Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
Xuân chân thật hạnh phúc Trong bước đường tu học hay nói đúng hơn là trở về với sự sống chân thật chính nơi mình, phương pháp tu học thiền quán Mật chú Chuẩn đề người hành giả ở đây niệm chú Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Đã đi vào con đường đạo này thì người hành giả vừa niệm chú Chuẩn đề như trên, vừa phải hiểu rõ tất bản tánh của chư pháp đều không tướng. Khi tất cả pháp , ý niệm biểu hiện lên trong mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý rồi nó trong lục căn, nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn đến nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Trong 18 giới trên chúng cũng đều không tướng, vô ngã, vô thường. Chúng ta phải thấy chúng không tướng là do nhiều chi tiết, nhiều ý niệm, nhiều cảm xúc …chứ nó không có một thực thể nào cả. Cái không tướng ở đây là một sự rỗng chứ không phải là không có. Chúng có trong cái rỗng, trong cái giả hợp, chúng luôn chuyển hóa ( vô thường) không có một tự tướng tự ngã nào nhất định cả.
Như chúng ta thấy ở hạt bắp ngô, nếu nó thực sự có tướng nhất định thì không chuyển hóa ( vô thường) được. Chúng do nhiều yếu tố nước, mặt trời, mặt trăng, mây, bột, đất, cây bắp, dưỡng khí…Ngay nơi hạt bắp đó chúng ta thấy có mặt trời nới đó, có vô lý quá không? Nếu không có mặt trời thì không có sự sưởi ấm, ánh sáng, hơi nước bốc lên làm mây, rồi làm mưa, rồi làm gió rơi xuống để tưới tẩm cho cây bắp chuyển hóa lớn lên cho hoa, cho trái…Một pháp có cả vạn pháp vô biên pháp là vậy đó, là giáo lý Hoa Nghiêm của Đức Phật. Ngay nơi chúng ta cũng vậy, cũng có mặt trời nó như một trái tim của chúng ta. Vì nếu mặt trời tắt thì vạn vật tron đó có ta cũng tắt theo. Trong ta cũng có đám mây, vì nước bốc lên làm mây, mây gặp không khí lạnh, gió rớt xuống thành mưa tưới tẩm trong bắp ngô, con cá, núi rừng. Khi chúng ta tiếp cận sử dụng, ăn uống loài rau cải, động vật, thực vật sinh ra máu tân dịch . Nơi ấy cũng có đám mây, cũng có mặt trời, rừng, oxy dưỡng khí, than khí và cũng ngay nơi lý đó mọi người, mọi vật cũng có chung nhau rất nhiều thứ. Lòng đại bi của chư Phật là thấy như vậy.
Trở lại vấn đề hạt bắp. Nếu nó thật tướng thì mãi mãi chỉ là hạt bắp ngô không chuyển hóa được, không thành mọi thứ được. Ở đây nói nó không tướng giả hợp là nói trên tinh thần Tam Pháp Ấn – Không, vô tướng, vô thường. Hạt bắp nó giả hợp nhiều thứ như thế đó, trong nó sẽ có sự chuyển hóa liên tục ( vô thường) để cho hạt bắp ấy chuyển hóa thành cây con, cây con tiếp tục chuyển hóa ( Không, vô tướng, vô thường) để trở thành cây bắp. Trong quá trình này người ta gọi là sinh, trụ, dị, hoại, diệt. Mặc dù tướng giả hợp nhưng cũng có tướng giả hợp ấy nên chúng phải bị sự chi phối của tứ tướng ( sinh, trụ, dị, hoại diệt). Cho nên Đức Phật bảo rằng : “ Thấy Như Lai mà có tướng tất là tà kiến”. Đây cũng là một mấu chốt quan trọng trong giáo lý của Đức Phật mà người phật tử chúng ta phải nhìn thấy.
Có người khi huân tập sự tu của mình vọng tưởng thấy những hình ảnh Đức Phật, Bồ tát, Chư Thiên nhập xác mình, rồi từ đó tâm vọng tưởng ấy đạo diễn ra đủ thứ đủ điều rồi đem những điều thấy đó cho rằng phật, bồ tát đã trở thành mình, lấy thân tà kiến đó đi giáo hóa mọi người. Khi huân tập tu học chúng ta hãy nắm lấy những pháp ấn không, vô tướng, vô thường, vô ngã. Dù chúng ta còn một tướng nào dù nhỏ hay lớn cũng đều bị sự chi phối của 4 tướng sinh, trụ, dị, hoại diệt chấp chặt bảo rằng Phật là có một ông Phật, rồi bảo rằng có ông Thánh, bà nọ. Cái tướng chấp thật ấy nó sẽ kéo dài từ đời này qua đời nọ cho đến trong vô lượng kiếp thì ông ấy vẫn là ông phật, vẫn là ôn thánh…con chúng ta vẫn mãi mãi là chúng sinh. Còn nói về sự vật và cái lý trong thế gian vạn pháp thì chúng ta sẽ thấy cái nhà có tướng thật, cho đến cái cây , trụ sắt, đèn, đất, núi đồi, biển, con chim, con người, có hươu, nai, sư tử …Nếu tất cả đều có tướng thật thì muôn đời sẽ không bị hoại, thử hỏi coi bây giờ thì thế giới ta nó sẽ ra cái gì đây? Tất cả phải, chỉ nằm trên Tam pháp ấn, không, vô tướng, vô thường…Không tất là vô ngã nó được giả hợp nhau ở nhiều thứ, giả hợp nhau nhiều thứ thì nó sẽ chuyển hóa vô thường và nó sẽ không có tướng nhất định. Chỉ có không tướng thì vạn vật vạn pháp mới phát triển và ngay đó nó mới có giả danh là sinh diệt, nó cũng chỉ là một ý niệm giả danh thôi. Cũng như hạt bắp nó chuyển hóa cho đến khi đủ duyên nó lên cây bắp và chuyển hóa nữa để trở thành cây bắp già để kết hoa sinh trái, và cũng chuyển hóa nữa để cây bắp già mất để có trái bắp, hột bắp ( ngô). Mỗi chặng chuyển hóa như vậy người ta nói rằng nó sinh ra rồi nó thành ( trụ), rồi nó biến dạng ( dị) sau cùng là diệt. Mọi người chúng ta quen nói như vậy, nhưng nếu nhìn sâu vào giáo pháp của Đức Phật trong Trung Quán Luân của ngài Long Thọ bồ tát thì chúng cũng không sinh, cũng không diệt, chúng chỉ ẩn tàng và biểu hiện. Cái ý này tôi sẽ từ từ nói ra. Ỏ đây chúng ta bàn tới mỗi chặng của nó đều liên tục sự chuyển hóa, thời tiết lạnh nóng cũng làm cho những thành viên trong thân cây bắp sinh diệt liên tục chuyển hóa. Có những nguyên tố phân tử này sinh, những cái khác ra khỏi thân cây bắp…nước nó sẽ bốc ra, hơi trong cây bắp sẽ bốc ra chúng đi về đâu, về với đất, vào trong hơi thở con người, con thú, vào trong vũ trụ, vào trong đám mây, lên rừng xuống biển…chúng ta thấy nó có diệt không? Không có diệt bao giờ chỉ khi không có duyên nó ẩn tàng, có duyên nó biểu hiện…Như vậy, đất, nước, gió, lửa sự rung động điện giải vv…trong cây bắp ấy nó thể hiện ở mọi nơi, khắp trong vũ trụ. Chúng vào trong 18 giới, vào trong căn, trần, thức, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thức của chúng ta, nó tàng chứa trong đó. Cho nên khi chúng ta ăn một hạt bắp chúng ta biết ngay nóng, lạnh, khô, nước …( sinh lý). Hạt bắp ngô cho ta cảm giác vui khoan khoái, khi cho nó là ngon, ngược lại là buồn. Trong cái buồn vui đó trong những ý niệm tâm thức đó nó sẽ biến chuyển vô vàn sự kiện, tâm lý, sinh lý, vật lý. Khi ăn hột bắp ngon vào mùa lạnh vì do bắp nòng ngay đó những hình ảnh sắc tướng đều đến trong tâm ta trong quá khứ, hiện tại, tương lai sẽ hiện ra ta sẽ nhớ lại ở lúc nào đó ta ăn bắp nóng này với gia đình, an hem, bè bạn…mình làm cái gì, nói cái gì nó sẽ lên hết. Ăn bắp không ngon sẽ nhớ lại vào mùa đông lạnh như hôm nay đến nhà bạn, vì thời tiết lạnh quá và đói mà bạn mình không lo chu đáo cho mình cho ăn những bắp ngô lạnh, hôi làm cho mình khó chịu ( thân cảm xúc) và nhớ ngay lúc đó mình dùng những ngôn ngữ không hay nói bạn mình ( khẩu nghiệp) và cũng ngay cảnh ấy mình nghĩ lung tung nào là không chơi với bạn này nữa, hay là sẽ như … ý nghiệp nổi lên. Trong sự kiện tâm thức đều diễn ra như vậy; thân, khẩu, ý đủ 3 cái này chúng ta sẽ tạo thành một nghiệp mới. Thấy trên bề mặt sự việc bằng những hình ảnh tâm lý, vật lý đó là như vậy, nhưng nếu nhìn sâu vào chúng ta sẽ thấy những sự chuyển động nóng lạnh ( cảm xúc) những điện chấn li ti trong đầu, trong tim đó cũng là những chủng tử tạo nghiệp, cũng là những hình ảnh, những cảm thọ, những cái biết khi chưa đủ duyên chúng còn nằm yên như vậy, khi đủ duyên chúng sẽ biểu hiện ra đủ hết tất cả pháp. Vì thế gian pháp cũng đều nằm trên ngũ uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức ( tứ đại; đất, nước, gió, lửa) điện năng, sinh lý, tâm lý, vật lý. Không ngoài những thứ đó.
Người hành giả của thiền quán Mật chú Chuẩn đề Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm phải nhìn thấy các pháp như vậy để thở vào, thở ra biết mình. Thờ dài ngắn biết Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm ngay nơi ấy. Khi giận thở vào thở ra biết mình đang giận, biết Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm lấy mật chú đó nâng niu từng niệm giận, tham, si…rồi ngày nào đó giận, si mê, tham nó cũng là Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm tất cả đều là pháp bảo, là bạn đồng hành. Vì trong đó có những sự kết hợp của đôi bạn, Sự kết hợp đó từ lâu rồi, là phiền não và Niết bàn. Đôi bạn đó trong vô thủy vô chung đôi bạn đó không hai và cũng chưa bao giờ có kết hợp. Kết hợp chỉ là ý niệm giả danh, không, vô thường, vô tướng, niết bàn ( trung đạo)
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, Đạo thiền gió thoảng mây bay, Xuân thu vạn dặm dấu giầy nào in. Mượn ý niệm này kính chúc quí đạo hữu gần xa sống một cuộc sống chân thật hạnh phúc muôn thuở
cư sĩ Thanh Hùng pháp hiêu: Thích Chánh Trí Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết TườngSửa bởi quản trị viên 28/01/2017 lúc 03:12:26(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |