề giàng buộc.
Bài học Thầy trao thì thâm sâu lắm nhưng với trình độ và kiến thức của bản thân tôi chỉ thọ nhận được có nhiêu đó để ráng cố gắng rèn luyện đời sống của chính mình!
Con cảm ơn Thầy đã trao cho con bài học quý báu này!
Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha bộ lâm Om ma ni padme hum 🙏
thanks 5 người cảm ơn Anh Tuyet cho bài viết.
chuctinh trên 17-02-2018(UTC) ngày, yennguyen trên 19-02-2018(UTC) ngày, HaiLam trên 06-03-2018(UTC) ngày, Quanghuy2310 trên 27-03-2018(UTC) ngày, lientrung trên 18-04-2021(UTC) ngày
HaiLam  
#2 Đã gửi : 06/03/2018 lúc 12:38:17(UTC)
HaiLam

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 28-07-2014(UTC)
Bài viết: 111

Cảm ơn: 428 lần
Được cảm ơn: 147 lần trong 78 bài viết
Ràng buộc đủ thứ , đủ chuyện không tu học thì thật khó biết được điều đó . Chúc đạo hữu tu học tinh tấn
thanks 2 người cảm ơn HaiLam cho bài viết.
Anh Tuyet trên 07-03-2018(UTC) ngày, Phuc An trên 07-07-2020(UTC) ngày
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.