Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
Hư không chưa bao giờ có thật
Con đường đạo là một con đường những phải chính người đó bước đi thì mới là con đường . Ngay nơi đây chúng ta không đi thì không bao giờ thấy biết sự hằng có của đạo, đạo đây là một con đường hay gì khác hơn …cũng chỉ là mượn tạm để nói lên sự hằng có, sự hằng có đây khi Đức Phật tại thế Ngài đã thường nhắc đến nó trong sự giáo hóa hoằng hóa đạo thể, Ngài nói ở mọi khía cạnh thể hiện ẩn tàng ở mọi khía cạnh cho đến lúc ngài chuẩn bị nhập vào niết bàn. Ngay sự hằng có đó Ngài bảo rằng: Bao năm qua ta không nói một lời nào cả. Một tiếng sét không có sự âm vang, không có sự sáng chói chứng minh rằng Ngài đã là Phật từ bao giờ. Phật và tất cả pháp không có sự bắt đầu nào cả. Từ lúc là một tăng sĩ, ai bảo cơ duyên nào, sự bắt đầu nào để trợ lực cho vị đó xuống tóc trì kinh niệm phật làm tất cả để trở thành một vị phật. Kiếp trước hay kiếp nào đó vị ấy đã có một lần hay nhiều lần bố thí, làm phước hay nghe kinh, đi chùa…Nếu nói vậy thì kiếp nào đó vị ấy trước đây đã tạo một điều thiện lành nào đó để thực hiện được sự bố thí trên? Chúng ta cứ hỏi mãi những ý niệm trên kéo những sự suy tư, những sự hay biết về tột của quá khứ thì không có một khởi điểm nào cả. Vì tất cả nó đã hằng có bao giờ có sự đi đó. Đức Phật ấy ngay nơi đó đã là Phật. Một loại nói này, một loại phơi bày này, một loại lý luận này ngay nơi ngài Long Thọ Bồ tát, Ngài là một vị Bồ tát, vị Phật thể hiện sau Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni phật, tiếp tục đốt sáng lên ngọn tuệ đăng của Đức Phật để một lần nữa mọi người nhìn rõ lại giáo pháp của Đức Phật Bổn sư Thích ca Mâu ni- Ngay đấy không có một vị Phật nào cả? không giáo pháp nào cả, vì tất cả bản chất của vạn pháp đều Như – Như lai đã có sẵn giáo pháp ấy, cũng không có ngay nơi đó mới đúng là giáo pháp của Đức Phật. Tinh thần kinh Kim cang ngay nơi đây thể hiện sau khi ẩn tàng, giáo lý đó thật chân thật. Ngay nơi đó không có ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả. Giáo pháp ấy không có nhất định. Đức Phật cũng không nhất định vì tất cả Lục căn, vạn pháp đều ẩn tàng và thể hiện.
Tột cùng không có ngã.
Khi ấy ngài Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: - Bạch Thế Tôn người thiện nam, người thiện nữ phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác làm sao an trụ, làm sao an trụ, làm sao hàng phục tâm kia?. - Phật bảo Tu Bồ Đề : Người thiện nam, người thiện nữ phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác nên sanh tâm như thế này, ta nên diệt đi tất cả chúng sinh mà không có một chúng sinh thật diệt độ. Vì cớ sao? Tu Bồ Đề: nếu Bồ tát còn tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sinh, tướng thọ giả ắt không phải là Bồ tát. - Vì cớ sao?Tu Bồ đề thật không có pháp phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. - Tu Bồ Đề, ý ông nghĩ sao? Như lai ở nơi phật Nhiên Đăng có pháp được vô thượng chánh đẳng chánh giác chăng? - Bạch Thế Tôn không vậy. Như chỗ hiểu của con qua nghĩa Phật nói, Phật ở nơi Phật Nhiên Đăng không có pháp được vô thượng chánh đẳng chánh giác. - Phật bảo: Như thế, như thế! Tu Bồ Đề, thật không có pháp Như lai được vô thượng chánh đẳng chánh giác. Này Tu Bồ Đề! Nếu có pháp Như lai được vô thượng chánh đẳng chánh giác thì Đức Phật Nhiên Đăng ắt không thọ ký cho ta ở đời sau, ông sẽ được thành phật hiệu là Thích Ca Mâu ni. Do thật không có pháp được vô thượng chánh đẳng chánh giác, thế nên Đức Phật Nhiên Đăng mới thọ ký cho ta, nói thế này: Ở đời sau ông sẽ thành phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Vì cớ sao? Như lai tức là nghĩa như của cac pháp. Nếu có người nói Như lai được pháp vô thượng chánh đẳng chánh giác. Này Tu Bồ Đề. Như lai được vô thượng chánh đẳng chánh giác ở trong ấy không thật, không hư. Thế nên Như lai nói tất cả pháp đều là phật pháp. Này Tu Bồ Đề. Nói tất cả pháp đó tức phải phải tất cả pháp, nên gọi là tất cả pháp. Này Tu Bồ Đề thí như là có người thân cao lớn.
- Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế tôn. Như lai nói thân người cao lớn ắt không phải thân lớn, ấy gọi là thân lớn. - Này Tu Bồ Đề! Bồ tát cũng như thế, nếu nói lời thế này: Ta sẽ diệt độ vô lượng chúng sinh ắt không gọi là Bồ tát. Vì cớ sao? Này Tu Bồ Đề thật không có pháp tên Bồ tát. Thế nên Phật nói tất cả pháp không ngã, không nhân, không chúng sinh, không thọ giả. Này Tu Bồ Đề. Nếu Bồ tát nói lời thế này : Ta sẽ trang nghiêm cõi phật ấy chẳng phải là Bồ tát. Vì cớ sao? Như lai nói trang nghiêm cõi Phật ( Trích trong Kinh Kim Cang – HT: Thích Thanh Từ). Đoạn kinh văn này rất phù hợp với Trung Quán luận của Đức Long Thọ Bồ Tát. Ngay đời của Đức Long Thọ ra đời giáo pháp của Đức Bổn sư Mâu ni đã tại thế một thời gian khá xa. Khoảng thời gian đó, trong những người theo giáo lý của Ngài có một số đã nhìn sai vào sự thật giáo lý ấy. Ngay nơi kinh văn trên Đức Phật, ngay nơi đó ngài nói ở Phật Nhiên Đăng ngài chưa từng phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Vì ngài phát tâm khởi niệm như vậy tức có ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả. Cái biết đó vẫn nằm ngay trong ngũ uẩn; sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Đây là một mấu chốt rất quan trọng khi thực hiện giáo lý của ngài. Tất cả, tất cả trường phái sau này đều đi nghịch khác giáo lý trên. Tất cả cho rằng bên trong, bên ngoài sự sanh diệt đó đang có một cái không sinh diệt. Ngoài mặt danh tự ngữ ngôn chúng ta thấy nói giống y như Đức Phật, Đức Long Thọ nhưng tất khác nhau, trái ngược nhau rất xa. Một cái đưa ta đến sự sanh diệt, cái trở về sự sống chân thật. Ngay nơi đây niệm khởi vạn pháp nổi lên, chúng đều đối đãi phân biệt. Ngay nơi đó trong tâm thức sâu thẳm đó có một cái biết các pháp đang đối đãi, sanh diệt nhau rất rõ. Họ tưởng ngay nơi đó cái biết dó là thường trụ là hằng có, nhưng thật ra chúng cũng chỉ là cái thức, cái hành trong ngũ uẩn mà thôi. Cũng như con chó nó được cột vào sợi dây và trụ ngũ uẩn. Con chó đó nằm cũng bị trói trong ngũ uẩn, đi, chạy, thậm chí khóc, la, đau buồn, ăn uống, ngủ, vùng vẫy hay nằm yên…cũng không thoát ra khỏi vòng dây trụ ngũ uẩn ấy. Ngay nơi trung quán luận của Đức Long Thọ Bồ tát, Ngài đã thấy sự chân thật của vạn pháp, Ngài đã nói ra sự thật hành chân thật giáo lý Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni. Qua hình ảnh, khí khẩu, ngôn từ, ngôn lực, biểu tri sắc trong tâm tôi thể hiện ra như vậy đó. Nó cũng chỉ là một ý niệm trong tôi cũng đang muốn phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, cũng đang muốn trang nghiêm cõi Phật. Sự phát tâm đó, trang nghiêm đó phải biết là không thật, không hư, không có sự phát tâm, không có sự trang nghiêm thì mới thật là trang nghiêm, mới đúng là Kim Cang. Ngay nơi đó không có một ý niệm nào, vạn pháp phương pháp nào đến đó cả. Vì bản chất chúng là Như. Thấy như vậy biết như vậy nơi Như lai tàng thì ở đâu cũng là Phật, vạn pháp Như lai. Ngay nơi vạn pháp đó là Như lai thì vạn pháp có xanh, vàng, tím, đen, trắng, âm thanh, mùi vị, sắc trần. Căn trần thức gì cũng là Như. Thấy như vậy thì hóa độ vô lượng chúng sinh không có chúng sinh nào thật diệt độ cả. Người Bồ tát thực hành bố thí cũng như vậy, không trụ trên sắc, thanh, hương vị, xúc pháp, căn, thức cũng như ngay bản thân tôi. Nếu chỉ nghĩ tôi đang niệm ( Thanh Hùng đang niệm), Thanh Hùng có thật không nghĩ biết sự giả hợp có thân tướng đó cảm xúc đang niệm - Thọ, Tưởng - tôi đang niệm, Hành- những ý niệm lăng xăng mang thần chú đến, Biết tôi đang niệm nếu như vậy thì chỉ nằm trên ngũ uẩn thôi. Cái ngã núp phía sau đó nó được ẩn tàng, biểu hiện theo cơ duyên nghiệp lực mà thể hiện lên. Ngay nơi đó thể hiện sự tỉnh giác để biết ngũ uẩn thể hiện trong danh sắc, biểu hiện ẩn tàng. Chỉ biết rõ không cần phải nói rằng phân biệt rằng. Đây là A, là B gì cả. Vì phân biệt như vậy là sanh diệt. Đã sanh diệt thì không sống trong bản chất “ Như” của các pháp. Hãy niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm nghe nơi sâu thẳm, nghe nơi vạn pháp đang niệm Om Ma Ni Pad Mê Hum, nghe nơi từng động tác, nghe nơi từng sự biểu tri của tâm, ý, thức của ánh sáng trong bóng đêm. Vạn vật khi chúng ẩn tàng cùng biểu hiện nghe nơi sự biểu hiện ẩn tàng danh sắc đó; Om Ma Ni Pad Mê Hum – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đè Ta Bà Ha, Bộ Lâm. Sự nghe đó phải thấy biết mình là ai, cũng như biết tôi đang nghe ngay nơi đó. Thì ngay nơi đó hãy xả bỏ pháp nghe đó luôn, quên danh sắc ngay nơi đó. Tất cả còn lại gì nơi đó chỉ là sinh diệt luân hồi, cội gốc phiễn não chưa dứt. Xả như vậy
cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: Thích Chánh Trí Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết TườngSửa bởi người viết 24/12/2016 lúc 10:44:50(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |
8 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
|
|