Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3213 lần trong 450 bài viết
|
MỘT VÙNG ĐẤT KHÔNG CÓ THẬT NƠI TÂM Trong phép quán theo Thiền tánh mật chú Chuẩn đề người hành giả nên trải nghiệm chứng thật thêm ở phép quán Lam tự. Người hành giả có và đang huân tập tu học theo phép quán Lam tự, khi chúng ta ngồi xuống hay đi đứng nằm ngồi hãy nhớ nghĩ đến thở có ý thức. Thở ý thức nhắc lại là khi hít vào biết hít vào thấy hơi thở vào, thở ra thấy hơi thở ra từ thô đến tế. Từ hơi thở nặng cảm nhận nó có luồng hơi rộng lớn, người hít vào thở ra có hơi mệt. Ở đây tôi sẽ thể hiện lại để giúp cho người hành giả chưa được chuyên sâu, chưa được thuần thục chứng ngộ trong phép thở quán Lam tự.
Thấy phép quán thật đơn giản nhưng nó rất khó. Cái khó ở đây là mình chưa tĩnh tâm được vì hơi thở chưa đi vào con đường vi tế nhỏ nhiệm. Người hành giả chưa thấy chưa cảm nhận được. Khi tôi viết thể hiện rất nhiều bài viết có lúc thấy vi tế, có lúc thấy phương pháp cạn cợt, có lúc thấy phương pháp tu học thâm sâu vi tế. Quí bạn nên bình tĩnh đừng đắn đo suy nghĩ, hãy nhìn thấy rõ những thứ gì thật rõ ý niệm, phương pháp diễn ra trên bề mặt văn tự. Hãy thật tỉnh thức khi bạn tỉnh thức trước những sự suy nghĩ đó là bạn đã chuẩn bị đang bước trên con đường tu quán niệm hơi thở.
Ngày xưa tôi thực hành phép quán này tới lui qua lại cũng phải mất khá nhiều thời gian. Những ý niệm câu cú phương pháp chỉ dạy, thực hiện theo đó cũng không mấy gì thành. Vì sao, vì khi sử dụng lý trí phân biệt so đo giữa hơi thở ra vào, phân biệt cảm nhận nó lớn hay nhỏ sâu hay cạn, và ngay đó còn có quán tưởng mật chú Lam tự cùng ngay đó. Tâm ta phải nhớ tưởng trong tâm của mình mật chú Chuẩn Đề Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Các bạn thấy không?Nó rất nhiều, nhưng với sự kính tin nơi chư Phật, kính tin nơi năng lực của mật chú. Tất cả những ý niệm đó được chuyên chở được bảo bọc ở sự kiên nhẫn, kiên trì. Mới ban đầu sự kiên nhẫn đó làm cho ta khó chịu khi tâm thức quán niệm của mình cùng lên với những loại tư tưởng hình ảnh sắc tướng vọng tưởng. Những vọng tưởng ái luyến cảm thọ giận hờn si mê đó nó đồng loạt đi đến. Ngay đây khiến chúng ta bất ổn. Nếu không bình thản tỉnh giác điều tiết hơi thở ra vào của mình để nắm bắt lấy nó ( Tầm tứ) cùng tâm đó điều tiết biết chúng ra vào dài ngắn. Hãy tỉnh cố gắng nơi đây nắm bắt sự ra vào. Mặc dù mới thực hành nó rất khó, chúng ta cứ kiến nhẫn ( nhẫn nhục) – Kiên nhẫn ở đây là một sự nhẫn nhục cũng như ta bị người ta đánh, người ta chửi mắng thóa mạ, như làm công chuyện gì không được. Khi ta thưc hiện điều gì đó mà ta không có kết quả được những cấp độ phát triển ngay tâm ta đó bạn sẽ thấy những ý niệm vọng tưởng vọng chấp đó nó mãi mãi tiến triển, phát triển như con mãnh thú. Nó đang thể hiện diễn đạt ngay trên đất thân tâm của mình. Những loại cảm xúc thọ cảm đó nó ma sát trên khắp cơ thể ta, nóng lạnh nhiệt năng tăng, thì dục vọng si mê sinh – sân hận tăng, tham dục tăng nền tảng của sự sa đọa bắt đầu chúng hình thành. Nếu ngay nơi đây chúng ta không tỉnh giác không có sự kiên nhẫn, kiên trì, không kính tin nơi giáo lý, pháp môn tu học của chư Phật thì ta phải đành đi vào con đường vô minh. Sự khổ đó nó hình thành. Sự kiên nhẫn tỉnh giác để giúp ta thấy được chứng ngộ những điều đó, những ý niệm tâm thức đó xảy ra nó tổng hợp thành. Một giả hợp của tất cả những cái bóng hình ảnh đó tổ hợp, giả hợp thành một cái “ tướng khổ”, đời sống khổ. Nếu ngay nơi đây chúng ta biết những thứ đó, hiện trong bóng dáng 6 trần, cảm xúc cảm thọ đó thì ngay nơi đó kinh Tứ diệu đế của Đức Bổn tôn hiện hữu; Khổ - Tập – Diệt – Đạo thấy hình ảnh cùng tâm sinh lý của sự khổ như vậy, thì cũng ngay nơi đó ta sẽ thấy nguyên nhân sinh ra sự khổ “ Tập” – và ngay nơi đây chúng ta tỉnh giác kiên nhẫn thực hiện phép quán hơi thở trên mật chú Tịnh pháp giới chân ngôn thì đó là con đường “ diệt khổ” và thực hiện chúng như là – Sự sinh hóa, sự thể hiện và bế tàng trong từ ý niệm ngày ấy đó là “ đạo đế”. Con đường đi qua đó nếu chúng ta kiên nhẫn “ nhẫn nhục” như thế mặc tình cho những loại ý niệm cảm thọ cảm xúc đó ma sát từng giây từng phút trong tâm. Ngay nơi thân ta mà không mất sự tỉnh giác đó, thì ngay nơi đó ta đã thực hiện được “ nhẫn nhục Ba la mật”. Một nhẫn nhục rộng lớn. Trong Bát nhã – Bát nhã tất là trí tuệ - Ba la mật là rộng lớn sự thực hành rộng lớn của Bát nhã trí tuệ. Ở một khía cạnh ở sự đau đớn do ái tình thất tình xảy ra nó làm cho tâm can của ta nóng bức từng giờ từng phút giây. Nóng nhiệt bức bách cơ thể như vậy làm cho máu huyết loạn động sự vận hành tăng lên, rồi hạ thấp nó luôn tiếp diễn trong tình trạng cũng sinh trụ dị hoại diệt trong kiếp vọng tưởng, tưởng tượng nơi ý niệm đau khổ. Đó những ý niệm đau khổ, hỉ lạc, được mất...nó đến và đi như những bóng dáng hình ảnh. Nhưng do ta chấp có ta có pháp, có người có thọ giả. Nghĩa là có thì những bóng dáng đau khổ đó nó đến và đi ma sát tạo thành những chuỗi đau khổ ma sát tạo tác trùng trùng duyên khởi. Những chủng tự hiện hành nhiều đời nhiều kiếp kích thích sống dậy thể hiện và ẩn tàng gây tạo ra những chuỗi ý niệm ý thức. Tâm sinh lý thọ cảm cứ cái cũ đi để ngay nơi đó cái mới hiện tại này tiếp tục huân tập vào tàng thức để tương lai tiếp tục thể hiện chia chẻ phân biệt ra như thế chứ thực tế ngay nơi một niệm tưởng đã có quá khứ hiện tại vị lai chúng xen kẽ với nhau không thể biết được “ Thành vô minh” ngay đây chúng ta tỉnh thức biết được một chuỗi dòng sông tâm thức ấy, bóng dáng tâm sinh lý 6 trần đó mà thực hiện giáo pháp của Đức Phật. Mà tự chỉ chúng cho chúng biết là ta đã biết sự khổ đó nó hình thành như thế đó. Sư khổ đau đó nó đã theo đuổi đeo đuổi suốt trong rất nhiều kiếp số. Hôm nay ta đã biết điều đó sẽ thể hiện trí tuệ của chư Phật để thực chứng sự an lành hạnh phúc. Thực chứng đó là trí tuệ Bát nhã. Thực hành không gián đoạn là tinh tấn Ba la mật. Để một ngày giờ nào đó trong không gian thời gian nào đó thể nhập chúng thật thể nhập điều đó. Đó là thiền định Ba la mật. Một chuỗi thực hiện hành trạng quán chiếu sinh diệt trên thân, thọ, tâm, pháp vừa qua là thực hành trên tinh thần Thiền quán Vipassana – Tứ niệm xứ và để trở lại một cái gì còn ứ đọng trong ta khi xem cảm nhận biết qua phương pháp này chúng ta hãy trở về với sự quán niệm hơi thở
Các bạn có thấy không chúng ta đang đi du lịch, du hành trong những miền đất Tâm, Pháp, Thân, Thọ và trên đường đi chúng ta đã trở thành những vị bác sĩ giải phẫu mổ xẻ những khối u nội kết và ta cũng tập sự biết coi những hình ảnh phim chụp 3D – 4D – X quang chụp ghi trong vọng tưởng nhiều đời nhiều kiếp môn học này cũng rất lý thú, thú vị. Hồi nãy giờ tất thời gian vừa qua chúng ta quán sát liên tục dùng Tuệ quán sát làm liên tục thì để đứng lại định tĩnh vì tỉnh tỉnh lặng lặng. Hãy đọc nhớ ghi lại coi thời gian vừa qua ta có đọc có lấy Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm làm nền tảng và trí tuệ quán sát. Hãy nhớ nghĩ kỹ đừng bỏ qua quên giác niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm , vì mật chú này trong sự tu tập này, mật chú là tâm của Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề ngay đây người và chư Thánh, Bồ Tát đang hiển hiện ngay nơi sự tu học tu quán niệm của bạn. Hãy nhớ đến điều đó ( cái nhớ đó cũng là tỉnh thức ) vì nếu nhớ rõ kỹ tất lòng tin nơi giáo pháp nơi Đức Phật, nơi năng lực nó đã có lâu đời đời kiếp kiếp trong ta. Nhớ được như vậy thì ngay nơi đó tha lực một loại năng lực công đức trí tuệ của chư Phật, Bồ tát ngay nơi tâm đang quán tưởng tu niệm đó nó sống lại, hột giống trí tuệ tha lực cuồn cuộn ngày đêm bàng bạc trong tâm thức ta lấy cầu tha lực vi diệu đó để trong bước tiến tu được mọi điều an lành hạnh phúc. Được sự bảo trợ giữa thời mạt pháp này không có tha lực khó đi rất khó đi. Vì chúng ta vô minh tham, sân, si mê dục vọng che mất bản năng trí tuệ của ta. Bản năng trí tuệ đó ai cũng có, nhưng bản chất của bản năng trí tuệ này là một sự đơn sơ, đơn giản chân thật, thanh thản an lành. Mà ta bây giờ hiện thực này tham dục si mê tà kiến, ái dục, dục tình ...lửa đó nó đã thiêu đốt cháy đi những bản chất của ta đã hằng có để bảo vệ bản năng bản chất đó trước nhất hãy nói đến giới luật trí tuệ, tỉnh thức. Nhưng ngay trong hoàn cảnh sống của chúng ta hiện thực này cũng chưa đủ năng lực, chưa đủ đức tin để thể hiện pháp tu. Phải nhớ đến năng lực của mật chú, năng lực ấy là tâm của chư Phật, tâm từ bi hỉ xả. Một lần phá giới, một lần tham dục hãy tự sám hối với lòng mình kiên nhẫn kiên tâm sám hối đứng dậy mạnh mẽ thực hiện mật chú giáo pháp đức phật miên mật lên. Hãy quyết tâm chiến đấu điều đó, cứ mỗi lần gục ngã hãy đứng lên một cách mạnh mẽ tỉnh giác hơn đừng hèn yếu, bạc nhược để cho sự vô minh ngạ quỉ súc sinh dẫn ta đi. Chúa quỉ đã nắm tay ta rồi, nhưng ta vẫn phải quyết tâm dù ngay đây có chết tâm thức này có tan biến đi nữa thì cũng phải thực hiện bằng được giáo lý , giáo nghĩa của Chư Phật. Nguyện tâm thức này sẽ mãi mãi sáng ngời Phật đạo, nguyện mãi mãi chúng sinh sẽ thoát ly sanh tử luân hồi, an lạc. Nguyện tất cả sự đau khổ , hỉ lạc đều là niết bàn là giáo lý của chư Phật mà con sẽ chứng đắc, con sẽ thành trụ. Tất cả những nguyện lực này con đệ tử nguyện hộ trì Phật pháp đời đời cửu trụ. Phát nguyện như vậy nó sẽ giúp cho tất cả - ý niệm nội kết đau khổ ràng buộc, si ái, địa ngục ngạ quỉ sẽ sụp đổ. Vì ngay đó người hành giả đã chân thật, chân thật với sự sống của mình . Đã thấy tất cả, tất cả “ như vậy”, “ như là “ thể hiện và ẩn tàng bế tàng luôn luôn trong giáo pháp của như lai. Đây đó những ý niệm, các ý niệm, ý tưởng cao thấp đong đầy với cạn, phiền não, niết bàn, đau khổ “ nãy giờ”. Tức trong khoảng thời gian diễn ra ta đã tâm chứng chúng. Khi đã tâm chứng chứng bắt đầu chúng ta đã trở về với hiện tại. Hiện thực là câu chuyện này nói và tã ra trong một hoàn cảnh một người đang ngồi thiền quán hơi thở qua Mật chú Tịnh pháp giới chân ngôn Úm Lam. Những chi tiết nội dung ý niệm đó diễn ra chúng ta đã thấy bằng sự thật chân thật ngay nơi tâm ta. Như vậy hãy hít sâu vào thở ra nhẹ nhàng khoan thai, thoải mái vì chúng vọng tưởng có đến cũng là những người bạn đồng hành với chúng ta trong sự tu học. Cứ nắm bắt ( tầm tứ) hơi thở ra vào ngay đó không còn vọng tưởng vọng chấp nữa. Chỉ còn lại một tướng, tướng đó là ta đang hít thở bình thản đừng suy nghĩ gì nữa để ngay nơi đó nhất tâm sáng ra hỉ lạc – như vậy – Tầm – Tứ - Nhất tâm – Hỉ lạc cứ thực hiện như thế như thế “ Sơ thiền đấy bạn”. Khi nói biết như vậy tâm ta hoan hỉ. Tất có tâm “ Hỉ” tức vui ngay đó nổi lên đừng chấp đó là sự vui, an tĩnh đó là sự vui – bài học những ý niệm vừa qua ta đã chứng thật chứng ngộ . Hãy nhẹ nhàng khoan thai không bỏ không lấy “ niềm vui” đó Hỉ bạn sẽ được cảm thọ phơi phới – Một sự an lành mặt thần kinh tâm thức khoan thai nhẹ nhàng chữ “Hỉ” nó tự đi để chữ “ Lạc – Tầm - Tứ - Nhất tâm - Định lạc – Nhị thiền đó bạn ơi! Tới đây hẹn gặp lại trong đâu, trong đâu hãy tự nhận lấy điều đó.
cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: TC Trí Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết TườngSửa bởi quản trị viên 08/08/2020 lúc 02:42:20(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |
Cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
|
13 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
|
cuiyang07 trên 08-08-2020(UTC) ngày, Thuong76 trên 08-08-2020(UTC) ngày, yennguyen trên 08-08-2020(UTC) ngày, haiha232 trên 08-08-2020(UTC) ngày, chuctinh trên 09-08-2020(UTC) ngày, Vũ đình Vinh trên 10-08-2020(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 11-08-2020(UTC) ngày, Liễu Pháp Bạch Y trên 11-08-2020(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Tịnh trên 12-08-2020(UTC) ngày, Phuc An trên 27-08-2020(UTC) ngày, Kim Cang Đạo Nguyệt trên 28-08-2020(UTC) ngày, Mai Phuong trên 28-08-2020(UTC) ngày, Minh Phuong trên 30-08-2020(UTC) ngày
|