Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ThanhHung  
#1 Đã gửi : 20/02/2022 lúc 03:06:52(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
Tứ Niệm Xứ Con Đường Chánh Giác


Khi hành giả hít vào, thấy hơi thở vào – Thở ra thấy hơi thở ra. Hít sâu vào qua từng đoạn đến những ngón chân, móng chân. Thiền hơi thở này lúc nào người hành giả cũng phải thấy ý thức hơi thở ra vào sâu cạn.

Thấy những phương pháp quán tưởng đó chúng ta thấy hình như nó cũ và cứ lặp đi lặp lại mãi không có gì khác. Có người bảo rằng thấy như vậy rồi sanh ra chán nản hời hợt với phép tu, rồi từ từ bỏ luôn xa lìa nó. Đó là một điều rất tiếc và nói lên một sự không có lòng kiên nhẫn kính tin đến giáo lý Đức Phật đến Đức Phật. Người hành giả hãy tập tu thực hành giáo lý thâm nhập giáo lý Đức Phật như hàng ngày có một sự sống không thể thiếu nơi bạn.

Khi chúng ta thực hiện điều đó, điều này, phương pháp này mà chúng ta cảm thấy nó chưa đạt được những gì theo ý muốn của mình, chưa mang lại lợi ích cho mình. Đó là những ý niệm chúng ta hãy xem lại. “ Đạt được những gì?” đó là câu hỏi. Đạt được là đạt được từ đâu? Ở đâu? ai đạt? ai không đạt?. Tâm thức chúng ta giả tưởng mà thôi. Đó là những ảo vọng do chúng ta khởi niệm chú tâm vào một vấn đề nào đó, ôm ấp giữ nơi nội tâm ta. Sự ôm ấp đó sẽ có một thời gian, cơ duyên nào đó nó sẽ nở ra. Cũng như một người, một vật khi đã thụ thai thì đến một lúc nào đó sẽ sanh nở. Những chúng sinh này hay gọi những ý niệm này được thụ thai ( gọi là thai sanh) trong kinh Kim cang đã nói điều đó. Những chúng sanh này còn gọi là noãn sanh, thai sinh, hóa sanh, thấp sanh. Ở đây chỉ tạm nói đến một chút gì thai sanh mà thôi.

Nói đến những ý niệm này để chỉ ra phơi bày ra vài nét trong tâm thức chúng ta đạo diễn tạo tác thể hiện ra và chúng ta phải thấy thật rõ ngay đây là trong từng ý niệm sanh diệt chuyển hóa, biến hóa, thể hiện ẩn tàng, tỉnh thức để biết rõ sự chân thật đến đi trong ảo vọng. Sẽ thấy ngay đó chúng “ như là” đến đi – sắc đến thọ cảm đến, tưởng đến, hành, thức đến rồi chúng đi. Đi trong cái đến – đến trong cái đi. Nếu ngay đó chúng ta thấy biết “ như vậy” hãy để cho sự thấy biết đó như vậy vì tất cả “ Ưng vô sở trụ – Nhi sanh kỳ tâm” . Muôn niệm đó, niệm giận đó đến cũng không được vì chưa đủ cơ duyên. Muốn nó đi cũng không được vì chúng cũng có cơ duyên kiếp số của nó. Chúng trùng trùng duyên khởi. Mỗi mỗi tùy duyên, nhưng trong sự tùy duyên đó chúng cũng không nhất định phải diễn đạt, diễn biến như thế này, diễn biến như thế khác. Muốn chúng đến cũng không được, chúng đi cũng không được, chúng dừng trụ cũng không được. Hãy thấy “ Ưng vô sở trụ – Nhi sanh kỳ tâm”. Thấy như vậy cho đến một thời gian không gian nào đó chúng như là ta – như là vậy, như là tất cả, cũng không tất cả. Đó là sự thật. Vì tất cả các pháp không cùng bạn lữ với ta không đi, không đến, không lui, không, không như vậy. Cho đến một sự hiễn hữu của một vị Phật nơi tâm ấy.


Trở lại vấn đề Thiền hơi thở. Người hành giả khi quán sát hơi thở ý thức lưu chuyển trong cơ thể chúng ta từng khoảng khắc, từng diện tích, khoảng cách rất nhỏ. Khoảng cách đó nó càng thu hẹp dần từng khoảng cách thời gian không gian đó. Từng khoảng, từng khoảng trong không gian tâm thức của hành giả diễn biến đến từng đoạn xương, ngón chân. Ta thấy những mắc xương của ngón chân, những cái rít rít ngay trên ngón xương chân đó dù tay ra không sờ, nhưng sự ma sát đó do thọ cảm ma sát tâm thấy sự rin rít cũng như khi ta thấm nước vào cái cây, que mủ, sắt …ta thấy nó ươn ướt. Ngay đó tâm hành giả thấy như vậy. Cái biết rõ ràng chân thật ngay khoảnh khắc đó mà lâu nay ta đâu có để ý. Chúng ta sẽ chia chẻ giải phẫu, phẫu thuật ý thức nội tâm. Những đốt xương đỏ, trắng có những sụn, xương bó buộc khắn khít nối từ đốt xương này qua đốt xương khác và thấy ươn ướt nước dịch, mỡ, màu, hơi nóng. Ngay đây tại sao chúng ta không có vật gì ma sát, chạm với đốt xương đó mà tại sao ta thấy ươn ướt rít nóng. Đây mới là diệu pháp. Giáo pháp Đức Phật không thể nghĩ bàn được là nơi đây và đây cũng là một phần tinh túy của Thiền quán Vipassana tứ niệm xứ – 4 cái xứ sở nơi tàng trú ngụ hiện hữu của sắc, thân, thọ, tâm, pháp. Xứ sở hiện hữu hằng có; biết, thọ cảm, tưởng nơi; sắc, thọ, tâm, pháp. Cho nên khi chúng ta ý niệm hơi thở là mới đầu là đầu nguồn của pháp rồi đến sự thực hành của hành giả. Sẽ có ý thức của sự động chuyển di chuyển động tĩnh lúc này sẽ thấy hơi thở qua sự sống, sự sinh tồn của thân, sự vận chuyển bế tàng thể hiện của tất cả thành viên trong cơ thể vi sinh vi trùng, tế bào, tân dịch, điện năng, nguyên tố, phân tố rất nhiều rất nhiều sự kiện, rất nhiều điều xảy ra. Khi người hành giả bắt đầu đi vào thiền quán tứ niệm xứ. Vì tất cả vi thể, biến thể, điện năng, năng lượng, vi sinh, vi trùng, tế bào hiện có nơi cơ thể đó chúng cũng đang có khắp trong vũ trụ tâm thức vạn vật vạn niệm, vô lượng vô biên điện năng ánh sáng đủ hình sắc, năng lực mạnh yếu cao thấp đang lưu chuyển trong cơ thể và vũ trụ. Những gì đang có trong thân ta là vũ trụ có, vũ trụ đang có thì thân ta đang có. Khi cơ duyên tùy duyên ý niệm vạn pháp đến chúng hiện hữu, vô hữu thể hiện và ẩn tàng. Diễn đạt một chút như thế để chúng ta bổ sung hỗ trợ ý niệm vào sự quán xét chia chẽ, phẫu thuật thân tâm pháp, thọ đang hiện hữu của chúng ta.



Qua những ý niệm trên chúng ta thấy tất cả hiện tượng tương tác, vô tác thụ động, tịnh, vô động, có động chúng đã có sẵn và tất cả chúng có chủng loại kiếp số, vận số, vận chuyển theo từng giai đoạn tổ hợp, kết hợp nhiều hay ít. Những chủng tử, những năng lực điện năng mà hình thành nên một danh sắc nào đó. Khi ta tự cho ta là đó là….của ta….của người một loạt xảy ra biến chuyển như vậy cũng như nôm na dùng tự vận số. Khi người hành giả thấy biết cảm thọ, nước, nhiệt năng ấm áp, màu sắc và tưởng chúng để thành danh sắc là đốt xương. Những đốt xương ngón của bàn chân. Người hành giả phải thấy biết một cách chân thật như vậy. Chính ngay đó ta biết ta cảm thọ, ta chứng đắc điều đó. Có cái biết đó sự biết đó. Đức Phật cũng ngay nơi đó. Mặc dù ngay đó chỉ là một khoảng không gian thời gian sát na không ta không người; sắc, thọ, tưởng, hành, thức thể hiện ra. Có cái biết ấn chứng điều đó Đức Phật đang ở đó, Đức Phật ở đó khoảng cách đến Đức phật đó vô lượng vô biên số cát sông Hằng. Ngay đó không có thời gian không gian gần xa; sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng như là. Chúng không nói ta là như là, ta là như thế, từ đâu đến đi về đâu cảnh giới như là không có cảnh giới. Nhưng ngay đó cũng có cảnh giới như là quốc độ như là. Nếu bản chất sự tưởng hiện hữu như là, bản chất sự tưởng thì 10 phương, 3 đời chư Phật quá khứ hiện tại vị lai quốc độ. Chư Phật, Bồ tát ngay đó cũng đã hiện hữu; thọ, tưởng như là. Chúng là như lai bất thuyết như là không nghĩ bàn được. Bản chất cái biết đó nó cũng như là. Như vậy vì tất cả vạn hữu, vạn niệm, vũ trụ chúng sinh….Tất cả cũng thể hiện trong bản chất căn bản trí của Đức Văn Thù Sư Lợi cả. Chúng ta phải nhìn thật sự chân thật rằng giác niệm quán sát hơi thở ý thức, ý thức động chuyển, ý thức bản chất chủng tử thể hiện bế tàng của Tứ niệm xứ là không thể nghĩ bàn. Đó là một kho tàng của 10 phương 3 đời chư Phật. Không có kho tàng trí tuệ, không có kho tàng năng lực này thì chúng sanh không thoát khỏi khổ đau. Sanh tử luân hồi mãi mãi trầm luân khổ ải. Người thực hành học, hiểu, biết cho đến thực hành chứng ngộ Tứ niệm xứ sẽ thấy công ơn, công đức, trí tuệ của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật không thể nghĩ bàn được, Ngài quá từ bi. Chắc có lẽ trong vô lượng kiếp nữa, trong từng sát na thời gian chúng ta xưng tụng, xưng tán như thế này và hơn, hơn thế nữa cũng không diễn đạt được công đức này. Chỉ một thời gian ngắn nếu hành giả chuyên tâm, tỉnh thức, kính tin nơi giáo lý Đức Phật mà thực hiện được một phần quán sát như trên hay lấy ý niệm này để làm con đường đi vào thiền quán thì công đức trí tuệ từng bước sẽ thật chứng điều đó. An lạc, hạnh phúc, chân thật, từ bi ngay nơi đó.

Trong những khoảng thời gian hành niệm trong tâm thức người hành giả nên niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Om Ma Ni Pad Me Hum. Hãy coi đây tin tưởng mật chú này là chánh pháp, năng lực vi diệu Đức Phật đã để lại những tâm pháp này để giúp hành giả đệ tử ngày, hằng giờ, hằng sát na nơi tâm chú đó năng lực sẽ phát tiết để thủ hộ, cảm hóa, phơi bày thể hiện trí tuệ công đức. Để giúp hành giả vượt qua giúp tự học nơi tâm để được ấn chứng qua vị thầy hữu hình. Người hành giả hãy tín tâm điều đó

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Om Ma Ni Pad Me Hum



Cư sĩ Thanh Hùng

Pháp hiệu: TC Trí

Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết Tường

Sửa bởi quản trị viên 20/02/2022 lúc 09:09:47(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 7 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 20-02-2022(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Nguyệt trên 21-02-2022(UTC) ngày, Minh Phuong trên 22-02-2022(UTC) ngày, Thuong76 trên 22-02-2022(UTC) ngày, Dominh trên 24-02-2022(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Tạng trên 05-03-2022(UTC) ngày, Liễu Pháp Bạch Y trên 13-05-2022(UTC) ngày
cuiyang07  
#2 Đã gửi : 20/02/2022 lúc 09:24:50(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3645 lần trong 890 bài viết
Hơi thở là đầu nguồn của pháp. Người hành giả khi thực hành thiền quán mà bỏ lỡ hơi thở đầu nguồn này thì sự thâm nhập đi sâu vào sự quán tứ niệm xứ thật sự khó khăn. Như Thầy nói : "Cho nên khi chúng ta ý niệm hơi thở là mới đầu là đầu nguồn của pháp rồi đến sự thực hành của hành giả. Sẽ có ý thức của sự động chuyển di chuyển động tĩnh lúc này sẽ thấy hơi thở qua sự sống, sự sinh tồn của thân".
Phải thấy sự vận chuyển lưu chuyển của hơi thở qua từng chi tiết động dụng vi thể trên thân, trên tâm ...tường tận rõ ràng sự sống của từng vi thể cá thể trên thân người hành giả thì mới rõ thông được thân, thọ, tâm, pháp. Khi người hành giả rõ biết như vậy, rõ biết chúng như là, như thị thì ngay chỗ đó người hành giả thoát khỏi khổ đau.

Đó là những sự ẩn hiện và bế tàng năng lực trí huệ tùy theo căn cơ phước báu của từng cá nhân mà đồng đẳng thể hiện hay bế tàng. Cho nên mỗi hành giả chúng ta hãy kiên tâm thực hành thực hiện theo con đường chánh giác này để ngày nào đó sự đốn biết đốn ngộ của mỗi hành giả đều thể hiện lên được năng lực trí tuệ mười phương ba đời chư Phật muốn chỉ bày này.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm - Om Ma Ni pad Me Hum
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 4 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
Kim Cang Phổ Nguyệt trên 21-02-2022(UTC) ngày, Minh Phuong trên 22-02-2022(UTC) ngày, Thuong76 trên 22-02-2022(UTC) ngày, Liễu Pháp Bạch Y trên 13-05-2022(UTC) ngày
Kim Cang Phổ Nguyệt  
#3 Đã gửi : 21/02/2022 lúc 01:37:23(UTC)
Kim Cang Phổ Nguyệt

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-06-2021(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 66 lần
Được cảm ơn: 18 lần trong 7 bài viết
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm Om Ma Ni PadMe Hum Úm Xỉ Lâm Úm Lam Úm A Hùm A Mi Đà Phật.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường
thanks 2 người cảm ơn Kim Cang Phổ Nguyệt cho bài viết.
Thuong76 trên 22-02-2022(UTC) ngày, Liễu Pháp Bạch Y trên 13-05-2022(UTC) ngày
Minh Phuong  
#4 Đã gửi : 22/02/2022 lúc 01:50:42(UTC)
Minh Phuong

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-08-2020(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 382 lần
Được cảm ơn: 26 lần trong 11 bài viết
Om Ma Ni Pad Me Hum
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🙏🙏
Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🙏🙏
Nam Mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề 🙏🙏🙏
Nam Mô Uế Tích Kim Cang Bồ Tát 🙏🙏🙏
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường 🙏🙏🙏
thanks 2 người cảm ơn Minh Phuong cho bài viết.
Thuong76 trên 22-02-2022(UTC) ngày, Liễu Pháp Bạch Y trên 13-05-2022(UTC) ngày
Dominh  
#5 Đã gửi : 24/02/2022 lúc 01:16:50(UTC)
Dominh

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 09-09-2021(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 22 lần
Được cảm ơn: 16 lần trong 6 bài viết
ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA BỘ LÂM . OM MA NI PAD ME HUM
NAM MÔ BỔN SƯ KIM CANG KIẾT TƯỜNG🙏🙏🙏
thanks 1 người cảm ơn Dominh cho bài viết.
Liễu Pháp Bạch Y trên 13-05-2022(UTC) ngày
Kim Cang Phổ Tạng  
#6 Đã gửi : 05/03/2022 lúc 04:53:56(UTC)
Kim Cang Phổ Tạng

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 12-08-2020(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 67 lần
Được cảm ơn: 68 lần trong 25 bài viết
Nam Mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm
Om MaNi PadMe Hum
thanks 1 người cảm ơn Kim Cang Phổ Tạng cho bài viết.
Liễu Pháp Bạch Y trên 13-05-2022(UTC) ngày
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.