Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ThanhHung  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
NGHI THỨC THƯỢNG TƯỢNG - TÔN BÁT HƯƠNG





Trong sự tu hành của mỗi người, mỗi tông phái có khác nhau về phương pháp thượng tượng (Lập bàn thờ). Hôm nay, trong pháp tu về Mật chú Chuẩn đề, chúng tôi không dám nói là tông pháp hay bất kỳ danh xưng nào khác cả. Mà ở đây, trong sự tu hành về Mật chú, xin đem ra để cùng chia sẻ với mọi người. Ai thấy hợp thì cứ làm theo nghi pháp này. Nghi thức này đặt trên nền tảng của Mật Chú của chư Phật.

Thực hiện nghi pháp Thượng tượng này, chúng ta sẽ đi vào thứ tự như sau:

Về phần ở bàn thờ, chúng ta nên làm cho thật sạch bằng cách là lau chùi sạch sẽ sau đó dùng an tất hương, châu thần xông (Mua An tất hương với châu sa, thần sa tán nhuyễn ra. Sau đó, đốt một lò than để xông an tất hương này)

Trước khi xông, chúng ta dùng một ly nước sạch, tụng vào đó 108 biến Thần chú Chuẩn đề: “Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Úm Lam” vào trong ly nước này. Mắt và tâm quán chữ Lam trong nước.

Tụng xong như trên, dùng tay trái cầm ly nước, tay phải dùng ngón cái và ngón giữa cầm một cành hoa nhúng vào ly nước đó rải lên bàn thờ, tượng phật. Rồi sau đó, rải xung quanh nhà cùng phòng để thờ. Vừa rải, vừa tụng ““Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Úm Lam”.

Rải xong ly nước tịnh thủy kia, kế đến ta dùng một cái lò đốt than để xông Bàn thờ, tượng Phật, nhà, phòng thờ. Vừa đọc Thần chú Chuẩn đề và tịnh Pháp giới chơn ngôn (Úm Lam) ta vừa bỏ từng muỗng an tất hương tán sẵn vào lò lửa than.

Tụng như vậy 21 biến xong, dùng dầu thơm xịt lên tượng Phật, bàn thờ. Xong những chi tiết trên, ta đặt tượng Phật chính giữa bàn thờ (Hoặc những tượng khác). Tùy theo tượng mà ta đặt những vị trí khác nhau. Tượng Phật để ở giữa. Tượng Bồ tát, tượng Thánh để hai bên hoặc bên dưới tượng Phật.

Sau khi để tượng Phật an vị trên bàn thờ xong, dùng bàn tay trái kiết ấn kim cang quyền. Tay mặt dùng ngón tay cái nắm đầu ngón tay trỏ thành một vòng tròn.Bung ngón tay giữa, vô danh, ngón út ra một chút (Ấn Phật Tổ). Khi kiết ấn như vậy rồi dùng ấn này vẽ trên đỉnh đầu tượng Phật chữ lam. Rồi vẽ chữ lam tiếp vào những vị trí sau: Hai mắt, hai chân, hai tay rồi vẽ chữ Lam vào ngay ngực tượng Phật.

Khi vẽ Lam tự vào những vị trí trên xong, tiếp đến dùng ấn kia vẽ Chín chữ Phạn của Thần chú Chuẩn đề vào tượng Phật kia theo thứ tự như sau: Đỉnh đầu chữ "Úm" – Hai mắt chữ " Chiết", Yết hầu chữ "Lệ", chữ "Chủ" vẻ ngay Tâm (Tim). Tiếp theo vẽ chữ "Lệ" ở hai vai, chữ "Chuẩn" ở ngay Rún, chữ "Đề" vẽ ở hai bên đùi, chữ "Ta Bà" ở hai ở hai bên đùi, chữ "Ha" ở hai cổ chân trái và phải.

Khi vẽ như vậy xong rồi kiết ấn Chuẩn đề, để ấn Chuẩn đề vào tượng và đọc 7 biến Thần chú Chuẩn đề. Tưởng tượng đưa ấn Chuẩn đề vào tượng làm như vậy 3 lần, tức đọc 21 biến Thần chú Chuẩn đề. Như vậy, tượng Phật chúng ta đả tẩy tịnh, gia trì Thần chú xong.

Kế đến là lư hương (Bát hương), chúng ta làm như sau:

Trước hết, phải xông an tất hương rồi dùng tay trái kiết ấn kim cang quyền, tay phải dùng ấn Phật tổ như trên vẽ chữ “Úm lam” – Tịnh pháp Giới Chơn Ngôn vào đáy của Bát hương. Tiếp đến, vẽ chín chữ phạn Chuẩn đề cũng vào đáy bát hương. Khi đã vẽ bóng như vậy rồi, chúng ta dùng bút lông vẽ Chín chữ Phạn phân bố như một vòng tròn. Chữ Úm vẽ ở giữa đáy bát hương, những chữ còn lại vẽ phân bố thành một vòng tròn lần lượt theo chiều kim đồng hồ Chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Vẽ xong Chín chữ phạn, ta lần lượt dùng muỗng đổ trò, cát đã sàn, đã xông an tất hương từng muỗng đổ vào lư hương miệng cứ đọc Úm lam, quán chữ lam trong cát. Cứ đổ từng muỗng như vậy và đọc thần chủ, quán chữ lam cho hết số cát, tro bỏ vào trong lư hương.

Xong, ta bắt đầu đặt vị trí nhất định lư hương trên bàn thờ không di đổi nữa. Khi đặt lư hương xong, ta đặt những vật thực, lễ vật cúng dường lên bàn thờ theo thứ lớp “Đông Bình, Tây Quả” – Phía đông ta đặt bình Bông, hoa, Phía tây ta đặt dĩa trái cây. Bông hoa, vật thực, nước đặt trên bàn thờ chúng ta đều đọc Tịnh Pháp giới Chơn Ngôn – Úm lam 21 biến vào hết và quán chữ lam trên vật thực kia. Mỗi khi đọc Thần chú ta nên kiết ấn Kim cang ở tay trái, tay mặt dùng ấn Phật tổ họa vẽ độ vật thức ăn cúng dường.

Tất cả các món đồ vật cúng dường, trái cây, nước hay những vật thực đặt trên bàn thờ để cúng dường đã vẽ chữ lam và tụng chú xong hết. Kế đó, ta đốt 3a cây nhang xá 3 xá, cấm hương lên lư hương (bát Hương). Xong, quỳ xuống đảnh lễ tam bảo:

- Nhứt Tâm Đảnh Lễ Nam Mô Thập Phương Thế Giới Chư Phật- 3 lạy.
- Nhứt Tâm Đảnh Lễ Nam Mô Thập Phương Thế Giới Chư Vị Bồ Tát – 3 lạy.
- Nhứt Tâm Đảnh Lễ Nam Mô Thập Phương Thế Giới Chư Vị Thanh Văn, Duyên Giác, Hiền Thánh Tăng – 3 lạy
- Nhứt Tâm Đảnh Lễ Nam Mô Đại Nhật Quang Như Lai – 3 lạy.
- Nhứt Tâm Đảnh Lễ Nam Mô Tỳ Lô Giá Na Phật – 3 lạy.
- Nhứt Tâm Đảnh Lễ Nam Mô Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật – 3 lạy.
- Nhứt Tâm Đảnh Lễ Nam Mô Nam Mô A Di Đà Phật – 3 lạy.
- Nhứt Tâm Đảnh Lễ Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Phật – 3 lạy.
- Nhứt Tâm Đảnh Lễ Nam Mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề - 3 lạy.
- Nhứt Tâm Đảnh Lễ Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát – 3 lạy.
- Nhứt Tâm Đảnh Lễ Nam Mô Uế Tích Kim Cang Bồ Tát – 3 lạy.
- Nhứt Tâm Đảnh Lễ Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát – 3 lạy.


Hôm nay, con tên….Tuổi….. Con kính cầu Chư Vị Như Lia, Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng, Chư Vị Thiên Long Bát Bộ Hộ Pháp gia thần lực phóng quang giúp, trợ lực cho con lập thành Đàn pháp, bàn thờ được mọi điều hoan hỷ, an lạc, hạnh phúc, bình an. Để từ nay con có nơi kính lễ Chư Phật, Bố tát, Chư Vị Thánh Hiền giúp con trưởng dưỡng thân tâm, trí huệ tăng tiến hầu thâm nhập Phật đạo. Đọc như vậy xong, rồi ta bưng dĩa trái cây hay vật thực để trên đầu quỳ xuống thành kính đọc Tịnh Pháp Giới Chơn Ngôn – Úm Lam 7 biến. Tiếp theo ta đọc: “Úm phạ nhật ra vật”. Quán tưởng ta đang quỳ trước chư Phật, Bồ tát, chư thánh để lễ lạy, cúng dường lễ vật, miệng cứ đọc “Úm Phạ nhật ra vật”.

Đọc niệm như vậy xong, để dĩa trái cây hoặc vật thực lên trên bàn thờ. Tiếp theo kiết ấn hiệp chưởng, hai tay chấp lại đọc biến thực chơn ngôn “Nẵng mô tát phạ đát tha, nghiệt đa phạ lồ chỉ đế, úm tam bạt ra, tam bạt ra hồng” – 21 biến. Đọc xong biến thực chơn ngôn, ta kiết ấn xuất sanh cúng dường ấn. Hai tay chắp lại mười ngón ngoài tréo nhau, hai lóng đầu của các ngón giao chéo nhau để trên đỉnh đầu tụng chú: “Úm Nga Nga Nẵng tam Bà Phạ, Phiệt Nhựt Ra Hồng”.

Tụng chú cúng dường xong, xả ấn trên đỉnh đầu. Tiếp kiết ấn Chuẩn đề đọc 108 biến Thần Chú Chuẩn Đề.Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm

Sau khi đọc 108 biến Thần Chú Chuẩn đề xong chấp hai tay lại phát nguyện: “Nguyện đem công đức tu hành này hướng về tất cả chúng sanh, trọn thành Phật đạo. Nguyện hồi hướng công đức này đến quả vô thượng Chánh đẳng, chánh giác” lễ 3 xá, lạy 3 lạy đàn tràng. Nghi thức viên mãn.

Cư Sĩ Thanh Hùng

Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 09/03/2017 lúc 07:55:55(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 5 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 16-07-2014(UTC) ngày, HaiLam trên 01-08-2014(UTC) ngày, 21kimngan trên 04-08-2014(UTC) ngày, anhdao3107 trên 09-02-2015(UTC) ngày, cuiyang07 trên 09-03-2017(UTC) ngày
admin  
#2 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Thông thường nếu không tu tập, không tìm hiểu về Phật Pháp chúng ta hầu như đại đa số làm việc liên quan đến tâm linh đều phải nhờ đến thầy bà. Nay tu tập biết được pháp Phật vô biên tự bản thân chúng ta đều có thể tự làm được những việc đó như Thượng Tượng, tôn bát hương, nhập trạch ...Hành giả mật tông chúng ta hãy tự tin vào khả năng của mình, phải tự đi bằng đôi chân của chính mình có như thế mới xứng đáng là người con của Phật, là đệ tử của đức Bổn Tôn Chuẩn Đề.:D
TienThinhNG  
#3 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
TienThinhNG

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Sư huynh Thanh Hùng ơi ! TTN đã làm theo và nghe nói là an tích hương (trong kinh điển gọi là chuyết bối la hương), thần sa và châu sa nó có tính khử tà mạnh.
Nhưng mà an tức hương đốt ko sao, còn 2 cái kia đốt nó ra mùi nhẫn gê lắm. em nghe mấy người bán đông y nói là ko có đốt vì nó là khoáng chất đốt nó sẽ sinh ra khói rất độc, làm khó thở và đông máu.
Em có về thử thì an tức hương cháy có mùi đắng ở cổ họng, còn 2 thứ kia nó cháy chảy ra thứ như nhựa vậy, và khói rất là khó chịu.
Ko biết em có bị gạt ko nữa. mua nhằm hàng tái chế.
MNJ  
#4 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Xin được chỉ giáo một vài chỗ chưa rõ trong bài nghi thức thượng tượng này.

Thứ nhất là đọan này
đọc Tịnh Pháp giới Chơn Ngôn – Úm lam 21 biến vào hết và quán chữ lam trên vật thực kia. Mỗi khi đọc Thần chú ta nên kiết ấn Kim cang ở tay trái, tay mặt dùng ấn Phật tổ họa vẽ độ vật thức ăn cúng dường.

Xin được hỏi là đối với mỗi một vật phẩm cúng dường thì ta vừa đọc úm lam vào đó và vừa họa chữ lam đồng thời; như vậy thì đọc 21 biến thì ta cũng phải họa 21 lần hay là sao?

Ngoài ra xin chỉ rõ ấn hiệp chưởng và ấn cúng dường kiết như thế nào.

Xin cám ơn.
MNJ  
#5 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Mình nói đường link của cuijang07 bị hỏng. Ngoài ra trong phần ấn của TN phước gởi thì mình thấy phần hợp chưởng thủ ấn và ấn phổ lễ giống hệt nhau. TNP thử kiểm tra lại giùm.
hoatnaovien  
#6 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Nhìn về hình tướng thì ấn Hiệp Chưởng giống với ấn Phổ Lễ. Nếu bạn có ý thực hành thì ý giáo mà thực hiện không có sự sai khác ở đây.ấn hiệp chưởng là Hai tay thẳng áp sát lòng bàn tay, các đầu ngón tay vào nhau.
cuiyang07  
#7 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3645 lần trong 890 bài viết
1. Bạn vẽ bên trong đáy bát hương.
2." Đông bình tây quả" là đàn pháp không cố định, nếu điều kiện cho phép thì đặt như vậy, còn không thì nương theo điều kiện hiện có cũng không có sao. Chúng ta không nên đặt trọng về hình tướng quá.
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
HaiLam  
#8 Đã gửi : 01/08/2014 lúc 10:14:11(UTC)
HaiLam

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 28-07-2014(UTC)
Bài viết: 111

Cảm ơn: 428 lần
Được cảm ơn: 147 lần trong 78 bài viết
Người nhà em đi xem bói, người ta bảo bát hương gia tiên nhà em không có ai về ngự, nghe nói vậy mẹ em rất hoang mang nếu nói như thế hoá ra nhà em cúng lễ gia tiên không được hưởng thì ai hưởng. Vậy thì phải làm sao? có cao nhân nào biết xin chỉ giúp với!
cuunhan  
#9 Đã gửi : 29/01/2015 lúc 01:15:13(UTC)
cuunhan

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 24-01-2015(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 33 lần
Được cảm ơn: 8 lần trong 4 bài viết
Xin chào sư thầy! tỷ và các Huynh.

Các bước như sư thầy Thanh Hùnng đối với một số người đã thọ nhận pháp và khi họ quán "lam tự đã phát sáng" tức đã có năng lực của sự sông. thì cách làm như trên rất tốt với họ mà không cần nhờ đến tới thầy, mà người hành giả có thể tự làm được.

Vậy với các đệ tử khác giống như đệ chẳn hạn chưa được thọ pháp cũng coi như là chưa có năng lực gì. Vậy thì bắt buộc người đệ tử phải nhờ cậy đến các thầy để làm giúp việc đó. Vậy với những người giống như đệ tử họ sẽ không được phép làm phương pháp như Thầy thanh hung nới đúng không?

Nhà đệ tử xưa nay chưa có bàn thờ Phật và thờ ông bà, ông táo, ông địa và thần tài.
Nay đệ tử chúng con muốn lặp bàn thờ Phật,gia tiên thì làm như hướng dẫn của thầy Thanh Hùng.
Vậy xin sư thầy có thể hướng dẫn cho chúng con thêm cách lập bàn thờ ông táo.và bàn thờ ông địa!
Xin sư thầy hoan hỷ giúp đở.

anhdao3107  
#10 Đã gửi : 09/02/2015 lúc 09:34:19(UTC)
anhdao3107

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 20-10-2014(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 65 lần
Được cảm ơn: 5 lần trong 5 bài viết
Cuối năm em có thể dùng nghi lễ này để làm lại bát hương không ạ?
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (4)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.