Thông báo

Icon
Error

3 Trang<123>
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ThanhHung  
#21 Đã gửi : 25/02/2015 lúc 09:44:43(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
Vầng trăng cõi diêm phù đề


UserPostedImage






Một đứa trẻ của miền quê đầy sự mộc mạc ra đời trong vầng trăng sáng ngày rằm tháng 10. Với những tiếng khóc , tiếng cười của những ngày ấy đến nay thật vậy không khác. Vầng trăng của ngày rằm tháng 10 đến nay cũng không khác, vẫn chiếu soi, khong vơi không đầy. Tất cả những sự kiện trong cuộc đời tôi vẫn đi trong vầng trăng ấy...Không phải tôi tất cả cũng trong vầng trăng ấy. Ngộ thật! Tất cả buồn vui đầy cảm xúc, cười nói, vật đổi người sanh rồi già bệnh chết. Tất cả như vậy mà cho đến nay vầng trăng vẫn khong thay đổi. Trăng ơi! Ánh sáng của trăng từ đâu tới mà luôn chiếu soi như thế. Ánh sáng của tôi luôn chiếu sáng như vậy, nhưng nó chỉ là cái ánh sáng luôn luôn che đậy sự sáng hằng có trong các bạn, hãy thâấ đó đi sáng trăng này còn có tôi và bạn. Trăng và bón tối, khi trăng đi rồi các bạn chỉ biết tôi dến, chứ tật cái sáng biết chiếu soi kia nó vẫn sáng mãi. Trăng tôi chỉ là vật thôi đừng thương, đừng mến, đừng giận, đừng hớn với vầng trăng, chỉ vô ích thôi. Đây là một loại ngôn ngữ bắt đầu cho một chuỗi ngôn thuyết, nó được bắt đầu trong những động niệm sâu trong nội thức, lời nói bắt đầu từ tướng vọng tưởng. Khi muốn nói một điều gì đó độngn iệm vọng tưởng đó suy nghĩ tướng trạng, cảm xúc...rồi tác động khi đó bên trong đưa lên họng, môi răng, khí quản...thành tiếng vang. Kinh Lăng Già Đức Phật bảo Bồ tát Đại Huệ: “ Thế nào là ngữ ( lời nói)? Nghĩa là lời nói do vọng tưởng hoà hợp y nơi cổ họng, môi lưỡi, răng nướu, cằm má nhân đó ta nói vọng tưởng tập khí sanh đó gọi là ngữ. Đại Huệ! Thế nào là nghĩa: Nghĩa là lìa tất cả tướng vọng tưởng đó gọi là nghĩa. ( Lăng già tâm ấn 234 – 235).

Như vậy câu chuyện trăng ấy vẫn nằm trên sự vọng tưởng nhưng khi chúng ta biết sự vọng tưởng đó như vậy tất ly vọng tưởng tất “nghĩa”. Ngay đây là mấu chốt quan trọng người hành giả phải biết ngay nơi đây khi trần tiếp xúc với căn là như thế. Cái động niệm luôn luôn mang âm thanh, màu sắc, cảm xúc. Khi nó nỏi lên chúng ta chỉ biết ngay nơi đó là cái gì không cần phải phân biệt ngay nơi đây. Người hành giả huân tập Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Qua một thời gian dài thì những độngn iệm trong nội thức ấy hay mang; Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Động niệm đó được hoá giải xông ướp trở thành Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Cho nên ngay nơi đây người hành giả lấy động niệm đó để hành niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm và không cần phải phân biệt là tốt là xấu gì cả, cứ một mạch xuyên suốt công phu, mỗi lời, mỗi niệm phải biết rõ ràng. Ngay nơi đây chúng ta không phân biệt tốt xấu hai bên, nhưng phải biết cái biết đó trên tinh thần vô ngã, nghĩa là cái biết rõ ràng đó trên tinh thần vô ngã, nghĩa là cái biết đó lúc nào cũng có, ở đâu cũng có nó không bị nhiễm ô ở một vật. Khi chúng ta buồn nó cũng biết rõ ràng, khi chúng ta vui nó cũng biết rõ ràng, khi thức cũng biết, khi ngủ chiêm bao mộng mị cũng biết. Quí bạn hãy xem coi cái biết từ sự buồn đến sự vui hay các vấn đề khác trong từng khía cạnh, trong từng chi tiết bạn có thấy nó khác nhau không? Không khác, chỉ khác khi các bạn chạy theo vật, bạn cho nỗi buồn đó là từ một vấn đề này đến một vấn đề khác, từng màu này qua màu khác, từ cảm xúc này qua cảm xúc khác...Ngay nơi đó chúng ta quên đi cái biết, chúng ta bị vật, bị cảm xúc kéo lôi chúng ta và ngay sự kéo lôi đó chúng ta thấy có cái ta, ta đang buồn đang khóc, đang vui. Thật tế ngay nơi nỗi buồn, sự vui đó bạn lấy cái nào, niệm nào vật nào, cảm xúc nào để làm cái ta, cái ngã cho là thật mình. Không có bao giờ, cứ lấy nỗi buồn này bảo là ta, lấy cảm xúc này là ta, cứ lấy phai cứ chấp mãi. Như vậy gọi là trầm luân, luân hồi. Ngay nơi đây chúng ta phải tập biết ngay cái hằng biết đó, để buông tất cả những cái dính mắc để cho cái biết đó chiếu soi. Ngay nơi thiền quán Mật chú Chuẩn đề này, chúng ta phải biết cái rõ ràng đó luon pahỉ bảo nhậm nó. Cho nên chúng ta phải thể hiện luôn Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, mà ta tỉnh giác biết từng câu, từng chữ rõ ràng, thì ngay nơi đó cái biết đã thể hiện. Ngay nơi cái biết thể hiện đó bạn đừng dính mắc gì tất cả những cảm xúc hiện có nơi đó. Đừng thấy rằng ta đang niệm tốt hoặc đang niệm xấu, hay bất cứ những cảm xúc nào đừng dính nó, khi nó nổi lên các bạn chỉ thấy biết nó thôi. Cũng như trong một ngôi nhà có một chủ đang quán xét chiếu soi khi một kẻ trộm, hay vật gì đến như chó, mèo... thấy rõ, biết rõ thì tự khắc trộm đó nó sẽ đi. Vật đó chó mèo đó nó không ảnh hưởng gì đến cái biết quán soi của người chủ đó.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, ngay nơi trong tâm người hành giả đó chẳng phải không có Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, nhưng không có nhiễm ô một vật, một niệm nào cả.

Khi mà tâm niệm người hành giả đó như vậy thì vầng trăng sáng đã có trong tâm người hành giả ánh sáng ấy luôn chiếu soi vạn vật, nhưng không bị vật làm nhiễm ô như người hành đang Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm đang biết từng câu từng chữ rõ ràng nhưng không bị niệm, pháp nào làm nhiễm ô.

Thuyền riêng ngoài giáo,
Chẳng lập văn tự.
Chỉ thẳng tâm người,
Thấy tánh thành phật.


Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm

Sửa bởi quản trị viên 27/02/2015 lúc 10:38:54(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 10 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
anhdao3107 trên 25-02-2015(UTC) ngày, cuiyang07 trên 27-02-2015(UTC) ngày, yennguyen trên 28-02-2015(UTC) ngày, HaiLam trên 16-03-2015(UTC) ngày, Thuong76 trên 20-03-2015(UTC) ngày, Hoatnaovien. trên 04-04-2015(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 16-07-2015(UTC) ngày, NgocDuc trên 19-09-2015(UTC) ngày, Linhchieu' trên 24-10-2015(UTC) ngày, Phuc An trên 09-06-2020(UTC) ngày
yennguyen  
#22 Đã gửi : 28/02/2015 lúc 09:55:41(UTC)
yennguyen

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 17-06-2014(UTC)
Bài viết: 1

Cảm ơn: 536 lần
Được cảm ơn: 275 lần trong 83 bài viết
"Đây là một loại ngôn ngữ bắt đầu cho một chuỗi ngôn thuyết, nó được bắt đầu trong những động niệm sâu trong nội thức, lời nói bắt đầu từ tướng vọng tưởng. Khi muốn nói một điều gì đó độngn iệm vọng tưởng đó suy nghĩ tướng trạng, cảm xúc...rồi tác động khi đó bên trong đưa lên họng, môi răng, khí quản...thành tiếng vang." mọi lời nói ngôn từ, ngôn thuyết đều từ vọng tưởng. Một điều giản đơn là vậy, nhưng không hề đơn giản để biết. Chúng em luôn bị vô lượng vọng tưởng dẫn dắt, biết khi nào mới tỉnh giác được?

Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm.
yennguyen  
#23 Đã gửi : 12/03/2015 lúc 11:06:10(UTC)
yennguyen

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 17-06-2014(UTC)
Bài viết: 1

Cảm ơn: 536 lần
Được cảm ơn: 275 lần trong 83 bài viết
Chị Cuiyang ơi! Thầy có đàn cầu an đầu năm không? Có thì chị cho em đăng ký nhé. Như chị và Thầy hướng dẫn em vẫn hành trì như vậy, nhưng vì chưa biết nhiều về nghi thức cúng lễ nên em muốn tham gia đàn lễ của Thầy để được học hỏi.
thanks 1 người cảm ơn yennguyen cho bài viết.
cuiyang07 trên 20-03-2015(UTC) ngày
HaiLam  
#24 Đã gửi : 19/03/2015 lúc 09:12:08(UTC)
HaiLam

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 28-07-2014(UTC)
Bài viết: 111

Cảm ơn: 428 lần
Được cảm ơn: 147 lần trong 78 bài viết
Hôm trước thầy có làm đàn đó không biết bạn có tham gia không? Đàn lễ thật linh thiêng.

UserPostedImage

UserPostedImage

UserPostedImage

Sửa bởi người viết 19/03/2015 lúc 10:27:39(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

thanks 6 người cảm ơn HaiLam cho bài viết.
Thuong76 trên 20-03-2015(UTC) ngày, Hoatnaovien. trên 04-04-2015(UTC) ngày, yennguyen trên 07-05-2015(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 16-07-2015(UTC) ngày, NgocDuc trên 19-09-2015(UTC) ngày, Linhchieu' trên 24-10-2015(UTC) ngày
21kimngan  
#25 Đã gửi : 19/03/2015 lúc 12:59:39(UTC)
21kimngan

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 24-07-2014(UTC)
Bài viết: 1

Cảm ơn: 155 lần
Được cảm ơn: 30 lần trong 14 bài viết
Thật la phước báu diễn đàn ơi không thông báoddiễn đàn để các đạo hữu cùng tham gia.cảm ơn thầy nhiều.
Úm triết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha.Bộ lâm
cuiyang07  
#26 Đã gửi : 20/03/2015 lúc 09:28:51(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
Đàn pháp cầu an mà Thầy làm được thực hiện trong giới hạn, nên chúng tôi không thông báo rộng cho hành giả tham gia. Rất mong quí đạo hữu thông cảm.
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 1 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
Thuong76 trên 20-03-2015(UTC) ngày
ThanhHung  
#27 Đã gửi : 08/04/2015 lúc 09:00:12(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết

Tiếng hát trên dòng sông


Đến một buổi chợ, mọi người ai nấy cũng đều mang trong lòng của mình nhiều loại chủng tử ý niệm. Khi nhóm chợ mọi người cùng nhau sinh hoạt kẻ thì bán bánh, người bán cá thịt ...đủ thứ, đủ món, lại đủ màu sắc, rồi cứng mềm thô tế khác nhau.

Ở đây giọng nói âm thanh, âm ngữ lớn nhỏ khác nhau, rồi trong lòng của mỗi người có những tâm sự vui buồn lẫn lộn, không ai giống ai cả. Một phiên chợ là như vậy, rồi chúng ta đến nơi bến xe, bến đò, bến tàu, sân bay, cùng mọi người khác nhau trong tâm tưởng của họ, ngôn ngữ âm từ hành động co duỗi khác nhau. Trong tâm của mọi người cũng khác nhau, buồn vui giận hờn tham ái mỗi mỗi khác.

Như vậy ở trường học, ở dòng nước chảy, con sông, cánh rừng đồng ruộng...cũng như vậy. Trong ấy cũng xôn xao như vậy. Rồi một con người ngồi than vãn vì đi chợ mất túi tiền, người bạn hàng ngồi một mình trong từng thời gian trong đầu trong tâm cũng xôn xao, cảnh ở chợ nổi lên, cảnh rừng núi, ruộng đồng cũng thể hiện. Người mất túi tiền kia cũng vậy. Vạn pháp có trong từng cá nhân của một chúng sinh, vạn pháp, vạn vật, vạn niệm ....như vậy. Người tu sĩ ngồi một mình kia có xôn xao, có ồn ào không? Đây mới là cuộc sống giải thoát hay không? Khi người tu sĩ đó, hay bất cứ ai tĩnh lặng được làm chủ được các pháp. Nếu chưa có sự tỉnh giác thì khuôn mẫu hình tượng một người tu sĩ kia, hay một ai đó cũng chỉ là một phiên chợ thôi không hơn không kém. Tất cả những hiện tượng vạn pháp nó thể hiện ra bên ngoài thấy nó thô, nhưng nếu chúng ta quay vào bên trong chúng ta cũng thấy nó xao động như một phiên chợ. Các pháp nó di trú lưu chuyển ngày đêm không bao giờ nghỉ.
Có một hành giả trong khi trì niệm trong một đàn pháp, anh ta vọng động hướng tâm đến người con gái đẹp, hướng tâm đến sự nghiệp danh vọng. Nguồn vọng tưởng đó nó có một lực, một sức hút anh ta vào vòng luân hồi của vọng tưởng. Anh thấy gặp người con gái đó, rồi trao cho nhau những lời tốt đẹp, những cử chỉ đẹp lòng nhau, anh ta đến cưới người con gái ấy. Trong thời gian quen biết đến khi anh ta cưới người con ấy ấy, sự vọng tưởng của anh ta tự tạo, tự đạo diễn diễn bày ra tất cả những tình huống mà trong cuộc đời anh ta đã từng vá vấp gặp gỡ những niệm tưởng đó. Nào là cảnh gặp mẹ anh, anh em dòng họ mỗi người đều khen rằng người con gái đó đẹp, nết na thuỳ mị, gia đình cùng bè bạn anh đều đốc thúc anh làm lễ cười, và lễ cưới cử hành, những hình ảnh đủ màu đủ sắc, trong không gian thời gian trong tâm anh thể hiện. Đưa rước đám đủ thành phần, già trẻ bé lớn, trai gái ai ai cũng mặc đồ thật đẹp, đủ màu, nhiều âm thanh rộn ràng toàn những âm điệu tốt đẹp êm tai. Đám cưới xong hai người sanh ra được một bé trai kháu khỉnh, dễ thương. Hàng ngày anh thực hiện nghề nghiệp sửa xe đạp của mình bên cạnh gốc đa đình làng, vợ thì ở nhà chăm sóc con. Cuộc sống gia đình thật đầm ấm hạnh phúc. Rồi dòng đời trong mơ ấy cũng đưa con người tâm thức ấy đến nghiệp quả của mình, có mấy ai có được cuộc sống yên ấm, êm ả mãi.
Một hôm anh đang làm công việc sửa xe, bỗng như một tiếng sấm sét dữ tợn, như một tiếng là của loại quỉ dữ đã từng đem lại sự sợ hãi đau khổ của chúng sinh. Một tiếng á! Chết rồi !. Một chiếc xe vô tình tàn bạo đã cán qua thân thể người con của anh, máu văng tung toé. Như một điều gì đó những cử động đồng âm với tiếng la đó, anh nhìn thấy cảnh hãi hùng đó thân anh té xuống cũng tiếng la thất thanh A. Tiếng la ấy làm cho mọi người đang ngồi thiền trì niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm giật mình . Tĩnh tâm lại thì nhìn thấy anh ta đang té bật ngửa về phía sau, những giọt nước mắt còn đang rơi...Một cơn mộng, một sự vọng tưởng của một hành giả, chỉ trong vòng khoảng 10 phút, mà cả một cuộc đời, sự nghiệp cùng những sự buồn vui trỗi dậy như đã trải qua vài chục năm.

Người tu sĩ chúng ta nếu không tỉnh giác thì có khác gì một phiên chợ, một dòng sông... trong vọng tưởng đó ai là chúng ta, cái gì trong cơn mộng đó là ta, không có thực thể của một cái ta, cá nhân trong đó, chỉ có một sự duyên hợp. Cảm xúc thọ cảm, sắc hình ảnh, tốt xấu, thời gian và không gian sự nghiệp...Chúng ta hãy lấy ra từng tiêu đề đó phân tích bằng một cách khách quan, phân tích khách quan đây là một sự phân tích trên vô ngã nó được đặt trên nền tảng không dính mắc ở một niệm một pháp nào. Ở đây thọ cảm tạo nên ngã cùng ngã sở của một nhân vật ấy ta sẽ thấy một sự vui . Trước nhất ý niệm danh vui này nó có từ bao đời, nhiều người cho nó cái vui đó phải đầy đủ yếu tố như tâm, tinh thần thoải mái hoặc sở hữu được những vật báu của cải, tình yêu...rồi đến thân chúng ta cầm sờ được những cảm xúc lạnh nóng trơn mát, khoái lạc, miệng nở nụ cười, lòng rung động, tim đập mạnh, khí huyết lưu chuyên làm cho thân nóng ấm lên. Rồi đến sắc: Những hình ảnh sắc tướng từ xưa trong tâm ta cho rằng nó tốt đẹp. Những hình sắc đó tạo gây cảm giác thọ cảm như trên, và những cảm giác hình ảnh đó có những yếu tố đặc điểm tốt ở trong tâm.

Ở đây chúng ta chỉ phân tích một phần nảo thôi để chúng ta thấy rõ nó được hình thành bằng những cái khuôn có sẵn từ trước mà chúng ta cứ lặp đi lặp lại mãi . Những cảm xúc vui buồn nó cũng diễn tiến như trên, nó do nhiều thứ hợp lại, nó không có thực thể nhất định. Nếu nó có thực thể nhất định thì nó không mất, không bị chuyển hoá đi. Cho nên từ đó Đức Phật mới nói rằng: Các pháp không thật tướng vô ngã, vô tướng, khổ...Chúng ta phân tích chuyện lớn, sự kiện lớn cũng như vậy, mà chuyện nhỏ một niệm cũng như vậy nó không khác. Khi chúng ta tắt hơi thở ở đây gọi là chết, theo thời gian thân kia sẽ thối nát đi. Nếu chúng ta nhìn bằng tuệ nhãn sẽ thấy từng hạt nhỏ phân tử , nguyên tử , vi tử nó chuyển biến liên tục, nó lúc nhúc đủ màu sắc, đủ âm thanh, đủ sự chấn động, đủ sự lạnh nóng ( cảm thọ) như một phiên chợ, một dòng nước. Khi người hành giả tu niệm họ ngồi tĩnh toạ niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, tâm quán tưởng chữ Lam cho đến một thời gian nào đó tâm của họ an tịnh, thì tuệ nhãn hình thành họ sẽ thấy chữ “Lam” kia thành từng hạt vi tử đủ màu, đủ sắc, họ quay lại ý niệm quán xuyên qua thọ cảm thân pháp, niệm – cách quán tu tứ diệu để họ thấy từng hạt đó trên khắp cơ thể họ, từng hạt đó đều có âm thanh “ Lam”, “ Úm Lam” đều có hình thể sắc tướng chữ “ Lam”, và không biết trong một thời gian nào, vì nơi ấy không có thời gian, thân ấy chỉ là những hạt vi tử đó, hơi thở đã mất hay nó đang cô lập trong những động chuyển của vi tử đó. Khi người hành giả thấy một hình tướng tợ như một khối màu sắc, nó được biến chuyển từ sự mờ trắng cho đến sáng chói, và khi đó tiếng niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm nó cũng là những hạt vi thể ấy, nó có khắp mọi nơi. Người hành giả nhập vào đó. Đây chỉ là danh nhập chứ thật tế không có gì nhập cả, tâm của họ rộng mênh mông, ánh sáng chói loà không bờ bến, không vô biên xứ, một bậc thiền. Rồi trong cái vô biên đó không có sự dài, ngắn, rộng, hẹp chỉ biết thôi ( Thức vô biên xứ). Ở đây tiếng chuông đồng hồ vang lên, tôi đã biết sự vật đến có cái biết đó thực tại. Cái thực tại đó sống ngoài diệt tận định ( Bậc thiền vô sắc). Tôi không phải là thánh và cũng không phải là phàm, chỉ sống thực tại.
- Nếu người dùng thức mà hiểu thì nó là thức.
- Nếu người dùng trí mà hiểu thì nó là trí.
- Nếu người dùng thiền mà hiểu thì nó là nó.

Đi qua tất cả mà không dừng lại ở một cái gì, vừa dừng ở lại một chỗ nào là bị giới hạn ngay chỗ đó.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.
Tiếng ai hát trên dòng sông.



Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi người viết 08/04/2015 lúc 09:08:00(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 9 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Thuong76 trên 08-04-2015(UTC) ngày, cuiyang07 trên 10-04-2015(UTC) ngày, yennguyen trên 07-05-2015(UTC) ngày, HaiLam trên 07-05-2015(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 08-05-2015(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 16-07-2015(UTC) ngày, NgocDuc trên 19-09-2015(UTC) ngày, Linhchieu' trên 24-10-2015(UTC) ngày, Phuc An trên 09-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#28 Đã gửi : 29/06/2015 lúc 11:01:14(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
Trường Thi



UserPostedImage



Có một nơi không phải là địa đàng cũng không phải là thiên đàng và cũng không là địa ngục. Từ nơi ấy có một vườn hoa “ Bách hoa vạn chủng” lúc nào, trong giờ phút nào cũng tỏa ngát hương đến tam giới. Các bạn có biết vườn hoa ấy chăng?

Vườn hoa ấy, từ nơi ấy hương thơm tỏa ngát ấy bằng những sắc khí đủ màu đủ sắc, vườn hoa ấy cũng đủ màu đủ sắc, tướng trạng mỗi loại có hình sắc riêng. Khi chúng nở, khi chúng chuyển động rung chuyển mang theo từng âm thanh đặc thù khác nhau. Có những âm thanh rất khó nghe, có những âm thanh nghe êm dịu, rồi có những âm thanh không nói lên điều gì cả. Thật kỳ! Hoặc thân những loài hoa đó có đủ cỡ to, mập, bự, lùn, cao, nghiêng ngả. Có những loài hoa thân cây đang mọp xuống, đang nằm xuống để chờ đợi một làn gió, một sức ấm nóng, lạnh nào đó để xoa dịu ( Hoa ái luyến). Rồi có một cây to gai góc tỏa sức nóng lan ra xung quanh mình để thể hiện mình. Hình như để la hét lên, để chửi mắng một điều gì ( Hoa sân hận). Trong đó có những loài hoa chen lẫn nhau, hoa lá cành cuốn với nhau tỏa với nhau, những hương thơm phấn hoa đang quấn quýt, thổn thức với nhau ( hoa tình ái). Rồi có những loài hoa mọc lên dùng tán của mình che phủ những loài xung quanh, tiết ra những hương vị khó chịu ( Hoa bỏn xẻn, tham lam). Trong vườn hoa ấy nhìn xa xa một đóa hoa cao lêu nghêu, lỏng khỏng luôn tỏa hương sắc màu, như một người đang tự đắc, tự hào, đang nhả khói thuốc ra ( Hoa ngã mạn)... Một vườn hoa này có từ vô thủy vô chúng đến nay có ít người nghĩ đếm được, có ít người ngửi được hương thơm của nó, cũng ít người nếm được hương vị, rồi cũng ít người phân biệt được những màu sắc chân thật của nó, và nơi vườn hoa đó cũng có rất ít người xúc cảm đến thân, hương, vị phân biệt được cái xúc, cái thọ của nó khi chạm đến...Như vậy, người nào để thấy biết những loại hoa, những chủng loại hoa đó? Lần lượt trong thế giới loài người, chư Thiên...rất nhiều người, rất nhiều người, rất nhiều chư Thiên, cũng nhiều thời gian không gian đến nơi đây để sở hữu vườn hoa ấy. Nhiều tỷ kiếp thời gian, cứ lũ lượt đến rồi đi. Có người đến đó bị độc tố của loại hoa làm cải biến chuyển sang một chủng loại khác trong vườn hoa, có người thích hương vị, sắc màu cũng chuyến biến, có người không chịu nổi sắc màu hương vị...rất nhiều người đến vườn hoa ấy cho rằng thành tựu rồi cũng chuyển biến, cho rằng thất bại cũng chuyển biến, cho đến vô ký không nghĩ gì, không biết gì cũng chuyển biến. Nói đến vườn hoa này có người thích, có người ngán ngẩm muốn chạy thật xa, thật xa để trốn thoát, nhưng không trốn thoát được, vì sao? Vì đã có những lần đến đây rồi mới ngán ngẩm hương vị, sắc màu đó đã ươm, ấp ủ đã từng tạo cái ước mơ của mình bằng hương vị đó. Khó thoát ra khỏi vườn hoa đó, vì nó thường có, thường cho ta làm cha, làm mẹ, làm con, cháu, công hầu khanh tướng đủ mọi khía cạnh hỷ lạc và đau khổ. Cái năng lực nó như vậy đó. Ngày ngày đến đó hương thơm, màu sắc đó tạo cảm giác, cảm xúc, thọ cảm khiến cho người đến đó buồn giận hỷ lạc, được thấy đến những cõi giới đau khổ, hỷ lạc khác nhau, đến cõi đầy đủ sự đau khổ lửa nước, hình phạt, địa ngục...Trong nhiều thời gian, nhiều kiếp số trải qua như vậy, cũng tại vườn hoa của cõi ấy, có một người đứng lên chỉ rõ ràng đây là loại Hoa tính ái, đây là Hoa nóng giận, Hoa hỷ lạc, Hoa đau khổ, Hoa bệnh, Hoa lão...Người ấy biết thật rõ tiến trình của những loại hoa trên, biết thật rõ tác động, tính chất của những loại hoa, người ấy như vậy trong từng giờ, từng phút đứng khắp mọi nơi trong vườn hoa ấy. Người ấy như vậy trong từng giờ, từng phút đứng khắp mọi nơi trong vườn hoa ấy. Vì sao người ấy lại có nhiều thân đứng trên từng loại hoa ấy vậy? Dễ hiểu thôi. Cũng trong những kiếp số đã qua, người ấy cũng từng nếm, thấy, dính hương sắc những loại hoa ấy, và người ấy cũng từng là những loại hoa ấy trong nhiều kiếp số, cho đến một thời gian đó người ấy cũng được một người ông chủ của vườn hoa ấy. Ông này làm chủ một vườn hoa với vô số chủng loại hoa, chủng loại hương thơm sắc màu khác nhau, nhưng ông vẫn biết rõ từng loại hoa mọc lên rồi chuyển hóa ông ta rất từ bi trong nhiều kiếp số ông thấy được những hương vị mang đủ màu đen, xanh, vàng, tím, trắng, đỏ. Đủ hương vị thơm, hôi, tanh...khác nhau. Những loài hoa mọc đủ hướng, ngả nghiêng theo chiều gió, theo ánh sáng mặt trời, theo hư không, theo sự bít ngăn ngại của các loài khác nhau chen lẫn. Ông ấy ở nơi đó trong nhiều kiếp số để nhìn biết chúng, để biết chúng là gì, làm gì. Loại hương vị như thế nào ông ta đều biết hàng ngày, hàng giờ như vậy ông ta biết thật rõ ràng. Có những loài hoa như “ sân hận”, “ tình ái”, “ ngã chấp”...những loài hoa mà con người, cùng chư Thiên đến đây đều bị nhiễm hương vị sắc màu của nó ở hai khía cạnh 2 bên thiện, ác. Người và chư Thiên rất sợ những loại hoa trên. Nhưng đối với ông mọi loài dù “ nóng giận”, “ Hoa hỉ lạc”, “Hoa niết bàn”, hay “ Hoa phiền não” đều bình đẳng với ông, vì ông đã thật sự từ bi để chúng diễn đạt ước mơ cuộc sống của chúng trong ông. Ông có một chút gợn trong tâm, cứ như vậy trong nhiều kiếp số ông đã nhận biết năng lực, làm chủ của mình trong vô lượng kiếp số, từ đó ông sở hữu những loài hoa trên.

Mới ban đầu ông làm chủ nhìn thấy chúng có từng loại hoa, có từng chủng nghiệp sự sống khác nhau, món ăn khác nhau. Món ăn nào chúng cũng động chuyển theo chiều hướng của chúng. Đến lúc đó, thời gian đó ông chủ biết thật rõ cho chúng ăn món ăn “ Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm” ông chủ ấy cho ăn những thức ăn như thế và từng loại hoa ông đều ký gửi chúng dấu hiệu “ Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm”. Thật kỳ bí khi ông chủ cho chúng ăn như thế, ký hiệu như thế thì chúng nhảy múa, tỏa hương sắc của mình khắp mọi nơi. Đêm như ngày làm cho những côn trùng thức giấc, tỉnh giác biết, cùng hòa tấu bài hát Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Một ông chủ trao cho một ông chủ vỏn vẹn chỉ biết rõ ràng mà thôi. Vườn hoa ấy chắc chắn quí bạn cũng đang có và cừng từng đến nơi ấy, cũng từng bị chuyển hóa trôi lăn trong vườn hoa ấy. Hôm nay nó đã khác, nó đã có ông chủ sở hữu rồi. Ông chủ rất từ bi không bao giờ chặt phá bẻ gãy dù một cái gai, hay một chiếc lá vàng. Ông ấy luôn để cho những đóa hoa đó tự nở, tự tàn đi, để cho chúng hoạt động theo tính chất sự sống của nó. Vì ông đã biết rõ những loại hoa đó với tính chất hoạt động dù thiện lành, dù ác xấu đều không ảnh hưởng đến cái thấy hằng có của ông. Cái thấy biết đó nó thấy luôn cả đóa hoa cùng hư không một lượt, nơi cái thấy biết đó , ông chủ nhận thấy sắc không nơi đó, đóa hoa đó hiển hiện trong hư không. Chúng ta cũng phải tập nhìn thấy đóa hoa cùng hư không. Ví như khi ta nhìn thấy đóa hoa trên bàn chúng ta ngay nơi đó đã thấy cái không trước rồi. Tức là đã thấy không có sắc rồi, tiếp theo mới thấy sắc. Đóa hoa này không có hư không thì không có đóa hoa, vì mọi vật đều hiện trong cái hư không, tô điểm cho hư không, chiếc xe, nhà, cây, cột đèn...đều như vậy. Cho nên sắc tức không, không tức sắc. Ngay nơi cái nhìn đó; thinh, hương, vị, xúc, pháp cũng vậy. Kinh bát nhã đã nói: Khi chúng ta nghe “phật, pháp, tăng- thì trước khi nghe âm Phật tai ta đã nge cái không rồi mới tới chữ Phật. Khi nghe chữ Phật tiếp chúng ta nghe âm không ( cái nghe không có âm thanh) rồi đến Pháp nó liên tục như vậy. Sắc tức không, Thinh tức không...Để chứng minh điều này chúng ta sẽ thấy là tính thấy và nghe đã hằng có trong bản tánh Diệu minh của mình rồi. Chúng ta đứng từ nơi tánh diệu minh để phân tích cái thấy. Nếu cái thấy từ sắc thì sắc đã tự thấy không cần đến mắt chúng ta, và nó cũng thấy mắt chúng ta. Nếu từ mắt mà thấy thì tự thấy không cần có vật ( hoa) mới thấy, và nó tự thấy tim, gan, lục phũ ngũ tạng của mình. Cái thấy nếu từ hư không thì khắp đâu cần con mắt, đâu cần sắc.
Phân tích Tai - nhĩ căn . Tính nghe của mình cũng vậy. Cái nghe nếu từ tai của mình, thì nó tự nghe chứ đâu cần phải nhớ đến âm thanh. Nếu nghe do âm thanh thì đâu cần lỗ tai, hư không là nghe thì đâu cần lỗ tai, âm thanh. Từ lý luận trên chúng ta sẽ thấy tánh nghe, tánh thấy ở khắp mọi nơi. Vì sao khắp mọi nơi vì nó đã từng có tánh nghe phủ trùm khắp nơi. Khi âm thanh nổi lên thì tánh nghe hiện. Chúng ta ngồi xung quanh hoặc đứng hoặc nằm, số lượng có hàng ngàn người đi nữa, nhưng khi có một âm thanh như tiếng nổ lớn“ đùng” thì mọi người đều nghe một lượt cả không có trước sau. Như vậy cái nghe đó đâu phải chạy đến lỗ tai chúng ta, mà nó đã thường có trùm khắp mọi nơi. Thí như tánh nghe như sự ướt của nước trên biển mênh mông, một vật nào rớt xuống biển cũng đều ướt, lớn nhỏ, tốt xấu, thiện ác gì cũng ướt cả. Tánh thấy cũng vậy. Ông chủ trong vườn hoa đã nhận thấy bản tánh thanh tịnh nhận được tánh nghe, tánh thấy rồi, cho nên dù có vô lượng loại hoa thiện ác, thơm hôi khác nhau cũng không bị nhiễm ô. Ngay nơi đây Đức Lục Tổ Huệ Năng nói là “Nơi tự tánh không có một vật nào, nhưng thường sanh ra các pháp”. Bản chất các pháp đều thanh tịnh. Khi chúng ta giận hãy tỉnh giác để cho chúng sanh giận ( hoa sân hận) sống cho đến hết kiếp của nó, chúng ta vào phòng riêng hay ra biển hãy tự do la hết lên cho thoải mái. Nhớ phải tỉnh táo và đừng tạo hành động ảnh hưởng đến người khác, mà phải biết là làm như vậy là đang hóa độ một chúng sanh giận. Nhưng ý niệm trong tâm chúng ta đều là một chúng sinh. Chúng ta tu theo tự tánh thanh tịnh giải thoát là phải tỉnh thức biết rõ ràng từng ý niệm xảy ra trong tâm của mình. Không như tu theo pháp tu khác là phải ngăn chặn chúng, phải để cho chúng tự do tự tại vì tất cả những hình bóng ý niệm cảm xúc trong tâm chúng ta chỉ là những cái bóng, chúng đến rồi đi. Chúng ta muốn cho chúng dừng trụ lại trong tâm chúng ta cũng không được, vì bản chất vạn pháp là vô trụ - Kiếp số tức thời gian chúng sanh ý niệm trong tâm ta nó chỉ chớp mắt thôi, rất nhanh. Để trở thành một vị phật giải thoát, một vị Bồ tát chúng ta là một người chính bản thân mình phải chu lưu trong sanh tử để tập học những bài học của thế gian, của loài người của chúng sanh ngạ quỉ. Mỗi loài có một tâm thức khác nhau, người hành giả phải thực sự chứng ngộ ngay tâm thức ấy, phải biết chân thật tâm thức ý niệm của từng loại thì mới hóa độ được chủng loại đó. Đó là một bài học bài thi mà chúng ta không thể nào trốn thoát được. Hãy chân thật học hỏi để thi đỗ những bài học đó, để giải thoát thân tâm mình, để đáp đền ơn chư Phật 3 đời, để thật sự phụng sự chúng sinh. Chúng sinh tất cả đều đã giải thoát, nhưng vì mê lầm chưa nhận ra. Ngày nào tỉnh giác sẽ ngộ nhập tri kiến phật, trở thành Phật, Bồ tát, phụng sự chúng sinh cũng là phụng sự Phật tương lai. Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Sửa bởi người viết 29/06/2015 lúc 11:04:51(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 7 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
HaiLam trên 30-06-2015(UTC) ngày, Thuong76 trên 30-06-2015(UTC) ngày, cuiyang07 trên 01-07-2015(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 16-07-2015(UTC) ngày, NgocDuc trên 19-09-2015(UTC) ngày, Linhchieu' trên 24-10-2015(UTC) ngày, Phuc An trên 09-06-2020(UTC) ngày
cuiyang07  
#29 Đã gửi : 01/07/2015 lúc 03:13:38(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
Chúng ta ngồi thiền quán tưởng trì niệm, thường thấy vọng tưởng nổi lên hết đợt này đến đợt khác không ngừng nghỉ. Khi thấy vọng niệm nổi lên chúng ta thường đấu tranh với chính mình để dừng hay dẹp bỏ vọng niệm. Vì chúng ta thường được nghe chỉ dạy không được chạy theo vọng tưởng, chạy theo vọng tưởng là mất mình, là luân hồi sanh tử. Những lời chỉ dạy như vậy là những kinh nghiêm truyền đạt từ người này sang người khác theo ý thức hệ, tri thức của thế gian, được thể hiện trên lục căn,và nó được in tuồng như vậy. Cứ theo một khuân mẫu chúng ta tự đặt để ép mình theo khuân vậy. Chứ chúng ta chưa thực sự bước sâu vào con đường tu học khám phá nhận lại sự thấy biết rõ ràng đã hằng có.

Thầy đã đưa sự đột phá trong tư tưởng tu học, chỉ cho chúng ta nhận thấy cái chân thật ngay nơi chính mình ở cái khoảnh khắc đầu tiên đó khi chưa có sự xuất hiện của thức. Chỉ ngắm nhìn vườn hoa đầy sức sống kia, ngắm nhìn, ngắm nhìn nó, không thêm, không bớt.

Ngay nơi đây hãy tỉnh giác

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm

Sửa bởi người viết 01/07/2015 lúc 03:14:48(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 5 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
Thuong76 trên 01-07-2015(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 16-07-2015(UTC) ngày, NgocDuc trên 19-09-2015(UTC) ngày, Linhchieu' trên 24-10-2015(UTC) ngày, Phuc An trên 09-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#30 Đã gửi : 24/07/2015 lúc 09:31:12(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
Nguyện Trong Trí Tuệ Từ Bi Đức Quan Thế Âm Bồ Tát



UserPostedImage



Một thời gian nào đó, khi những âm thanh đến với chúng ta gần xa trên, dưới, đông, tây, nam, bắc. Những tiếng đó trên những vị trí đó đồng nổi lên chúng ta đồng nghe, thấy cả. Như vậy khi tiếng nổi lên xa có, gần có, trên dưới có. Vậy cái nghe của chúng ta có phải chạy đến những vị trí đó để nghe ? Nếu chạy đến thì có xa có gần, có thời gian khác nhau, cùng vận tốc khác nhau, có sự chênh lệch chứ đâu có đồng nghe. Cái này khi tất cả tiếng nghe đều phát lên ở mọi phía và nhiều người cũng đều nghe những âm thanh đó không khác với chúng ta, như vậy là sao? Vì tánh nghe có khắp mọi nơi, cũng như hư không mọi vật khi khởi lên trong hư không đó đều biết cả, chính khi khởi đó là tính nghe.

Đây là một vấn đề khi chúng ta khởi tu về căn viên thông của tánh nghe . Chúng ta phải biết rõ từng chi tiết như vậy. Đó là vấn đề thứ nhất hay nói đúng hơn là lớp thứ nhất ta lột nó ra. Ở bước thứ hai đặt thêm câu hỏi: Tại sao? đã là viên thông rồi mà sao chúng ta chỉ nghe những tiếng nghe ở chung quanh ta, mà không nghe nơi khác xa hơn. Thí dụ như ở Sài gòn mọi người đang nói gì, đang làm gì sao không nghe được? Đây cũng là một vấn đề quan trọng thâm sâu, khi chúng ta tu thiền định. Vì sao ở xa chúng ta không nghe được, vì còn có ta đang nghe, làm cho cái tánh nghe không viên thông chính là cái ngã ( Chính ta đang nghe, tôi đang nghe) Cái tôi này nó nằm sâu ở bên trong. Chúng ta phải hết sức để ý thấy nó. Khi chúng ta ngồi tu hay đi đứng nằm ngồi chúng ta biết cái tính nghe đó ở khắp mọi nơi trùm khắp. Khi âm thanh vang lên ta nghe, ngay đây ta có một khuôn sáo ý thức được biết trước huân tập trước những ý niệm này ( ý niệm biết khi mọi tiếng, nên cho đó là tánh nghe nơi âm thanh vang lên). Chúng ta đều lấy khuân sáo trí thức này để tu ( Cái kinh nghiệm được nghe trong băng đĩa, sách vở, hay ở một vị thầy nào dạy) Những âm thanh, ý niệm được huân tập lại, hay nói đúng hơn là những âm thanh hình sắc rớt lại ( lạc ảnh tử) duy thức học nói: Khi những âm thanh hình ảnh này nổi lên trong ta, khi ấy liền trong sâu thẳm có ý biết được mất. Ngay trong sâu thẳm có ý biết được mất, ngay trong sâu thẳm đó đang soi những hình ảnh, âm thanh đó. Đó là ý căn, gọi là tâm ( Mạt na thức – thức chấp ngã). Khi chúng ta biết một tiến trình diễn biến như vậy rồi. ngay nơi đó có một cái biết biết rõ tiến trình đó. Khi có cái biết, biết tiến trình tâm thức như vậy. Tức là người hành giả đã có cái biết rõ ràng ly năng và sở. Năng là tâm cái ý căn, Sở là những hình ảnh âm thanh trong tâm ta hoặc những hình ảnh âm thanh ta đang thấy đang nghe cái biết. Biết tiến trình tâm ta là cái giác. Như vậy cái nghe không từ âm thanh, cái nghe không từ căn ( tâm, ý căn) căn trần không dính với nhau. Xưa nay chúng ta được học hỏi ở nhiều vị thầy, nhiều loại sách nói là căn trần dính nhau, nhưng khi tu biết rõ như trên thì thì thấy căn trần không bao giờ dính nhau. Khi có cái biết, biết rõ cái biết đang biết âm thanh, hình ảnh trong tâm chúng ta gọi là giác. Nhưng ở đây cũng chưa được viên thông, mặc dù chúng ta thấy căn trần không dính nhau. Tức là cái nghe nó đã thể hiện rõ tính cùng khắp của nó, và ở đây ta thấy từng âm thanh không dính với nhau rõ ràng âm thanh trước không dính âm thanh sau và nhiều như thế không bao giờ lẫn với nhau. Tất cả đều dung thông với nhau bằng trật tự rõ ràng.
Được lột tiếp một lớp nữa. Ngay nơi đây chúng ta thấy rõ ràng là cái giác đó cũng không phải tính nghe viên thông, vì còn giác thì còn năng giác và sở giác. Tiếp tục quên đi thì ngay nơi đây không có ta không có người, không có âm thanh chúng sinh thọ giả, thì tất cả những âm thanh sắc tướng đều là tánh nghe của mình, không còn óc mình ở đó. Khi tánh nghe đã viên thông thì khắp mọi nơi đều rõ ràng ngay nơi đây không phải là ta biết rõ nữa, vì ngã đã tan biến. Như vậy thì tứ đại đất, nước, gió, lửa, không đại, kiến đại đều toàn tri trong sự toàn tri của tánh nghe viên thông. Mật chú Chuẩn đề Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm được vạn pháp đọc tụng. Vì tất cả đều là Phật tánh phật Mẫu Chuẩn Đề, tánh của chư Phật ba đời.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.
Nam mô Lăng Nghiêm hội thượng Phật Bồ tát

Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 5 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Thuong76 trên 24-07-2015(UTC) ngày, HaiLam trên 31-07-2015(UTC) ngày, NgocDuc trên 19-09-2015(UTC) ngày, Linhchieu' trên 24-10-2015(UTC) ngày, Phuc An trên 09-06-2020(UTC) ngày
thánh tâm  
#31 Đã gửi : 25/07/2015 lúc 12:00:16(UTC)
thánh tâm

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 19-07-2015(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 48 lần
Được cảm ơn: 6 lần trong 3 bài viết
ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA BỘ LÂM
ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ SAVAHA BỘ LÂM
HaiLam  
#32 Đã gửi : 31/07/2015 lúc 09:28:50(UTC)
HaiLam

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 28-07-2014(UTC)
Bài viết: 111

Cảm ơn: 428 lần
Được cảm ơn: 147 lần trong 78 bài viết
Cái khuôn sáo trí thức này em cũng bị dập khuôn, không cách nào thoát ra được. Thật khổ, thật khó! Thầy ơi!
ThanhHung  
#33 Đã gửi : 15/09/2015 lúc 09:40:38(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
Bài không tên



Trong sự sống của muôn loài vạn vật, vạn pháp, cái sống đó từ đâu đến và nó đi về đâu?
Có một cậu bé cầm 1 cây đuốc đi tới. Một người hỏi cậu bé: “ Cây đuốc từ đâu tới?” Cậu bé thản nhiên trong khoảnh khắc thổi tắt cây đuốc và hỏi: “ Ông hãy trả lời tôi. Cây đuốc đi về đâu, tôi sẽ cho ông biết cây đuốc từ đâu tới” .Và cũng trong câu chuyện ấy người ta phân địa cầu này ra thành rất nhiều vi thể, những vi thể đó không thể đếm được, phân đến một khoảnh khắc nào đó, nó chỉ thành một vi thể rất nhỏ, rồi ngay nơi đó tiếp tục phân nữa bằng tâm thức ra thành 7 lần nữa, rồi tiếp tục phân nữa, nó sẽ biến mất trong hư không, không còn tìm thấy bằng loại ý thức khuôn khổ nữa. Hoàn toàn người phân biệt đó đứng chênh vênh ngơ ngác, khóc than, cười đùa làm mọi cách bằng tất cả những máy móc hiện đại cũng không tìm thấy nó nữa. Họ chạy đi đằng đông, đằng tây cùng khắp mọi nơi cũng không thấy nó nữa. Đến một lúc nào đó hoàn toàn mệt mỏi, cái ăn, cái cười, cái khóc, sự đi đến lui, và mọi vấn đề suy nghĩ về nó đều tự chết lặng. Thì ngay nơi đó có những tiếng nổ vang lên Om – Om – Um – Um – A – A ....A... Hùm, Hum...Hùm.
Trong đâu đó chỉ mình ta biết, sau cái biết đó họ đã thấy những vi trần đất trong ánh sáng, trên vai họ, trong nước, trong lửa, trong gió, trong ánh sáng, trên vạt áo của người đang chạy tìm nó. Nó ngay nơi ý niệm đi tìm nó, ngay nơi cái chớp mắt, ngọn gió lùa...Người thấy đó la lên, nó đang hiện hữu, cũng như đang hiện hữu. Về với thực tại, những nhà khoa học đang lấy đất, nước trong không gian, hư không, trong nước, trong lửa. Lạ thay, chúng biến mất như vậy tưởng là biến thành hư không, ai dè nó chỉ là nó “không đồng cũng không khác”. Trí huệ, giáo lý của Đức Phật quá vi diệu không thể nghĩ bàn được. Đất như vậy thì nước, gió, lửa cũng như vậy, tùy theo nghiệp tập tâm tưởng của chúng sinh mà có nó, thấy nó. Người muốn lấy lửa trong hư không cũng có, lấy nước, đất, gió cũng có. Nhưng hư không, không mất cũng không thêm khi chúng mất. Như vậy hư không cũng không biết nó đến, nó đi và bản chất của hư không cũng không biết chính nó. Nếu biết chính nó thì không phải là hư không trùm khắp được. Cuối cùng cây đuốc đi về đâu? Nó chỉ cháy ngay nơi phát ra Om – A – Hum...Ngay nơi kinh lăng nghiêm Đức Phật bảo vạn vật sinh ra nơi “ động”. Từ cái động này phát sinh ra tiếng âm thanh ( Om – A – Hum). Tiếng OM này có muôn vàn sự chấn động trong đó, người tu mật chú Chuẩn đề khi đi vào nơi ấy, hay tạm gọi là thể dụng nơi ấy sẽ thấy góc của Mật chú Chuẩn đề âm thanh ấy từ đó ra. Chữ A. chữ Hum cũng vậy. Vì mật chú Chuẩn đề nằm trong Phật bộ, Phật thì không ai biết gì cả. Chỉ có ngay nơi đó thể dụng OM – A – HUM. Mật chú Chuẩn đề hằng có nơi đó, và ngay nơi đó 3 đời chư Phật thể hiện ngay nơi đó. Thất câu chi Phật Mẫu Chuẩn đề 7 ức triệu chư Phật nơi đó, gọi là Phật mẫu. Ngay nơi đó cũng là pháp thân của Tỳ Lô Giá Na Phật, pháp thân của chư Phật...Cây đuốc tắt và cháy ngay nơi đó, người ta đã thấy vạn pháp, pháp bảo tối cao nơi đó, ngay nơi đó người ta đã thấy sự hình thành của vũ trụ, tâm linh, vũ trụ vạn vật vạn pháp. Tất cả đều là Phật pháp, bản thân các pháp đều thanh tịnh tịch diệt , tịch diệt

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.
Tiếng ai niệm như vậy?
Như thị, như thị.
Ai biết vậy?
Như thị, như thị.
Biết ai như thị, như thị?
Như thị tịch diệt,
Tịch diệt như thị
Như thị, như thị tịch diệt, tịch diệt
Om...Om – Om – Om. Om. Om. Om. Om
Om - A – A ...A A- A A...
Hum – Hum – Hom – Hum Hum.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm
Từng tiếng mưa, giọt mưa rơi từng giọt rõ.
Tiếng dế kêu, tiếng thu chiếc lá rơi.
Lạnh nóng ấy còn đây.
Hoa nở, đông tàn,
Lạnh trơ.
Từng thuở ấy , tiếng đêm,
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm,
Hành trang ấy dạo ta bà.
Đạp gót ngoại ngoại giới
Thênh thang ta ấy ta,
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Mật chú Chuẩn đề khi trở về với chính đó, nó không có cả âm thanh, không ánh sáng. Nhưng chính ngay nơi đó nó thể hiện rất vi diệu bằng chân ngôn, bằng một loại tâm vi diệu không có trong 3 đời quá khứ, hiện tại, vị lai. Ngay nơi đó không người thọ nhận. Vì chính chân ngôn đó là nơi đó cái sống ( chân ngôn Phật mẫu) đó thể hiện. Ngay nơi bất cứ ý niệm vạn hữu, vạn pháp nào thể hiện thì ngay nơi đó là chân ngôn. Như vậy chân ngôn đã hằng có nó không thêm không bớt, không mất đi cũng không đến không lui. Ngay nơi đây là tâm phật, nên có vô lượng chân ngôn thể hiện khi người muốn nghe, muốn thấy. Hư không vô tận vạn pháp lăng xăng, tâm thức biến hiện những chân ngôn vẫn tịch diệt hằng tịch diệt. Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Người hành giả chỉ cần 9 chữ đó mà đến lui trong tam giới, tự do tự tại, hoặc ngoài cả tam giới ấy. Người hành giả thể hiện được Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm sẽ sở hữu được vạn pháp, vì tất cả vui buồn vạn hữu, vạn pháp đều thể hiện được Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Gió đến, tiếng cười, tiếng khóc, cảm xúc, mùi vị, hương thơm. Khi mọi cái biết đến đều Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Om ................................................om, om
A, A, A, A,..............................Hùm, Hùm hum
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.




Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 7 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
HaiLam trên 15-09-2015(UTC) ngày, Thuannadl. trên 16-09-2015(UTC) ngày, chuctinh trên 16-09-2015(UTC) ngày, Thuong76 trên 17-09-2015(UTC) ngày, NgocDuc trên 19-09-2015(UTC) ngày, Linhchieu' trên 24-10-2015(UTC) ngày, Phuc An trên 09-06-2020(UTC) ngày
NgocDuc  
#34 Đã gửi : 19/09/2015 lúc 08:24:58(UTC)
NgocDuc

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 25-10-2014(UTC)
Bài viết: 6

Cảm ơn: 217 lần
Được cảm ơn: 76 lần trong 42 bài viết
Thầy ơi! Như thị là gì vậy thầy?
thanks 1 người cảm ơn NgocDuc cho bài viết.
Phuc An trên 09-06-2020(UTC) ngày
cuiyang07  
#35 Đã gửi : 20/09/2015 lúc 01:48:10(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
Như thị là nó đó.
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 1 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
Phuc An trên 09-06-2020(UTC) ngày
HaiLam  
#36 Đã gửi : 28/09/2015 lúc 08:49:34(UTC)
HaiLam

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 28-07-2014(UTC)
Bài viết: 111

Cảm ơn: 428 lần
Được cảm ơn: 147 lần trong 78 bài viết
Thầy hay chia sẻ là trì niệm ở đi, đứng, nằm, ngồi tự do thoải mái. Mà ở trong những bài viết này Thầy hay nói đến đàn tràng, thoa đắp đàn tràng trì niệm. Nếu như vậy ở những người không có điều kiện cụ thể để hành trì như trên thì có bị ảnh hưởng gì không? tu học có được nhiều kết quả hơn không?
Rất mong nhận được sự chỉ dạy của Thầy và mọi người.
yennguyen  
#37 Đã gửi : 29/09/2015 lúc 09:07:45(UTC)
yennguyen

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 17-06-2014(UTC)
Bài viết: 1

Cảm ơn: 536 lần
Được cảm ơn: 275 lần trong 83 bài viết
cũng chung thắc mắc với bạn, rất mong nhận được chia sẻ.
cuiyang07  
#38 Đã gửi : 30/09/2015 lúc 03:14:22(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
Originally Posted by: HaiLam Go to Quoted Post
Thầy hay chia sẻ là trì niệm ở đi, đứng, nằm, ngồi tự do thoải mái. Mà ở trong những bài viết này Thầy hay nói đến đàn tràng, thoa đắp đàn tràng trì niệm. Nếu như vậy ở những người không có điều kiện cụ thể để hành trì như trên thì có bị ảnh hưởng gì không? tu học có được nhiều kết quả hơn không?
Rất mong nhận được sự chỉ dạy của Thầy và mọi người.


Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm là một phương pháp tu rất thoải mái không áp đặt theo một khuân mẫu trên tinh thần đại thừa chỉ thẳng thấy tánh, trực nhận ngay tại cái biết hằng có đó. Nên đối với những người không có điều kiện để tạo thiết lập những đàn tràng như trong kinh mô tả, thì người hành giả vẫn có thể thực hiện phương pháp thiết lập đàn tràng theo một cách rất đơn giản đó là kính đàn, ly nước. Với công năng của kính đàn cùng ly nước trắng quán chữ Lam, người hành có thể thiết lập một đàn tràng đầy đủ sự thanh tịnh trang nghiêm, sự tu học vẫn có được nhiều thuận lợi, kết quả. Cái chính yếu nhất vẫn phải là sự tu học trì niệm của người hành giả đó, phải thật tu thật chứng, nương nhờ năng lực của chư Phật, của Mật chú mà thâm nhập vào pháp giới tánh. Cho nên đạo hữu hãy thoải mái nhẹ nhàng cho sự tu học của mình.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 5 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
chuctinh trên 30-09-2015(UTC) ngày, Thuong76 trên 02-10-2015(UTC) ngày, Linhchieu' trên 24-10-2015(UTC) ngày, NgocDuc trên 20-01-2016(UTC) ngày, Phuc An trên 09-06-2020(UTC) ngày
Anh Tuyet  
#39 Đã gửi : 31/10/2016 lúc 07:45:39(UTC)
Anh Tuyet

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 22-07-2014(UTC)
Bài viết: 7
Woman
Viet Nam

Thanks: 1008 times
Được cảm ơn: 295 lần trong 118 bài viết
Nghiệp trong tâm chúng ta, cái nghiệp gây tạo trong rất nhiều kiếp, mà nhiều kiếp thì biết bao nhiều thời gian. Thời gian rất dài nghiệp lực ấy đã nằm sâu trong tàng thức chúng ta, nghiệp lực ấy nó cũng như một chuồng ngựa, mỗi con ngựa là một chủng nghiệp thiện và ác khác nhau. Khi thời duyên con ngựa nào mạnh nó phóng ra khỏi chuồng thì nó hiện thực ra, còn nếu nó không đủ thời duyên chưa đủ mạnh thì nó cũng đang nhảy nhót chộn rộn, lăng xăng trong chuồng đó. Có những con đang ngủ, những con đang thức, có con đang ăn, rồi có những con cắn, đá nhau quyết liệt, có những con đang bệnh tật ( mang chủng loại đau thương) bị thương do đạp dẫm nhau, ngựa lớn, ngựa nhỏ, ngựa già trẻ có những con đang ngóng cổ lên la hét giận dữ, những con thều thào vì sức yếu. Rồi có những con đực, con cái yêu đương thương hận ,ca hát vui nhộn giận hờn với nhau, rồi có những con không ăn, không hát, không hoạt động nó chết đi thân thể ấy vộng với cỏ, với phân, nước giãi, nước mắt tạo thành những mùi vị khác nhau. Có những con thích mùi này những con không thích mùi kia v.v... Câu chuyện của chuồng ngựa như vậy, nếu chúng ta cứ viết, cứ nói mãi thì không có giấy mực nào ghi lại nổi.
Thua Thay dung nhu nhung gi thay da phan tich o tren thi cai nghiep cua con thuc su la 1 chuong ngua, co rat nhieu ngua, moi con moi su bieu dat len khac nhau. Cu mai dam dap len nhau, nho co thay Cu Si Thanh Hung da dua con duoc biet den Mat Chu Chuan De. Tu day con tin chac chan mot dieu rang cu nuong theo Mat Chu Chuan De, con duong duy nhat de cai chuong ngua cua con dan dan bot di su dam dap len nhau.
Con cam on Thay Cư sĩ Thanh Hùng.
Con cam on Mat Chu Chuan De.
Um Chiet Le Chu Le Chuan De Ta Ba Ha Bo Lam.

Sửa bởi người viết 16/11/2016 lúc 09:01:32(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Anh Tuyet  
#40 Đã gửi : 16/11/2016 lúc 09:00:50(UTC)
Anh Tuyet

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 22-07-2014(UTC)
Bài viết: 7
Woman
Viet Nam

Thanks: 1008 times
Được cảm ơn: 295 lần trong 118 bài viết
Thầy đã tận tình chỉ dạy đến vậy mà chúng k không thể thực tập được, có phải vì chúng con không cố gắng hay vì nghiệp lực quá mạnh do con đã tạo tác mà con không thể thực tập được những pháp quán như trên?
Mật Chú Chuẩn Đề là con đường cho chúng con thoát khổ mà sao chúng con cứ không chịu đi để đến được với sự giải thoát.
Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha bộ lâm om ma ni pát mê hum.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (10)
3 Trang<123>
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.