Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
Nếu có người tu hạnh Chơn ngôn, xuất gia hay tại gia Bồ Tát. Tụng trì Đà Ra Ni này mãn chín mươi vạn biến, những tội ác đã tạo trong vô lượng kiếp như: thập ác, ngũ nghịch, tứ trọng, ngũ vô gián thảy đều tiêu diệt. Sanh chỗ nào thường gặp chư Phật, Bồ Tát, giàu có nhiều của báu, thường được xuất gia.
Giải: Đoạn kinh văn này nói lên năng lực vi diệu của Mật chú Chuẩn đề. Đây cũng là một trong những sự kỳ diệu, một sự đặc thù một pháp bảo không thể nghĩ bàn được. Vậy mà có những con người chưa có duyên nghiệp sâu, chưa đủ trí tuệ công đức, vô minh cho rằng những lời nói trên không chân thật. Trong vô lượng kiếp Chư Phật, Chư Bồ tát, Chư Thánh chúng, chư thiên luôn kính tin lời nói đó là đầy đủ chân thật, đầy đủ năng lực cùng trí tuệ, để đi sâu vào sự giải thích đoạn kinh văn này, xin đưa ra những ý niệm ngôn từ trong kinh để phân tích chân thật ra. Nói về Thập ác thì chúng ta sẽ thấy như sau: 1 - Giết hại ( sát sanh). 2 - Trộm cắp. 3 – Dâm dục ( tà dâm). 4 – Nói dối. 5- Nói hai lưỡi. 6 - Nói lời thô ác. 7 - Nói lời phù phiếm, 8 - Đố kỵ, ghanh ghét( tham). 9- Sân hận. 10 – Si.
Như vậy chúng ta sẽ thấy thập ác, thập bất thiện đạo này nó nằm trên thân, khẩu, ý và cái nền tảng để chúng gây nghiệp là: Tam độc tham, sân, si. Ở đây xin giảng giải rộng hơn để chúng ta nhìn thấy sự vận hành của nghiệp rất nguy hại và sự tiêu trừ nghiệp của Chuẩn đề Đà la ni. Chúng ta sẽ lần lượt ghi nhớ lại lời Đức Phật dạy: Và này các Tỳ kheo, ba loại thân nghiệp lầm lỗi và không thích hợp thuộc tư ( chủ ý) bất thiện cho quả khổ đó là thế nào?:
Sát sanh: Ở đây, này các Tỳ kheo. Có người sát sanh: Hung bạo, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại, đả thương, tâm không từ bi đối với các loại hữu tình.
Đây là lời Đức Phật dạy chúng ta, qua lời dạy này chúng ta đã nhìn thấy sự sát sinh, tâm sát sinh như thế nào rồi. Chúng ta nhìn qua hiện trạng tâm thức cùng hành động nó đều trải qua tham, sân, si. Vì có tham đắm, chấp chặt vào một điều nào đó để bảo vệ điều đó phải nảy sinh ra những hành động, những hành động giận dữ đó nảy sanh từ tâm sân. Nếu đã có tham, sân thì phải có si, vì cho rằng những cái chi tiết, những pháp, những cái hiển hiện đó là chúng thật có, có thệt thể chấp theo như Đức Phật bảo rằng người đó chấp có nam, có nữ, có vật, có cây...tức là họ si không nhìn thấy sự giả hợp hình thành vô số nguyên tử phân tử nhỏ mà hình thành và chúng luôn luôn biến đổi không thật thể.
Trộm cắp: Lời Đức Phật dạy: Có người là người lấy cắp những gì không được người khác cho, đó là những tài sản và vật sở hữu của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi. Do lấy cắp nên người ấy là kẻ trộm cắp những gì không được cho.
Lời Đức Phật nói lên sự trộm cắp là như vậy. Tội trộm cắp này cũng phát xuất trên nền tảng tham, sân, si. Khi một người thực hiện sự trộm cắp, ngay nơi đó lòng ( tâm) người đó nổi lên lòng tham đối với vật đó, và khi người thực hiện sự trộm cắp đó đôi khi cũng do sự ghét, sân hận người chủ món vật đó. Ngay thời gian hiện tại tâm của người thực hiện trộm cắp đó phải có sanh sự vui sướng ( tham) hoặc sự sợ, lo ( sân) họ lấy rồi trong đầu, trong tâm lo lắng suy tính đủ kiểu, đủ hình thức món đồ vật đó đẹp xấu, cất giữ, bán, sở hữu như thế nào, hoặc sợ người phát hiện. Đây là lòng si.
Tà dâm: Lời Đức Phật dạy. Một người được xem là người phạm tà dâm. 1. Với người nữ có sự giám hộ của cha . 2. Với người nữ có sự giám hộ của mẹ. 3. Với người nữ có sự giám hộ của cha mẹ. 4. Với người nữ có sự giám hộ của anh. 5. Với người nữ có sự giám hộ của chị 6. Với người nữ có sự giám hộ của thân quyến. 7. Với người nữ có sự giám hộ của gia đình. 8. Với người nữ có sự giám hộ của một công đồng tôn giáo 9. Với người nữ có sự giám hộ của chồng. 10. Với người nữ đang được giao cho một hình phạt, thậm chí với người nữ đã được đeo cho một vòng hoa ( hứa hôn) , đều được xem là người phạm tội tà dâm. Tà dâm luôn là sự thể hiện của lòng tham dục si mê, rồi đến sự sân hận. Đối tượng thực hiện tà dầm thường là nam hoặc nữ. Người thực hiện tà dâm thường do sự thèm khát, tham lam, chiếm đoạt, hoặc do sự sân hận si mê muốn làm hại người đó, hoặc gia đình, anh em người đó. Trên đây chúng ta vừa nghe lại lời Đức Phật dạy, và đang quán xét 3 nghiệp do thân : sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Tiếp theo chúng ta sẽ lần lượt thể hiện quán sát và nghe lại lời Phật dạy. Ở những chi tiết này chúng ta cần phải quán sát hiểu rõ để chúng ta mới nhận thấy năng lực tiêu trừ những nghiệp bất thiện ( thập ác) của Mật chú Chuẩn đề. Ở pháp tu này đòi hỏi người hành giả phải hiểu rõ đúng điều chân thật để thực hiện pháp bảo chứ không phải để có một khái niệm hình thức. Tiếp theo chúng ta sẽ quán sát bốn khẩu nghiệp bất thiện. Đức Phật giải thích bốn khẩu nghiệp bất thiện như: Này các Tỳ kheo, bốn loại khẩu nghiệp lầm lỗi không thích hợp thuộc tư ( chủ ý) bất thiện cho quả khổ là thế nào?
Nói dối: Ở đây, này các Tỳ kheo, có người là người nói không đúng sự thật, ở chỗ hội họp, hay ở chỗ tụ hội, hay ở giữa các thân tộc, hay đến giữa đám đông, hay giữa các vương tộc. Khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: “ Này người kia, hãy nói những gì ông biết” . Dầu cho người ấy không biết, người ấy nói : “ tôi biết”, dầu cho người ấy biết, ngưuơì ấy nói: “ tôi không biết”, hay dầy cho người ấy không thấy, người ất nói : “ tôi thấy”, hay dầu cho người ấy thấy, người ấy nói : “ tôi không thấy”. Như vậy lời nói của người ấy trở thành cố ý nói láo, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì. Như chúng ta thấy ở trên, lời Đức Phật dạy thật rõ ràng. Trong sự nói dối do quyền lợi, lợi ích của người mình, đây là tham, si hay hoặc nói ghét người , thương người sân, si.
Nói hai lưỡi. Khẩu nghiệp gây tội thứ hai: Đức Phật giải thích. Một người là người nói hai lưỡi( nói lời chia rẽ). Người ấy nghe điều gì ở chỗ này, đến chỗ kia, nói để sanh chia rẽ ở những người này. Người ấy nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người ở đây để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy vị ấy ly gián những kẻ hoà hợp, hay xúi giục những kẻ ly gián, ưa thích, thích chia rẽ, vui thích chia rẽ, thích thú chia rẽ, nói những lời đưa đến chia rẽ. Nói hai lưỡi là nói sự chia rẽ, xúi giục chia rẽ sự hoà hợp nó cũng nằm trên tham, sân, si. Vì si mê cho rằng những sự việc, những tình cảm, những vậy chất...vì tham quyến, tham lam nơi lòng muốn hơn người. Vì ghét người, sợ người ảnh hưởng đến quyền lợi. Đó là sân.
Nói lời thô ác. Là khẩu nghiệp gây bất thiện thứ ba, chúng ta tiếp theo quán sát chúng . Đức Phật giải thích như: Người nói lời thô ác: Bất cứ lời gì thô bạo, thô tục, ngang bướng, khiến người đau khổ, khiến người tức giận. Những lời không đưa đến định tĩnh, người ấy nói những lời nhưvậy. Đó là lời Phật dạy, giải thích cho chúng ta rõ. Nhìn trên lời Phật giải thích nghiệp nói lời thô ác này cũng nằm trên nền tảng tham, sân, si. Khi chúng ta tham muốn chiếm đoạt quyền lợi, muốn sở hữu những gì của người khác cũng sanh ra lời nói thô ác, hay chúng ta ghét người khác luôn cả con vật chúng ta mắng chủi thồ tục, hoặc thô bạo. Đây là do lòng sân, vì không thấy những điều làm trên, nói trên nên chúng ta si mê tạo nghiệp mà không hay.
Nói lời phù phiếm. Là khẩu nghiệp thứ 4. Đức Phật giải thích như sau. Người nói lời phù phiếm là: - Một người nói phi thời. - Một người nói những lời phi chân. - Một người nó những lời không lợi ích - Một người nói lời phi pháp. - Một người nói lời phi luật. - Một người nói những lời không đáng gìn giữ, phi thời, bâng quơ, không có kết liều, và không liên hệ với mục đích. cư sĩ Thanh Hùng Lời nói phù phiếm này, nó ăn rất sâu trong tâm mỗi người, nhưng khó nhìn thấy, khó biết. Người tu chúng ta nó đều có liên quan đến mọi người, xã hội, thế giới, đồ vật, vạn sự. Khi chúng ta ngồi tán gẫu nói đến chuyện tin tức thế giới, phân tích, phân chia đúng sai cho rằng đây đúng, đây sai. Phân chia, phân tích vậy đều nằm trên tham, sân, si. Vì thích người ( tham, si) cho rằng đúng. Vì không thích người nói những lời không tốt ( sân, si). Bất cứ những câu chuyện nào mà chúng ta đem ra bàn tán với một tấm lòng nóng nảy, ham thích, si mê đều là những câu chuyện phù phiêm, phi thời, phi luật, phi pháp. Ở đây nói đến pháp luật, luật tu học của người tu, chúng ta không tu học chuyên tâm, để tâm, để ý sự kiện. Những ý niệm bên ngoài rồi ôm ấp trong tâm gặp chuyện đem ra nói tung toé bàn cãi đủ thứ. Những chi tiết nội dung như vậy chúng ta nhìn kỹ đều nằm trên tham, sân, si đều là những chủng nghiệp bất thiện sẽ ngăn che nghiệp thiện.
Như vậy chúng ta đã phân tích tiếp xong 4 khẩu nghiệp gây tạo nghiệp bất thiện ở khẩu. Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm
cư sĩ Lê Thanh Hùng Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
Sửa bởi quản trị viên 29/10/2016 lúc 02:43:07(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |
19 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
|
thinh884 trên 28-10-2014(UTC) ngày, HaiLam trên 28-10-2014(UTC) ngày, 21kimngan trên 28-10-2014(UTC) ngày, Thuannadl. trên 02-11-2014(UTC) ngày, NgocDuc trên 08-11-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 09-11-2014(UTC) ngày, yennguyen trên 10-11-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 11-11-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 12-11-2014(UTC) ngày, anhdao3107 trên 22-11-2014(UTC) ngày, Linhchieu' trên 11-12-2014(UTC) ngày, Hoatnaovien. trên 20-12-2014(UTC) ngày, Haophuong trên 24-01-2015(UTC) ngày, ANNATRUONG trên 09-06-2016(UTC) ngày, Thuong76 trên 16-08-2016(UTC) ngày, Phuc An trên 10-06-2020(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 10-06-2020(UTC) ngày, lientrung trên 04-04-2021(UTC) ngày, HueVong trên 26-01-2023(UTC) ngày
|