Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
HỎI: Con người sau khi chết có linh hồn không?
ĐÁP: Để trả lời câu hỏi này trước nhất chúng ta xác định rõ lập trường tư tưởng theo Phật giáo. Nếu đã theo giáo lý của Đức Phật thì con người sau khi chết và lúc còn sống không có linh hồn, Đức Phật không chấn nhận linh hồn của từng cá nhân vì sao? Vì nếu chúng ta mỗi người đều có một linh hồn cá biệt khác nhau. Vậy thì linh hồn đó sau khi chết, hiện trạng cuộc sống tư tưởng của cá nhân đó sẽ luôn luôn là linh hồn đó. Thí dụ: Anh A khi chết vẫn là linh hồn của anh A. Còn Thượng đế và Thánh thần thì cũng là linh hồn của Thượng đế Thánh thần. Người ngu sẽ mãi trong linh hồn người ngu, người khôn, người ác, người thiện sẽ mãi là như vậy. Nếu căn cứ theo cuộc sống hiện tại của chúng ta thì có lúc buồn khổ, có lúc vui, có lúc trở thành người ác, người thiện có lúc thành khôn, lúc thành dại. Tất cả ý niệm, ý thức tập nghiệp luôn biến chuyển chứ đâu có thật thụ nhất định là linh hồn của người ác mãi mãi là ác, còn người thiện mãi mãi là thiện không có chuyện đó trong thực tại của kiếp sống con người và sau khi chết.
Đối với nhà Phật đức Phật chỉ nói đến nghiệp thức nhân quả. Nghiệp thức nhân quả sẽ đưa con người đi theo những chủng nghiệp của họ tạo ra và thành đạt hoại diệt khổ sướng ...đều do tạo nghiệp ( nhân) và trả lại những gì mình đã gây tạo ( quả). Từ chi tiết nội dung như thế chúng ta mới thấy con người chuyển hoá thành thiện, thành thánh thần giải thoát. Và chuyển hoá từ thiện sang ác, từ ác sang thiện nằm trên thành, trụ, dị, hoại diệt. Giáo lý nhà Phật thấy biết ngay nơi nghiệp lực chuyển đổi của chúng sinh ( vọng tưởng vô thường). Con người chúng ta vì vô minh nên chấp có ngã thật ( có ta thật = linh hồn), và từ đó biến thành nhân ( nhân = con người khác), chúng sinh thọ giả cùng nhau trôi lăn trong sự chuyển vận vô thường. Ngay nơi đây Đức Phật vì lòng đại từ đại bi chỉ cho chúng ta con đường giải thoát là hãy tự nhìn thấy sự vọng nghiệp chuyển đổi vô thường đó mà tự quay nhìn lại cái tự tánh thanh tịnh của mình hằng có bao đời. Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.
HỎI: Thưa Thầy cho con hỏi một điều, mong thầy giải nghĩa giúp con, vì lòng không biết cho nên mới hỏi. Thưa thầy có những diễn đàn nói rằng họ đang hoằng hoá hướng dẫn tu theo Mật chú Chuẩn Đề, nhưng sau con thấy họ đưa lên những hình ảnh tôn kính đến những vị Mẫu, những hình ảnh Thánh thần tiên của sự tín ngưỡng dân gian. Vì những tư tưởng đó theo con thấy không phải là một tôn giáo hiện hành hiện nay. Họ tu học và hoằng truyền Mật chú Chuẩn Đề trên hình thức đó như thế có được không? Mong Thầy giải thích cho.
ĐÁP: Đây cũng là một câu hỏi của rất nhiều đạo hữu gần xa, quí bạn đó cũng đã từng gọi điện thoại trực tiếp để hỏi qua vấn đề trên. Nhưng trong quá trình diễn đàn hành đạo chuyên tu về Thiền quán và Mật chú. Lúc đó chưa đủ cơ duyên để trả lời những câu hỏi trên. Nay diễn đàn Tâm Mật đã thực sự đi vào chiều sâu của sự chuyên tu Thiền quán Mật chú. Trong thời gian qua diễn đàn đã từng bước hoàn thiện mình, mạnh dạn tách rời, loại bỏ đi những tư tưởng mang màu sắc tín ngưỡng như trên. Và trong bước đường hành phápvừa qua chúng tôi cũng cóđi đên nhiều nước như Ấn độ, Nepal, Thái lan, Myama va chạm nhìn thấy kiến giải rất nhiều vấn đề. Từ nhìn thấy những tư tưởng trên kết hợp với bản thân tu học và những tư tưởng hiện tại tín ngưỡng đang nhìn thấy. Ba góc nhìn trên đến hôm nay chúng tôi quyết định, khẳng định tâm quyết chỉ có một con đường tu Thiền quán Mật chú Chuẩn đề không sai khác. Đây cũng là một cơ duyên, chúng tôi xin trả lời giãi bày những câu nghi vấn trên với một lòng tâm quyết theo đúng con đường Phật đạo. Trước khi trả lời câu hỏi trên xin nhắc lại lời: “Qui y phật bất qui y thiên thần ma quỉ vật”. Trong câu nói đó qúi bạn đã hình dung được con đường phật đạo tu theo Thiền quán Mật chú Chuẩn đề là như thế nào rồi. Như vậy đúng theo lời Phật dạy, khi qui y Phật, Pháp, Tăng thì người hành giả phật tử phải gạt bỏ mọi tư tưởng tín ngưỡng theo thiên thần, ma quỉ vật tà sư. Theo trong nội dung câu hỏi quí vị mô tả sự kính tin thờ phụng hình ảnh trên thì chứng tỏ diễn đàn đó không phải đi theo đúng con đường của đức Phật. Quí bạn hãy nắm lấy giáo lý trên tự tâm khách quan của mình mà phân biệt thì sẽ thấy một loạt ý niệm hình ảnh khác không phải của giáo lý Đức Phật. Ở đây chúng tôi cũng không muốn lún sâu vào sự phiền phức, chỉ gợi lên cho quí bạn một số ý niệm và khẳng định rằng Mật chú Chuẩn Đề Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm không thể hoằng hoá chỉ dạy theo hình thức mà bạn đã mô tả. Vì Mật chú Chuẩn Đề, Ngũ Bộ chú là Phật bộ là tâm chú của chư Phật, tâm chú của những vị cổ Phật như: Đức Phật Mẫu Chuẩn đề, Đức Quan thế Âm Bồ tát, Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đức Uế Tích Kim cang Bồ tát...Tất cả Mật chú được chia sẻ trên diễn đàn đều là tâm chú của chư Phật cả. Còn về mặt Hiển giáo diễn đàn Tâm Mật luôn thể hiện giáo lý Đại thừa thấy tánh thành phật dựa trên những bộ kinh Đại thừa Phương Quảng của Đức Phật như: Kim cang, Bát nhã, Lăng già, Hoa nghiêm, Lăng nghiêm, Pháp hoa, Viên giác, Pháp Bảo đàn kinh. Ở đây chúng tôi không trực tiếp lún sâu vào để trả lời câu hỏi trên nhưng mượn phương pháp tu học Thiền quán Mật chú Chuẩn đề để chỉ cho quí bạn thấy rằng giáo lý tư tưởng của Phật luôn nằm trên lòng đại từ đại bi không thể sát sanh hại vật cúng tế, không đem mạng sống chúng sinh ra để dâng cúng cho một vị thần, thánh tiên. Vì chư Phật không ăn thịt của chúng sinh. Đức Phật như vậy thì đệ tử, giáo lý của Ngài cũng thể hiện lên điều đó. Giáo lý của Đức Phật luôn lấy trí huệ giải thoát làm nền tảng, trí huệ giải thoát đó không còn chấp 2 bên có và không. Ở giữa luôn đưa con người về với tự tánh thanh tịnh ( Bát nhã), không dạy con người chúng sanh trên nền tảng tử tưởng ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả. Ngay nơi giáo lý ấy người hành giả phải thấy sự giả hợp của thân tâm luôn biến chuyển không thực thể. Cho nên không chấp vào ngã nhân, ta và người. Khi thấy có ta mới khẩn cầu ( có người cầu) thì sẽ có người ban. Từ ngay nơi đó có chư vị thần linh ban cho. Được thì vui, không được thì buồn ( thọ giả). Và khi cầu cũng như vậy, luôn có sự sai biệt phân cấp ta, người, thần, thánh . Đây là tướng chúng sanh, tứ tướng đây theo kinh Kim cang. Người tu theo Phật đạo tâm không dính mắc, tất cả sự diễn giải này cũng là nhằm trả lời câu hỏi của quí bạn.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.
HỎI: Những người bị tai nạn giao thông chết trên đường thì nghiệp thức dẫn họ đi về đâu?
ĐÁP: Câu hỏi bạn nghi vấn thật hay. Trình tự tôi sẽ giải thích cho quí bạn. Về tâm sinh lý của một con người khi đang đi trên con đường lúc chưa xảy ra tai nạn, thì người đó họ đang trong tình trạng sức khoẻ cũng tốt. Sức khoẻ tốt thì họ mới đi xe, hoặc đi bộ tới lui được. Và tâm lý lúc đó họ không bao giờ nghĩ, hay biết mình sắp chết. Đôi khi trạng thái tâm lý người nếu tỉnh thức được sẽ có những sự nôn nao, buồn bực khó tả, khó hiểu trong tâm họ. Nhưng với cái biết mơ màng đó người ta có thể suy nghĩ biết sẽ có một điều nào sắp xảy ra. Chỉ biết mơ màng thôi. Bất thần đang đi dù cho người đó biết và không biết những gì sắp xảy ra đi nữa, nhưng họ luôn bảo thủ từ trong đáy lòng tâm thức họ là tôi, tôi đang sống. Bất thần. Đùng! một cái, một chiếc xe khác đâm vào xe họ, hoặc đâm vào họ với một lực thật mạnh khiến cho thân xác banh ra, nát ra, làm cho lục phủ ngũ tạng, thần kinh không còn hoạt động nữa. Ngay nơi tiếng đùng đó từ sự biết trong đầu người đó. Ngay nơi cái biết đó làm cho thất thần, thần tán loạn, thân và tâm tách ra trong tích tắc đúng với lời nói dân gian là “ Hồn phi phách tán” thần thức bay ra khỏi xác. Thường thần minh theo y học Đông phương thường tàng trong tâm, trong gan, trong thận. Sự va chạm cảm giác cùng sự ý niệm biết của ngã chấp bảo thủ lâu đời, trong tích tắc sát na đó tiềm thức ( ngã chấp – ý) qúa sợ tán ra bên ngoài thân thể, và khi bình tĩnh lại thần thức nhập vào thân thể lại theo quán tính tự nhiên. Khi thần thức va chạm vào thân thì liền ngay nơi đó có tiếng nổ vang lên. Vì thân thể lúc đó lục phủ ngũ tạng đã hư. Thân thể không còn nguyên vẹn, các khiếu đã hư. Hay nói đúng hơn có thể lúc đó chỉ là thuần âm, và thần thức cũng là âm chạm nhau gây ra tiếng nổ trong tâm thức vô hình. Hai cực đồng thì tách ra. Cũng như khi chúng ta nằm mộng chiêm bao thấy đi đây đi đó vui vẻ, khổ đau, sự thọ cảm cũng rất rõ ràng và luôn thể hiện lên cái có ta ngay đó. Nếu trong trường hợp chúng ta đang mơ, đang đi tới lui đó. Ngay nơi giờ phút đó có một người dùng súng hay một chất sát hại nào làm cho thân banh ra, nát ra thì thần thức cũng y như vậy không vào trở lại được mà phải sống trong thân trung âm cùng ý niệm đi tìm xác thân của mình, mang theo sự u mê vô minh mê mờ trong đau khổ. Nghiệp thức người bị tai nạn giao thông đụng xe trên cũng vậy. Họ cứ mê mờ ôm tâm đau khổ tìm thân mình mãi, họ không nghĩ và tỉnh thức nghiệp thức như vậy cứ mãi ở nơi đó, nơi đã xảy ra đụng xe không đi nơi khác. Nếu tâm người đó quá sân hận sau một thời gian người đó biết mình đã chết mất thân thì bèn đem sự sân hận đó trút lên đầy của những người lưu thông ngang qua nơi đó. Khi những con người đi ngang qua nơi đó tâm bất ổn, tinh thần không ổn định vọng tưởng hướng tâm theo sự tham, sân, si. Cái lửa tham, sân, si dục vọng đó nó sẽ chiêu cảm đến người chết, vong linh tại nơi đó. Vì lòng tham sân si của vong linh đó quá mạnh hoá thần oán hờn, lửa oán hờn ấy sẽ là một lực vô hình tác động vào tâm thức, nghiệp thức chân linh đó làm cho chân linh đó mù quáng mê mờ tạo nên tai nạn tiếp theo bằng lực xô tác động hướng tâm người đang lưu thông trên va chạm đụng xe hoặc té mà chết tiếp. Cho nên quí bạn thấy những nơi nào có tai nạn giao thông chết người thì nơi đó sẽ xảy ra liên tục tai nạn giao thông tiếp theo. Người bị tai nạn giao thông chết thường có những trường hợp khác xảy ra tốt hơn khi được tác động qua những phương pháp cầu siêu, chiêu hồn của Phật đạo, nhờ thần lực của Mật chú cùng từ lực của chư Phật, chư Bồ tát, chư vị Thánh chúng.
Sửa bởi quản trị viên 25/07/2014 lúc 09:25:54(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |
Cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
|
10 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
|
|