Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3213 lần trong 450 bài viết
|
SUM LA VẠN TƯỢNG ĐANG THUYẾT PHÁP Vào mùa xuân năm đó lần đầu tiên đi dự khóa thiền Vipassana tại Myanmar. Khóa thiền này trên nền tảng người ta cho rằng ở dòng thiền Nguyên thủy của Ngài Goenka. Vào trường thiền này mọi người phải gửi lại tất cả những tư trang vòng vàng, đồng hồ, luôn cả những sâu chuỗi đeo tay của bạn cho Ban tổ chức giữ lấy. Đồ ăn thức uống đem theo cũng không được. Chỉ có vài bộ đồ trắng, đồ đạo may theo kiểu cư sĩ ở dòng Nguyên thủy. Nội qui ở trường thiền này rất nghiêm ngặt, ăn chỉ có ăn được buổi sáng – ăn nhẹ, và trưa phải ăn ngọ, chiều không ăn gì cả - chỉ có uống vài chung trà cùng vài miếng mứt. Bắt đầu 4 giờ sáng đã có kẻng đánh thức. Đánh răng súc miệng và đến phòng thiền. Nơi đây người ta ( Ban tổ chức) đã có sự ấn định chỗ nơi và có số ký danh người ta ghi sẵn. Ở đây mọi vấn đề đều được ban tổ chức điều động kêu gọi tập họp theo giờ giấc qui định. Theo tiếng kẻng điều động - 4 giờ15 phút ngồi thiền tại thiền đường đến 5h30 tạm nghỉ - ăn uống – nghỉ một chút ( thời gian ngắn). Lần đầu tiên, giờ đầu tiên tôi vào phòng thiền này ngồi với khoảng thời gian như trên, tâm thức tôi ngay lúc đó tự nhiên bừng sáng rõ ràng tôi thấy hiện tượng như vậy liền mở mắt ra. Hiện tượng thấy ngay đấy có khác với những ngày trước là - Tôi nhìn mọi người xung quanh tôi như từng là. Tôi nhìn mọi người xung quanh tôi như từng khối ánh sáng, những hạt li ti xoay chuyển lên xuống trong những khuôn khổ của hình người ngồi đấy. Thấy vậy tôi biết ngay là mình đang ở trong một trạng thái thanh tịnh tỉnh thức. Tôi tiếp tục nhắm mắt lại hít thở nhẹ nhàng, khoan thai thoải mái. Vì tất cả những động tác chi tiết phương pháp tọa thiền này tôi đã từng thực hiện qua rất nhiều năm. Ở đây nó có khác là phương pháp hành thiền tại thiền phòng này nội qui không cho phép thiền sinh đeo chuỗi, không cho quán tưởng danh hiệu phật A Di Đà hay niệm chú. Tôi đến với phương pháp thiền này cũng là do những ý niệm xoay xung quanh trong việc sống tu tại Việt Nam nó ảnh hưởng đến cuộc sống tu học hành pháp của tôi, chứ thật ra những phương pháp tu học theo Đại Thừa Thiền quán Đạt Ma, Phật thiền, Tổ thiền luôn cả thiền quán Nguyên thủy này tôi cũng đã sống và thực hiện nghiên cứu qua rất nhiều năm. Vì những ngày đầu vào chùa với quí sư Nguyên thủy đọc tụng kinh điển Nguyên thủy và đã rất nhiều thời gian được ở bên Quí sư. Tôi qui y Tam Bảo cũng ở Hòa Thượng Thích Từ Huệ cũng là một vị Tăng, Hòa Thượng, Thượng Thủ trong dòng tu Nguyên thủy. Nhưng ở những vị Hòa Thượng này tôi được tu và huân tập vừa theo Thiền vừa theo Mật chú Chuẩn Đề cùng Ngũ Bộ Chú. Tôi đã tu học huân tập theo dòng thiền pháp tu như vậy đã hơn 20 năm.
Khi được đặt chân ngồi trên Thiền sàng, phòng thiền của Miến Điện GoenKa. Nhưng ở đây tôi lấy nền tảng Mật chú Chuẩn Đề Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm đọc tụng như vậy suốt tâm thức thì quán tưởng Lam tự, có lúc quán âm Lục tự Đại Minh Chân ngôn – Om Ma Ni PadMe Hum. Xin tạm ngắt dòng tư tưởng này lại để thể hiện diễn đạt dòng tu thiền tại Miến điện GoenKa. Tại phương pháp tu này tôi xin mạn phép thể hiện lại ngay khởi niệm tu người thiền sinh không có dùng tâm thức của mình ( Năng) để bám giữ theo một tâm niệm, ý niệm tụng như A Di Đà Phật hay hồng danh khác. Người thiền sinh cũng không niệm chú. Ngay sự tu đó người thiền sinh chỉ hít thở tu quán hơi thở, tâm tưởng duyên theo sự hít thở. Theo hơi thở đi vào đi ra rồi đi từ mũi đến đan điền, xuống chân, đi xuống ở bề mặt cơ thể , phía trước bụng, phía trước chân rồi sau thời gian sau quán theo dõi hơi thở cùng ý niệm theo hơi thở xuống lên theo bề mặt phía sau lưng phía sau chân. Hít thởi như vậy một thời gian theo từng thời gian và khóa thiền Ban tổ chức sẽ đưa ra từng đề mục hít thở và thời gian ngay nơi đây Thiền sư và phụ tá Thiền sư sẽ trực tiếp hướng dẫn. Trong quá trình theo dõi hơi hở ra vào từ đầu đến chân, từ chân đến đầu ý thức phải theo từng đoạn khoảng cách của cơ thể như từ đầu mũi, lỗ mũi hít vào ý dẫn, ý theo hơi thở xuống đến miệng, họng, bụng, đan điền, xuống chân. Từng ngón chân, từng đốt ngón chân. Khi đi lên thì ngược lại từ đốt ngón móng chân dẫn dài lên theo từng bề mặt trước sau ngang hông đến trái phải theo từng đề mục được thiền sư hướng dẫn. Được hướng dẫn và tu học như thế đó. Có thời gian ước định tiếp tục phương pháp tu là người thiền sinh sẽ từng bước, từng khoảng chuyển biến của ý thức hơi thở chuyển biến chuyển động trên từng tiết diện, kích thước điểm trên bề mặt ý thức hơi thở đi qua. Yêu cầu từng điểm đi qua như vậy người thiền sinh phải biết cái gì đang xảy ra nơi đó. Thí dụ như đau ngứa, khó chịu. Ngay đây là cái mốc thời gian mà người thiền sinh phải tỉnh thức rõ ràng hiểu rõ sự kiện phương pháp tu học . Ngay nơi đây đứng ngay nơi đây để nhìn lại tâm mình đang có cái gì, đang thể hiện cái gì, biết cái gì đau đớn, ngứa, nóng, lạnh, rát, có khi buồn nôn, mệt, tim đập mạnh, hơi thở nhẹ, mạnh ngắn dài. Cái mỏi nó khó chịu, những cái khó chịu đó người thiền sinh phải biết đó là xúc cảm thọ “ cái thọ đang trên thân ta” và phải biết chúng ta đang tu phép quán Thọ trên Thân và ngay đó cái “ sân” tức “ cái nóng” cái nóng này nên mở ra để biết nó tàng chứa những gì trong quá khứ hiện tại vị lai. Nó chứa những tập nghiệp chủng nghiệp như thế nào? Mà nó làm cho ta và tất cả chúng sinh mãi mãi trầm luân không thoát khỏi đau khổ luân hồi sinh tử.
Bây giờ trước nhất ta đưa ra “ cái sân cái ý nóng giận” nó có lửa không? Nó có nhiệt năng không? Nó hoàn toàn có màu sắc đỏ “ tâm” khó chịu, bứt rứt Dục bộc phát. Chúng ta tạm đem ra vài ba chủng tử điển hình để thí dụ sau này làm nền tảng tu học quán sát Sinh Diệt.
Đó chúng ta đã mổ xẻ ra được một chút thô, tướng thô của “ sân hận” tiếp tục đem cái “ Dục” ra. Cái Dục này nó cũng có lửa, nhiệt năng nóng. Nó cũng có bản chất bộc phát khó chịu, dính mắc nóng nhiệt. Bản chất của nó không làm cho thân tâm ta an ổn được. Vì cửa đầu vào đạo là hơi thở, nhiệt năng, bộc phát ....đó nó sẽ làm khí huyết cơ thể , trí não bị đốt loạn động không sáng suốt ( vô minh mắc xích thập nhị nhân duyên đầu tiên sẽ khởi động nếu ta không tỉnh giác ). Đó cũng là một niệm tưởng hại ta dẫn ta vào con đường không giải thoát sinh tử được. Tiếp tục đem cái “Si” niệm tưởng “ Si” sự si mê đắm vào một vấn đề nào đó cứ chờ đợi mỏi mòn trong sự chờ đợi đó lửa dục ngay đó nó nhen nhóm lên. Thời gian chờ đợi mong muốn càng lúc nhiệt năng càng phát tiết rồi tiếp tục vọng tưởng trong sự si mê tạo tác trong thọ tưởng như vậy. Ngày càng nhiều. Nhiệt năng chúng cũng đồng nghĩa đồng sự sống bản năng tính chất “ Thọ” xúc như nhau. Khi có sân thì có si mê, tham dục, rồi vô minh tà kiến lên phát tiết thể hiện lên. Nó đã hình thành thể hiện lên rồi chúng lại bế tàng, tàng ghi nơi tàng thức lưu trú nhiều đời nhiều kiếp gặp cơ duyên trùng hợp chúng trùng trùng duyên khởi và mỗi lần và cứ mỗi lần duyên khởi chúng chỉ khởi niệm và vọng chấp theo những cái bóng dáng thọ tưởng đó. Nhiều lần nhiều kiếp tạo thành một chuỗi sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Ngự trị sống trong ta. Cái ta đó cũng là chúng thì sự lẫn lộn do vọng chấp đó không thể thoát, khó thoát. Ở đây ngay nơi đây nói như vậy để chúng ta thấy được sự quán trong việc tu thiền quán Vipassana hay tu thiền Tứ niệm xứ . Thiền này ngày xưa do chư Phật Đức Phật đã dạy dỗ thể hiện phương pháp tu học này trong đời sống trở về với chính mình. Trong thiền quán tứ niệm xứ này phơi bày thể hiện ra chúng ta sẽ thấy phép thiền quán như sau.
Quán Thân trên Thân – Quán sắc trên sắc – Quán thọ trên thọ. Mặc dù nó được chia chẽ ra từng chi tiết đề mục ra như thế nhưng thực tế. Nếu chúng ta quán Thân trên Thân, Sắc trên Thân, Thân trên Sắc thì tất cả những ý niệm quán tưởng chắc chúng cũng thể hiện lên trong văn cú, văn tự phương pháp. Đôi khi trong lúc viết bài thể hiện lại tôi không thích theo in khuôn y rập cho nên có khi văn tự, thứ tự, thứ lớp có phần hơi hơi....đây chỉ nói ra để cho tâm tôi biết thôi. Tôi cũng thoải mái khi nghe ai đó nói một điều gì.... Trở lại phương pháp tu thiền quán như thế đó. Trong suốt thời gian hành thiền tại thiền viện, cho đến khi về đến nhà về chùa người hành giả phải luôn luôn thực hiện những điều cơ bản đó để trong một giây phút nào đó trong tâm ta có những phát tiết thực chứng. Sự chứng ngộ chân thật từ ngay nơi đấy. Sự chứng ngộ thực chứng đó đòi hỏi người hành giả phải thực sự tâm chứng pháp tu đó. Do Đức Phật, do Thiền sư, Thầy tổ trao cho. Trong giờ phút chứng ngộ đó phải thực sự như là. Bàn tay của Phật, Tổ, Thầy bàn tay ngày xưa ( Diệu lý giáo pháp trao truyền) ngày xưa của chư Phật tổ in nơi tâm ta. Nghĩa là bàn tay Tổ Thầy Phật đó của quá khứ nay hiện tại in nhau không sai, không khác. Giọt nước đầu nguồn đó trong giờ phút đó nó không có thời gian và thời gian nữa chỉ có ( Giọt nước đầu ngành) Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Ngay đây tại sao tôi đưa mật chú Chuẩn Đề ngay vào lúc ý niệm chứng ngộ vừa phát tiết. Là ngay nơi sự chứng ngộ Thiền quán này là của 10 phương 3 đời chư Phật. Ngay đây không có Nguyên thủy và Đại Thừa. Nếu có thì sắc, thọ, tưởng, hành, thức nó cũng khác nhau. Những giáo điều qui củ, qui điều ngay đây chúng cũng chỉ là sắc thọ tưởng hành thức. Cũng như kinh con chó Đức Phật nói : Con chó được cột lên một sợi dây. Sợi dây đó được cột lên một trụ, một cây cột. Ngũ uẩn sắc thọ tưởng hành thức. Con chó đó dữ, hiền, nhảy múa, nằm ngủ, ăn uống. Tất cả những động dụng suy tư cảm thọ, tưởng...Ngay cả con chó đó dù làm cách nào đi nữa cũng không thoát ra Ngũ uẩn đó. Trừ khi con chó và cây ngũ uẩn đó cùng thể hiện là một cùng bế tàng là một, và ngay đó cái cây đó nói rằng ông chó ông thật vô minh làm sao ông thoát được tôi cây ngũ uẩn này mà cứ lăn lộn khóc lóc mãi. Làm đủ điều ông có vô minh không? Con chó ngay đó cũng bật cười âm thanh cũng giống như tiếng cười của cây, tiếng khóc của cây. Lúc đó ông chó bảo rằng như vậy tôi và ông không khác. Chỉ khác có cái danh sắc này. Cây cột, con chó , khóc cười....Mà lạ nhỉ? Ai đặt ra danh sắc đó. Khi câu hỏi đó vừa thể hiện thì ngay đó “Gâu” tiếng chó sủa. Lạ thật tiếng chó đó không còn là âm thanh ngày nào đó....Mà nó vang lên âm ba của vô lượng âm thanh chân thật, âm thanh đó có trong nước, trong mây, vạn hữu, vạn niệm. Ta đi tìm âm ba, âm thanh đó ở đâu? Và âm ba đó từ đâu đến mà ngay đây bảo rằng Nguyên thủy cùng Đại Thừa.
Phương pháp thiền này tôi đã thực hiện ngay trong giờ phút đó. Tôi hít vào thấy tất cả những con người xung quanh tôi là những đốm sáng bóng dáng ánh sáng. Do những tổ hợp ánh sáng bừng lên trong cơ thể tôi. Do những hạt sáng li ti trong cơ thể của mỗi người sáng lên. Tôi thấy như vậy rồi thôi mặc cho những gì xảy ra ngay nơi ấy. Tôi hít thở nhẹ nhàng thở ra vào với hàng hơi lúc đó thật mỏng, nhỏ, như những tia sáng của đèn điện. Thở ra thở vào như vậy đến một lúc nào đó. Ngay tâm tôi dưới đan điền dưới rốn tự thể hiện lên một hạt sáng. Ngay lúc đó không còn thấy hơi thở ra vào nữa, không còn thấy sợi tơ ánh sáng đó nữa mà chỉ thấy biết hạt sáng đó. Ngay nơi đây thân tôi hình như co cụm cuốn lại thâu nhiếp lại ở một hạt sáng nhỏ đó.Nhưng thật ngộ lúc đầu vẫn còn mang máng của sự thở ý thức cũng thấy một lực tác động vào hơi thở ở hạt đó. Ngay hạt đó cũng đang thở như vậy đồng điệu phát tiết ánh sáng chớp tắt như là một ánh đèn hải đăng ngoài biển. Như ngay chỗ đốm đèn sáng của ăng ten thu phát sóng của những trạm vô tuyến, ý thức, sự tỉnh giác ngay đây đều rõ ràng. Hơi thở được chuyển biến qua một thể “ như vậy” lần lượt, lần lượt theo thời gian trong đó hít vào cũng thấy vũ trụ không gian giãn nở, thở ra ( thở vào) cũng thấy vũ trụ không gian giãn nở. Một sự an định hoàn toàn tỉnh thức. Thời gian ngay đây không thấy và cảm nhận nữa. Mới ban đầu còn thấy không gian sau khoảng thời gian nào đó cứ đúng là: Tỉnh tỉnh lặng lặng để diễn đạt một phần nào đó trong sự an định này. Đây là cảnh giới Tứ Thiền - Đúng không còn hơi thở nữa. Trạng thái này nó đã trải qua trong chuỗi tỉnh tỉnh lặng lặng này khi đó. Bất thần tiếng kẻng vang lên sự bừng tỉnh lại dần dần cảm nhận lại khung cảnh phòng thiền và biết đây là tiếng kẻng báo giờ hành thiền buổi sáng kết thúc. Thiền sinh sẽ được ăn sáng nhẹ nhàng và nghỉ một thời gian gian ngắn. Bừng tỉnh này tôi đứng dậy ra khỏi phòng đi ra sân. Những hàng cây thật đẹp thanh nhã an lạc. Niềm vui của sự an tĩnh hỉ lạc còn trong tôi. Tôi như một đứa trẻ đi lang thang không định hướng trong hàng vây với sự tỉnh thức ngay trong tôi. Những con chim trên cây chúng ríu rít hát, hót trên cây. Ngay bắt gặp tiếng hót sự rung động đó tôi đã nghe chúng nói gì đang làm gì. Một sự kỳ diệu của cái biết. Cái ý thức phân biệt thức thứ 6. Ngày nào đó nó phân biệt phân tích và nó thường có những nỗi niềm buồn vui, được mất. Hôm nay khi nghe chim hót, tâm này thức này ý cảm thọ được cuộc sống chân thật. Cuộc sống chân thật ấy có thật trong muôn loài, trong vạn pháp chúng thường hằng hữu không bao giờ mất, không thêm cũng không bớt. Cuộc sống tỉnh thức này bao gồm hỉ lạc, an định tự do, không sự ràng buộc. Cái biết là những lực thể hiện ra một chuỗi đó, nói chúng cảm nhận sự sống chân thật của tôi. Ngay tôi chính tôi là một chuỗi tổ hợp như vậy đó. Vì tất cả những cái đó trong hoàn cảnh sát na thời gian nào đó nó cũng luôn luôn cùng tôi thể hiện lên. Cái tôi của một ngày nào đó đến nay, cái tôi của tôi cũng không thêm không bớt. Cái tôi đó nó quán sát như vậy. Cái tôi của sự sinh diệt hình thành trên sinh diệt để thực chứng sanh diệt đó. Để ngày đó tôi sinh diệt không có biên giới nữa. Như vậy tiếng chim nhỏ, lớn lan rộng thu hẹp cảm động, cảm xúc thọ cảm khác nhau chúng sinh diệt. Hôm nay tôi cũng có cái tôi sinh diệt đó hai cái đó của chim, của người của tiếng gió lùa. Những chiếc lá rơi. Ngay đó tôi nghe, cái nghe của kinh Lăng nghiêm. Lại một lần nữa, một lần nữa Đức Thế Tôn đã thuyết giảng kinh Lăng Nghiêm ngay trong tâm tôi. Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Đệ tử con thành kính tin giáo lý của Đức Thế Tôn. Nguyện tất cả chúng sinh đều nghe hiểu rõ, biết chân thật, sống chân thật chứng ngộ Phật tâm thoát ly sanh tử luân hồi. Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Rừng cây, rừng thiền ngày ấy Vang lên tánh nghe A Nan! A Nan! A Nan “ Dạ” Tiếng dạ đó đã rung chuyển trong tâm của một người hành giả đang và đã đi... đi về đâu cây đuốc đó khi vừa phút tắt – “ phụt” Tôi từ đâu tới – Có biết không? Lại một lần nữa tiếng mưa rơi. Hạt mưa rơi. Giọt mưa rơi trên vai tôi. Tại thiền viện.
Đã nói về hạt mưa thì sẽ có nhiều cơn mưa, rơi, thiền quán là như vậy. Nó rất dài, rất ngắn, rất cao, rồi thấp....để tất cả, chỉ là mưa rơi. Mưa rơi để dệt lại, ghi lại hình ảnh kinh Lăng Nghiêm Đức Phật đã giảng tánh nghe cho Ngài A Nan cùng đại chúng nghe.
Câu chuyện mưa rơi còn nhiều, cứ tới một cơn mưa tới sẽ thể hiện tiếp về thiền quán. Khóa thiền tu tại Myanmar mùa xuân năm đó
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Om Ma Ni PadMe Hum – Úm Lam – Úm Xỉ Lâm – Úm A Hùm
cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: TC.Trí Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết TườngSửa bởi quản trị viên 11/08/2020 lúc 09:32:05(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |
13 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
|
cuiyang07 trên 11-08-2020(UTC) ngày, Thuong76 trên 11-08-2020(UTC) ngày, chuctinh trên 11-08-2020(UTC) ngày, Vũ đình Vinh trên 12-08-2020(UTC) ngày, Kim Cang_Đạo Nhất trên 12-08-2020(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Tịnh trên 12-08-2020(UTC) ngày, Liễu Pháp Bạch Y trên 12-08-2020(UTC) ngày, haiha232 trên 12-08-2020(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 13-08-2020(UTC) ngày, Phuc An trên 27-08-2020(UTC) ngày, Kim Cang Đạo Nguyệt trên 28-08-2020(UTC) ngày, Mai Phuong trên 28-08-2020(UTC) ngày, Minh Phuong trên 30-08-2020(UTC) ngày
|