Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
Dấu ấn của Chư Phật - quán thân bất tịnh Ngày xưa tôi còn ở tại chùa Bồ Đề hệ phái Khất sĩ. Ngày đó tôi hay được giảng dạy tu theo phép quán hơi thở, quán 4 lĩnh vực : Thân, thọ, pháp, tâm. Thời gian tu học ở đây tôi được thầy Từ Huệ dạy, vừa tu theo mật chú Chuẩn đề , vừa tu thiền. Cho nên phép quán tứ niệm xứ tôi được học thực hành qua.
Trong những năm ở chùa đó tôi cũng có một cơ duyên khá thuận tiện, giúp cho sự tu thuận lợi là trong những năm đó có một nghĩa trang được giải tỏa rất lớn. Trong nghĩa trang đó có những mộ chôn lâu, có những mộ mới chôn. Những ngày người thân hoặc nhân công do có gia đình có mộ nơi đó đào bốc mộ di dời hài cốt đi rất nhiều. Công việc di dời bốc mộ này xảy ra suốt bao tháng. Lúc đó tôi được quí sư hướng dẫn, dạy thực hành phép quán thân bất tịnh. Cho nên tôi muốn thực hành phép quán này. Ngày nào tôi cũng hay qua đó xem, quan sát kỹ từng chi tiết một theo như lời giảng trong kinh.
Trước tiên tôi đi tìm xem có ngôi mộ nào mới chôn, việc tìm kiếm này cũng rất dễ vì nghĩa trang này có cả 2000 đến 3000 ngôi mộ. Tôi đến ngôi mộ của một người trung niên, được chôn xuống khoảng 5, 6 tháng. Thân nhân của người đó còn rất đau khổ, vợ, mẹ, các con khóc sướt mướt. Khi ngôi mộ được bốc lên, một điều thuận duyên giúp cho tôi là, người chết này hoàn cảnh gia đình cũng một phần do nghèo, một phần lúc đó mẹ, vợ đi làm xa không về kịp cho nên cái hàng ( quan tài) chôn anh ta làm bằng cây ván gòn mỏng và mềm nhanh hư, cho nên hôm nay gia đình mua một cái quách ( cái tiểu) mới tốt hơn để bốc cốt chôn lại. Vì chiếc hàng mỏng, mềm nên cũng dễ phá ra. Những người bốc cốt dỡ ván lấy những quần áo vật dụng tẩm liệm cùng người chết ra để lộ một thân đen thui, mùi hôi thối rất dữ. Người bốc cốt phải dùng tay của mình để tuốt thịt ra, bên ngoài thịt da bầy nhầy đen, bên trong màu đỏ thẫm, những sợi gân còn dính chằng chịt với nhau…
Ở ngay đây theo phép quán thân bất tịnh, người hành giải phải thấy biết , hiểu trước rằng. Khi chúng ta sắp bỏ xác thân này. Ngay thời gian đó tứ đại phân tranh : đất, nước, gió, lửa. Hiện tượng của lửa, hỏa sức nóng nhiệt trong cơ thể ta từ từ mất dần . Trước tiên nơi chân, hai bàn chân, đầu gối rồi đến mông, hai thắt lưng mất hẳn hơi ấm, nhiệt nóng làm cho thân phía dưới đã chết. Cũng ngay nơi vị trí chân đó sự chuyển động của gió không còn nữa. Gió và lửa mất nên khí huyết không lưu thông , nên hoàn toàn chết cứng. Sự mất lửa nhiệt, hơi ấm đó từ từ đi lên. Đôi khi sự mất nhiệt đó cũng đi đôi với 2 tay, hoặc ở những nơi khác đó nhiều chi tiết phân tranh của tứ đại do bệnh tật – mê, do tai nạn, do vết thương…mỗi cái chi tiết sẽ xảy ra theo cơ duyên đó. Ở đây chúng ta quan sát tiếp cái chết từ dưới chân lên. Khi nhiệt năng mất ở hông bụng, thì tiếp tục không cử động được, tới hiện tượng này nhịp tim như không còn nữa rất yếu, phổi hô hấp cũng rất yếu, hiện tượng của gió mất dần. Khi nhiệt năng hơi ấm đến hông thận, bàng quang, can tiểu trường, đại trường tất vùng bụng, thì ngay nơi đó hậu môn mở ra, hệ thống tiểu tiện cũng mở ra, hiện tượng y học gọi là thoát dương – Dương thoát ra kèm kéo theo nước, tân dịch, phân đi ra luôn. Tôi đã có những lần ôm bệnh nhận, nuôi bệnh nhân người thân, đã chứng kiến rất rõ ràng hiện tượng thoát nhiệt, thoát nước mất sự chuyển động lưu thông của gió, hiện tượng đi của gió, hiện tượng thoát dương, nhiệt năng đó xảy ra trong tích tắc người đó toàn thân sẽ lạnh luôn, hơi thở đi ra khỏi thân xác, phổi không còn sống, tim cũng vậy. Vì nhiệt năng hỏa khí không còn nữa, tim ngừng đập. Hiện tượng chết dần này khi tôi ôm ngoại tôi trên tay, tôi vừa ôm, vừa niệm chú trợ giúp cho ngoại tôi tỉnh giác. Ngay giờ phút đó tôi kề tai ngoại tôi nói: Ngoại hãy vui vẻ, bình tĩnh, nhắm mắt lại niệm chú để thấy những cảnh giới Phật, Bồ tát tốt đẹp hơn, ngoại nghe con không? Ngay giờ phút đó với lực kiệt như thế đó, mà ngoại tôi nhúc nhắc gật đầu, một niềm vui đến trong tôi, ngay giờ phút đó, thời gian đó tôi rất tỉnh để quán xét cơ duyên này. Tay tôi đặt trên ngực ngoại tôi vừa niệm chú Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm nơi nhịp tim rất nhỏ, rất yếu tôi cảm nhận Om Ma Ni Padme Hum, làm như thế nhịp tim của ngoại tôi nhỏ dần lặng mất cho đến chỉ có sự ấm nóng lan lên cổ đầu một chút rồi mất luôn. Thần chú đó , âm thanh đó sự động dụng năng lực của mật chú đó ngay nơi đó đã thể hiện, biểu hiện năng lực chuyển động thành hiện tướng lành, đã đưa ngoại tôi linh ảnh đó, thân linh ảnh đó đến cảnh giới lành. Khi thân nhiệt mất tức hỏa đi, hơi thở mất tức gió đi, sự xuất nước tiểu tiện, tân dịch tức thủy nước đi. Thân thể người chết ngay nơi đây rất lạnh, cái lạnh âm nó lạnh không phải như nước đá mà cái lạnh đó người sờ vào như sức lạnh đó chuyền sang qua cơ thể ta, thấm sâu vào trong xương tủy của mình đó là hiện tượng cái âm thủy tinh, chất cấu tạo thành huyết, tân dịch nước trong cơ thể trong vũ trụ. Hiện tượng đi như vậy để chứng tỏ một điều rằng người ta không chết, những phân tử, những âm tử, những dương tử, nguyên tố …. đó đang chuyển hóa sang những thể khác. Ngay nơi đó tôi thấy ngoại tôi không chết, một sự hoan hỉ đến với tôi. Những khí chất mang mùi hôi của cơ thể người chết đó nó cũng là những nguyên tử, phân tử, điện tử, nguyên tố đất, nước, gió, lửa phóng ra để thể hiện qua nhiều chi tiết, nhiều hiện tượng kết hợp, phân tách, hợp tan, chuyển hóa khác. Những nguyên tố, phân tử đó. .. nó đã đến cùng những đám mây trên bầu trời, đến hạt sương, nước, rơi xuống cây cỏ, thực vật động vật sống phát triển chuyển hóa cứ tiếp tục như vậy mãi. Như vậy ngoại tôi không chết, ngoại tôi có trong mây, trong gió, trong những cánh rừng, dòng sông, cục đất… ngoại tôi không chết và cũng chưa một lần diệt, vì chưa một lần sanh. Vì những phân tử, nguyên tử ….như chúng ta thấy nó đã có sẵn trong vụ trụ, những cảm thọ, những cái biết, những cái tưởng nó đều có trong vũ trụ, trong con người, trong vạn vật, trong những nguyên tố, nguyên tử …đó. Nếu nó đã có sẵn như vậy thì nó đâu có sanh. Sanh là từ không chuyển sang có – diệt ( chết) là từ có sang không – nó đã có sẵn trong vạn pháp thì sao gọi là sanh . Không sanh thì không diệt. Ngoại tôi không chết ( không diệt) cũng như vạn pháp không có sanh, không có diệt.
Ngay nơi pháp môn quán tứ niệm xứ, có nhiều hệ phái, nhiều người, nhiều tầng lớp tôn giáo Phật, cho rằng tứ niệm xứ là pháp môn tiểu thừa, nguyên thủy. Và ngay nơi lý luận đó cũng có những người bảo thủ cố chấp vào nguyên lý dập khuôn cho mình, giáo pháp của Đức Phật là vô ngã, không, vạn pháp, không tướng. Còn một chút gì nơi ấy trong cái biết sâu thẳm ấy cũng không phải là vô ngã, không pháp, là pháp không tướng. Còn nhỏ vi tế như thế nào đi nữa, còn biết vi niệm như thế nào đi nữa cũng phải trải qua sanh, trụ, dị, hoại. Tứ tướng này chuyển hóa tạo nghiệp cho nhau. Nếu đã vô ngã, pháp không sao còn tiểu thừa, đại thừa, niết bàn, phiền não nơi đó. Một ý niệm chúng ta cho rằng nó đến, nhưng nó có bao giờ đến đâu, ai là chủ thể ngay đó mà thấy nó đến, thấy nó đi. Nếu là không có chủ thể nơi đó, thì ý niệm đó đâu thành đến, không thành đến và không chủ thể thì không có thời gian đến, quá khứ, hiện tại vị lai không có. Người đó biết nó đến nó đi tất là có người, có ngã. Vì ngã là ngũ uẩn sắc, thọ, tưởng, hành , thức. Do sự tưởng, ngay đó sự tưởng đó đã tạo cảm giác cho chính sự tưởng đó để hình thành cái “tưởng” . Đã tưởng thì phải biết. Cái biết đó thì có chủ thể “ năng” , cái năng này tiếp tục duyên lại cái tưởng trên để trở thành vọng nghiệp, sắc tướng. Như khi chúng ta hoa mắt thấy sợi dây trong đêm, hay giữa trưa ánh năng chói lóa ta “ tưởng” là rắn. Ngay tưởng đó “ thức” liền biết danh là rắn ( Lịch sử, nghiệp lực nói về con rắn, nào là độc, bị cắn là chết…) những kinh nghiệm đó hay nói đúng là nghiệp lực do sự vọng tưởng biến thành cứ tiếp tục huân tập, dính ngay nơi tướng thức đó. Cho nên tưởng thức tướng đó khởi lên ( sở) là lịch sử kinh nghiệm kia thể hiện. Khi không có tưởng thức tướng đó thì nó ẩn tàng, có thì nó biểu hiện. Sự biểu hiện và ẩn tàng đó không có chủ thể nào cả, do chúng ta tự vọng chấp là ta là người. Nếu không vọng chấp đó vạn pháp cũng biểu hiện và ẩn tàng như tên. Cho nên tưởng tướng thức đó không có đến không có đi chỉ biểu hiện và ẩn tàng. Trong quá khứ, hiện tại, vị lai nó đều biểu hiện và ẩn tàng thì làm sao có thời gian trong đó. Vạn pháp không tướng là vậy, nó cứ biểu hiện và ẩn tàng như thế cho nên còn gọi là vô thường. Tam ấn của chư Phật là ( không, vô ngã, vô thường). Như chúng ta thấy như vậy thì đúng là trong kinh nói do niệm bất giác sinh vạn pháp. Bất giác ấy là vô minh.
Như trong chiêm bao chúng ta không tỉnh nên sinh ra mộng. Do không tỉnh ( bất giác) vô minh đó sinh ra hành. Hành là một sự thể hiện của sắc tướng, thọ, tưởng, thức. Ngay nơi đó do ta cảm thọ, biết, tư duy, hiểu thấy sắc tướng mà trước đó ta chấp chặt vào hiện tượng đó. Thí dụ như do cha mẹ bị bệnh hàng ngày ta thấy, ta lo. Cái biết cảm thọ xúc cảm đó xảy đến liên tục và đến với sự cảm nhận nồng nhiệt của mình. Ngay trong niệm bất giác trong đêm đó ý niệm đó nổi lên, thì tiếp tục theo là thức sanh, nó biết niệm đó là thương cha mẹ, nó liền tự đạo diễn tức là nó duyên theo danh, sắc, thọ, tưởng. Danh sắc thọ tưởng trong nhiều kiếp hoặc trong đời sống chúng ta thường thấy, hay biết học hỏi, nghe những cảnh cha mẹ bệnh chết, khóc lóc, đau khổ như thế nào chúng ta đã có tập nghiệp sẵn. Thức dó duyên vào danh sắc đó, danh sắc duyên lục nhập; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tạo thành cộng nhiệp. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý tạo thành 12 xứ. Ngay nơi cảnh chiêm bao đó những hình ảnh cha mẹ bệnh chết … sắc - nghe tiếng rên đau, than thở ( nhĩ – thanh), mùi hôi thối, thơm ( tỷ - hương) . Rồi sau khi thấy nghe như thế đó, ý mới sanh ra nhiều pháp trần, nào là thương cha, mẹ ( thọ) …cho cha mẹ ăn uống, tắm, rửa, săn sóc, nói buồn tủi như thế nào đó bắt đầu từ từ hình thành một cuộc đời ngắn trong chiêm bao.
Qua những nội dung chi tiết trên nhằm mục đích tôi thể hiện lên giáp pháp của Đức Phật trong vạn pháp, và thực hiện giáo pháp của Đức Phật qua trung đạo. Đây là những ý pháp trong Trung Quán Luận của Đức Long Thọ Bồ tát, một vị Bồ tát thể hiện chỉ lại một lần nữa cho chúng sinh thấy rằng giáo pháp của Đức Phật là vô ngã, không, vô thường. Đức Long Thọ ra đời sau Đức Phật rất xa. Ở nơi Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni chúng ta sẽ thấy sự tâm ấn của Đức Phật ấn chứng lại cho Đức Long Thọ Bồ tát qua bộ kinh lớn Lăng già Tâm ấn, những ý niệm này tôi sẽ tiếp tục cùng quí vị chia sẻ lại qua những bài sau.
cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: Thích Chánh Trí Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết TườngSửa bởi quản trị viên 11/04/2017 lúc 11:04:35(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |