Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
Tiếng ru của Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề Trong chúng ta ai cũng cho là ai cũng có một tự tánh. Chúng ta hãy nhìn sâu vào thiền quán của Đức Phật để thấy thì tất cả các pháp đều không có tự tánh. Nếu mỗi pháp riêng rẽ có tự tánh nhất định thì vạn vật không biến đổi, chuyển hóa. Như chúng ta ngay nơi bản thân mình sẽ có một linh hồn tồn tại trong bản thân. Nếu đã có một linh hồn tồn tại như vậy thì thân tâm chúng ta cũng mãi như vậy không khác. Người A, con B hoặc cái cây vẫn như vậy mãi không chuyển hóa được, và nếu nói nó không có tự tánh cũng không phải – Không có cũng không không. Nếu không có cũng không chuyển hóa được. Ngay nơi cái lý cái sự cũng không, nếu có lý có sự nhất định thì vạn vật, vạn pháp không trùng trùng duyên khởi được. Tất cả cũng chỉ là ảo ảnh, ảo vọng, do những vọng ý niệm trùng trùng biểu hiện theo duyên khởi, trùng trùng ẩn tàng theo duyên khởi. Như cây nến, ngay hiện tại đó ta thấy nó có một tướng cây nến rõ. Nếu nhìn sâu quán sâu vào ta sẽ thấy trong đó có những nguyên tố, phân tố, nhiều điều kiện sinh lý, vật lý luôn cả tâm lý cũng đang ở trong đó. Nó có tâm lý, có sự thấy biết thọ cảm của nhiều người, nhiều kinh nghiệm sống, sinh lý của con người, nó nhiều yếu tố bay bổng, nhẹ nhàng trong hương thơm của nến hoặc nhiều khí cảnh nặng nề do chất khí cacbon bay ra đem đến sự khó chịu của mọi người, rồi những thán khí, hơi nóng đó bay trong vũ trụ, trong con người bay lên thành những đám mây, rồi mây mưa xuống cho côn trùng dậy lên những khúc hát, âm điệu khác nhau. Cho những cành cây đâm chồi, tắm mát những vùng đất khô cằn đem lại sự màu mỡ của những cánh đồng, rồi những cây lúa nở đòng đòng, hạt lúa chín vàng tạo cho những không gian cảnh trí vàng óng ánh của những hạt lúa. Cánh đồng buổi sáng ban mai khi những hạt sương chưa tan vội, những cây lúa ấy cũng đem thân mình ra trong mọi hoàn cảnh giúp một phần nào cho loài sâu bọ, giúp cho chúng những buổi ăn no, uống sương cùng ánh nắng ban mai, ánh mặt trời sưởi ấm vạn vật. Từ ngay nơi đó những hạt lúa đó những bông lúa đó với những tâm huyết, tâm ý của người nông dân đã ôm ấp nâng niu chúng để đủ duyên, chúng trở thành những hạt gạo. hạt cơm lại tiếp tục đi vào cơ thể chúng ta. Nếu tất cả những chuyển biến đó có tự tánh thật sự, thì chúng không chuyển hóa được. Nhưng nếu không có tự tánh cũng không phải, vì nếu không có tự tánh không bao giờ chúng ta có những bài hát hay trên những cánh đồng vàng, trong dòng sông nước chảy, gió thổi, mây bay, ăn, đi, đứng, nằm, ngồi …Qua những chuỗi chuyển hóa đó đều có trong cây nến đang cháy nói ở trên . Cây nến cháy cho đến hết không còn cái tướng cây nến hiện diện tại nơi đó, ta lầm tưởng cho rằng nó mất đi, nó diệt đi. Nhưng thực tế chúng ta quán lại xem, tỉnh giác sẽ thấy rõ cây nến đó nó sẽ có cùng khắp mọi nơi, chưa bao lần mất đi, và cũng chưa bao lần có. Vì tất cả những chi tiết giả hợp trên từng đơn vị, từng pháp chúng đã luôn hiện hữu, luôn ẩn tàng. Những hạt lúa, giọt nước, đám mây, mặt trời, cây cối, nguyên tử, phân tử, điện tử, sự chuyển động tĩnh lặng…Tất cả đã có sẵn. Cho nên là chúng chưa bao lần có. Vì có là từ không tướng trở thành có mới thành có. Cũng như từ có trở thành không. Nhưng ở đây, các pháp đã có sẵn, đã có sẵn thì không thể bảo rằng có được. Nếu chưa từng có thì không mất đi ( diệt).
Nhìn chung một lần nữa, chúng ta sẽ thấy vạn pháp không có tự tướng ( không, vô thường, vô ngã, trung đạo). Đây là những pháp ấn của chư Phật để ấn chứng tâm pháp trong vạn pháp, để người hành giả biết chắc điều đó là “ như thế”. Như lai không đến không đi. Đây là tinh thần của trung quán luận. Đức Long Thọ một vị Phật ra đời sau Đức Thích Ca- Tinh thần Trung quán luận này đức Long Thọ một lần nữa đã khẳng định, chứng minh giáo lý của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là một giáo lý siêu việt không có một sự vướng mắc nào cả. Giáo lý ấy dập tắt đi tất cả những ý niệm. Để cùng vạn pháp là một, một là tất cả, tất cả ấy trong vô ngã, vô tác, vô tướng trung đạo. Vì niết bàn là dập tắt, dập tắt ý niệm. Những ý niệm không còn ràng buộc nữa thì tự do tự tại. Ngay nơi đấy người hành giả mật chú Chuẩn đề họ sẽ nghe trong vạn pháp ấy , từng pháp đều là Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.
Nghe âm ấy trong gió, trong mây Ở suối reo từng hạt mưa tí tách, Xa xa chim hót, gần gần hoa nở. Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm. Trong ngoài tâm ấy một thể mật khải Nghe ngay vũ trụ đang mỉm cười, Hay đang khóc, Cùng điệu múa ánh sáng mặt trời, Trên cành cây hoa cỏ, Nơi chân trời, nơi tâm điểm ấy trong tâm. Nơi ấy có một những sự rung động. Như tiếng ru của Phật Mẫu Chuẩn Đề. Hương âm ấy ôm trọn. Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm. Âm vang, âm vang mãi trong hư vô Hư vô cũng âm vang – “ Đây thật buồn cười”!.
Cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: Thích Chánh Trí Mật tông hiệu : Kim Cang Kiết Tường Sửa bởi quản trị viên 05/04/2017 lúc 10:12:12(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |
Cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
|
12 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
|
cuiyang07 trên 05-04-2017(UTC) ngày, chuctinh trên 05-04-2017(UTC) ngày, Haophuong trên 06-04-2017(UTC) ngày, Thuong76 trên 06-04-2017(UTC) ngày, Liễu Pháp Bạch Y trên 06-04-2017(UTC) ngày, Phuongthao149 trên 07-04-2017(UTC) ngày, NgocDuc trên 07-04-2017(UTC) ngày, HaiLam trên 07-04-2017(UTC) ngày, Huyentrang89 trên 07-04-2017(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 08-04-2017(UTC) ngày, Phuc An trên 08-04-2017(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 15-04-2017(UTC) ngày
|